intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Phú Yên phân tích thực trạng giáo dục đạo đức của sinh viên trường Đại học Phú Yên, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Phú Yên

  1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÖ YÊN Nguyễn Thị Nhượng1, Bùi Hữu Mô2 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập, và một số nguyên nhân khác, đã ảnh hưởng đến tâm lý, lối sống của nhiều tầng lớp trong xã hội đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn lối sống của mình vừa phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, vừa phải theo kịp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Mặt trái của sự hội nhập là sự xáo trộn, mất ổn định trong tâm lý, văn hóa của rất nhiều người trong xã hội. Ở lứa tuổi này, các em rất nhạy cảm với cái mới, hay bắt chước những thói hư tật xấu ngoài xã hội thậm chí xem đó như một trào lưu nhằm thể hiện “cái tôi” của mình. Những biểu hiện sai lệch này đều gây ra những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội rất cần được chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục đạo đức của sinh viên trường Đại học Phú Yên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong thời gian tới. 2. Thực trạng một số biểu hiện đạo đức của sinh viên Trƣờng Đại học Phú Yên Trường Đại học Phú Yên là nơi đào tạo đa nghề, song chủ yếu là đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh Phú Yên, nguồn tuyển sinh chủ yếu lấy từ học sinh trung học phổ thông của 8 huyện thị (Tp. Tuy Hoà, huyện Đông Hoà, huyện Tây Hoà, huyện Sơn Hoà, huyện Sông Hinh, huyện Tuy An, huyện Sông Cầu, huyện Đồng Xuân). Chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận có tính chất khái quát về những biểu hiện về hành vi đạo đức - ứng xử của sinh viên Trường Đại học Phú Yên như sau: Đại đa số học sinh sinh viên Trường Đại học Phú Yên đều có ý thức phấn đấu và rèn luyện tốt: Có nếp sống - thói quen thể hiện lành mạnh, có văn hóa. Cần cù chịu khó học tập, có ý thức vươn lên, vượt khó đạt thành tích cao trong học tập đều tỏ ra kính trọng thầy cô giáo, quan hệ bạn bè lành mạnh, tôn trọng mọi người, chấp hành tốt các qui định trong kí túc xá, có phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ tốt, ngăn nắp gọn gàng. 1 ThS – Giảng viên trƣờng Đại học Phú Yên 2 ThS – Giảng viên trƣờng Đại học Phú Yên 151
  2. Bên cạnh đó, hiện nay trong nhà trường vẫn còn một số sinh viên có những biểu hiện lệch lạc về đạo đức. Tuy nhiên, những lệch lạc đó chưa đến mức độ nghiêm trọng song nếu không được uốn nắn kịp thời thì hậu quả rất khó lường. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy những sinh viên có những hành vi sai lệch thường có những biểu hiện sau: - Trong quan hệ với mọi người, sinh viên chỉ quan tâm đến giảng viên trực tiếp giảng dạy mình; chỉ lo cho bản thân ít quan tâm đến tập thể; một số có biểu hiện thương mại hóa quan hệ; khi giao tiếp còn nói trống không, dùng từ lóng trong giảng đường một cách tự nhiên; khi nói chuyện với bạn bè xưng hô “ông – bà”… - Trong học tập chưa chuyên cần, còn lười học, chưa xác định rõ mục đích học tập; lúc thầy cô đang giảng bài thì nhiều em không nghe giảng mà nói chuyện, làm việc riêng, sử dụng điện thoại một cách tuỳ tiện, có thái độ sai trong thi cử, không có phong trào học tập mang tính tập thể. - Trong sinh hoạt một số sinh viên ăn mặt thiếu nghiêm túc, ăn ở thiếu vệ sinh, sinh hoạt không tuân theo qui định của tập thể. Nguyên nhân của hiện tượng trên là: thứ nhất do sinh viên Trường Đại học Phú Yên hầu hết là học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông, kinh nghiệm sống còn hạn chế chưa từng trải nghiệm nhiều. Do vậy, trong sinh hoạt hàng ngày các em còn bộc lộ nhiều khuyến khuyết. Một bộ phận sinh viên chưa có ý thức cao trong học tập, sinh hoạt, thiếu ý chí phấn đấu, sống phụ thuộc vào người khác, đua đòi, hưởng thụ và nhận thức xã hội thấp. Thứ 2, do tác động của cơ chế thị trường, của môi trường xã hội mà sinh viên là lớp người nhạy cảm, dễ tiếp nhận cái mới trong đó có nhiều cái tiêu cực. Thứ 3, do sinh viên chưa được quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức truyền thống trong cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Thứ 4, do quản lý chưa chặt chẽ trong cả phạm vi gia đình, nhà trường, xã hội. 3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà trường là giáo dục cho họ một tinh thần tự ý thức, tự đánh giá và vai trò điều chỉnh của lương tâm, trong cách ứng xử và trong hoạt động thực tiễn của mình. Là người trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục sinh viên, đồng thời qua ý kiến của các đồng nghiệp, chúng tôi xin đề xuất một một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên 152
