Bài học vào nghề
lượt xem 12
download
Tôi tự hào với “bảng thành tích” hiện tại: cộng tác viên của một tờ báo uy tín, có lương hẳn hoi. Cái điệp khúc sắp thành “nhà báo lớn” cứ ngân nga mãi khiến tôi lâng lâng. Cho đến khi tôi nhận được bài học ấy… Công văn phản hồi gửi Phó thủ tướng Sáng thứ Hai, tôi hí hửng vừa ngồi nhấm nháp ly cà phê vừa đọc lại bài báo mới nhất được đăng. Hai số liên tiếp với hai bài được đăng đủ làm tôi phấn khích. Bài báo viết về những bức xúc của sinh viên ở...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học vào nghề
- Bài học vào nghề Tôi tự hào với “bảng thành tích” hiện tại: cộng tác viên của một tờ báo uy tín, có lương hẳn hoi. Cái điệp khúc sắp thành “nhà báo lớn” cứ ngân nga mãi khiến tôi lâng lâng. Cho đến khi tôi nhận được bài học ấy… Công văn phản hồi gửi Phó thủ tướng Sáng thứ Hai, tôi hí hửng vừa ngồi nhấm nháp ly cà phê vừa đọc lại bài báo mới nhất được đăng. Hai số liên tiếp với hai bài được đăng đủ làm tôi phấn khích. Bài báo viết về những bức xúc của sinh viên ở trường đại học X. tỉnh tôi. Xế chiều hôm đó, tin nhắn
- của cô bạn gái đang học ở trường X. làm tôi tỉnh giấc ngủ trưa: “Ban lãnh đạo nhà trường đang nổi trận lôi đình vì bài báo.” Họ cho rằng tôi bịa ra tất cả và chuẩn bị gửi công văn đến tòa soạn để phản đối. Trước đó khoảng chục ngày, tôi về quê ghé thăm mấy đứa bạn là sinh viên trường đại học X.. Tỉnh tôi chỉ có một trường đại học. Thường ghé đây chơi nên tôi hiểu khá rõ tình hình dạy và học của trường. Qua phản ánh của một số sinh viên, tôi liền viết bài đăng báo. Bài viết nêu hai vấn đề chính. Nhà trường tổ chức cho sinh viên học 4 ca/ngày nên giờ giấc không hợp lý. Bắt đầu từ 6h30 thì sớm quá, ca cuối nghỉ lúc hơn 20h cũng muộn quá, mặc dù mỗi sinh viên chỉ học 1 - 2 ca/ngày.
- Thêm nữa là tình trạng đào tạo của các lớp Anh ngữ có chất lượng quá thấp, ngược lại chi phí học cao khiến nhiều sinh viên ngán ngẩm. Khi nhận được tin nhắn từ cô bạn gái, tôi đã cẩn thận xem lại bài viết đến 2, 3 lần. Xem mãi cũng thấy không có chi tiết nào sai. Khi nghĩ về cái công văn sắp tới, trong tôi trỗi lên niềm tự hào xen lẫn chút lo âu khó tả. Tôi tự an ủi mình rằng đó là “hiệu ứng xã hội” của một bài báo để được an lòng. Sự việc dường như nghiêm trọng hơn tôi nghĩ khi hôm sau tôi được “triệu hồi” lên tòa soạn gấp. Anh biên tập viên nói với tôi qua điện thoại: “Hiệu trưởng trường đại học X. gửi công văn cảm ơn em vì bài báo”. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho tình huống này nhưng nỗi lo vẫn tự do xâm chiếm tôi. Bật máy vi tính xem lại bản thảo đến mấy lần nữa, kết quả là tôi vẫn đúng. Thế
- nhưng thứ tôi tin tưởng nhất là linh cảm lại báo hiệu rằng “hình như” tôi đã sai điều gì đó. Tôi vào phòng anh Trưởng ban đại diện của báo ở TP.HCM. Đọc xong tờ công văn tự nhiên tôi vô cùng hoang mang. Hình như tôi sai hoàn toàn. Những lý lẽ tôi đang giải thích có vẻ không có cơ sở, còn lý lẽ phản biện của công văn lại quá hợp lý và chắc chắn. Lần đầu tiên trong quá trình viết báo tôi gặp tình huống này. Đứng trong phòng máy lạnh mà mồ hôi tôi vã ra đẫm ướt chiếc áo sơ mi từ lúc nào. Tôi thấy tất cả như sụp đổ trước mắt khi nghe anh Trưởng ban đại diện thông báo: “Công văn đã được gửi tới Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, chúng ta phải làm rõ việc này”…
- Cái giá của kinh nghiệm Thẫn thờ bước ra khỏi tòa soạn, tôi đi tìm quán internet viết tờ giải trình. Tôi bắt đầu rà soát lại 5 điểm phản hồi của công văn và viết giải trình theo hướng giải thích từng điểm. Trong 3 điểm đầu tôi dễ dàng nhận ra ngôn ngữ ngụy biện, cố ý hiểu sai để làm lệch vấn đề. Tất cả bắt đầu từ cái tít do ban biên tập sửa lại, nó cường điệu sự thật. Ông hiệu trưởng “bắt” vào điểm ấy rồi lập lờ phủ định tất cả những thứ liên quan. Trước đó, các anh chị biên tập viên đã động viên tôi, khuyên tôi nên yên tâm vì tòa soạn sẽ đứng ra “bênh vực” cho tôi. Nhờ vậy tôi đã mạnh dạn vạch ra những luận điểm ngụy biện vô lý trong công văn. Tuy nhiên, tôi phát hiện mình sai hai chi tiết. Đáng lẽ là
- “chi phí” thì tôi lại viết nhầm rằng “học phí,” dù chỉ một lần nhưng cũng đủ đẩy vấn đề đi xa hơn thực tế. Chi tiết nữa là viết thừa chữ “phần lớn” - tôi đã viết rằng “phần lớn cử nhân dạy cử nhân.” Trường X. có 40% giảng viên có trình độ cử nhân, còn lại 60% trình độ từ thạc sĩ trở lên. Từ “phần lớn” có vẻ gây hiểu lầm là trường thiếu giảng viên đủ trình độ. Hai điểm này tôi thừa nhận mình sai. Tuần sau đó, tôi cùng anh biên tập viên xuống tận trường thu thập chứng cứ lại từ đầu. Tất cả được ghi âm và chụp ảnh cẩn thận, trước đó tôi không có một bằng chứng cụ thể nào. Khi tôi tìm những người bạn thân có tên trong bài viết để phỏng vấn ghi âm, không ai thừa nhận đã cung cấp thông tin cho tôi! Rất may là anh biên tập viên đã chỉ cho tôi cách thu thập một số chứng cứ
