Biện pháp xử lý đất do kí sinh trùng
lượt xem 9
download
Biện pháp xử lý đất do kí sinh trùng giúp cho các bạn biết được một số biện pháp xử lý đất do kí sinh trùng như biện pháp công trình; biện pháp cơ giới. Mời các bạn tham khảo tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này, với các bạn chuyên ngành Nông nghiệp thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp xử lý đất do kí sinh trùng
- Biện pháp xử lý đất do kí sinh trùng 1. Biện pháp công trình. Trong phân có rất nhiều chất cần thiết cho cây trồng( nito, phospho, kali). Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường. Để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt Nam cũng như điều kiện canh tác của ngành công nghiệp thì bất kể công trình vệ sinh nào cũng nhằm giải quyết 2 mục tiêu cơ bản: Diệt trừ mầm bệnh không cho nó phát tán ra ngoài Biến chất thải bỏ thành nguồn phân bón hữu cơ để tăng màu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng. Để đáp ứng 2 mục tiêu cơ bản trên, một công trình xử lý phân phải đạt được 6 yêu cầu sau: Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng Không có mùi hôi thối Không thu hút côn trùng và gia súc Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương Các công trình xử lý phân Hố xí hai ngăn. Đó là công trình ủ phân tại chỗ, chỉ được xây dựng ở nông thôn có sử dụng phân đã ủ làm phân bón. Nguyên tắc Hoạt động dựa trên cơ sở kị khí nhờ các vsv hoại sinh, phải có hai ngăn riêng biệt: một ngăn để đi, một ngăn để ủ luân phiên nhau. Khi phân tập trung đầy thì được ủ kín lại để phân mục và diệt vi khuẩn gây bệnh và trứng ký sinh trùng.
- Hình 1: hố xí hai ngăn kiểu việt nam. Hình 2: sơ đồ hố xí hai ngăn kiểu việt nam. Theo Bộ Y Tế sau 45 ngày ủ phân có đâị kín tất cả các vi khuẩn và virus trực khuẩn, trứng ấu trùng đường ruột đều bị tiêu diệt và các chất hữu cơ dộc hại trở thành khoáng chất,phân người khi được ủ như vậy đã trở lên không còn mùi và được
- sử dụng như một loại phân bón rất tốt. Dùng để bón ruộng tang năng suất từ 10 – 25% so với phân tươi (không được ủ hoai mục ). Kiểu hố xí này đã được giới thiệu và áp dụng cho một số quốc gia vùng Trung Mỹ như Mexico, Guatemala,… với một số cải tiến nhỏ . Hố xí tự hoại do chủ nhà tự xây (ownerbuilt composting toilet) Loại này là kiểu nhà vệ sinh đơn giản được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn trên thế giới, do chủ nhà xây vì họ không có đủ khả năng tài chính để trang bị một nhà vệ sinh tốt làm sẵn, có bán trên thị trường. Người nông dân lợi dụng khả năng phân hủy phân tự nhiên ngay trong điều kiện nhiệt độ thấp. Ưu điểm: rẻ tiền mà vẫn có khả năng xử lý tương đối vệ sinh và an toàn, hầu như không dùng nước hoặc dùng rất ít, quản lý đơn giản ít hao năng lượng,vận hành không mùi hôi và lương phân được ủ tái sử dụng cho nông nghiệp. Hình 3: hố xí tự hoại do chủ nhà tự xây. Ngoài ra còn một số dạng hố xí phổ biến khác hình 4: hố xí tự hoại kiểu MULTRUM
- Hình 5: hố xí tự hoại kiểu GUATTEMALAN. Hình 6: hố xí kiểu mặt trời. 2. Biện pháp canh tác Sử dụng phân chuồng ủ hoai. Đặc điểm: phân chuồng là hỗ hợp chủ yếu của phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng còn bổ xung chất hữu cơ cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học... \ hình 7: ủ phân gia súc. Chế biến phân chuồng: có 3 phương pháp. Ủ nóng (ủ xốp ): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 6070% có thể trộn them 1% vôi bột và 12% supe lân, sau đó chét bùn che phủ kín hang ngày tưới nước, thời gian ủ 3040 ngày, ủ xong là sử dụng được.
