intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 (Có đáp án) là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11 nhằm giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kì kiểm tra giữa học kì sắp diễn ra. Cùng tham khảo, luyện tập với đề thi để nâng cao khả năng giải bài tập sinh học nhanh và chính xác nhé! Chúc các bạn kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)

  1. BỘ 15 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 (CÓ ĐÁP ÁN) NĂM 2020-2021
  2. 1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối chuyên) 2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối cơ bản) 3. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm 4. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên 5. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân 6. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Linh Trung 7. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến 8. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh 9. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can 10. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 11. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Hiền 12. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ 13. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển 14. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Sào Nam 15. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú
  3. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 306 Câu 1: Có mấy nội dung sau đây không đúng khi đề cập đến sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ? (1) Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. (2) Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). (3) Phần lớn ion khoáng được hấp thụ vào cây theo cách thụ động. (4) Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 2: Cho các biện pháp để làm tăng năng suất cây trồng như sau: (1) Bón đủ phân kali giúp tăng sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt, củ, quả. (2) Mật độ trồng hợp lí và thời vụ thích hợp. (3) Sử dụng hợp lý các biện pháp nông sinh. (4) Chọn giống cây trồng có khả năng quang hợp cao. Những biện pháp đúng là: A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 3, 4. Câu 3: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở A. mang. B. bề mặt toàn cơ thể. C. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,… D. phổi. Câu 4: sinh vật nhân thực, m RN được tổng hợp theo các bước tuần tự là A. Gen tách loại intron gh p các exon m RN sơ khai m RN. B. Gen m RN sơ khai tách loại exon gh p các intron m RN. C. Gen tách loại intron m RN sơ khai gh p các exon m RN. D. Gen m RN sơ khai tách loại intron gh p các exon m RN. Câu 5: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp, câu nào sau đây có nội dung không đúng? A. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau là khác nhau. B. Nhiệt độ chỉ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha tối của quang hợp. C. Thực vật sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 580C. D. Đối với cây ưa nhiệt, quang hợp đã bị hư hại ở nhiệt độ 120C. Câu 6: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (U X) gắn bổ sung với côđon mở đầu ( UG) trên m RN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị b tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị b của ribôxôm gắn với m RN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên m RN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 - tARN (aa1: axit amin gắn liềnsau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên m RN theo chiều 5’ 3’ (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn k o dài chuỗi pôlipeptit là: A. (3) (1) (2) (4) (6)  (5). B. (5)  (2)  (1)  (4) (6) (3). C. (1) (3)  (2)  (4) (6) (5). D. (2) (1) (3) (4) (6)  (5). Câu 7: Khi x t về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng? A. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. B. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. Trang 1/4 - Mã đề 306
  4. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 8: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành TP, N PH trong quang hợp? A. iệp lục b. B. iệp lục a và diệp lục b. C. iệp lục a, diệp lục b và carôtenôit. D. iệp lục a. Câu 9: Mã di truyền có tính thoái hóa, nghĩa là A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. B. tất cả các loài sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền. C. các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền. D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin. Câu 10: Nội dung nào sau đây không đúng khi đề cập đến sự điều hòa hoạt động của tim? A. Kích thích giao cảm mạnh làm tăng nhịp tim. B. Nồng độ CO2 tăng, nồng độ O2 giảm làm tim đập chậm. C. đrênalin có tác dụng làm tim đập nhanh. D. Hoạt động của tim được điều hòa bởi cơ chế thần kinh, thể dịch và tim còn có khả năng tự điều hòa. Câu 11: Khi đề cập đến đường phân (I) và chu trình Crep (II), có bao nhiêu nội dung sau đây đúng? (1) Nguyên liệu của I là glucôzơ, nguyên liệu của II là axêtyl – coA. (2) Vị trí xảy ra của I ở tế bào chất, còn của II ở màng trong ti thể. (3) I và II không phải là giai đoạn tạo nhiều TP nhất trong hô hấp tế bào. (4) Từ 1 phân tử glucôzơ qua I và II sẽ thu được 4 TP. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 12: Một gen có 2500 nuclêôtit và 3250 liên kết hyđrô. Mạch 1 của gen có 275 nuclêôtit loại X và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Mạch 1 của gen có X/G = 15/19. (2) Mạch 1 của gen có (T+X)/( +G) = 12/13. (3) Mạch 2 của gen có T/G = 5/19. (4) Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 13: Có mấy nội dung sau đây đúng khi nói về sự trao đổi khí ở động vật? (1) Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. (2) Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang là do dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song, ngược chiều với dòng nước. (3) Lưỡng cư sống được ở nước và cạn là nhờ hô hấp bằng da và bằng phổi. (4) Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa nội bào. D. Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa ngoại bào. Câu 15: Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước A. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn. B. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn. C. không sắc nhọn bằng; ruột dài hơn. D. sắc nhọn hơn; ruột ngắn hơn. Câu 16: Khi nói về quá trình cố định đạm, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cố định đạm là một quá trình khử N2 thành NH3. B. Quá trình cố định đạm cung cấp đạm NO3- cho cây. C. Quá trình cố định đạm chỉ diễn ra ở các vi khuẩn sống cộng sinh. D. Quá trình cố định đạm diễn ra ở môi trường hiếu khí. Trang 2/4 - Mã đề 306
  5. Câu 17: một số cây (như cây thường xuân), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không? A. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá. B. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng. C. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá. D. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì. Câu 18: Khi tìm hiểu về hoạt động của tim và huyết áp, một học sinh đã rút ra các kết luận sau : (1) hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. (2) Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn. (3) Tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng còn khi tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. (4) Huyết áp cực đại lúc tim co, cực tiểu lúc tim giãn. Trong các kết luận trên có mấy kết luận đúng? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 19: tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong A. ống tiêu hóa. B. túi tiêu hóa. C. không bào tiêu hóa. D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa. Câu 20: Có mấy hoạt sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp? (1) Giải phóng O2. (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat. (3) Giải phóng electron từ quang phân li nước. (4) Tổng hợp nhiều phân tử TP. (5) Sinh ra các phân tử H2O mới. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 21: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên chủ yếu cho cây là A. quá trình phân giải xác sinh vật và quá trình cố định đạm của vi khuẩn. B. vi khuẩn phản nitrat hóa và vi khuẩn nitrat hóa. C. các phản ứng quang hóa và quá trình cố định đạm của vi khuẩn D. phân bón hóa học và quá trình cố định đạm của vi khuẩn. Câu 22: Những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Đối với cây trồng chủ yếu thu hoạch bằng thân – lá thì nên bón nhiều phân đạm hơn phân kali và phôtpho. (2) Đối với cây trồng chủ yếu thu hoạch lấy củ thì nên bón nhiều phân đạm hơn phân kali và phôtpho. (3) Con người có khả năng bổ sung các chất khoáng cho thực vật bằng cách phun bổ sung các dung dịch khoáng lên lá. (4) Để cây sinh trưởng, phát triển tốt cần bón đủ các loại phân khoáng. A. 2, 3 và 4. B. 2 và 3. C. 1, 2, 3 và 4. D. 1, 3 và 4. Câu 23: Có mấy nội dung sau đây đúng khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM? (1) thực vật C M, quá trình cacboxyl hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm, còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày. (2) Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3> C4> CAM. (3) các nhóm thực vật C3 và C4, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. (4) Thực vật C4 có 2 dạng lục lạp: lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 24: Khi chúng ta ăn mặn sẽ làm áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, lúc đó thận sẽ làm gì để cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể ? A. tăng tái hấp thụ nước, giảm lượng nước tiểu bài xuất. B. tăng tái hấp thụ nước, giảm lượng nước tiểu bài xuất, uống thêm nước để giải khát. C. tăng lượng nước tiểu bài xuất để làm giảm lượng Na+. D. uống thêm nước để giải khát đồng thời làm giảm nồng độ Na+. Trang 3/4 - Mã đề 306
  6. Câu 25: Hô hấp là quá trình .............. đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Nội dung điền vào (...) đúng là: A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, C. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, D. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành C6H12O6 và O2, Câu 26: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là: A. Tim động mạch mao mạch tĩnh mạch tim. B. Tim mao mạch động mạch tĩnh mạch tim. C. Tim tĩnh mạch mao mạch động mạch tim. D. Tim động mạch tĩnh mạch mao mạch tim. Câu 27: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp, nhận định nào sau đây đúng? A. Pha tối của quang hợp sử dụng nguyên liệu TP từ hô hấp. B. Cả hai quá trình đều tổng hợp nên TP và chất hữu cơ. C. Cả hai quá trình đều chuyển hóa quang năng thành hóa năng. D. Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Câu 28: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ: A. sự di chuyển của chân. B. vận động của cánh. C. sự nhu động của hệ tiêu hoá. D. sự co dãn của phần bụng. 0 Câu 29: vi khuẩn, một m RN dài 2550 . Mạch gốc (chỉ tính vùng mã hóa) của gen tổng hợp nên m RN đó có 100T, 125G, 225X. Bộ ba kết thúc trên m RN là U G. Số lượng mỗi loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã của tất cả các lượt t RN đã tham gia quá trình dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là : A. 299A, 99U, 125G, 224X. B. 100A, 300U, 125G, 225X. C. 99A, 299U, 125G, 224X. D. 299A, 99U, 124G, 225X. Câu 30: Vai trò của pha sáng trong quang hợp là A. khử nước tạo ATP và NADPH cung cấp cho pha tối tổng hợp chất hữu cơ. B. oxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành TP và NADPH, đồng thời giải phóng O2. C. tổng hợp TP và chất nhận CO2 để tạo ra chất hữu cơ. D. khử CO2 nhờ TP và N PH để tổng hợp chất hữu cơ. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 306
  7. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN SINH HỌC 11 CHUYÊN Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 306 342 689 979 1 D D C D 2 C A A C 3 C D C B 4 D D C B 5 B B D A 6 A D D A 7 A A A C 8 D C A C 9 A B D B 10 B C D B 11 A A B A 12 B B D C 13 D D C D 14 D B D D 15 D C D B 16 A B B D 17 A B B B 18 D A B A 19 C B A B 20 D D B D 21 A D D A 22 D D B C 23 B C A B 24 A B A D 25 A B A B 26 A D B B 27 D C D A 28 D C A B 29 A B C D 30 B B A D 1
  8. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 329 Câu 1: Về thoát hơi nước ở cây nội dung nào sau đây là đúng? A. Lớp cutin càng mỏng, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại B. Khi tế bào khí khổng trương nước, thành dày căng ra nhiều hơn thành mỏng làm lỗ khí khổng mở rộng C. Khi tế bào khí khổng trương nước, thành mỏng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng nên khí khổng mở ra D. Thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thứ yếu Câu 2: Nồng độ CO2 gây ức chế hô hấp là: A. hơn 20% B. hơn 10% C. hơn 40% D. hơn 30% Câu 3: Ttrong các nội dung sau, có bao nhiêu nội dung đúng về vai trò của quang hợp? 1. Chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong hợp chất hữu cơ 2. Điều hòa hàm lượng CO2 và O2 trong khí quyển. 3. Điều hòa nhiệt độ của môi trường không khí và đất. 4. Tổng hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 4: Có bao nhiêu nội dung không chính xác khi muốn nâng cao năng suất cây ăn quả thông qua sự điều khiển quang hợp? 1. Bón thật nhiều phân đạm cho cây để cây phát triển lá càng nhiều thì quang hợp càng hiệu quả. 2. Bố trí mật độ cây trồng phù hợp để sử dụng hiệu quả diện tích canh tác và gia tăng hiệu suất hoạt động của bộ lá. 3. Tuyển chọn những giống cây tập trung năng suất sinh học ở thân thật cao. 4. Kiểm soát tốt dịch hại cây trồng bằng cách thường xuyên phun thuốc trừ sâu cho cây. 5. Áp dụng biện pháp nông sinh hợp lí như bón phân, tưới nước cao hơn nhu cầu cây để cây tăng hệ số kinh tế tối