intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 11 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo và luyện tập với "Bộ 11 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)" được TaiLieu.VN chia sẻ sau đây giúp bạn hệ thống kiến thức môn học một cách hiệu quả, đồng thời giúp bạn nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo khi giải đề thi nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối học kì 2 sắp diễn ra. Chúc các bạn ôn thi đạt hiệu quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 11 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Lịch Sử Lớp 7 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. “Luật Hồng Đức” ra đời trong thời kì nào?

A. Thời Lý – Trần                 B. Thời Tiền Lê.                 C. Thời Lê sơ.                 D. Thời nhà Hồ.

Câu 2. Nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình, lăng tẩm, cung điện tại đâu?

A. Lam Sơn (Thanh Hóa).            B. Hương Khê (Thanh Hóa).            C. Núi Chí Linh (Thanh Hóa).            D. Lam Kinh (Thanh Hóa).

Câu 3. Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?

A. Lê Chiêu Thống.                 B. Nguyễn Hoàng                 C. Nguyễn Kim.                 D. Trịnh Kiểm

Câu 4. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn            B. Nhà Mạc với nhà Lê            C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.           D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.

Câu 5. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn vào năm nào?

A. 1771                                 B. 1777                                C. 1775.                                 D. 1780.

Câu 6. Ai là người được vua Quang Trung lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm?

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.                 B. Nguyễn Thiếp.                 C. Nguyễn Hữu Cầu.                 D. Ngô Thì Nhậm.

Câu 7. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào?

A. 1802.                                 B. 1804.                                 C. 1806.                                 D. 1807.

Câu 8. Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là gì?

A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.                                 B. Đại Nam thực lục.

C. Lịch triều hiến chương loại chí.                                                     D. Sơ học bị khảo.

Câu 9. Vị thầy thuốc có uy tín lớn ở Việt Nam thế kỉ XVIII là

A. Nguyễn Bá Tĩnh                 B. Lê Hữu Trác.                 C. Hồ Đắc Di.                 D. Tôn Thất Tùng.

Câu 10. Về quân sự, Quang Trung cho thực hiện chính sách gì để mộ binh?

A. Quân dịch.                 B. Ngụ binh ư nông.                 C. Tuyển người đủ 18 tuổi đi lính                 D. Không bắt buộc đi lính.

Câu 11. Viên tướng nào được nhà Thanh cử đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta vào năm 1788?

A. Sầm Nghi Đống.                 B. Tôn Sĩ Nghị                 C. Thoát Hoan.                 D. Ô Mã Nhi.

Câu 12. Sau khi đánh bại giặc ngoại xâm, Quang Trung đã chọn địa phương nào đóng đô?

A. Thăng Long                 B. Gia Định.                 C. Bình Định.                 D. Phú Xuân.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 1 (2,5 điểm).

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cảu phong trào nông dân Tây Sơn.

Câu 2 (4,5 điểm).

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?


2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Phòng GD&ĐT Thành phố Hội An

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là

A. Nguyễn Trãi.                 B. Nguyễn Huệ.                 C. Lê Lợi.                 D. Lê Lai.

Câu 2. Thời kì Lê sơ những đối tượng nào trong xã hội không được phép đi học, đi thi?

A. Hoàng tử, công chúa.            B. Những kẻ làm nghề ca hát.            C. Những người nghèo khổ.            D. Địa chủ, nông dân.

Câu 3. Chọn nhân vật đúng cho câu sau bằng cách điền vào chỗ trống (...)

“Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ...... tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân”.

A. Nguyễn Hữu Cầu.                 B. Nguyễn Hữu Chỉnh.                 C. Nguyễn Thiếp.                 D. Ngô Thì Nhậm.

Câu 4. Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa vì

A. Lam Sơn đã từng là căn cứ cho nhiều cuộc khởi nghĩa.

B. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, dễ vận chuyển bằng đường thủy.

C. Lam Sơn nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, đây là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.

D. Lam Sơn là nơi tập trung đông dân cư.

Câu 5. Nhà Lê bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu từ

A. đầu thế kỉ XVI.                 B. giữa thế kỉ XVI.                 C. cuối thế kỉ XVI.                 D. đầu thế kỉ XVII.

Câu 6. Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật mang tên là

A. Hình thư.                 B. Hình luật.                 C. Quốc triều hình luật.                 D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 7. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

C. Phong trào nông dân bị đàn áp.

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

Câu 8. Thời Lê sơ, tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn trong xã hội?

A. Phật giáo.                 B. Nho giáo.                 C. Đạo giáo.                 D. Thiên Chúa giáo.

Câu 9. “….Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện…” là lời dặn các quan của vị vua nào?

A. Lê Thái Tổ.                 B. Lê Nhân Tông.                 C. Lê Hiển Tông.                 D. Lê Thánh Tông.

Câu 10. Dưới thời Lê sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là

A. phép quân điền.                 B. phép tịch điền.                 C. phép phân điền.                 D. phép lộc điền.

Câu 11. Đầu thế kỉ XVI mâu thuẫn nào diễn ra gay gắt nhất?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân với tá điền.                                                B. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.

C. Mâu thuẫn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.                    D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc bao nhiêu năm đô hộ của nhà Minh?

A. 10 năm.                                 B. 20 năm.                                 C. 30 năm .                                 D. 40 năm.

Câu 13. Vì sao dưới thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần?

A. Bị chết nhiều.

B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực.

C. Quan lại không cần nô tì nữa.

D. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì.

Câu 14. Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì?

A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh.

B. Tiến quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh.

C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê- Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước.

D. Tiêu diệt chúa Trịnh, lập nên triều đại mới.

Câu 15. Vì sao từ thế kỉ XVI nhà Lê suy thoái?

A. Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.

B. Quan lại cậy thế hà hiếp, bóc lột nhân dân.

C. Nhà Lê không được nhân dân ủng hộ.

D. Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình chia thành phe phái, tranh giành quyền lực.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Câu 3. (3,0 điểm) Trình bày những việc làm chính của Quang Trung về kinh tế, chính trị, văn hóa. Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?


3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường TH&THCS Bãi Thơm

I.TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1: Ở Đàng trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:

A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.

B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.

C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.

D. củng cố cơ sở cát cứ.

Câu 2: Ở các thế kỷ XVI – XVII, tư tưởng, tôn giáo nào vẫn được chính quyền đề cao?

A.Nho giáo.                 B. Phật giáo.                 C. Đạo giáo.                 D. Thiên chúa giáo.

Câu 3. Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm là:

A.Sông Bạch Đằng                 B.Sông Như Nguyệt                 C.Rạch Gầm-Xoài Mút                 D.Chi Lăng –Xương Giang.

Câu 4. Trong 5 ngày đêm ,Quang Trung đã quét sạch ……quân Thanh.

A. 26 vạn                 B. 27 vạn                 C. 28 vạn                 D. 29 vạn.

Câu 5: Vua Quang Trung dung chữ gì để làm chữ viết chính thức cho đất nước?

A. Chữ Hán.                 B. Chữ Nôm.                 C. Chữ Nôm và chữ Hán.                 D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 6. Để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, vua Quang Trung đã ban hành:

A. Chiếu khuyến khích kinh tế.                 B. Chiếu phát triển đất nước.                 C. Chiếu khuyến nông.                 D. Chiếu lập học.

Câu 7. Năm 1815,nhà Nguyễn đã ban hành luật

A. Hồng Đức                 B. Gia Long                 C. Hình luật                 D. Hình thư.

Câu 8. Điền vào chỗ chấm:

Dưới thời Nguyễn ,nước ta chia làm …………….

A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.      B. 32 tỉnh và một phủ trực thuộc.       C. 31 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.       D.33 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

Câu 9: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp.

Cột A Ghép nối Cột B
1. Hạ thành Quy Nhơn 1 với… A. 1777.
2. Lật đỗ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong 2 với… B. 1773.
3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm 3 với… C. 1789.
4. Đánh tan quân xâm lược Thanh  4 với… D. 1785.

B.TỰ LUẬN : (7điểm)

Câu 1. (4 điểm) Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu?

Câu 2. (3 điểm) Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?


4. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Hòa Chính

I. TRẮC NGHIỆM : (4 ĐIỂM)

Câu 1: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?

A. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Việt.                                   B. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Nam.

C. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Việt Nam.                                 D. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Nam Việt.

Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ.                 B. Lê Nhân Tông.                 C. Lê Thánh Tông.                 D. Lê Thái Tông.

Câu 3: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

A. Được xem như quốc giáo.

B. Được nhà nước phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

C. Không hề được quan tâm.

D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

Câu 4: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

A. Năm 1778.                 B. Năm 1788.                 C. Năm 1789.                 D. Năm 1790.

Câu 5: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?

A. Sầm Nghi Đống.                 B. Hứa Thế Hanh.                 C. Tôn Sĩ Nghị.                 D. Càn Long.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhà Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.

B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.

C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.

D. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.

Câu 7: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

A. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng.                                             B. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long.

C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị.                                                 D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức.

Câu 8: Những năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh?

A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.                                                 B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.                                                 D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

II. TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm): Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ?

Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy cho biết ai là người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ? Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta?

Câu 3 (1,5 điểm): Em hãy cho biết chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào?


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 11 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2