- Ủ nguội (ủ chặt): lấy phân khỏi chuông xếp thành lớp mỗi lớp rắc khoảng 2% lân, nén chặt. Đống ủ rông khoảng 23m cao 1,52m trét bùn ngoài tránh mưa, thời gian ủ 56 mới xong. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 56 ngày, khi nhiệt độ 5060oC nén chặt ử tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ử các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân. Biện pháp cơ giới Phơi đất: cày xới lớp đất mặt, tạo điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời, nhờ vào bức xạ để tiêu diệt kí sinh trùng có hại Hình 9: cày xới đất chuẩn bị mùa vụ. Dùng hơi nước nóng để xông hơi khử trùng đất: nước ở 95oC sẽ được đưa vào đất ở độ sâu 2025 cm trở lên, được áp dụng vào thời điểm trước khi trồng cây ở một số khu vực nhỏ. Phương pháp này cần phải có nồi hơi để làm nóng hơi nước. Tại Nhật Bản đã áp dụng phương pháp này và khẳng định đất khủ trùng có thế kéo dài đến 3 năm Hạn chế của phương pháp này là không đồng nhất hệ nhiệt độ trong đất ở các độ sâu cần thiết,cần nhiều nước và nhiên liệu. Có nhiều phương pháp xông hơi như tạo ra các đụn đất và dẫn ống chứa hơi nước nước vào để sưởi ấm và khử trùng ở độ sâu 30cm; bơm hơi nước vào đường ống bên dưới mặt đất để khử trùng ở độ sâu 45cm
- Máy khử trùng đất bằng hơi nước Phương pháp này đầu tiên được áp dụng tại Ý và một số nước khác trong việc sản xuất rau nhà kính có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra ở Ý họ còn kết hợp hơi nước kalihydroxit để tạo phản ứng tỏa nhiệt với nước ở một số cánh dồng mở và kết quả là phương pháp này giảm tỷ lệ mắc fusarium đến 7796% so với chỉ sử dụng hơi nước là 7786%. Sử dụng hơi nước cần phải có nồi hơi và nhiên liệu tuy nhiên có thể thay thế cho những tấm bạt. Phương pháp này có khả năng chọn lọc thấp. 3. Khử trùng bằng phương pháp sinh học Khử trùng sinh học dự trên việc đưa chất hữu cơ vào đất. Trong điều kiện kị khí các chất hữu cơ này các chất hữu cơ này được lên men tạo ra các chất khí tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh. Khử trùng đất bằng phương pháp này rất có ích đối với những trang trại trồng rau, chỉ cần đất đủ ấm để thực hiện quá trình lên men. Khử trùng bằng phương pháp sinh học sẽ trồng được 40 tấn\ha đối với cỏ ryegrass ở ý hoặc áp dụng cho một số cây trồng ở nơi khác, ngoài ra có thể thay thế cỏ ryegrass bằng cúc vạn thọ như một tác nhân sinh học chống bệnh giun tròn. Sử dụng tác nhân sinh học là nấm Trichodermar để tiêu diệt nấm ký sinh trên rễ cây. Nấm Trichodermar hiện diện hầu như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường khác, chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất, chúng hiện diện với mạt độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ cây. Những giống này có thể được bổ xung vào trong đất hay hat giống bằngnhiều phương pháp. Ngay cả khi chúng tiếp xúc với rễ cây phát trển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ còn phụ thuộc vào từng giống. Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ nấm Trichodermar còn tấn công kí sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác.