đa. A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 5: Về nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, câu đúng là: A. lượng phân bón càng cao càng có lợi cho cây trồng B. đất là nguồn cung cấp chủ yếu cho cây C. dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật có lợi D. muối khoáng trong đất chỉ tồn tại ở dạng ion cho cây dễ hấp thụ Câu 6: Sắc tố quang hợp tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học là: A. diệp lục a B. carôtênôit C. phicobilin và xantôphin D. diệp lục b Câu 7: Vai trò của magiê trong cơ thể thực vật là: A. quang phân li nước, cân bằng ion B. thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim C. thành phần của thành tế bào và màng tế bào D. thành phần của xitôcrôm Câu 8: Động lực của dòng mạch gỗ trong cây không là: A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau B. lực đẩy là áp suất của đất C. lực hút do thoát hơi nước ở lá Trang 1/4 - Mã đề 329
  9. D. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ Câu 9: Câu đúng khi nói về nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là: A. dạng cây hấp thụ là NO3- và NH4+ B. cây hấp thụ được nitơ phân tử trong khí quyển C. NO và NO2 trong khí quyển là vô hại đối với cây D. cây trực tiếp hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật Câu 10: Dòng nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ đi theo hai con đường … (1) … riêng biệt nhau. Trong đó con đường … (2) … phải chuyển sang con đường … (3) … khi vào đến nội bì. (1), (2), (3) lần lượt là: A. hoàn toàn; tế bào chất; gian bào B. không hoàn toàn; gian bào; tế bào chất C. hoàn toàn; gian bào; tế bào chất D. không hoàn toàn; tế bào chất; gian bào Câu 11: Nội dung đúng về ảnh hưởng của ánh sáng đến khí khổng là: A. độ mở của khí khổng giảm từ sáng đến trưa B. độ mở của khí khổng lớn nhất lúc chiều tối C. khí khổng mở khi cây được chiếu sáng D. khí khổng đóng hoàn toàn vào ban đêm Câu 12: Nội dung đúng về vai trò sinh lí của nitơ trong cơ thể thực vật là: A. thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường B. có vai trò xúc tác vì là thành phần cấu tạo axit nuclêic, diệp lục C. nếu thiếu sẽ làm giảm sự sinh trưởng, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá D. có vai trò cấu trúc nên tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất Câu 13: Nguyên liệu hô hấp sáng ở thực vật là: A. alđehit phôtphoglixêric B. ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat C. axit phôtphoglixêric D. axit ôxalôaxêtic Câu 14: Có bao nhiêu nội dung sai về đặc điểm của hệ tiêu hóa ở một số động vật sau? 1. Chó có răng nanh kém phát triển 2. Ruột của hổ ngắn hơn ruột của voi 3. Trâu, bò, thỏ đều có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế 4. Manh tràng rất phát triển ở thỏ, cừu, dê 5. Răng trước hàm của trâu có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 15: Loại enzim nào sau đây tham gia trong con đường sinh học cố định nitơ phân tử? A. Nitrôgenaza B. Cacboxylaza C. Nitrat reductaza D. Rubisco Câu 16: Cho phương trình tổng quát sau: C6H12O6 + (A) → 6 CO2 + 6 H2O + (B). (A) và (B) lần lượt là: A. năng lượng và chất hữu cơ B. 6 O2 và chất hữu cơ C. 6 O2 và năng lượng D. chất diệp lục và chất hữu cơ Câu 17: Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là: A. rau dền, mía, ngô B. thanh long, cỏ lồng vực, cỏ gấu C. cao lương, xương rồng, thuốc bỏng D. lúa, khoai, sắn, đậu Câu 18: Nhận định đúng về ảnh hưởng của nồng độ CO2 tới quang hợp là: A. độ tơi xốp thoáng khí của đất giúp rễ hút được nhiều khoáng chất là nguyên liệu cho cây quang hợp B. khi tăng nồng độ CO2, cường độ quang hợp của cây tăng cho đến khi đạt trị số bão hoà CO2 Trang 2/4 - Mã đề 329
  10. C. độ tơi xốp thoáng khí của đất giúp rễ cây hô hấp tốt tạo nhiều năng lượng cho cây quang hợp D. khi nồng độ CO2 dưới điểm bão hòa, nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng giảm Câu 19: Nhận định không đúng về nguyên tố dinh đưỡng khoáng thiết yếu trong cây là: A. thường được chia thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật B. thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống C. trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể D. có thể thay thế được bởi một nguyên tố khác tương tự Câu 20: Nội dung đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quang hợp là: A. ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở các loài cây là giống nhau B. thực vật vùng sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ cao hơn thực vật vùng nhiệt đới C. nhiệt độ chỉ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng của quang hợp D. nhiệt độ càng cao thì cường độ quang hợp càng thấp và ngược lại Câu 21: Nhận định không đúng về ảnh hưởng của ánh sáng tới quang hợp là: A. khi đạt điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng B. các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp C. các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cacbohiđrat D. điểm bù ánh sáng là điểm mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp Câu 22: Để quang hợp, cây cần được cung cấp: A. CO2, H2O, năng lượng hóa học B. O2, H2O, năng lượng ánh sáng C. O2, H2O, năng lượng hóa học D. CO2, H2O, năng lượng ánh sáng Câu 23: Cho: (A) là lượng nước do rễ hút vào, (B) là lượng nước thoát ra. Với các tương quan sau: 1. A = B; 2. A > B; 3. A < B; tương quan nào giúp cây phát triển bình thường? A. 2 B. 1 và 2 C. 2 và 3 D. 1 và 3 Câu 24: Khi so sánh về quá trình quang hợp ở: (I) – thực vật C3, (II) – thực vật C4 và (III) – thực vật CAM; có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1. (I) và (II) có quá trình quang phân li nước còn (III) thì không 2. Cả (I), (II) và (III) đều thực hiện chu trình Canvin. 3. Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của (I) là Ribulôzơ–1,5–điP còn của (II) và (III) là PEP 4. Pha tối của (II) và (III) có thực hiện chu trình C4 còn (I) thì không 5. Quá trình cố định CO2 ở (I) diễn ra vào ban ngày còn ở (II) và (III) diễn ra ở cả ban đêm và ban ngày A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 25: Thoát hơi nước của cây có vai trò: A. giúp cây lấy được ánh sáng để quang hợp B. giúp khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình hô hấp C. tạo dòng vận chuyển liên tục của dịch mạch rây D. hạ thấp nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng Câu 26: Nội dung đúng về chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật là: A. sự phân hóa về cấu tạo và chức năng ngày càng giảm giúp quá trình tiêu hóa nhanh hơn B. sự chuyên hóa cao của các bộ phận trong ống tiêu hóa làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn C. từ không có cơ quan tiêu hóa đến có cơ quan tiêu hóa, từ ống tiêu hóa đến túi tiêu hóa D. từ tiêu hóa ngoại bào đến tiêu hóa nội bào Câu 27: Quang hợp quyết định năng suất cây trồng vì: A. chỉ có thực vật mới có khả năng quang hợp B. 90 - 95% tổng sản lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp C. thực vật có quang hợp tốt thì sinh trưởng mới tốt Trang 3/4 - Mã đề 329
  11. D. 90 - 95% tổng sản lượng chất vô cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp Câu 28: Nội dung nào sau đây đúng? A. Ở người, thức ăn được tiêu hóa cơ học trong túi tiêu hóa và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa B. Tiêu hóa ngoại bào diễn ra bên ngoài túi tiêu hóa và ống tiêu hóa C. Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa D. Thủy tức chỉ có tiêu hóa ngoại bào mà không có tiêu hoá nội bào Câu 29: Về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu thông tin sau đây đúng ? 1. Phân giải kị khí gồm đường phân diễn ra ở tế bào chất và lên men diễn ra ở ti thể 2. Giai đoạn chuyền êlectron là giai đoạn sản xuất nhiều ATP nhất trong phân giải kị khí 3. Đường phân là giai đoạn chung cho cả phân giải hiếu khí và phân giải kị khí 4. Từ 1 phân tử C6H12O6 qua đường phân tạo 1 phân tử axit piruvic A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 30: Cho các thông tin sau về bón phân cho cây trồng: 1. Chỉ bón phân qua lá khi trời không mưa và nắng không quá gắt 2. Bón phân vượt quá mức tối ưu sẽ gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khoẻ con người 3. Bón phân càng nhiều, năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế càng cao. 4. Cơ sở sinh học của bón phân qua lá là sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng Có bao nhiêu thông tin đúng ? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 329
  12. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 388 521 409 649 329 579 1 D A D C C B 2 C A D C C C 3 C D B D C D 4 B D A B C B 5 D C D C B C 6 D D B B A C 7 B A D B B A 8 A C B C B C 9 B B D C A D 10 C C D B B C 11 D D B A C D 12 C B C A C D 13 D A C B B B 14 B A C A A B 15 C C A C A C 16 B B D A C D 17 A A C C A B 18 A D D C B D 19 A B A A D D 20 C C C A B A 21 D D D B C C 22 C B C B D A 23 C C D C B C 24 A D B D D B 25 D C B B D D 26 B D D B B B 27 B C C D B A 28 A A B C C C 29 D B C C C B 30 A D A A B A 1