- quan trọng, đủ để bảo vệ quan điểm bài báo. Tuần sau nữa, anh biên tập viên trở lại làm việc trực tiếp với hiệu trường trường X.. Bài đính chính được đăng trên số báo kế tiếp. Kết quả làm tôi bất ngờ. Ngoài hai điểm tôi thừa nhận sai thì ông hiệu trưởng đã thừa nhận tất cả, tức bài báo tôi đúng. Vậy ông hiệu trưởng cố tình gửi công văn phản hồi đến tận Phó thủ tướng, yêu cầu viết bài đính chính để làm gì? Trước đó, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân có gọi điên vào tòa soạn nói chuyện, sau đó thì tòa soạn làm việc với Bộ trưởng thế nào tôi cũng không rõ. Những bài học lý thuyết khô khan trên lớp giờ tái hiện nguyên vẹn như từng thước phim chiếu chậm trong đầu khi tôi hình dung
- lại sự việc. Vụ “đụng độ” lần này giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng đầu tiên là bằng chứng, như người ta thường nói “trọng chứng hơn trọng cung”. (Sau vụ này tôi đã mua ngay một máy ghi âm kỹ thuật số). Thiếu sót nữa là tôi đã quá cảm tính khi viết bài. Tôi tin bạn thân tôi mà không xác minh lại thông tin từ phía nhà trường, vi phạm quy tắc thông tin đa chiều. Tôi cũng cẩn thận hơn khi kiểm tra mỗi từ mình viết ra, “sai một li, đi một dặm” là điều tôi bắt mình phải ghi nhớ. Điều vẫn làm tôi day dứt hơn cả là vô tình đảo lộn cuộc sống của nhiều người, trong đó có bạn gái tôi. Sau khi bài báo đăng, BGH trường X. gọi những sinh viên có tên trong bài viết lên yêu cầu viết bản tường trình. Những sinh viên này, bạn tôi, sợ bị liên lụy nên đã phủ nhận tất cả. Bạn gái tôi cũng vậy. Cô ấy là sinh viên
- có thành tích nổi bật nhất trường, chỉ chờ ký quyết định giữ lại trường, đó là điều chắc chắn. Thế mà, sau bài báo đó cô ấy bị phân biệt đối xử và không được giữ lại trường nữa. Xét ra có lẽ lỗi là do cô ấy. Nhưng tôi lại là người hiểu rõ quy tắc làm báo, để chuyện xảy ra như vậy thì lỗi là do tôi mới đúng. Sau đó, cô ấy bảo chúng tôi chỉ nên xem nhau là bạn thì tốt hơn! Trong những bài viết trước tôi thường viết tắt tên nhân vật, rồi ban biên tập bảo cứ ghi tên ra cụ thể. Tôi làm theo và đến bài viết này thì… Tất cả đã kết thúc, tôi vẫn cộng tác tiếp cho báo. Nhưng không biết sau này tôi có nên ghi rõ tên nhân vật ra nữa không?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kèm cặp giảng viên mới vào nghề - Một hoạt động chiến lược mới nhằm mục tiêu quản lý và phát triển nguồn nhân lực ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
7 p | 70 | 6
-
Một số ván đề về vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
8 p | 35 | 6
-
Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm
8 p | 42 | 5
-
Tác động của khoa học công nghệ đến chức năng gia đình hiện nay
8 p | 58 | 4
-
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường phổ thông - kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
9 p | 64 | 4
-
Vai trò của khoa học công nghệ trong dạy học tiếng Anh
3 p | 15 | 3
-
Áp dụng công nghệ dạy học vào dạy – học các môn Lý luận chính trị
3 p | 6 | 3
-
Áp dụng mô hình “nghiên cứu bài học” trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tập sự ở trường phổ thông
7 p | 57 | 3
-
Các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
9 p | 43 | 3
-
Khởi nghiệp bền vững dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
11 p | 5 | 2
-
Giảng viên đại học ngành nghệ thuật với giáo dục 4.0
10 p | 92 | 2
-
Nghiên cứu kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam về phát triển chương trình đào tạo giáo viên
8 p | 43 | 2
-
40 năm ứng dụng công nghệ tin học vào các quá trình Thông tin – Thư viện tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội
5 p | 18 | 2
-
Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học mới vào nghề
8 p | 88 | 2
-
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân và môi trường trong việc thích ứng nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề vùng Đông Nam Bộ
6 p | 4 | 2
-
Mô hình hợp tác khoa học công nghệ giữa doanh nghiệp và trường đại học tại Israel - Bài học cho Việt Nam
5 p | 62 | 1
-
Dạy học giải bài toán tương quan và hồi quy nhằm phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn nghề nghiệp cho sinh viên ngành điều dưỡng
4 p | 74 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn