intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biết cách tạo mối quan hệ đồng nghiệp

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

173
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự ủng hộ và tôn trọng của đồng nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong thành công của bạn. Nói một cách đơn giản, biết cách tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp bạn thành công hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biết cách tạo mối quan hệ đồng nghiệp

  1. Biết cách tạo mối quan hệ đồng nghiệp (Hieuhoc) Sự ủng hộ và tôn trọng của đồng nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong thành công của bạn. Nói một cách đơn giản, biết cách tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp bạn thành công hơn. Sự thành tựu của mỗi người trong công việc phần lớn là nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. (Hình: hawkeyecollege)
  2. Dưới đây là 5 cách giúp bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp: 1. Luôn thân thiện Danh tiếng của bạn không chỉ được hình thành bởi chất lượng công việc mà còn ở thái độ của bạn. Hãy mỉm cười và chào hỏi những người bạn gặp ở hành lang công ty. Đó là cách đơn giản nhất để thể hiện thái độ thân thiện và tích cực. Những hành động nhỏ nhưng hiệu quản lớn khác là mở cửa, giữ thang máy chờ đồng nghiệp. Ấn tượng tốt về vẻ ngoài thân thiện sẽ khiến mọi người muốn làm việc cùng bạn. Chắc hẳn bạn còn nhớ cảm giác của mình trong ngày đầu tiên đi làm, không quen biết ai và thắc mắc về mọi thứ: máy photocopy ở chỗ nào, sử dụng máy fax sử dụng ra sao… Nhân viên mới cũng sẽ trải qua những điều tương tự. Và bạn, với tư cách một người đi trước, có thể giúp đỡ họ bằng cách rủ bạn ấy ăn trưa và giải thích những quy tắc riêng
  3. của văn phòng, đồng thời giải đáp thắc mắc của họ. Những hành động đẹp sẽ được đồng nghiệp ghi nhớ. 2. Chủ động giúp đỡ đồng nghiệp Giữa các nhiệm vụ của mình, bạn có thể dành chút thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Nhưng nếu khi bạn thảnh thơi, có đồng nghiệp đang bị stress vì một dự án lớn, hãy đề nghị được giúp đỡ. Tất nhiên, bạn có thể không thấy nó thú vị. Nhưng nếu tình nguyện thực hiện, bạn có thể tạo danh tiếng như một thành viên trong nhóm, đồng thời xây dựng những kĩ năng mới trong quá trình làm việc. Đồng nghiệp sẽ đánh giá cao hành động đẹp này và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần ở những lần sau. 3. Chú ý tới những thói quen gây phiền hà của bạn Hãy cố gắng tránh làm đồng nghiệp phát cáu, đặc biệt nếu bạn làm việc trong môi trường cởi mở, nơi mọi người gần gũi với nhau. Ví dụ, nếu bạn thích nghe nhạc ở bàn làm việc, hãy đeo tai nghe. Đừng vì cho rằng ai cũng thích nghe nhạc mà bật loa ngoài bởi nó dễ khiến mọi người mất tập trung. Và bạn cũng có thể tránh trở thành nguyên nhân khiến công
  4. việc buồn tẻ hơn chỉ bằng một số việc làm nhỏ. Ví dụ, hãy dọn dẹp phòng nghỉ cho mọi người, bỏ giấy vào khay in khi hết, lấy nước uống… Còn nếu bạn không thể sửa những thiết bị mình làm hỏng, hãy nhanh chóng thông báo cho người có thể giúp đỡ thay vì che giấu. 4. Biết lắng nghe Bạn có thể chắc chắn rằng ý tưởng giải quyết vấn đề của mình là tốt nhất nhưng hãy lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp trước khi đưa ra quan điểm của bạn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp và cho họ thấy bạn đánh giá cao ý tưởng của họ. Thêm nữa, bạn cũng có thể rút ra điều gì đó từ ý kiến của họ để bổ sung cho giải pháp của mình. Rõ ràng, sự ảnh hưởng từ người này đến người kia rất mạnh mẽ và sức mạnh của tình bằng hữu có khả năng tạo nên những sự nghiệp kinh doanh lớn lao. Mỗi người chúng ta hoặc có cái này hoặc có cái khác nhưng ít ai có đủ mọi đức tính và mọi hiểu biết. Vì thế cần phải lắng nghe, mở rộng quan hệ để cho các đức tính và các hiểu biết bổ sung lẫn nhau.
  5. 5. Ghi nhận nỗ lực của đồng nghiệp Đây có thể là nguyên tắc quan trọng nhất. Khi một đồng nghiệp giúp đỡ bạn, đừng quên cám ơn. Nếu sự nỗ lực của đồng ngiệp nổi bật và đáng ghi nhận, hãy thông báo cho sếp biết. Và cuối cùng, hãy nhớ nguyên tắc vàng khi tương tác với tất cả: Đối xử với mọi người theo cách bạn muốn mọi người đối xử với mình. Chúng ta nên tranh thủ các mối quan hệ của mình và tạo nên những mối quan hệ khác từ những mối quan hệ sẵn có. Tạo được một mối quan hệ đã khó, giữ được mối quan hệ càng khó, khai thác mối quan hệ một cách hiệu quả càng khó hơn nữa. Do đó, khi chúng ta đã có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình, đừng quên một điều là duy trì các mối quan hệ này. Tuấn Phong tổng hợp (Hieuhoc.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2