Biểu hiện Loãng xương
lượt xem 4
download
Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Bị chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gẫy nặng. Ở Úc trong số những người trên 60 tuổi, những người thuộc phái nữ và một phần ba những người thuộc phái nam sẽ bị gãy xương do loãng xương gây ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu hiện Loãng xương
- Loãng xương Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Bị chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gẫy nặng. Ở Úc trong số những người trên 60 tuổi, những người thuộc phái nữ và một phần ba những người thuộc phái nam sẽ bị gãy xương do loãng xương gây ra. Ở Úc loãng xương và gãy xương là những nguyên nhân chính gây ra thương tích, tật nguyền lâu dài và thậm chí gây tử vong ở người lớn tuổi. Một phần năm những người bị gãy xương sẽ bị thiệt mạng trong vòng 6 tháng nếu không được chăm sóc y tế đầy đủ. Trong số những người không bị thiệt mạng thì có tới 50% sẽ không di chuyển được, hoặc phải nằm liệt giường nếu không có trợ giúp y tế thường xuyên. Chứng loãng xương thường được gọi là chứng bệnh âm thầm, vì thường không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy bệnh nhân bị mắc bệnh, chỉ phát hiện đ ược khi đã có gãy xương.
- Bất cứ xương nào trên cơ thể cũng có thể gãy, nhưng thông thường nhất là xương hông, xương sống, xương cổ tay, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay. Những yếu tố liên quan đến chứng Loãng xương: Sự rắn chắc của xương trong cơ thể tùy thuộc vào: . Yếu tố di truyền (60-80%) . Lượng kích thich tố trong cơ thể của mỗi người. Ở nữ giới là kích thích tố nữ (oestrogen); ở nam giới là kích thích tố nam (testosterone) . Hoạt động, vận động thường xuyên . Thức ăn hàng ngày Những yếu tố nói trên ảnh hưởng đến sự tạo thành của xương trước giai đoạn trưởng thành là khi xương ở vào thời kỳ mạnh nhất. Từ tuổi 30 trở đi điều quan trọng là duy trì sức mạnh của xương và tránh cho xương bị mỏng dần đi. Giai đoạn tắt kinh và chứng Loãng xương Giai đoạn tắt kinh là khoảng thời gian người phụ nữ có kinh lần cuối. Đa số phụ nữ Úc tiến vào giai đoạn tắt kinh ở vào tuổi 45-55, nhưng có thể sớm hơn. Khoảng 45 tuổi trở đi, nhiều phụ nữ có thể bị mất từ 1 -2% các tế bào xương sau mỗi năm. Lý do là vì ở tuổi này cơ thể của họ thường được sản xuất ít kích thích tố nữ hơn.
- Sau giai đoạn tắt kinh, lượng kích thích tố nữ do cơ thể sản xuất giảm từ 2-4% mỗi năm, đặc biệt là từ 5-10 năm đầu sau khi tắt kinh. Tình trạng xương bị mất do di chứng tắt kinh gây ra kéo dài khoảng 15-20 năm. Ở giai đoạn tắt kinh, tất cả các phụ nữ đều dần dần bị mất các tế bào xương. Lượng xương bị mất thay đổi tùy theo từng người, nhưng có nhiều người có thể mất tới 30% lượng tế bào xương của cơ thể trong thời gian này. Nếu vì lý do nào đó dẫn đến bị tắt kinh sớm, tế bào xương trong cơ thể sẽ bị mất sớm hơn. Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về việc ngăn ngừa chứng loãng xương càng sớm càng tốt. Những nguyên nhân gây ra chứng Loãng xương ở nam và nữ giới Những nguyên nhân có thể thay đổi . Người bệnh ít hoạt động hoặc không chịu hoạt động . Người hút thuốc . Người uống rượu nhiều . Nhẹ cân . Ít ăn những thức ăn có chứa nhiều chất vôi (Calcium) . Thường hay bị té ngã Những nguyên nhân không thể thay đổi