  3. 3.1. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đạo đức, chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu, giúp các em nhận thức được những giá trị đạo đức mà thời đại đang quan tâm. Cái chính yếu nhất là phải nêu cao các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên. Những khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Tôn sư, trọng đạo”… càng phải cấp thiết giữ gìn và nêu cao. Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng quy định đến việc hình thành những giá trị đạo đức, nhân cách con người, chỉ có hiểu biết đúng đắn đầy đủ các chuẩn mực đạo đức thì sinh viên mới có cơ sở thực hiện những hành vi đạo đức phù hợp. Thực tế đã chứng minh nhận thức đúng luôn là kim chỉ nam cho hoạt động con người, là cơ sở để hình thành thái độ và hình vi văn minh. Ngược lại, nhận thức sai lệch là nguyên nhân của những hành vi sai lệch. 3.2. Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những chuẩn mực, giá trị đạo đức đã có những thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Nhiều chuẩn mực đạo đức mới được hình thành, nhiều giá trị truyền thống được bổ sung và ít nhiều có sự thay đổi. Chính sự thay đổi đó đã gây ra sự rối loạn trong nhận thức của sinh viên và những chuẩn mực phù hợp. Nếu không có sự định hướng đúng sinh viên dễ bị mất phương hướng trong việc lựa chọn các giá trị phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo dục chính tri, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên hướng vào việc làm cho sinh viên nhận thức một cách rõ ràng và đầy đủ những chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại phù hợp, cái gì giữ gìn, cái gì cần bổ sung, tiếp thu để vừa phù hợp với con người Việt Nam nhưng không lỗi thời so với sự phát triển của nhân loại. 3.3. Cần xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh. Mỗi cán bộ, giảng viên phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Chính tấm gương người thực, việc thực tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các em, kích thích các em phải làm theo. 3.4. Tổ chức và rèn luyện cho sinh viên thói quen giao tiếp - ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên là biến sự hiểu biết về đạo đức thành những hành vi đạo đức cụ thể và những hành vi ấy được thể hiện ở thái độ, ở hành vi, cách nói năng thường trực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội: các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi...từ đó mà khơi dậy tinh thần vì cộng đồng, vì con người của sinh viên. Những hoạt động thường xuyên đó sẽ làm biến đổi nhận thức và hoạt động của sinh viên giúp cho họ thấy được 153
  4. trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của bản thân và tự giác hành động theo theo những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. 3.5. Cần có những giải pháp khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà làm tổn hại đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức... tác động đến sinh viên như: - Tổ chức và quản lý tốt những sân chơi bổ ích lành mạnh, thu hút sinh viên tham gia như tổ chức các câu lạc bộ: câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, câu lạc bộ bộ môn, câu lạc bộ khiêu vũ góp phần ngăn chặn và chống lại các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ lây lan vào trường học. - Cần làm cho sinh viên là chủ thể tích cực đấu tranh chống những biểu hiện sai trái về đạo đức, trái với lối sống lành mạnh. Đề cao ý thức và hành động tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của từng sinh viên. - Thành lập phòng tư vấn về các vấn đề trong đời sống của sinh viên (tình yêu, tình bạn, cuộc sống thực tại, cung cách giao tiếp trong các mối quan hệ). Thường xuyên mời các chuyên gia có uy tín và có kỹ năng tư vấn trong từng lĩnh vực cho sinh viên. Có như vậy, đối tượng tư vấn sẽ nghe theo, tin theo và làm theo. 3.6. Tăng cường xây dựng kỷ cương, trật tự xã hội, kỷ cương trật tự trong trường học. Xử lý nghiêm và công bằng những hành vi vi phạm đạo đức của sinh viên. Cần làm cho sinh viên ngày càng tự hào về nghề nghiệp mà mình đang học tập và rèn luyện, gắn bó suốt đời với tất cả lương tâm trách nhiệm và vì sự tôn vinh mà xã hội dành cho họ. 3.7. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên giáo dục hình thành về các chuẩn mực đạo đức, đặc biệt là các chuẩn mực truyền thống về trách nhiệm và nghĩa cụ của một con người, của một thành viên xã hội (về cách ứng xử người với người). Nhà trường bên cạnh việc cung cấp các tri thức cho sinh viên cần giáo dục chọ họ về đạo đức. Khi mà việc giáo dục đạo đức trong nhà trường được chú ý thì việc tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, ý thức chấp hành luật pháp, ý thức công dân của sinh viên sẽ được thực hiện tốt. Ở phạm vi xã hội, cần tạo nên một dư luận xã hội lành mạnh ủng hộ khuyến khích các hành vi mang tính đạo đức và lên án mạnh mẽ các hành vi mang tính phi 154
  5. đạo đức, lệch chuẩn của sinh viên. Khi dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ thì các hành vi lệch chuẩn, phi đạo đức sẽ giảm và không xuất hiện. Cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Việc coi nhẹ một yếu tố nào đếu làm suy giảm hiệu quả của việc giáo dục học sinh, sinh viên. Chính vì vậy Bác Hồ đã nói “…Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.” 4. Kết luận Giáo dục đạo đức luôn luôn là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, nó có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Trong tình hình hiện nay, giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp bách. Đây là một việc làm có tính chất lâu dài và không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập và cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng và biết sử dụng hợp lý các biện pháp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng thì chúng ta sẽ có cả một thệ hệ vừa hồng vừa chuyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (1998), Đạo đức học, Nxb Giáo dục. 2. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Phạm Viết Vượng (1998), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm. 155
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2