Ganket Team – Teambuilding văn hóa doanh nghiệp<br />
www.Ganket.com<br />
<br />
Bí quyết viết kịch bản Teambuilding<br />
<br />
Để tổ chức được một chương trình Teambuilding thành công, mang lại tiếng cười cho người<br />
tham gia và tạo ra nhiều giá trị đòi hỏi cần phải có một kịch bản Teambuilding hay và đặc sắc.<br />
Bài viết dưới đây chia sẻ tới bạn bí quyết viết một kịch bản Teambuilding thành công.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Người viết kịch bản cần hiểu đúng về Teambuilding<br />
<br />
Teambuilding là các hoạt động tập thể giúp các thành viên cùng nhau tham gia và cùng nhau<br />
chinh phục các mục tiêu. Các cấp độ giá trị mà Teambuilding cần mang đến cho người tham gia<br />
là:<br />
<br />
Vui vẻ, gần gũi, gắn kết, cởi mở, thoải mái, tự do<br />
Tạo dựng niềm tin về tập thể của họ<br />
Khơi gợi tài năng lãnh đạo bên trong mỗi con người<br />
Vượt qua giới hạn của bản thân<br />
Tính tương tác, hợp tác giữa các thành viên<br />
Truyền đạt các giá trị văn hóa doanh nghiệp của khách hàng<br />
<br />
Tham khảo chương trình Teambuilding do Ganket Team thực hiện<br />
<br />
2. Nắm rõ các yếu tố then chốt tạo nên chương trình Teambuilding thành công<br />
<br />
Khi tổ chức chương trình Teambuilding, bạn cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng sau đây:<br />
<br />
Địa điểm, không gian tổ chức: Địa điểm ảnh hưởng đến chương trình Teambuilding rất nhiều, mỗi địa<br />
điểm khác nhau lại có địa hình khác nhau và ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như “sức chiến đấu” của<br />
<br />
<br />
www.Ganket.com<br />
Ganket Team – Teambuilding văn hóa doanh nghiệp<br />
www.Ganket.com<br />
<br />
người tham gia. Nếu địa điểm là các bãi biển, các hoạt động cần hướng đến yếu tố giải trí; giải phóng<br />
năng lượng; hâm nóng nhiều hơn (ở bãi biển thường đông người qua lại khó có thể truyền đạt giá trị);<br />
Nếu địa địa tổ chức ở các khu du lịch thì cần lưu ý vì ở đây chủ yếu là các sân bê tông, chúng ta cần<br />
tránh các hoạt động dễ khiến cho người tham gia bị ngã (đề phòng trường hợp xây xát, nguy hiểm); Địa<br />
điểm mà lý tưởng nhất là các khu vực sân cỏ tự nhiên, chúng ta tha hồ thiết kế các hoạt động một cách<br />
“bung lụa”. Người chơi vừa thích thú mà cũng tiện lợi cho người tổ chức trong quá trình vận hành<br />
chương trình.<br />
Thời gian tổ chức: Thời gian tổ chức tác động đến trạng thái của người tham gia (sáng, trưa, chiều,<br />
tối). Thời gian lý tưởng nhất để tổ chức các hoạt động Teambuilding là từ 9:00 – 11:30; 14:30 – 17:00;<br />
19:00 – 21:00 (có thể lệch ít phút giữa miền nam và miền bắc); Lưu ý: khi tổ chức ở ngoài trời, bạn cần<br />
để ý đến hiệu ứng bóng mát để khoanh vùng không gian hoạt động cho phù hợp nhất.<br />
Đối tượng tham gia:<br />
Người trẻ thường thích các hoạt động vận động mạnh và có sự va chạm cao<br />
Công nhân thích các trò vận động, dễ làm và có thể thi đua luôn<br />
Tuổi trung niên thích các hoạt động vận động nhẹ nhàng, có va chạm thì càng tốt (Mc dẫn cần nói<br />
khéo léo)<br />
