intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa được không?

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng loãng xương là biểu hiện tất yếu của tuổi già chứ không hẳn là một căn bệnh. Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm vì khoa học đã chứng minh đây chính là dạng bệnh lý có khả năng gây nguy hiểm lớn đến người bệnh, vốn không chỉ có ở người già mà còn xuất hiện cả ở những người trẻ bị thiếu hụt canxi trong thời gian dài. Nhóm có nguy cơ loãng xương cao nhất lại chính là phụ nữ, nhất là phụ nữ châu Á do có khung xương nhỏ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa được không?

  1. Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa được không? Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng loãng xương là biểu hiện tất yếu của tuổi già chứ không hẳn là một căn bệnh. Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm vì khoa học đã chứng minh đây chính là dạng bệnh lý có khả năng gây nguy hiểm lớn đến người bệnh, vốn không chỉ có ở người già mà còn xuất hiện cả ở những người trẻ bị thiếu hụt canxi trong thời gian dài.
  2. Nhóm có nguy cơ loãng xương cao nhất lại chính là phụ nữ, nhất là phụ nữ châu Á do có khung xương nhỏ, quá trình sinh nở nhiều, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi. Vậy loãng xương là dạng bệnh như thế nào? Y học định nghĩa loãng xương là một hội chứng với đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến nguy cơ gia tăng gãy xương. Các nguyên nhân gây loãng xương thường là do cơ thể bị thiếu hụt canxi và vitamin D (nguyên nhân chính), ít hoạt động thể lực, hút thuốc lá và uống nhiều rượu, sử dụng lâu dài chất Corticosteroids trong điều trị các bệnh mạn tính…
  3. Ở phụ nữ, nguyên nhân gây loãng xương còn do lo lắng về việc tăng cân nên hạn chế uống sữa, ăn kiêng không đúng cách. Đặc biệt, từ 35 tuổi trở đi, tốc độ hủy xương xảy ra nhanh hơn tốc độ tạo xương, dẫn đến nguy cơ loãng xương. Loãng xương là căn bệnh “khó nhằn” khi về cơ bản nó không thể được điều trị dứt điểm và việc điều trị thì vô cùng tốn kém – tương đương chi phí điều trị của bệnh ung thư vú, cổ tử cung cộng lại. Đây lại là căn bệnh mạn tính có diễn biến âm thầm, và không có dấu hiệu báo trước cho tới khi xảy ra gãy xương (gãy cổ xương đùi là biến chứng nghiêm trọng nhất dẫn đến tử vong). Có thể nói hậu quả này vô cùng nặng nề bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh (sự đau đớn, tàn tật) và về lâu dài thì đó chính là một gánh nặng cho xã hội (chi phí cao). Các số liệu cho thấy 20% bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ bị tử vong trong vòng 1 năm sau đó, 50% còn lại bị tàn phế hoặc tàn phế nặng phải có người trợ giúp suốt đời. Tại Việt Nam mỗi năm, ước tính có 2,5 triệu người bị loãng xương (riêng năm 2010 là 2.800.000 người). Cách tốt nhất để là phòng ngừa loãng xương là bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể ngay từ độ tuổi 35 khi xương bắt đầu suy yếu. Nhưng làm thế nào để bổ sung hiệu quả Canxi và Vitamin D? Tại Đông Nam Á, 120 phụ nữ đã được lựa chọn để tham gia một nghiên cứu đặc biệt(*) chưa từng thực hiện trước đây. Nghiên cứu này được thực hiện bởi
  4. các chuyên gia xương khớp thế giới nhằm đánh giá tác động của sữa có bổ sung canxi đối với việc bảo vệ xương. Họ được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, tham gia thử nghiệm trong 16 tuần. Một nhóm dùng 2 ly (60g) sữa bột có hàm lượng canxi cao bổ sung vitamin D mỗi ngày. Nhóm còn lại dùng 2 ly (60g) sữa placebo (hỗn hợp giả sữa giống như sữa thông thường) mỗi ngày. Tình trạng vitamin D và các chỉ số sinh hóa của quá trình chu chuyển xương của những người tham gia được đánh giá ở thời điểm trước thử nghiệm và sau 2 – 8 và 16 tuần thử nghiệm. Kết quả cho thấy nhóm phụ nữ uống sữa có h àm lượng canxi cao và được bổ sung vitamin D được cải thiện đáng kể tình trạng thiếu vitamin D (tỷ lệ thiếu giảm từ 70% xuống 22% ở Indonesia và từ 20% xuống 0% ở Philippines). Sau 4 tuần thử nghiệm, các chỉ số nồng độ PTH & CTX ở nhóm phụ nữ này giảm đáng kể (PTH là loại hoóc-môn giúp giúp điều chỉnh tỷ lệ canxi trong cơ thể, PTH thấp chứng tỏ tốc độ mất canxi trong x ương chậm đi. CTX là chỉ số hủy xương , CTX thấp đi chứng tỏ quá trình hủy xương giảm). Ảnh hưởng này được đánh giá là rất có lợi đối với sự chuyển hóa xương và làm giảm đáng kể sự suy giảm xương ở phụ nữ. Từ đó có thể kết luận rằng việc uống sữa có hàm lượng canxi cao bổ sung vitamin D là một cách hiệu quả để phòng chống loãng xương. Với việc uống sữa có bổ sung canxi hằng ngày, phụ nữ có thể an tâm với sức khỏe xương của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2