- . Có cha, mẹ hay ông bà bị loãng xương hoặc là một người trong gia đình đã gãy xương vì loãng xương. . Người thuộc phái nữ . Người tây phương hoặc Á châu . Người có vóc nhỏ con . Chậm đến tuổi dậy thì hoặc tắt kinh sớm . Bị chứng gầy ốm dẫn đến kinh nguyệt không đều, hay kinh nguyệt thất th ường . Đã từng bị gãy xương do loãng xương . Mắc các bệnh khác như thấp khớp, bệnh gan mãn tính hoặc suy thận . Tuổi trên 60 . Tuyến giáp trạng (thyroid) hay cận giáp trạng (parathyroid) hoạt động không bình thường, hoặc đã từng được điều trị bằng kích thích tố giáp trạng. . Thuộc phái nam nhưng có lượng kích thích tố nam thấp . Được chữa trị lâu dài bằng thuốc có chứa chất corticosteroids (thí dụ: Prednisone) Ngăn ngừa loãng xương - giảm nguy cơ mắc bệnh
- . Ăn các thức ăn chứa nhiều chất vôi (calcium) và sinh tố D. Đối với đa số, nếu dùng các phó sản của sữa (dairy products) thí dụ như sữa, da-ua, phô-ma, mỗi ngày 3 lần sẽ có đủ chất vôi cần thiết cho cơ thể. . Sinh tố D giúp cho cơ thể hấp thu chất vôi. Thức ăn có chứa một l ượng nhỏ sinh tố D như lòng đỏ trứng gà, cá nước mặn và các loại bơ chế biến bằng chất béo thực vật (manarine). Nguồn sinh tố D dồi dào nhất là ánh mặt trới (nhưng cần chú ý tránh để da bị cháy nắng). . Tập những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động, mang trên người những vật nặng để xương cứng cáp hơn, thí dụ đi bộ, chơi tenis, nhảy múa và cử tạ. . Nếu có thể được nên đi kiểm tra độ đặc của xương (BMD) . Hỏi bác sĩ xem mình có cần uống thuốc bổ xương hay không . Hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào uống có tác dụng phụ làm xương mỏng đi (để tránh) . Ngưng hút thuốc . Giảm uống rượu bia CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
- Để chẩn đoán loãng cương, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý của quý vị, và hỏi xem quý vị đã bị gãy xương bao giờ chưa. Nói một cách tổng quát, xương bị gãy do loãng xương gây ra khi quý vị va chạm nhẹ vào vật gì đó, hoặc ngã; thí dụ vấp ngã, trượt chân tay hay ngay cả khi ho. Bác sĩ sẽ hỏi về những nguy cơ dẫn đến loãng xương mà quý vị có thể mắc phải và sẽ đo chiều cao của quý vị để so sánh với thời gian trước - nếu chiều cao mất tới 3 cm có nghĩa là quý vị có những chỗ vỡ ở xương sống (đôi khi những chỗ vỡ này không gây đau đớn nên quý vị có thể không để ý). Bác sĩ cũng có thể cho chụp quang tuyến X để xem xương sống của quý vị có chỗ nào bị vỡ hoặc gãy không. Những chỗ gãy do loãng xương gây ra thừơng được gọi là những chỗ xương bị “nghiền” (“crush” fractures) hay xương bị “ép” (“wedge” fractures). Đo độ cứng của xương: khám độ đặc chất khoáng xương (Bone Mineral Denstty) Một trong những phương pháp thử quan trọng nhất để chẩn đoán loãng xương do do độ đặc chất khoáng xương (BMD). Phương pháp này nhằm do độ đặc của xương. Phương pháp BMD phát giác quý vị có bị chứng loãng xương hay không, nếu có thì mức độ trầm trọng như thế nào. Nếu quý vị chưa bị loãng xương, nó có thể giúp đoán được quý vị có nguy cơ bị chứng bệnh này hay không. Phương pháp hữu hiệu nhất để đo độ đặc của x ương là phương pháp chụp DXA (viết tắt của chữDual Enegy X-ray Absorptiometry). Phương pháp này nhanh chóng (ch ỉ