Đối tượng doanh nghiệp thích các hoạt động đúc kết các giá trị, bài học đặc biệt liên quan đến văn<br />
hóa doanh nghiệp càng được điểm cao.<br />
Đoàn càng nhiều nữ càng máu chiến nhưng cần Mc có màn khởi động kỹ càng và bắt đúng sóng.<br />
(Thông thường các Mc hay nghĩ ngược lại)<br />
<br />
3. Công thức lựa chọn hoạt động Teambuilding hấp dẫn, thú vị<br />
<br />
Một chương trình Teambuilding hay vui, ý nghĩa cần phải tạo cho người tham gia cảm thấy hào<br />
hứng, tự họ đúc kết được các giá trị, bài học nào đó. Trong khi suy nghĩ của mỗi người lại khác<br />
nhau, nhận thức khác nhau, trình độ khác nhau. Có người ưa vận động, có người ưa suy<br />
tư…Vậy làm thế nào để có thể hài lòng được 99% người tham gia.<br />
<br />
Có hoạt động phá băng kỹ càng để giúp người chơi nhập cuộc<br />
Có hoạt động giải trí để mang lại tiếng cười cho các thành viên. Đồng thời gian giúp họ có những giây<br />
phút thoải mái và thư giãn.<br />
Có hoạt động vận động mạnh để những người khỏe khoắn, giàu năng lượng có cơ hội thể hiện<br />
Có hoạt động chiến thuật để những người trầm tư, thích tư duy có cơ hội thể hiện<br />
Có hoạt động đòi hỏi phối hợp làm việc nhóm để người chơi thấy được vai trò của tinh thần hợp tác,<br />
phối hợp<br />
Có hoạt động vượt qua giới hạn bản thân để ai cũng cảm nhận được giá trị cho riêng mình.<br />
….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
www.Ganket.com<br />
Ganket Team – Teambuilding văn hóa doanh nghiệp<br />
www.Ganket.com<br />
<br />
4. Lựa chọn Mc dẫn dắt phù hợp<br />
<br />
Người Mc Teambuildinglà linh hồn của chương trình, người viết kịch bản muốn chương trình<br />
của mình thành công cần phải lựa chọn được người Mc phù hợp với phong cách chương trình<br />
và đối tượng tổ chức. Chương trình cần giải trí cao đòi hỏi Mc Teambuilding phải hài hước, hoạt<br />
ngôn. Chương trình cần đúc kết lắng đọng, truyền lửa đòi hỏi Mc Teambuilding có trải nghiệm<br />
sâu sắc, biết chia sẻ những giá trị lắng đọng dựa trên trải nghiệm người chơi.<br />
<br />
5. Nhập tâm và thăng hoa trước, trong quá trình tổ chức<br />
<br />
Người viết kịch bản rất cần đến yếu tố tĩnh tâm, khi tĩnh tâm bạn sẽ hình dung và mường tượng<br />
ra các viễn cảnh của chương trình. Bạn sẽ biết cách chuẩn bị tất cả các khâu hậu cần chu đáo,<br />
có sự sắp xếp sao cho tiện lợi và nhanh gọn nhất. Bạn lường trước các tình huống phát sinh để<br />
thông báo với Mc Teambuilding có sự chuẩn bị và phản xạ duyên dáng, dí dỏm giúp khách hàng<br />
vui vẻ hài lòng.<br />
<br />
Kết luận: Để viết được một kịch bản teambuilding hay đòi hỏi Người viết cần có sự chuyên tâm<br />
và có trải nghiệm thực tế. Hy vọng bài viết này giúp ích cho các bạn.<br />
<br />
Nếu có mong muốn tư vấn viết các kịch bản teambuilding hoặc tham gia các kịch bản<br />
Teambuilding văn hóa doanh nghiệp do Ganket Team thực hiện, bạn vui lòng điền thông tin ở<br />
bên dưới hoặc gọi đến Hotline Ganket Team (0981.832.988 Mr.Tuân)<br />
<br />
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.<br />
<br />
Ganket Team<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
www.Ganket.com<br />