- Hình thái nấm Trichodermar và sản phẩm TricoDHCT của trường đại học Cần Thơ Rất nhiều giống Tichodermar có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm kí sinh gây bệnh khác. Tuy nhiên thường có hiệu quả hơn trên một số bênh nhất định. Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm Trichodermar giết nhiều loại nấm gây thối rễ như Pythyum, Rhizoctonia và Fusarnium. Trichoderma tiết ra emzim làm hòa tan vách tế bào của một số loài nấm khác, sau đó có thể tấn công vào bên trong loài nấm đó và tiêu thụ chúng. Sụ kết hợp này nó bảo vệ vùng rễ cây chồng chống lại loại nấm kí sinh gây thối rễ trên đồng ruộng. 4. Khử trùng đất bằng phương pháp hóa học Phun thuốc diệt trùng : sử dụng hóa chất diệt trùng phổ biến là bón vôi vì nó là biện pháp rẻ tiền ít gây hại cho môi sinh. Vào đầu mùa mưa người ta thường bón vôi nong nghiệp với liều lượng 100120 kg vôi cho 1.000m2 đất vườn nhằm phòng trừ côn trùng và nấm bệnh cho cây trồng, rải vôi xung quanh gốc cây hoặc quét nước vôi vào gốc thân cây.Lưu ý không trộn vôi nông nghiệp với các loại phân bón khác khi bón cho cây mà phải bón trước thời gian từ 35 ngày mới tiếp tục bón các loại phân khác. Việc sử dụng vôi sẽ cung cấp Canxi ( Ca) giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng, phèn, mặn làm tăng độ PH cho đất.Vì thế cần bón lót vôi nông nghiệp trước khi trồng cây hay bón định kỳ hàng năm để bổ sung Ca cho đất.Qua đó giúp bộ rễ cây phát triển và hấp thu các loại phân bón khác tốt hơn đồng thời tiết kiệm được phân bón. Ngoài ra còn khử trùng đất bằng hơi Methyl Bromide: Methyl bromide là khí không màu, dễ bay hơi, điểm sôi 46oC, trong tự nhiên methyl bromide được tạo ra từ biển, rừng cỏ cháy. Methyl bromide là hóa chất quan trọng để bảo vệ thân gỗ, bảo quản thực phẩm sau khi thu hoạch. Methyl bromide cũng như hóa chất nông nghiệp khác chỉ được sử dụng bởi người có trình độ cao. Methyl bromide có độc tính cao sử dụng bằng cách xông hơi để chống lại động vật gặm nhấm, côn trùng,ấu trùng của kí sinh trùng gây bệnh. Người ta khử trùng đất bằng Methylbromide ở dạng hơi và thổi lên
- trên mặt đất dưới một bao polythylen. Khí này nặng gấp ba lần không khí và dễ dàng xâm nhập vào đất. Trước đây, một số máy móc được sử dụng để tiêm trục tiếp metyl bromide vào đất, trong quá trình này cần ít nhất 4 công nhân được cung cấp mặt nạ phòng độc với mật độ khí tại đây là trên 1000ppm, trong suốt quá trình nồng độ có thể dao động từ 303000ppm. Năm ngày sau khi phun nồng độ trong không khí giảm 4ppm, đến ngày thứ chin thì nồng độ methyl bromide giảm 15ppm và đến ngày 11 thì không còn metyl bromide trong không khí. 5. Khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời. Trên những mảnh đất phủ nilon ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ của đất tăng tới 60oC và loại trừ 90100% số bào từ nấm và vi trùng gây hại, nhiệt độ cao còn giúp đất giải phóng một lượng đáng kể chất vi lượng, kích thích cây trồng tăng trưởng. Màng phủ nông nghiệp. Đầu tiên người ta xới đất thật kĩ, sau đó đặt hệ thống tưới vì đất ẩm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn. Tiếp đó mặt đất được phủ những tấm màng chất dẻo mỏng và trong suốt. Nắng hè nhiệt đới sẽ làm nhiệt độ của đất lên tới 60oC. Sau một hai tháng lớp bạt chất dẻo được gỡ bỏ và đất sẵn sàng để gieo trồng. Nếu áp dụng trong nhà kính, kết quả còn tốt hơn do hiệu ứng nhà kính đem lại. Các vi khuẩn nấm và nhiều loài dộng vật gây hại sống trong khoảng 30cm dưới long đất sẽ bị sức nóng tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của phương pháp này được duy trì khá lâu. Một số nghiên cứu cho thấy, các vsv có hại chỉ xuất hiện lại sau 14 tháng. Không những thế năng lượng mặt trời còn làm thay đổi nhiều tính chất hóa học của đất. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao đất sẽ giải phóng một lượng lớn các vi chất như caxi, magie… có tác dụng kích thích tăng trường cây trồng. Một nhóm nghiên cứu ở trường Đại Học Tổng hợp California còn thành công trong việc dùng năng lượng mặt trời để bù lượng kaly cần thiết cho đất trồng bông mà không cần bón thêm phân hóa học. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông Nghiệp đảo Sip, phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời làm tăng sản lượng cây trồng lên 2543,2% rất khả quan với các loại rau như đậu, cà chua, khoai tây…Đặc biệt nông sản sau khi thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho con người. Vấn đề còn lại là tìm cách giải quyết các tấm bạt chất dẻo sau khi xử lý đất. Giải pháp ở đây là dùng
- polymer sinh học vừa có tác dụng hấp thụ tốt năng lượng mặt trời, vừa có khả năng tự tiêu hủy trong thời gian ngắn mà không gây hại cho môi trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp môi trường cho NTTS Xử lý nước thải nuôi tôm bằng rong biển
5 p | 333 | 105
-
Xử lý cam sành cho trái nghịch vụ
4 p | 440 | 95
-
Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cải tạo và chăm sóc sau ghép vườn cây ăn quả
5 p | 311 | 84
-
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ THEO DÕI SỨC KHỎE THỦY SẢN NUÔI
3 p | 119 | 27
-
Biện pháp xử lý xoài ra hoa trái vụ
2 p | 120 | 7
-
Sâu bệnh hại cây đậu tương và biện pháp phòng trừ.
4 p | 172 | 7
-
Tận dụng bã đầu tôm từ quá trình chế biến bột đạm giàu carotenoid bằng phương pháp kết hợphai enzyme Protease để thu hồi chitin và chitosan
5 p | 87 | 7
-
Nghiên cứu giải pháp sử dụng hiệu quả cây lục bình ở đồng bằng sông Cửu Long
5 p | 15 | 4
-
Một giải pháp xử lý tín hiệu nhỏ từ cảm biến pH ứng dụng kiểm soát nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản
7 p | 55 | 4
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật xử lý củ giống hoa lay ơn “Chinon” tại Gia Lâm, Hà Nội
8 p | 81 | 4
-
Sử dụng cỏ Vetiveria zizanioides (L.) Nash để xử lý đất trồng cam ô nhiễm đồng do lạm dụng thuốc diệt nấm: Nghiên cứu trường hợp ở Cao Phong, Hòa Bình
9 p | 10 | 3
-
Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm rạ khác nhau đến phát thải khí nhà kính trên đất xám bạc màu trồng lúa Bắc Giang
4 p | 53 | 2
-
Nghiên cứu một số biện pháp xử lý cây con trong giai đoạn vườn ươm để sản xuất cây giống cà phê sạch bệnh
6 p | 47 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và biện pháp xử lý GA3 đến tỷ lệ xuất vườn và sinh trưởng cây giống bảy lá một hoa (paris vietnamensis) tại Sapa, Lào Cai
0 p | 58 | 2
-
Quản lý dịch hại tổng hợp bệnh vàng lá thối rễ hiệu quả cho vườn cam thâm canh tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
8 p | 39 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm nống sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp đột biến trên giống Kim Tuyên tại Phú Hộ, Phú Thọ
6 p | 45 | 1
-
Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý rơm lên phát thải khí CH4 và năng suất lúa trên đất phù sa tại Thới Lai, Cần Thơ
5 p | 60 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn