intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến bi quan thành năng suất

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nhân viên của bạn đang sa vào tâm trạng bi quan bởi một lý do nào đấy, không thể tập trung tinh thần để làm việc tốt được, có thái độ tiêu cực chán chường gây ảnh hưởng tới nhóm và công việc chung. Là một nhà quản lý, bạn phải làm gì bây giờ, kỷ luật nhân viên ấy, cho nhân viên ấy nghỉ phép dài hạn hay cho nghỉ việc luôn? Hãy khoan, với cách xử trí chuyên nghiệp, bạn có thể giúp nhân viên ấy “biến đau thương thành hành động”, đem bi quan làm bàn đẩy để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến bi quan thành năng suất

  1. Biến bi quan thành năng suất Một nhân viên của bạn đang sa vào tâm trạng bi quan bởi một lý do nào đấy, không thể tập trung tinh thần để làm việc tốt được, có thái độ tiêu cực chán chường gây ảnh hưởng tới nhóm và công việc chung. Là một nhà quản lý, bạn phải làm gì bây giờ, kỷ luật nhân viên ấy, cho nhân viên ấy nghỉ phép dài hạn hay cho nghỉ việc luôn? Hãy khoan, với cách xử trí chuyên nghiệp, bạn có thể giúp nhân viên ấy “biến đau thương thành hành động”, đem bi quan làm bàn đẩy để gia tăng năng suất công việc đấy.
  2. Với tư cách một nhà quản lý, khi một nhân viên tỏ thái độ bi quan, đầu tiên bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân nào khiến nhân viên ấy trở nên như thế. Đôi khi, lý do bi quan lại rất nhỏ, ví dụ như vì công việc quá khó khăn, vì nhân viên không tự tin do kỹ năng chuyên môn kém, hay vì không được nhà quản lý xem trọng, bị stress do áp lực công việc, sức khoẻ kém, hoàn cảnh gia đình… Dù lý do là gì, thì điều mà nhà quản lý nên làm là tìm cách tác động vào thái độ, lý trí của nhân viên, tạo điều kiện giúp đỡ để họ tìm ra hướng giải quyết, biến sự tiêu cực thành tích cực. Sau đấy là những bước tác động mà nhà quản lý cần thực hiện: 1. Trò chuyện và khuyên nhủ: Bạn hãy có một cuộc trò chuyện thẳng thắn, nghiêm túc với nhân viên ấy, khẳng định vai trò quan trọng của họ với nhóm/dự án, đồng thời nhấn mạnh rằng thái độ tiêu cực, sự chán nản “bàn lùi” của họ trong quá trình làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới tinh thần và công việc của nhóm ra sao. Một cuộc trò chuyện như vậy sẽ hữu hiệu hơn bất kỳ một hình phạt hay sự kỷ luật nào. 2. Hỗ trợ nhân viên: Nếu do kiến thức/năng lực chuyên môn/giao tiếp của nhân viên kém thì người quản lý có thể cho người kèm cặp, hướng dẫn trong một thời gian dự án nhất định, hoặc cho nhân viên theo học một khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn. Nếu xuất phát từ chuyện riêng như stress, sức khỏe hay vấn đề gia đình làm ảnh hưởng, công ty nên có hành động giúp đỡ trong khả năng có thể, hoặc cho nhân viên nghỉ phép một thời gian để giải quyết. Còn nếu do yếu tố khách quan như bị giao việc quá mức, quy trình làm việc kém, trang thiết bị nghèo nàn, bị cô lập, sếp thiếu quan tâm… thì người quản lý cần xem lại quy trình hoạt động của cả công ty và cách quản lý/chỉ đạo nhân viên của bản thân để từ đó có những điều chỉnh thích hợp. 3. Biến tính tiêu cực thành tích cực: Nếu vì công việc quá khó khăn mà có nhân viên phát biểu những câu mang tính tiêu cực như: “Tôi nghĩ dự án này
  3. sẽ chẳng thể hoàn thành đúng kế hoạch…”, bạn hãy đề nghị nhân viên ấy giải thích lý do vì sao họ lại nghĩ như thế. Tiếp đó, hãy đề nghị họ tìm phương án giải quyết. Hãy lưu ý toàn thể thành viên trong nhóm bạn nên suy nghĩ tích cực và phát huy trí tuệ để có thể đột phá khó khăn, luôn kèm theo chữ “nhưng/tuy nhiên” đằng sau một ý nghĩ/câu nói tiêu cực, bởi mọi khó khăn đều có phương pháp giải quyết nếu mọi người quyết tâm, đồng lòng và biết sáng tạo. Đôi khi có thể dùng mẹo “khích tướng” như: “Chảng lẽ chuyện nhỏ như thế mà em lại nản sao?”, có thể bạn sẽ có được kết quả bất ngờ thú vị. 4. Đoàn kết nhóm làm việc: Một nhóm làm việc rời rạc, chia rẽ, nội bô lục đục, không ai quan tâm đến ai là một nhóm “chết”. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hiếm ai có thể tự lực cánh sinh làm nên chuyện lớn, có đoàn kết mới có đi đến thành công. Một trong những phương pháp để tạo nên một nhóm làm việc đoàn kết là lập ra bản tiêu chuẩn – quy tắc riêng cho nhóm với sự nhất trí của toàn bộ thành viên để mọi người tuân theo trong quá trình làm việc. Những quy tắc ấy có thể là: Không bàn lùi, không phát biểu tiêu cực, một câu nói mang tính tiêu cực sẽ bị phạt trả tiền một bữa ăn trưa của nhóm… Nếu bản quy tắc ấy được thực hiện tốt, các thành viên trong nhóm sẽ có thói quen luôn tự nhắc nhở mình trước khi nghĩ/nói điều gì mang tính tiêu cực. 5. Quyết liệt: Nếu bạn đã làm mọi việc mà nhân viên nọ vẫn không bớt thói bi quan tiêu cực, với trách nhiệm của một nhà quản lý, bạn sẽ phải hành động quyết liệt: đưa người ấy ra khỏi nhóm, tránh để nhóm bị ảnh hưởng nhiều hơn từ thái độ tiêu cực kia. Bi quan, tiêu cực dĩ nhiên là thái độ xấu, tuy nhiên, đấy cũng là sự thử thách mà nếu là một nhà quản lý giỏi, bạn có thể biến thái độ bi quan của nhân viên làm bàn
  4. đẩy để tăng năng suất công việc. Chỉ cần một chút quan tâm, một chút động viên giúp đỡ, một chút “kích thích” về tinh thần, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2