- khoảng 15’) không gây ra đau đớn, an toàn, chỉ dùng một lượng chất phóng xạ (ít hơn khi chụp quang tuyến để khám răng), và được dùng để đo độ đặc của xương sống và xương hông. Nếu đang được trị chứng loãng xương, bác sĩ có thể khám xem phương pháp chữa trị có hiệu quả hay không bằng cách đo độ đặc của x ương trước khi bắt đầu chữa trị và một năm hay hai năm sau quý vị được chữa trị. Điểm quan trọng là nếu có thể được, nên dùng một máy đo độ đặc của xương để kiểm tra. Những ai nên dùng phương pháp BMD Bất cứ ai thấy: . Có những nguy cơ nổi bật dẫn đến loãng xương. . Có những triệu chứng của loãng xương, thí dụ: giảm chiều cao, lưng bị “gù” đi, xương bị gãy vì một tai nạn nhỏ. . Bắt đầu được trị liệu chứng loãng xương. Những ai nên chụp DXA . Quý vị bị loãng xương (đã được chẩn đoán bởi bác sĩ) . Bị gãy xương một lần hay nhiều lần do hậu quả của loãng xương . Quý vị đang dùng thuốc corticosteroids
- . Quý vị dưới 45 tuổi nhưng bị mất kinh hơn 6 tháng vì lượng kích thích tổ nữ thấp. . Quý vị mắc chứng thấp khớp, bị bệnh gan hay thận mãn tính. Máy đo chuẩn đoán độ loãng xương - DXA - Pháp Ý nghĩa kết quả việc thử độ đặc chất khoáng xương Tất cả nhũng lần thử độ đặc chất khoáng x ương (BMD) đều nhằm mục đích tìm hiểu chất lượng của xương ở một vùng nào đó. Những nơi người ta thường thử là vùng xương lưng (vùng trên và dưới thắt lưng) và cổ xương đùi (gắn khớp xương hông). Kết quả sẽ cho quý vị độ T (T-score) và độ Z (Z-score). Độ T là độ đặc của xương của quý vị so sánh với độ đặc xương của một phụ nữ trẻ và khỏe mạnh. Nếu quý vị có độ T là 0 có nghĩa là xương của quý vị bình thường. Nếu quý vị có độ T từ 1 đến 2,5 có nghĩa là quý vị chưa bị chứng loãng xương, nhưng xương của quý vị có độ đặc thấp (osteopenia) và quý vị nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách ngăn ngừa cho tế
- bào xương khỏi bị hao mòn. Nếu quý vị có độ T từ 2,5 trở xuống, nghĩa là quý vị đã bị chứng loãng xương và cần thảo luận với bác sĩ về việc điều trị. Bác sĩ dùng độ Z (Z-score) để so sánh độ đặc xương của quý vị với độ đặc của những người cùng lứa tuổi và giới tính. Các phương pháp thử nghiệm khác, thí dụ nh ư thử máu, có thể được dùng để tìm nguyên nhân gây chứng loãng xương hoặc những chứng bệnh có các triệu chứng tương tự như chứng này. Phương pháp chụp DXA là phương pháp tốt nhất để tiên đoán xem quý vị có thể bị gãy xương trong tương lai hay không, và giúp cho quý vị biết mình có cần được chữa trị kịp thời không. Kết quả thử nghiệm sẽ được gửi cho bác sĩ của quý vị xem xét và đưa ra phương hướng chữa trị. Phương pháp thử siêu âm ở gót chân (thường được thực hiện ở các nhà thuốc/hiệu thuốc) không được xem là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán loãng xương.
- máy phát hiện loãng xương bằng kỹ thuật siêu âm định lượng (QUS) bằng máy SUNLIGHT OMNISENSE của Hoa Kỳ. Đây là một kỹ thuật có độ chính xác cao, dễ thực hiện trên bệnh nhân, không mất nhiều thời gian, không chịu ảnh hưởng của tia X như khi chụp phim X-quang ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Mục đích chính là ngăn ngừa cho tế bào xương không bị mất thêm và tránh cho xương bị gãy. Ngăn ngừa gãy xương là điểm quan trọng. Tuy nhiên nếu xương đã gãy cần có những phương pháp chữa trị nhằm giảm thiểu các tr ường hợp bị gãy thêm xương. Những biện pháp nhằm duy trì cho xương được rắn chắc và tránh xương bị hao mòn hoặc bị gãy mòn: . Ăn những thức ăn có lợi cho xương, nghĩa là có nhiều chất vôi (Calcium) và sinh tố D . Tập thể dục thường xuyên gồm những độc tác như mang tạ và làm mạnh xương . Có cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống nhiều rượu, bia. Các phương pháp chữa trị: Nếu đang bị loãng xương, và dù đã bị gãy xương rồi, cũng chưa hẳn đã quá muốn để bắt đầu việc chữa trị. Ngoài việc làm ngưng sự mất mát của tế bào xương,
- những loại thuốc được chế biến gần đây còn làm cho xương mạnh thêm nữa. Quý vị nên thảo luận với các bác sĩ hoặc những nhà chuyên môn về xương xem loại thuốc nào phù hợp với mình nhất. Thuốc trị loãng xương Những loại thuốc có sẵn hiện nay để trị loãng xương gồm: Bisphosphonates Thuốc Bisphosphonates là những loại thuốc không có chứa kích thích tố nhằm giúp tăng độ đặc của xương. Thuốc này gồm 3 loại chính: Thuốc có chất Risedonate - Thuốc có chất Alendronate - Thuốc có chất Etidronat. Những thuốc này có tác dụng làm tăng độ đặc của xương và giảm thiểu các trường hợp bị gãy xương. Nó còn giúp cho những người đang dùng corticosteroids ngừa loãng xương. Phản ứng bất lợi khi dùng các thuốc Bisphosphonates Phản ứng bất lợi thường ít xảy ra nhưng có thể gồm các chứng liên quan đến đường ruột, đau bụng d ưới, nhức bắp thịt hay khớp x ương, buồn nôn, nóng ban tử, hoặc gây khó chịu ở thực quản. Một biến chứng ? ra nhưng có gặp là xương hàm bị chết-nhưng trường hợp này chỉ xảy ra ở những người dùng thuốc số lượng cao. Thuốc điều hòa lượng kích thích tố nữ (SERMs)
- Thuốc điều hòa lượng kích thích tố nữ (Selective Oestrogen Receptor Modulators) tương tự như các loại thuốc dùng trong phương pháp. Điều trị các triệu chứng tắt kinh bằng kích thích tố nữ (Hormone Replacement), nhưng khác với các phương pháp vừa kể, các thuốc này không ảnh hưởng đến vú hay tử cung. Nghĩa là chúng làm mạnh xương nhưng không làm gia tăng nguy cơ ung thư vú hay tử cung. Một loại thuố SERM chính bán trên thị trường là thuốc có chất Raloxifene (nh ãn thuốc Evista) để trị loãng xương. Nó làm tăng độ đặc của xương làm giảm nguy cơ đốt xương sống bị nghiền. Phản ứng bất lợi khi dùng các thuốc điều hòa lượng kích thích tố nữ (SERMs) Thuốc có thể làm tăng những trường hợp cơ thể bị nóng bức, khó chịu trong giai đoạn tắt kinh, và cũng có thể làm máu đóng cục trong tĩnh mạch. Phương pháp điều trị bằng kích thích tố (Hormone Therapy) Phương pháp này làm giảm việc mất tế bào xương và làm tăng độ đậm đặc của xương ở cả xương sống và xương hông, và làm giảm nguy cơ gãy xương của phụ nữ sau khi tắt kinh. Phương pháp Hormone Therapy thường được dùng dưới dạng thuốc viên hoặc cao dán trên da. Tuy nhiên những nghiên cứu mới đây cho thấy phương pháp Hormone Therapy có thể làm tăng đôi chút tỷ lệ ung thư vú, chứng tai biến mạch máu não và cơn đột