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 401 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Enzim nitrogenaza tham gia vào quá trình nào sau đây? A. Cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học. B. Chuyển hóa nitơ khoáng NH4+ thành NO3-. C. Chuyển hóa nitơ khoáng NO3- thành N2. D. Chuyển hóa nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng NH4+. Câu 2. Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí? A. Thỏ. B. Giun đất. C. Châu chấu. D. Ếch. Câu 3. Hô hấp ở thực vật không có vai trò nào sau đây? A. Tạo nhiệt năng để duy trì thân nhiệt thuận lợi cho các phản ứng enzim. B. Hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí. C. Tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống. D. Tạo ra các hợp chất trung gian cho quá trình đồng hóa trong cơ thể. Câu 4. Thoát hơi nước ở lá qua lớp cutin có đặc điểm nào sau đây? A. Vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. C. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. D. Vận tốc nhỏ và được điều chỉnh. Câu 5. Mạch gỗ của thực vật bao gồm các loại tế bào nào sau đây? A. Quản bào và tế bào kèm. B. Ống rây và tế bào kèm. C. Quản bào và mạch ống. D. Ống rây và mạch ống. Câu 6. Nội dung nào sau đây đúng về quang hợp ở các nhóm thực vật? A. Thực vật C3 có pha tối diễn ra cả ban ngày và ban đêm. B. Thực vật C3 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C4. C. Thực vật CAM có pha tối diễn ra cả ban ngày và ban đêm. D. Thực vật CAM có năng suất sinh học cao hơn thực vật C4. Câu 7. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Kali. B. Mangan. C. Niken. D. Đồng. Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng về cơ chế hấp thụ thụ động các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút của rễ cây? A. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ của các ion đó cao hơn và cần tiêu tốn năng lượng ATP. B. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ của các ion đó thấp hơn và cần tiêu tốn năng lượng ATP. C. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ của các ion đó cao hơn và không cần tiêu tốn năng lượng ATP. D. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ của các ion đó thấp hơn và không cần tiêu tốn năng lượng ATP. Câu 9. Vi khuẩn nào sau đây tham gia vào quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng NH4+? A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn phản nitrat hóa. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn cố định nitơ. Câu 10. Nội dung nào sau đây sai về hô hấp sáng ở thực vật? A. Xảy ra đồng thời với quang hợp. B. Chủ yếu xảy ra ở thực vật C4. C. Không tạo năng lượng ATP. D. Tiêu hao 30% - 50% sản phẩm quang hợp. Trang 1/2 - Mã đề: 401
  14. Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng về sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ? A. Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao hơn theo cơ chế chủ động. B. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn theo cơ chế thụ động. C. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn theo cơ chế chủ động. D. Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao hơn theo cơ chế thụ động. Câu 12. Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH? A. Diệp lục b. B. Diệp lục a. C. Caroten. D. Xantophyl. Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng về pha sáng của quang hợp ở thực vật? A. CO2 là nguyên liệu của pha sáng quang hợp. B. Pha sáng khác nhau ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. C. H2O là nguyên liệu của pha sáng quang hợp. D. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp. Câu 14. Thành phần nào sau đây thuộc bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi? A. Trung ương thần kinh. B. Các thụ thể. C. Cơ quan thụ cảm. D. Thận, gan, tim. Câu 15. Pha tối của quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây của lục lạp? A. Màng trong. B. Chất nền. C. Màng tilacôit. D. Màng ngoài. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) a. (1 điểm) Trình bày hình thức tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (động vật đơn bào). b. (2 điểm) Hãy điền các đặc điểm cấu tạo và chức năng của ruột non ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật thích nghi với thức ăn theo bảng sau: Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Ruột non Cấu tạo Chức năng Câu 2: ( 1 điểm) Huyết áp tâm thu Quan sát hình bên: a. Hãy mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch. b. Giải thích tại sao có sự biến Huyết áp tâm trương động huyết áp đó? Động mạch Tiểu ĐM Mao mạch Tiểu TM Tĩnh mạch Hình: Biến động huyết áp trong hệ mạch Câu 3: (1 điểm) Cho các loài động vật sau: ếch đồng, rùa biển, chim bồ câu. - Máu đi nuôi cơ thể của loài nào có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2? - Loài nào có máu đi nuôi cơ thể bị pha trộn nhiều nhất? Giải thích? -----HẾT----- Trang 2/2 - Mã đề: 401
