intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cải tạo và chăm sóc sau ghép vườn cây ăn quả

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

313
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vườn tạp cây ăn quả thường cho hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân chủ yếu: Do khi trồng không có quy hoạch, sử dụng giống kém chất lượng, mật độ trồng và biện pháp chăm sóc không đúng kỹ thuật... Để tận dụng được ưu thế của vườn cây: Không nên chặt bỏ đồng loạt, cần tiến hành cải tạo theo các bước sau: 1. Chặt bỏ những cây yếu, cây sâu bệnh, cây già không có khả năng cho thu quả. Khi chặt cần đào bỏ cả gốc rễ và xử lý đất bằng cách: Cuốc lật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cải tạo và chăm sóc sau ghép vườn cây ăn quả

  1. Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cải tạo và chăm sóc sau ghép vườn cây ăn quả Vườn tạp cây ăn quả thường cho hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân chủ yếu: Do khi trồng không có quy hoạch, sử dụng giống kém chất lượng, mật độ trồng và biện pháp chăm sóc không đúng kỹ thuật... Để tận dụng được ưu thế của vườn cây: Không nên chặt bỏ đồng loạt, cần tiến hành cải tạo theo các bước sau: 1. Chặt bỏ những cây yếu, cây sâu bệnh, cây già không có khả năng cho thu quả. Khi chặt cần đào bỏ cả gốc rễ và xử lý đất bằng cách: Cuốc lật đất, phơi ải, rắc vôi bột, thu gom cành lá đem đốt. 2. Giữ lại những cây khỏe mạnh nhưng chất lượng quả thấp để ghép cải tạo (áp dụng cho những cây có từ 5-10 năm tuổi). 3. Lựa chọn những cây có phẩm chất quả ngon, có thời vụ thu hoạch khác nhau.
  2. (Lưu ý: Đảm bảo mật độ vườn tròng) để có thu nhập ổn định và tăng hiệu quả kinh tế. * Cải tạo bằng biện pháp đốn ghép - Đốn: Vào khoảng cách 1-12 tiến hành cưa bỏ thân chính của cây ở độ cao 80-150 cm so với mặt đất. Tuỳ theo độ tuổi của cây để xác định vị trí cắt (cây già cưa thấp hơn). Vết cưa phải gọn, không dập xước. Sau khi đốn các chồi mầm sẽ bật nhiều trên gốc. Chỉ nên giữ lại 4-5 chồi khỏe mạn phân bố đều theo các hướng. Thường xuyên vê vặt các chồi khác để tập chung dinh dưỡng nuôi chồi định ghép sau này. Khi đường kính cành ghép đạt từ 0,8-1 cm (cách thân chính từ 10-15 cm) có thể ghép những giống cây ăn quả ngon đã được chọn lọc. - Thời vụ ghép: Tốt nhất từ tháng 4-5 hoặc tháng 8-9 hàng năm tỷ lệ sống cao nhất. - Kỹ thuật ghép: Đối với cây ăn quả nên sử dụng phương pháp ghép cành cải tiến. Dùng dao sắc cắt cành ghép bằng một lát cắt phẳng nghiêng 450 có từ 2-3 mắt ngủ, dài 8-10 cm, mắt ghép được lấy từ cây sinh trưởng khỏe, chất lượng tốt, gốc ghép được cắt phẳng, dùng dao sắc chẻ phần gỗ dài
  3. 5-7 cm, sâu 2-3 cm sao cho tương xứng với cành ghép. Sau khi ghép dùng nilon trắng mỏng quấn lại. (Phần cành ghép chỉ quấn 1 lớp nilon để mắt ghép bật mầm) Chú ý: Các thao tác ghép phải nhanh chính xác để giảm sự thoát hơi nước tại miệng các vết thương, đảm bảo đủ và nhanh liền sẹo. (Cần buộc chặt kín cành ghép với miệng cây ghép) Chăm sóc vườn cây ăn quả sau ghép cải tạo + Sau khi ghép mắt đã nảy mầm dài > 15-20 cm, tiến hành tháo bỏ nilon ở phần ghép. + Vệ sinh vườn cây: Vê vặt bỏ các mầm dại ở gốc ghép, cắt tải các cành tăm, cành sâu bệnh để cho cây có bộ tán thông thoáng, giảm khả năng trú ngụ của sâu bệnh, tập trung dinh dướng nuôi cành có ích. Làm sạch cỏ dại quanh gốc cây. Tiến hành phun thuốc sâu khi cần thiết (Đặc biệt sau khi ghép kiến thường phá nilon, cần phun thuốc trừ kiến ngay sau khi ghép). + Đặc biệt chú ý giữ ẩm đều không được để khô hạn hoặc úng ngập (đều ảnh hưởng đến cành ghép).
  4. + Bón phân: Sau khi mầm bật... cm có thể dùng phân bón lá KOMIX hoặc HUMIX để phun, sử dụng phân chuồng hoai mục kết hợp với phân NPK bón qua gốc tuỳ thuộc vào tuổi cây, bón 3 đợt/năm. Mỗi lần bón với lượng 2-3 kg NPK/ trên gốc bón vào tháng 10-12, tháng 2-3 và sau khi thu hoạch. * Cải tạo bằng biện pháp đốn tỉa tạo tán cây cho năng suất thấp Hàng năm sau khi thu hoạch cần đốn tạo hình cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các cành cây to, khoẻ, thoáng và phân bố đều về các phía. Loại bỏ những cành phụ, cành ở phía dưới tán. - Đốn tạo tán: Tiến hành ngay ở năm thứ nhất sau khi ghép. Trong quá trình cây phát triển, cắt bỏ những cành không cần thiết, chỉ để lại 3-4 mầm, phân bố đều ở các phía và ở các độ cao khác nhau, những cành này sẽ phát triển thành những cành khoẻ, loại bỏ những cành mọc thẳng ở giữ thân để cho cây thông thoáng, tạo cho mầm mới mọc có thời gian tích luỹ dinh dưỡng, phân hoá mầm hoa trước mùa đông. - Bón phân: Là khâu quan trọng, tuỳ tuổi cây để bón, sử dụng các loại phân bón qua lá để phun hỗ trợ cho cây.
  5. - Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi các đợt cây ra lộc, hoa để phun thuốc kịp thời, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thâm canh như sử dụng chế phẩm tăng đậu hoa, đậu quả, chống rụng quả, chế độ tưới hợp lý. - Ngay năm đầu tiên sau ghép cần loại bỏ những cành không cần thiết, giữ lại một số cành (3-5 cành hoặc hơn tuỳ tuổi cây) phân bố đều các phía và ở độ cao khác nhau; Loại bổ các cành phía trong tán tạo độ thông thoáng, để các mầm cây của các cành chính tích luỹ dinh dưỡng phân hoá mầm hoa trước mùa đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2