- quỵ tim. Vì lý do này, các bác sĩ đề nghị không nên dùng phương pháp điều trị bằng kích thích tố (HT) để ngừa loãng xương trong thời gian dài. Nhưng phương pháp này thực sự có hiệu quả trong việc trị các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tắt kinh, nên nhiều người vẫn dùng phương pháp này. Kích thích tố tuyến cận giáp trạng-PTH (tên nhãn thuốc là Forteo) Teriparatide, một hóa chất thuộc dạng kích thích tố tuyến cận giáp trạng, đ ược dùng để trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau thời kỳ tắt kinh và ở nam giới có nguy cơ gãy xương cao. Nó thuộc về một nhóm thuốc có tên “tác tố tạo cốt” (“bone formation agent”), giúp cho cơ thể tạo thêm các xương mới. Ngừơi dùng phương pháp này phải chích thuốc hàng ngày trong vòng 24 tháng. Phản ứng bất lợi của PTH: có thể gây buồn nôn, chân bị vọp bẻ, chuột rút và choáng váng. Các loại thuốc mới giới thiệu trên thị trường: Strontium Ranelate (tên nhãn thuốc là Protos) Chất strontium trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau khi tắt kinh và làm giảm các nguy cơ bị gãy xương. Thuốc Protos đóng gói dưới dạng bột, dễ tan trong n ước, được dùng hàng ngày. Ibandronate Sodium (tên nhãn thuốc là Boniva)
- Chất Ibandronate là một loại bisphosphate mới được dùng để ngăn ngừa và điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau tắt kinh. Thuốc làm giảm sự mất tế bào xương, tăng độ đặc của xương và giảm trường hợp xương sống bị gãy. Thuốc được dùng một tháng một lần, và uống cùng một ngày trong tháng. Những thuốc nêu trên chỉ được chỉ định cho từng tr ường hợp cụ thể khi đã xác định được nguyên nhân gây loãng xương. Còn tất cả các trường hợp loãng xương dù đã xác định được nguyên nhân hay chưa (nguyên phát hay thứ phát), việc chữa trị đều cần đến thuốc bổ xương có chứa chất vôi (calcium) Thuốc bổ có chất vôi (Calcium) Những phụ nữ đã vào thời kỳ tắt kinh, các vị thuộc phái nam đã lớn tuổi cần một lượng chất Calcium 1000 mg-1300 mg mỗi ngày. Nếu hàng ngày thức ăn không đủ cung cấp lượng Calcium như trên, quý vị cần thảo luận với bác sĩ để được chỉ định một thuốc Calcium thích hợp. Vitamin D Vitamin D quan trọng trong việc giúp cho cơ thể hấp thu lượng Calcium cần thiết. Vitamin D có trong ánh mặt trời, trong một số loại thức ăn và thuốc bổ. Một số người thiếu vitamin D hơn những người khác, thí dụ người già ít khi ra khỏi nhà,
- những người được chăm sóc tại viện dưỡng lão, những người da màu hoặc những người vì lý do tôn giáo phải mặc quần áo che kín người. Nguyên tắc khi dùng thuốc: . Được sự kê toa của bác sĩ . Thảo luận với người bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc mới và cần biết rõ: o Tên thuốc o Tại sao mình cần dùng thuốc này o Dùng thuốc như thế nào o Phản ứng bất lợi của thuốc nếu có o Nếu cơ thể có phản ứng khó chịu với thuốc cần phải làm gì o Bị rắc rối về thị lực (tầm nhìn) o Cơ thể dễ bị mất thăng bằng và bắp thịt yếu Phương pháp tập thể dục nào tốt nhất để giúp cho xương rắn chắc? Bất cứ phương pháp tập thể dục nào đó đòi hỏi cơ thể của quý vị phải chịu sức nặng của chính nó và đòi hỏi quý vị phải chạy, nhảy đều giúp tạo xương mới và tránh cho xương khỏi bị hao mòn. Đi bộ, chạy, khêu vũ, đánh vợt, bóng chuyền,
- cử tạ và đánh bóng rổ, đều có lợi cho xương cả (bơi lội không phải là môn thể dục có lợi cho xương) Những lời khuyên hữu ích cho việc tập thể dục . Muốn gây tác động trên xương, việc tập thể dục cần phải THỪƠNG XUYÊN và TƯƠNG ĐỐI MẠNH BẠO. Tốt nhất nên tập NHIỀU động tác thể dục khác nhau. Tập những động tác thể dục NGẮN GỌN, MẠNH MẼ (thí dụ cử tạ hay đi bộ thật nhanh trong 15 phút) có lẽ có lợi cho xương hơn là việc đi bộ “nhàn hạ” một tiếng đồng hồ. . Tập thể dục ngày 2 lần (20 phút) mỗi lần cách nhau 8 tiếng đồng hồ, có lợi cho xương hơn là tập 1 lần. . Tập lúc đầu chậm, rồi từ từ tăng tốc độ. . Những động tác nhằm làm mạnh các bắp thịt, tạo thăng bằng và cải thiện sự phối hợp các vận động của cơ thể giúp tránh được sự té ngã. Tập Thái Cực Quyền và các loại thể dục tương tự (như yoga Pilates và các động tác yoga nhẹ nhàng) đều giúp tránh được bị ngã. Tập thể dục để giúp cho chứng loãng xương Nếu đã bị chứng loãng xương và đã từng bị gãy xương rồi, quý vị nên hỏi ý kiến bác sĩ hay nhân viên vật lý trị liệu trước khi bắt đầu chương trình tập thể dục.
