HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0054<br />
Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 73-81<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH<br />
TRÊN CÂY HOA HỒNG Ở TÂY TỰU, BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI<br />
<br />
Bùi Minh Hồng1*, Bùi Thị Như Quỳnh1, Vũ Quang Mạnh1<br />
và Sakkouna Phommavongsa2<br />
1<br />
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
2<br />
Trường THPT NongBone, Viêng Chăn, Lào<br />
<br />
Tóm tắt. Điều tra thành phần loài của côn trùng và thiên địch trên cây hoa hồng tại vùng<br />
Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã xác định được 15 loài côn trùng gây hại thuộc 11 họ, 6<br />
bộ và 5 loài thiên địch thuộc 3 họ, 2 bộ. Trong thành phần côn trùng gây hại, bộ Cánh vảy<br />
(Lepidoptera) có số họ lớn nhất, bao gồm 4 họ là: Arctiidae, Noctuidae, Papilionidae và<br />
Pieridae, chiếm 36,36% tổng số họ thu được. Đây là bộ có số lượng loài lớn nhất: 6 loài<br />
(chiếm 40%). Trong thành phần thiên địch, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có số lượng loài<br />
nhiều nhất: 4 loài (chiếm 80%) và bộ Hai cánh (Diptera) chỉ có 1 loài (chiếm 20%). Có 9<br />
loài côn trùng gây hại xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng là rệp muội, bọ xít muỗi xanh,<br />
bọ trĩ, bọ hung, sâu khoang, sâu xanh, bướm phượng đen, bướm cải và ruồi nhà, với mật độ<br />
(con/m2) lần lượt là 6,66; 3,22; 10,18; 0,4; 1,74; 2,32; 2,3; 2,64; 2,9 và chúng xuất hiện<br />
nhiều vào tháng 10, 1, và 2. Có 5 loài thiên địch xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng là bọ<br />
rùa 6 vằn đen, bọ rùa chữ nhân, bọ rùa đỏ, bọ cánh cộc nâu và loài ruồi ăn rệp với mật độ<br />
(con/m2) lần lượt là 1,44; 0,4; 1,12; 0,52; 3,16 và chúng xuất hiện nhiều vào tháng 10, 1, và 2.<br />
Từ khóa: Biến động thành phần loài, côn trùng gây hại, cây hoa hồng, thiên địch, Tây Tựu.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Ở Việt Nam có khí hậu đa dạng, đất đai màu mỡ, phần đông dân sống bằng nghề nông<br />
nghiệp nên rất thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển. Tại miền Bắc, diện tích trồng hoa đạt<br />
trên 2000 ha và ngày càng được mở rộng. Trong đó, diện tích trồng hoa hồng khá cao, chiếm<br />
40% diện tích trồng hoa trên cả nước (Nguyễn Xuân Linh, 2000) [1]. Hà Nội được đánh giá là<br />
vùng trồng và tiêu thụ hoa lớn nhất, nổi tiếng với các làng nghề trồng hoa truyền thống như<br />
Ngọc Hà, Nhật Tân, Tây Tựu… Theo Đinh Văn Viết (1997)[2], nhu cầu sử dụng hoa của nhân<br />
dân thành phố Hà Nội khá cao 100% số người dùng hoa trong các ngày lễ tết; 96% vào các ngày<br />
rằm và 16% người dân dùng hoa hàng ngày.<br />
Tuy nhiên, hiện nay việc trồng hoa hồng đang gặp phải nhiều khó khăn từ khâu sản xuất<br />
đến thu hoạch, nhưng vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất hoa hồng đó là<br />
các loài côn trùng gây hại phát triển mạnh mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, do chưa có<br />
sự hiểu biết đầy đủ về thành phần loài, quy luật phát sinh phát triển của chúng và vai trò của các<br />
loài thiên địch đối với các loài sinh vật gây hại còn ít.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 19/7/2019. Ngày sửa bài: 29/9/2019. Ngày nhận đăng: 1/10/2019.<br />
Tác giả liên hệ: Bùi Minh Hồng. Địa chỉ e-mail: bui_minhhong@yahoo.com<br />
<br />
73<br />
Bùi Minh Hồng*, Bùi Thị Như Quỳnh, Vũ Quang Mạnh và Sakkouna Phommavongsa<br />
<br />
Bài báo này cung cấp một số dẫn liệu về thành phần loài, biến động của côn trùng và thiên<br />
địch trên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội là cơ sở khoa học cho việc phòng trừ<br />
côn trùng gây hại trên cây hoa hồng đạt hiệu quả cao và góp phần tăng sản lượng.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
Điều tra định kỳ tháng một lần từ tháng 10/2018 đến tháng 2/ 2019 theo phương pháp điều<br />
tra 5 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít<br />
nhất 2 m, điểm nọ cách điểm kia 25 m và số điểm điều tra càng nhiều càng tốt, mỗi điểm cơ<br />
diện tích 5 m2. Quan sát, phát hiện và thu thập các loài côn trùng và thiên địch có trên tất cả các<br />
giống cây hoa hồng được trồng phổ biến và phương pháp nghiên cứu vai trò của các loài thiên<br />
địch trên cây hoa hồng theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT [3].<br />
Phương pháp thu mẫu được tiến hành như sau: Đối với côn trùng và thiên địch sống trên<br />
cây dùng vợt để thu bắt con trưởng thành, hoặc bắt bằng tay đối với con non, nhộng bộ cánh<br />
vảy, cánh cứng... Mẫu thu được ngâm ngay vào cồn loãng 30% để bảo quản. Con trưởng thành<br />
bộ cánh vảy (Lepidoptera) thì cho vào túi ép giấy và đưa về ghim trên xốp và sấy ở nhiệt độ<br />
450C trong 3 - 4 ngày. Tiến hành phân loại côn trùng và thiên địch theo hệ thống phân loại<br />
chuyên khảo của tác giả Charles et al., (2005)[4] và tham khảo tài liệu của Kazuo O và Hà<br />
Quang Hùng (2003) [5].<br />
2.2. Kết quả và thảo luận<br />
2.2.1. Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Hà Nội.<br />
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng tại các<br />
địa điểm nghiên cứu thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và thu được kết quả<br />
trình bày ở Bảng 1.<br />
Bảng 1. Thành phần loài côn trùng trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
<br />
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ phận bị hại Mức độ<br />
phổ biến<br />
I Bộ Cánh đều (Homoptera)<br />
1 Rệp vảy Aulacaspis sp. Diaspididae Thân +<br />
2 Rệp muội Macrosiphum rosae Aphidiae Lá, ngọn non ++<br />
(Linnaeus, 1758)<br />
II Bộ Cánh nửa (Hemiptera)<br />
3 Bọ xít xanh Nezara viridula Pentatomidae Lá, ngọn non -<br />
(Linnaeus, 1758)<br />
4 Bọ xít muỗi xanh Helopeltis theivora Miridae Lá, ngọn non ++<br />
(Waterhouse, 1886)<br />
III Bộ Cánh tơ (Thysanoptera)<br />
5 Bọ trĩ Frankliniella intonsa Thripidae Lá non, nụ, hoa +++<br />
(Trybom, 1895)<br />
6 Bọ trĩ Thrips sp. Thripidae Lá non, nụ, hoa +<br />
7 Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Thripidae Lá bánh tẻ +<br />
<br />
74<br />
Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địchtrên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
<br />
(Hood, 1919)<br />
<br />
IV Bộ Cánh cứng (Coleoptera)<br />
8 Bọ hung Adoretus sp. Scarabaeidae Lá ++<br />
V Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)<br />
9 Sâu róm Spilosoma sp. Arctiidae Lá, nụ, hoa +<br />
10 Sâu xanh Helicoverpa armigera Noctuidae Lá non, nụ, hoa +++<br />
(Hubn, 1808)<br />
11 Sâu khoang Spodoptera litura Noctuidae Lá non, nụ, hoa +++<br />
(Fabricius, 1775)<br />
12 Sâu đo xanh Plusia sp. Noctuidae Lá ++<br />
13 Bướm phượng đen Papilio polytes Papilionidae Lá, nụ, hoa +++<br />
(Linnaeus, 1758)<br />
14 Bướm cải Pieris rapae Pieridae Lá, nụ, hoa +++<br />
(Linnaeus, 1758)<br />
VI Bộ Hai cánh (Diptera)<br />
15 Ruồi nhà Musca domestica Muscidae Nụ, hoa +++<br />
(Linnaeus, 1758)<br />
Ghi chú: -: Rất ít xuất hiện (≤ 20% tần suất bắt gặp); +: Ít xuất hiện (20 - 40 % tần suất bắt gặp)<br />
++: Xuất hiện trung bình (≥ 40 - 60% tần suất bắt gặp); +++: Xuất hiện nhiều (≥ 60% tần suất bắt gặp)<br />
Qua Bảng 1 cho thấy, thành phần côn trùng hại trên cây hoa hồng ở vùng Tây Tựu, Hà Nội<br />
khá phong phú, bao gồm 15 loài thuộc 11 họ, 6 bộ côn trùng. Chúng gây hại trên cây hoa hồng<br />
ở các bộ phận khác nhau của cây làm giảm năng suất và phẩm chất của hoa, làm cho cây sinh<br />
trưởng còi cọc.<br />
Các loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng chủ yếu là các loài thuộc bộ Cánh đều<br />
(Homoptera), bộ Cánh nửa (Hemiptera), bộ Cánh tơ (Thysanoptera), bộ Cánh cứng<br />
(Coleoptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera) và bộ Hai cánh (Diptera)<br />
Để tìm hiểu số lượng và tỉ lệ các loài, các họ côn trùng gây hại trên cây hoa hồng ở các địa<br />
điểm nghiên cứu, tiến hành phân tích các mẫu đã thu thập được. Kết quả được thể hiện Bảng 2.<br />
Bảng 2. Tỉ lệ thành phần côn trùng gây hại trên cây hoa hồng<br />
ở vùng Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
Họ Loài<br />
TT Tên Bộ<br />
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
1 Bộ cánh đều 2 18,18 2 13,33<br />
2 Bộ cánh nửa 2 18,18 2 13,33<br />
3 Bộ cánh tơ 1 9,10 3 20,00<br />
4 Bộ cánh cứng 1 9,10 1 6,67<br />
5 Bộ cánh vảy 4 36,36 6 40,00<br />
6 Bộ hai cánh 1 9,10 1 6,67<br />
Tổng số 11 100 15 100<br />
<br />
75<br />
Bùi Minh Hồng*, Bùi Thị Như Quỳnh, Vũ Quang Mạnh và Sakkouna Phommavongsa<br />
<br />
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, số lượng và tỉ lệ các họ, các loài côn trùng gây hại thu được ở<br />
các bộ là khác nhau.<br />
Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số họ lớn nhất, gồm 4 họ là: Arctiidae, Noctuidae,<br />
Papilionidae và Pieridae, chiếm 36,36% tổng số họ thu được, và là bộ có số lượng loài lớn nhất<br />
với 6 loài, chiếm 40%.<br />
Các bộ: Cánh tơ (Thysanoptera), Cánh cứng (Coleoptera), Hai cánh (Diptera) là những bộ<br />
có số lượng loài và họ ít, nhưng xuất hiện phổ biến và mức độ gây hại nghiêm trọng. Bộ Cánh<br />
tơ (Thysanoptera) bao gồm 3 loài thuộc họ Thripidae, chiếm 9,10% tổng số họ và 20% tổng số<br />
loài thu được. Trong đó, loài bọ trĩ Frankliniella intonsa xuất hiện phổ biến và gây thiệt hại<br />
nghiêm trọng trên cây hoa hồng.<br />
Bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 1 loài Adoretus sp. thuộc họ Scarabaeidae, chiếm 9,10%<br />
tổng số họ và 6,67% tổng số loài thu thập được, thấp nhất trong các bộ côn trùng gây hại trên<br />
cây hoa hồng, bộ Hai cánh (Diptera) có 1 loài ruồi nhà Musca domestica gây hại gián tiếp và là<br />
môi giới truyền bệnh.<br />
Để tìm hiểu đa dạng thành phần các loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng, tiến hành<br />
điều tra mật độ xuất hiện qua các tháng điều tra, kết quả được thể hiện Bảng 3.<br />
Bảng 3. Đa dạng thành phần loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng<br />
qua các tháng điều tra tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
Mật độ xuất hiện qua các<br />
tháng (con/m2) Mật độ<br />
TT Tên Việt Nam Tên khoa học<br />
trung bình<br />
10 11 12 1 2<br />
I Bộ Cánh đều (Homoptera)<br />
1 Rệp vảy Aulacaspis sp. 5,2 0 2,6 6,5 5,0 3,86<br />
2 Rệp muội Macrosiphum rosae 6,7 2,4 4,0 8,2 12,0 6,66<br />
II Bộ Cánh nửa (Hemiptera)<br />
3 Bọ xít xanh Nezara viridula 4,1 0 1,6 0 2,7 1,68<br />
4 Bọ xít muỗi xanh Helopeltis theivora 4,5 0 3,2 2,4 6,0 3,22<br />
III Bộ Cánh tơ (Thysanoptera)<br />
5 Bọ trĩ Frankliniella intonsa 15,9 5,6 6,0 10,6 12,8 10,18<br />
6 Bọ trĩ Thrips sp. 5,0 0 0 4,2 5,4 2,92<br />
7 Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis 3,2 0 2,2 0 4,0 1,88<br />
IV Bộ Cánh cứng (Coleoptera)<br />
8 Bọ hung Adoretus sp. 2,0 0 0 0 0 0,4<br />
V Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)<br />
9 Sâu róm Spilosoma sp. 2,2 0 0 2,4 1,5 1,22<br />
10 Sâu xanh Helicoverpa armigera 3,4 1,6 0 2,5 4,1 2,32<br />
11 Sâu khoang Spodoptera litura 2,2 0 1,5 1,4 3,6 1,74<br />
12 Sâu đo xanh Plusia sp. 1,2 0 0 1,0 1,2 0,68<br />
13 Bướm phượng đen Papilio polytes 3,0 1,0 1,8 2,7 3,0 2,3<br />
14 Bướm cải Pieris rapae 2,8 1,0 2,4 3,0 4,0 2,64<br />
<br />
76<br />
Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địchtrên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
<br />
<br />
VI Bộ Hai cánh (Diptera)<br />
15 Ruồi nhà Musca domestica 3,0 2,0 2,5 2,0 5,0 2,9<br />
Trung bình tổng số 4,29 0,91 1,85 3,13 4,69<br />
Qua quá trình điều tra xác định được 9 loài côn trùng gây hại xuất hiện phổ biến trên cây<br />
hoa hồng là: rệp muội, bọ xít muỗi xanh, bọ trĩ, bọ hung, sâu khoang, sâu xanh, bướm phượng<br />
đen, bướm cải và ruồi nhà, với mật độ (con/m2) lần lượt là 6,66; 3,22; 10,18; 0,4; 1,74; 2,32;<br />
2,3; 2,64; 2,9 và chúng xuất hiện nhiều vào tháng 10, 1, và 2.<br />
Côn trùng gây hại trên cây hoa hồng phát sinh quanh năm và gây hại trên tất cả các bộ phận<br />
của cây. Mức độ xuất hiện và khả năng gây hại tùy thuộc vào từng loài, điều kiện thời tiết và<br />
giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, trên cây hoa hồng thường bị gây hại nặng vào các đợt<br />
lộc và lúc cây ra hoa. Đây là những giai đoạn cây tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất và điều<br />
kiện thời tiết rất thuận lợi cho côn trùng gây hại phát triển. Các yếu tố môi trường như: đất,<br />
nhiệt độ, độ ẩm, tuổi cây và các biện pháp canh tác đều ảnh hưởng tới sự phát sinh và gây hại<br />
của côn trùng trên cây hoa hồng.<br />
2.2.2. Thành phần loài thiên địch trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.<br />
Hiện nay, người làm vườn đã sử dụng các loài thiên địch trong phòng trừ côn trùng gây hại<br />
giúp giảm một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, đây là biện pháp giúp giảm một khoản<br />
chi phí đáng kể cho người nông dân, không những bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo an toàn<br />
cho cả người sản xuất và người sử dụng.<br />
Tiến hành điều tra thành phần các loài thiên địch trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc<br />
Từ Liêm, Hà Nội để xem mối quan hệ giữa các loài thiên địch và côn trùng gây hại, từ đó<br />
có thể sử dụng các loài thiên địch trong phòng trừ các loài côn trùng gây hại, kết quả được<br />
trình bày trong Bảng 4.<br />
Bảng 4. Thành phần loài thiên địch trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
Mức độ phổ<br />
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ<br />
biến<br />
I. Bộ Cánh cứng (Coleoptera)<br />
Menochilus sexmaculatus<br />
1 Bọ rùa 6 vằn đen Coccinellidae +++<br />
(Fabricius, 1781)<br />
Coccinella transversalis<br />
2 Bọ rùa chữ nhân Coccinellidae +<br />
(Fabricius, 1781)<br />
Micraspis discolor<br />
3 Bọ rùa đỏ Coccinellidae ++<br />
(Fabricius,1798)<br />
Paederus fuscipes<br />
4 Bọ cánh cộc nâu Staphyllinidae ++<br />
(Curtis,1826)<br />
II. Bộ Hai cánh (Diptera)<br />
Episyrphus balteatus<br />
5 Ruồi ăn rệp Syrphidae +++<br />
(De Geer, 1776)<br />
Ghi chú: -: Rất ít xuất hiện (≤ 20% tần suất bắt gặp, +: Ít xuất hiện (20 – 40 % tần suất bắt gặp)<br />
++: Xuất hiện trung bình (≥ 40 – 60% tần suất bắt gặp)<br />
+++: Xuất hiện nhiều (≥ 60% tần suất bắt gặp)<br />
77<br />
Bùi Minh Hồng*, Bùi Thị Như Quỳnh, Vũ Quang Mạnh và Sakkouna Phommavongsa<br />
<br />
Kết quả cho thấy, thành phần loài thiên địch của côn trùng gây hại trên cây hoa hồng gồm 5<br />
loài thuộc 3 họ của 2 bộ côn trùng. là: bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ hai cánh (Diptera).<br />
Trong quần thể thiên địch này thì bộ cánh cứng (Coleoptera) có số lượng loài xuất hiện phong<br />
phú nhất, chiếm tới 4 loài của 2 họ (80% tổng số loài); bộ hai cánh (Diptera) chỉ có 1 loài của 1<br />
họ (20% tổng số loài).<br />
Để tìm hiểu số lượng và tỉ lệ các loài, các họ côn trùng là thiên địch trên cây hoa hồng<br />
ở các địa điểm nghiên cứu, tiến hành phân tích mẫu đã thu thập được. Kết quả được thể hiện<br />
ở Bảng 4.<br />
<br />
Bảng 5. Tỉ lệ các loài thiên địch trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
Họ Loài<br />
TT Tên Bộ<br />
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
<br />
1 Cánh cứng 2 66,67 4 80<br />
2 Hai cánh 1 33,33 1 20<br />
<br />
Tổng 3 100 5 100<br />
Bộ cánh cứng (Coleoptera) bao gồm 2 họ là: Coccinellidae và Staphyllinidae, chiếm tỉ lệ<br />
66,67%. Đây là các loài thiên địch có vai trò rất lớn đối với các ruộng trồng cây hoa hồng.<br />
Trong các loài thiên địch của bộ cánh cứng, loài xuất hiện nhiều và có ý nghĩa lớn nhất là bọ rùa<br />
6 vằn đen Menochilus sexmaculatus.<br />
Bộ hai cánh chỉ có một họ và một loài, chiếm 33,33% tổng số họ và 20% tổng số loài thiên<br />
địch thu được. Ruồi Episyrphus balteatus thuộc họ Syrphidae xuất hiện khá phổ biến<br />
Song song với quá trình điều tra các loài côn trùng gây hại chúng tôi cũng điều tra các loài<br />
thiên địch của chúng xuất hiện trên cây hoa hồng ở thời điểm nào, kết quả được trình bày ở<br />
Bảng 5.<br />
Bảng 6. Đa dạng thành phần loài thiên địch trên cây hoa hồng qua các tháng<br />
điều tra tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
Mật độ xuất hiện qua các tháng Mật độ<br />
TT Tên Việt Nam Tên khoa học (con/m2) trung<br />
10 11 12 1 2 bình<br />
I. Bộ Cánh cứng (Coleoptera)<br />
1 Bọ rùa 6 vằn đen Menochilus 1,0 1,0 0 2,2 3,0 1,44<br />
sexmaculatus<br />
2 Bọ rùa chữ nhân Coccinella 0 0 0 1,0 1,0 0,4<br />
transversalis<br />
3 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor 2,2 0 0 1,4 2,0 1,12<br />
4 Bọ cánh cộc nâu Paederus fuscipes 1,0 0 0 1,6 0 0,52<br />
II. Bộ Hai cánh (Diptera)<br />
5 Ruồi ăn rệp Episyrphus balteatus 3,4 2,6 1,5 4,0 4,3 3,16<br />
Trung bình tổng số 1,52 0,72 0,3 2,04 2,06<br />
<br />
<br />
78<br />
Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địchtrên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
<br />
Kết quả cho thấy, có 5 loài thiên địch xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng là bọ rùa 6 vằn<br />
đen, bọ rùa chữ nhân, bọ rùa đỏ, bọ cánh cộc nâu và loài ruồi ăn rệp với mật độ (con/m2) lần<br />
lượt là 1,44; 0,4; 1,12; 0,52; 3,16 và chúng xuất hiện nhiều vào tháng 10, 1, và 2. Các loài này<br />
xuất hiện vào các tháng trùng với các loài côn trùng gây hại, điều này có thể là do tại thời điểm<br />
này các loài côn trùng gây hại xuất hiện với mật độ nhiều vào tháng 10, 1, 2.<br />
Bước đầu tiến hành tìm hiểu, điều tra và nghiên cứu vai trò của các loài thiên địch (côn<br />
trùng có ích) trên cây hoa hồng ở khu vực nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở bảng 6.<br />
<br />
Bảng 7. Phạm vi vật mồi của các loài thiên địch trên hoa hồng<br />
tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên vật mồi<br />
<br />
I Bộ Cánh cứng (Coleoptera)<br />
Loài Macrosiphum rosae; Aulacaspis sp.<br />
trứng và sâu non của các loài<br />
1 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Helicoverpa armigera, Spodoptera<br />
litura, Plusia sp.) và trứng của loài<br />
(Papilio polytes, Pieris rapae)<br />
Loài Macrosiphum rosae; trứng và sâu<br />
non của các loài (Helicoverpa armigera,<br />
Menochilus<br />
2 Bọ rùa 6 vằn đen Spodoptera litura, Plusia sp.); trứng của<br />
sexmaculatus<br />
các loài (Papilio polytes, Pieris rapae)<br />
và loài nhện Tetranychus urticae Koch<br />
Loài Macrosiphum rosae; trứng và sâu<br />
Coccinella non của các loài (Helicoverpa armigera,<br />
3 Bọ rùa chữ nhân<br />
transversalis Spodoptera litura, Plusia sp.) và trứng<br />
của loài (Papilio polytes, Pieris rapae)<br />
Loài Macrosiphum rosae; trứng và sâu<br />
non của các loài (Helicoverpa armigera,<br />
4 Bọ cánh cộc nâu Paederus fuscipes Spodoptera litura, Plusia sp.) và trứng<br />
của loài (Papilio polytes, Pieris rapae,<br />
Nezara viridula, Frankliniella intonsa)<br />
II Bộ Hai cánh (Diptera)<br />
<br />
5 Ruồi ăn rệp Episyrphus balteatus Macrosiphum rosae<br />
Qua kết quả ở Bảng 6, cho thấy thành phần côn trùng có ích trên cây hoa hồng có 5 loài và<br />
quan sát các loài thiên địch sử dụng các loài côn trùng gây hại làm thức ăn.<br />
Các loài côn trùng có ích như bọ rùa 6 vằn đen, bọ rùa đỏ, bọ rùa chữ nhân, bọ cánh cộc<br />
nâu thường sử dụng vật mồi là trứng, rệp, sâu non tuổi nhỏ của một số loài gây hại của bộ cánh<br />
vảy như rệp muội (Macrosiphum rosae), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa<br />
armigera), sâu đo xanh (Plusia sp.), bọ xít xanh (Nezara viridula), bọ trĩ (Frankliniella intonsa)<br />
và loài nhện Tetranychus urticae Koch .<br />
Ấu trùng của loài ruồi ăn rệp thường sử dụng vật mồi là loài rệp muội Macrosiphum<br />
rosae gây hại trên cây hoa hồng làm thức ăn, trưởng thành thì không bắt mồi chúng<br />
thường hút mật hoa hồng.<br />
79<br />
Bùi Minh Hồng*, Bùi Thị Như Quỳnh, Vũ Quang Mạnh và Sakkouna Phommavongsa<br />
<br />
Như vậy, các loài thiên địch có phổ vật mồi khác nhau, kết quả cho thấy có thể xác định<br />
được mối quan hệ giữa côn trùng gây hại và thiên địch, đưa ra các giải pháp để phòng trừ côn<br />
trùng gây hại có hiệu quả.<br />
Các nghiên cứu về các vật mồi của các loài thiên địch có ý nghĩa quan trọng trong việc xây<br />
dựng qui trình nhân nuôi cho từng loài thiên địch trong phòng thí nghiệm. Từ đó, sử dụng các<br />
loài thiên địch đó để phòng trừ các loài côn trùng gây hại trong sản xuất Nông nghiệp để tạo ra<br />
sản phẩm Nông nghiệp không bị nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Xác định được 15 loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm,<br />
Hà Nội thuộc 6 bộ là: bộ Cánh đều (Homoptera), bộ Cánh nửa (Hemiptera), bộ Cánh tơ<br />
(Thysanoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Hai cánh<br />
(Diptera), bộ Cánh vảy có số lượng loài nhiều nhất với 6 loài, chiếm 40%, bộ Cánh cứng và<br />
bộ Hai cánh có số lượng loài ít nhất với 1 loài, chiếm 6,67%. Trong đó, có 9 loài côn trùng<br />
gây hại xuất hiện phổ biến là rệp muội, bọ xít muỗi xanh, bọ trĩ, bọ hung, sâu khoang, sâu<br />
xanh, bướm phượng đen, bướm cải và ruồi nhà, với mật độ (con/m2) lần lượt là 6,66; 3,22;<br />
10,18; 0,4; 1,74; 2,32; 2,3; 2,64; 2,9 và chúng xuất hiện nhiều vào tháng 10, 1, và 2.<br />
Xác định được 5 loài thiên địch trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội thuộc<br />
2 bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Hai cánh (Diptera). Trong đó, bộ Cánh cứng có số lượng<br />
loài nhiều nhất, 4 loài, chiếm 80%, bộ Hai cánh chỉ có 1 loài, chiếm 20%. Trong đó có 5 loài<br />
thiên địch xuất hiện phổ biến là bọ rùa 6 vằn đen, bọ rùa chữ nhân, bọ rùa đỏ, bọ cánh cộc nâu<br />
và loài ruồi ăn rệp với mật độ (con/m2) lần lượt là 1,44; 0,4; 1,12; 0,52; 3,16 và chúng xuất hiện<br />
nhiều vào tháng 10, 1, và 2.<br />
Phổ vật mồi của các loài thiên địch trên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội là<br />
Macrosiphum rosae, Frankliniella intonsa, Adoretus sp., Spodoptera litura, Helicoverpa<br />
armigera, Papilio polytes, Pieris rapae, Plusia sp., Nezara viridula. và loài nhện Tetranychus<br />
urticae Koch.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Nguyễn Xuân Linh, 2000, Kỹ thuật trồng hoa. NXB Nông nghiệp Hà Nội.<br />
[2] Đinh Văn Viết, 1997, Tìm hiểu khả năng phát triển hoa và cây cảnh ở huyện Gia Lâm, Hà<br />
Nội<br />
[3] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. QCVN 01 – 38: 2010/BNNPTNT, “Quy chuẩn kỹ<br />
thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng”<br />
[4] Charles A. Triplehorn and Norman F. Johnson, 2005. Borror and DeLong's Introduction to<br />
the Study of Insects, 7th edition (Thomas Brooks/Cole, 2005) a classic textbook in North<br />
America.<br />
[5] Kazuo O and Ha Quang Hung, 2003. Insect collection and Preservation. HAU – JICA<br />
project Gia Lam, Ha Noi, Vietnam, 40 tr.<br />
[6] Bùi Minh Hồng, Nguyễn Việt Hà, Trần Đình Chiến, Nguyễn Đức Hùng, 2014. Nghiên cứu<br />
thành phần loài và biến động của côn trùng và nhện trên hoa cúc (Chrysanthemum) ở Tây<br />
Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2012 và 2013. Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội, tập 30, số 1S, tr.89-94.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
80<br />
Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địchtrên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Fluctuations in species composition of insect pests and natural enemies<br />
on the rose trees (Rosa sp.) at Tay Tuu, BacTu Liem, Ha Noi<br />
Bui Minh Hong1, Bui Thi Nhu Quynh1,<br />
Vu Quang Manh and Sakkouna Phommavongsa2<br />
1<br />
Faculty of Biology, Hanoi National University of Education<br />
2<br />
NongBone High School, Vientiane, Laos<br />
The investigation of species composition of insects and natural enemies of Rosa sp. at Tay<br />
Tuu, Bac Tu Liem, Ha Noi has identified 15 species of harmful insects belonging to 11 family<br />
and 6 orders; 5 species of natural enemies belonging to 3 family and 2 orders.<br />
There are 9 species of insect pests appearing commonly on Rosa sp.: Macrosiphum rosae,<br />
Helopeltis theivora, Frankliniella intonsa Trybom, Adoretus sp., Spodoptera litura Fabr,<br />
Helicoverpa armigera Hubn, Papilio polytes Linnaeus, Pieris rapae Linnaeus, Musca<br />
domestica L. with densities (units/m2) of: 6.66; 3.22; 10.18; 0.4; 1.74; 2.32; 2.3; 2.64; 2.9,<br />
respectively. They appear more commonly in October, January and February.<br />
There are 5 species of natural enemies appearing commonly on Rosa sp.: Micraspis<br />
discolor, Menochilus sexmaculatus, Coccinella transversalis, Paederus fuscipes and<br />
Episyrphus balteatus. Their densities (units/m2) in turn is: 1.44; 0.4; 1.12; 0.52; 3.16,<br />
respectively and they appear more commonly in October, January and February.<br />
Keywords: Species composition flutuations, insect pests, rose trees, natural enemy, Tay Tuu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
81<br />