  15. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) * Mỗi đáp án đúng được 1/3 điểm ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đề 401 A C B A C C A D A B B B C D B Đề 402 C C A A B D C C A D D C D B A Đề 403 C A B D B C D C D A A B C D C Đề 404 D B B B D B C A A C D A A D C
  16. II. TỰ LUẬN (5 điểm) MÃ ĐỀ: 401, 403 Câu Nội dung đáp án Điểm Câu 1 a. Hình thức tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ (3 điểm) quan tiêu hóa: + Hình thức tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào là chủ yếu. 0.5 + Hoạt động tiêu hóa: Thức ăn được thực bào và bị thủy phân nhờ 0.5 enzim chứa trong lizôxôm thành các chất dinh dưỡng đơn giản. b. Các đặc điểm cấu tạo và chức năng của ruột non ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật thích nghi với thức ăn theo bảng sau: Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Ruột Cấu Ngắn hơn so với ruột Dài hơn so với ruột non non tạo non của thú ăn thực vật. của thú ăn thịt. 1,0 Chức Chủ yếu là tiêu hóa hóa Chủ yếu là tiêu hóa hóa năng học nhờ dịch mật, dịch học nhờ dịch mật, dịch ruột, dịch tụy. Thức ăn ruột, dịch tụy. Thức ăn được biến đổi thành các được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn chất dinh dưỡng đơn 1,0 giản và hấp thụ vào máu giản và hấp thụ vào máu (quá trình tiêu hóa và (quá trình tiêu hóa và hấp thụ tương tự như hấp thụ tương tự như trong ruột người). trong ruột người). Câu 2 (1 điểm) a. Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch: + Trong hệ mạch từ động mạch (chủ) đến tĩnh mạch (chủ) thì huyết áp 0,5 giảm dần. b. Giải thích: + Huyết áp giảm dần trong hệ mạch vì lực đẩy máu do sự co bóp của 0,5 tim giảm dần do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phân tử máu với nhau khi chảy trong mạch. Cho các loài động vật sau: ếch đồng, rùa biển, chim bồ câu. Câu 3 + Loài có máu đi nuôi cơ thể có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu (1 điểm) giàu CO2: ếch đồng, rùa biển. 0,5 + Loài có máu đi nuôi cơ thể bị pha trộn nhiều nhất: ếch đồng. 0,25 + Giải thích: Vì ếch đồng thuộc lớp lưỡng cư. Tim có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và một tâm thất) do đó máu ở tâm thất là máu pha trộn giữa máu giàu O2 (từ tâm nhĩ trái xuống) và máu giàu CO2 (từ tâm nhĩ phải xuống). 0,25
  17. MÃ ĐỀ: 402, 404 Câu Nội dung đáp án Điểm Câu 1 a. Hình thức tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa thức ăn ở động vật đã hình (3 điểm) thành ống và tuyến tiêu hóa: + Hình thức tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào. 0.5 + Hoạt động tiêu hóa: Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ 0.5 vào máu. b. Các đặc điểm cấu tạo và chức năng của manh tràng (ruột tịt) ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật thích nghi với thức ăn theo bảng sau: Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Manh tràng Cấu tạo Không phát Rất phát triển. (ruột tịt) triển. 1,0 Chức năng Không có chức Có nhiều vi sinh vật năng. cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. 1,0 Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng. Câu 2 a. Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện: (1 điểm) + Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng diện tích tiết diện các phần mạch. 0,5 b. Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch. 0,25 Ý nghĩa: Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào. 0,25 Câu 3 b. Cho các loài động vật sau: thằn lằn bóng, ếch cây, thỏ xám. (1 điểm) - Loài có máu đi nuôi cơ thể có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu 0,5 giàu CO2: ếch cây, thằn lằn bóng. - Loài có máu đi nuôi cơ thể bị pha trộn nhiều nhất: ếch cây. 0,25 Giải thích: Vì ếch cây thuộc lớp lưỡng cư. Tim có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và một tâm thất) do đó máu ở tâm thất là máu pha trộn giữa máu giàu O2 (từ 0,25 tâm nhĩ trái xuống) và máu giàu CO2 (từ tâm nhĩ phải xuống). - Hết -
  18. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Sinh học – Lớp 11 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu 1: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? . A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D. Rễ. Câu 2: Nồng độ Ca trong cây là 0,4%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca bằng cách nào? +2 +2 A. Hấp thụ thụ động. B. Khuếch tán. C. Hấp thụ chủ động. D. Thẩm thấu. Câu 3: Tế bào mạch gỗ của cây gồm A. quản bào và tế bào nội bì. B. quản bào và tế bào lông hút. C. quản bào và mạch ống. D. quản bào và tế bào biểu bì. Câu 4: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là gì? A. Lực liên kết giữa các phân tử nước. B. Lực bám của các phân tử nước với thành mạch gỗ. C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. D. Lực đẩy của áp suất rễ. Câu 5: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây? (1) Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở ra cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Làm tăng hiệu ứng nhà kính. Phương án trả lời đúng là A. (1), (2) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (3) và (4). Câu 6: Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào trong tế bào khí khổng? A. Các ion khoáng. B. Hàm lượng prôtêin. C. Hàm lượng nước. D. Hàm lượng lipit và vitamin. Câu 7: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian theo bảng sau: Cây A B C D Lượng nước do rễ hút vào 40 gram 43 gram 43 gram 45 gram Lượng nước thoát ra 43 gram 37 gram 47 gram 46 gram Theo lý thuyết, cây nào không bị héo? A. Cây B. B. Cây D. C. Cây C. D. Cây A. Câu 8: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Nitơ. B. Sắt. C. Mangan. D. Bo. Câu 9: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Ôxi. B. Cacbon. C. Sắt. D. Hiđrô. Câu 10: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Tế bào mạch rây. B. Tế bào khí khổng. C. Tế bào mô giậu. D. Tế bào mạch gỗ. 1
  19. Câu 11: Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây? A. Magiê. B. Phôtpho. C. Clo. D. Đồng. Câu 12: Nguyên tố magiê là thành phần cấu tạo của A. axit nuclêic. B. màng của lục lạp. C. diệp lục. D. prôtêin. Câu 13: Quá trình cố định nitơ phân tử ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim nào sau đây? A. Đêcacboxilaza. B. Đêamilaza. C. Nitrôgenaza. D. Perôxiđaza. Câu 14: Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là A. đất. B. không khí. C. Vi khuẩn phản nitrat hoá. D. động vật. Câu 15: Lá cây có màu lục là do A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu lục. B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu lục. C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu lục, nên mắt ta nhìn thấy màu xanh lục. D. các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục. Câu 16: Cơ quan quang hợp của cây là A. rễ. B. hoa. C. thân. D. lá. Câu 17: Bào quan thực hiện nhiệm vụ quang hợp của cây là A. ti thể. B. lục lạp. C. Ribôxôm. D. Bộ máy Gôngi. Câu 18: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành năng lượng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh? A. Diệp lục b. B. Diệp lục a. C. Diệp lục a, b. D. Diệp lục a, b và carôtenôit. Câu 19: Carôtenôit có nhiều ở A. lá xanh. B. lá xà lách. C. củ cà rốt. D. củ khoai mì. Câu 20: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM giống nhau ở điểm nào? A. Pha sáng. B. Pha tối. C. Pha sáng và pha tối. D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. Câu 21: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM khác nhau ở điểm nào? A. Pha sáng. B. Pha tối. C. Pha sáng và pha tối. D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. Câu 22: Trong pha tối của quang hợp, các nhóm thực vật nào sau đây có cả chu trình Cavin và chu trình C4 ? A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C3 và CAM C. Thực vật C4 và CAM. D. Thực vật C3, C4 và CAM. Câu 23: Trong quang hợp, các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp A. cacbonhiđrat. B. prôtêin. C. lipit. D. ADN. Câu 24: Trong quang hợp, các tia sáng đỏ kích thích sự tổng hợp A. cacbonhiđrat. B. prôtêin. C. lipit. D. axit amin. 2
  20. Câu 25: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. B. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím. C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha sáng. Câu 26: Ở thực vật C3, hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt. D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều. Câu 27. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây? (1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp. (4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi. Phương án trả lời đúng là A. (3), (4) và (5). B. (1), (4) và (5). C. (2), (3) và (6). D. (1),(4) và (6). Câu 28: Sơ đồ nào sau đây đúng khi nói về quá trình truyền năng lượng của các sắc tố quang hợp? A. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng → Diệp lục a. B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. C. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Phần II. Tự luận (3,0 điểm) Câu 29: Nêu vai trò của quang hợp ở thực vật. -------- Hết -------- 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2