- . Khởi đầu bằng chương trình làm mạnh xương và bắp thịt cơ bản . Ghi danh vào một lớp dạy ngăn ngừa việc té ngã . Nếu bị gãy xương rồi quý vị nên o Tránh các động tác gây sự va chạm, tránh văn vẹo cơ thể hoặc nhảy nhót o Tránh những cử động gây những va chạm đột ngột, bất ngờ o Tránh những động tác làm cho phải gập người lại o Tránh việc cúi xuống, ngửa lên o Tránh nhấc những vật nặng. Tránh té ngã Tập thể dục giúp cho tư thế, sự cân bằng của cơ thể tốt và bắp thịt mạnh mẽ thường ít khi bị ngã và do đó ít bị thương tích. Thí dụ, những phụ nữ phải ngồi một ngày chín tiếng dễ bị gãy xương hông hoặc những phụ nữ ngồi làm việc sáu tiếng một ngày. Một số các chương trình tập thể dục đặc biệt có thể giúp tránh được nguy cơ bị té ngã khoảng 20% và cũng có thể giúp tránh bớt được những thương tích trầm trọng. TẬP THỂ DỤC ĐỂ NGỪA CHỨNG LO ÃNG XƯƠNG VÀ TRÁNH TÉ NGÃ
- Tập thể dục giúp cho x ương được rắn chắc, tránh được việc té ngã và gãy xương, đồng thời giúp cho quý vị phục hồi nhanh chóng hơn sau khi xương bị gãy. Một số phương pháp tập thể dục có ích cho cơ thể hơn những phương pháp khác. Việc tập thể dục giúp cho xương của trẻ em được rắn chắc hơn Xương có rắn chắc hay không tùy thuộc trước hết vào việc xương được cấu tạo như thế nào. Đối với nhiều người, xương của họ rắn chắc và mạnh mẽ nhất ở lứa tuổi hai mươi. Sau đó, độ đặc của xương bắt đầu giảm đi. Muốn cho x ương được mạnh mẽ, rắn chắc, các em cần có đủ l ượng chất vôi cần thiết cho thức ăn hàng ngày. Cơ thể các em cũng cần có đủ l ượng vitamin D để giúp các em hấp thu chất Calcium. Ở ngoài nắng một thời gian ngắn giúp cho cơ thể sản xuất đủ lượng vitamin D cần thiết. Ngay cả trước giai đoạn dậy thì, vấn đề tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp cho xương rắn chắc. Đối với sự phát triển của xương, không bao giờ quá sớm (hoặc quá muộn) để bắt đầu cho xương mạnh mẽ, rắn chắc cả. Xương ở cơ thể của các em gái năng động rắn chắc hơn 40% xương của những em gái ở cùng lứa tuổi nhưng không chịu hoạt động. Tập thể dục giúp xương rắn chắc ở người lớn Tập thể dục có thể giúp cho xương mạnh mẽ và rắn chắc hơn ở người lớn. Xương bắt đầu mòn dần ở cơ thể bốn mươi. Trong những năm bắt đầu đến tuổi trung niên,
- tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp cho xương được rắn chắc, cũng như làm tăng sức mạnh của bắp thịt, sự dẻo dai của tim và phổi. Tập thể dục giúp cho xương rắn chắc ở các vị lớn tuổi và giúp tránh được té ngã Mục đích của việc tập thể dục trong nhóm các vị lớn tuổi t ùy thuộc vào vấn đề xương của họ có rắn chắc và khỏe mạnh không. Nếu chưa bị loãng xương, điều quan trọng là quí vị nên tập thể dục để cho x ương và bắp thịt mạnh mẽ. Tập thể dục còn giúp cải thiện sự thăng bằng của cơ thể. Tập thể dục còn giúp cải thiện sự thăng bằng của cơ thể, tư thế ngồi, đứng và điều khiển các cử động của cơ thể. Tập thể dục cho tư thế và sự thăng bằng của cơ thể được vững chãi. Những người bị chứng loãng xương dễ bị gãy xương hơn những người xương rắn chắc bình thường. Xương bị gãy thường là do bị ngã. Những vị lớn tuổi dễ bị gãy xương hơn vì họ có khuynh hướng dễ ngã hơn. Hàng năm có khoảng 40% những người trên 65 tuổi bị ngã ít nhất là một lần. Tránh bị ngã có nghĩa là xương ít bị gãy hơn, đặc biệt là xương hông. Đa số các trường hợp gãy xương hông là do bị té ngã mà ra. Việc ngã đôi khi có thể tránh được. Những người có tư thế đi, đứng, nằm, ngồi vững chãi, cơ thể thăng bằng và bắp thịt mạnh mẽ ít khi bị ngã hơn và do đó ít bị thương tích hơn. Ngược lại, những người ít hoạt động dễ bị gãy xương hông hơn
- những người năng hoạt động. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự té ngã, nhưng những nguyên nhân chính có thể gây nguy hiểm cho quý vị hơn gồm: . Đã từng bị ngã rồi . Đang dùng nhiều loại thuốc khác nhau . Bị các chứng bệnh kinh niên . Bị các chứng viêm khớp, đặc biệt là ở chân. Các chươngtrình tập thể dục dành cho các vị lớn tuổi thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người, và việc làm tăng từ từ sức mạnh của bắp thịt, cải thiện sự thăng bằng của cơ thể và việc đi bộ. Sự thăng bằng của cơ thể Bắp thịt yếu, những thay đổi về áp huyết hoặc nhịp đập tim, ảnh h ưởng của thuốc men, rắc rối ở tai và ngay cả việc ăn uống không đúng cách có thể làm ảnh hưởng sự thăng bằng của cơ thể. Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, quí vị có thể cải thiện cơ thể bằng cách: . Hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên viên vật lý trị liệu về việc tập thể dục để cải thiện sự cân bằng của cơ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh loãng xương
6 p | 270 | 75
-
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRN BỆNH LOÃNG XƯƠNG
2 p | 189 | 32
-
ĐẠI CƯƠNG BỆNH LOÃNG XƯƠNG
8 p | 177 | 32
-
Bệnh loãng xương: Những điều bạn cần biết
5 p | 160 | 27
-
Còi xương, loãng xương và sự khác nhau trong sử dụng thuốc
5 p | 99 | 14
-
Phòng và điều trị loãng xương theo Đông y.
3 p | 78 | 9
-
Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương
5 p | 113 | 7
-
Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa được không?
5 p | 111 | 7
-
Những điều cần biết về phòng ngừa loãng xương
5 p | 114 | 6
-
Phòng và điều trị bệnh loãng xương: Phần 1
83 p | 27 | 6
-
Hội chứng dễ bị tổn thương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi
10 p | 14 | 5
-
Phòng chống chứng loãng xương thế nào cho hiệu quả
4 p | 57 | 4
-
Phòng chống nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi
2 p | 106 | 4
-
Triệu chứng của bệnh loãng xương
5 p | 78 | 3
-
Bệnh loãng xương và cách điều trị: Phần 1
153 p | 39 | 2
-
Tần suất và yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng xương của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
5 p | 21 | 2
-
Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ đến khám tại BVĐK Nhật Tân
4 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn