Bộ 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018
lượt xem 7
download
Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi chọn HSG sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em Bộ 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018
- BỘ 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM 2017-2018
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI OLYMPIC CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN THI: Ngữ văn 8 Ngày thi: 30/3/2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non (Bầm ơi, Tố Hữu) a. Chỉ ra từ ngữ địa phương có trong đoạn thơ và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng? b. Xác định và phân tích ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng từ láy ở đoạn thơ trên? Câu 2:(6.0 điểm) Ph. Ăng - ghen cho rằng:"Trang bị quý nhất của một người là khiêm tốn và giản dị." Bằng một bài văn ngắn, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3:(10.0 điểm) Hãy làm sáng tỏ lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được thể hiện qua bài thơ Khi con tu hú cuả Tố Hữu (Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). ------------------ HẾT ------------------
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC BÀI THI OLYMPIC CẤP HUYỆN Môn thi: Ngữ văn 8 Ngày thi: 30/ 3/ 2018 Câu Ý Yêu cầu Điểm a - Từ ngữ địa phương trong đoạn thơ:”Bầm" 1.0 - Từ ngữ toàn dân tương ứng:”Mẹ" 1 b - Các từ láy: heo heo, lâm thâm 1.0 - Tác dụng của việc sử dụng từ láy: 2.0 + Hai từ láy”heo heo”và”lâm thâm”gợi tả một không gian quạnh vắng, heo hút, lạnh lẽo. Cái rét như thấu vào da thịt theo từng đợt gió luồn qua vách núi, phả ra đồng ruộng và trở nên tê tái hơn qua màn mưa phùn dày đặc. Giữa khung cảnh vắng lặng và thời tiết khắc nghiệt ấy, thấp thoáng hình ảnh người mẹ nông dân tần tảo, lam lũ lội xuống lớp bùn lạnh buốt, cần mẫn cắm từng nhánh mạ non. + Đoạn thơ là lời tự bạch, tự hỏi lòng mình, thể hiện nỗi nhớ cồn cào, da diết, niềm xót xa, thương yêu, kính trọng của nhà thơ với”bầm". Và đó cũng là tình cảm đối với tất cả người mẹ Việt Nam”anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Về kỹ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục ba phần, bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt... Về nội dung Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định 2 hướng chấm bài: a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận và trích nguyên văn câu nói của Ph. 0.5 Ăng - ghen. b. Thân bài: 5.0 * Giải thích: 1.0 - Khiêm tốn: Là thái độ hòa nhã, nhún nhường, luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm. - Người khiêm tốn là những người: luôn có ý thức học hỏi, tôn trọng người khác; không khoe khoang, tự mãn; luôn biết lắng nghe để tự hoàn thiện mình; dè dặt, nhã nhặn khi nhận những lời khen... - Giản dị: Là đơn giản và bình dị, giản dị đối lập với cầu kì. - Người giản dị là những người: không cầu kì, kiểu cách; không phô trương; luôn hướng tới sự hài hòa giữa mình và mọi người xung quanh. =>Câu nói củaPh. Ăng - ghen khẳng định: hành trang không thể thiếu và đáng quý nhất của mỗi người trong cuộc sống là đức tính khiêm tốn và giản dị. * Bàn luận: Câu nói đưa ra một quan niệm hoàn toàn đúng. Vì: 2.5 - Người khiêm tốn bao giờ cũng dễ hòa đồng với những người xung quanh. Bởi tâm lý chung của con người là không thích thói hung hăng, kiêu ngạo, tự phụ, chuộng những người ham học hỏi, từ tốn, điềm đạm.
- - Khiêm tốn rất cần thiết vì sự hiểu biết của con người hữu hạn trong khi tri thức của nhân loại là vô hạn. Khi khiêm tốn con người sẽ luôn có ý thức học hỏi để ngày càng tiến bộ, hoàn thiện bản thân. - Khiêm tốn không hạ thấp con người, trái lại nó nâng con người lên. --> Khiêm tốn là một phẩm chất rất cần thiết giúp con người thành công trong cuộc sống. - Giản dị, ngoài việc giúp con người dễ hòa đồng, chiếm được cảm tình của số đông còn giúp con người tiết kiệm thời gian chăm sóc bản thân, có thêm thời gian làm việc; tiết kiệm tiền của, vật chất... (Kết hợp bàn bạc, đánh giá với những dẫn chứng trong văn học, trong cuộc sống) * Mở rộng, nâng cao vấn đề: - Phê phán những người kiêu căng, tự mãn hoặc có lối sống quá cầu kì, 1.0 phô trương hay xa hoa, lãng phí. - Khiêm tốn không đồng nghĩa với tự ti, bởi tự ti là tự hạ thấp giá trị của mình, đánh mất niềm tin vào bản thân mình. - Giản dị không đồng nghĩa với xuyềnh xoàng, vì xuyềnh xoàng là thiếu sự chăm sóc bản thân và thiếu tôn trọng người khác. *Bài học nhận thức: 0.5 - Câu nói của Ph.Ăng - ghen ngắn gọn và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Nó giúp con người nhận thức được rằng: để hạn chế những vấp ngã, thất bại, con người cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết, trong đó có đức tính khiêm tốn và giản dị. c. Kết bài: 0.5 - Khẳng định khiêm tốn, giản dị là những đức tính quý báu của con người. - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. Về kĩ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,…. Về kiến thức Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: Mở bài: 1.0 3 - Giới thiệu về Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được sáng tác tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. Người thanh niên say mê lý tưởng cách mạng, yêu đời bị giam cầm trong lao tù cảm thấy ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài, muốn thoát ra để trở về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. - Nêu nội dung lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện qua bài thơ. b.Thân bài: 8.0 Học sinh làm sáng tỏ lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục
- được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết... + Ý thứ nhất: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống qua cảnh 4,0 trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (6 câu thơ đầu). - Lòng yêu cuộc sống tha thiết đã giúp cho trí tưởng tượng người tù cách mạng hướng về cuộc sống tự do bên ngoài. Từ sự tưởng tượng ấy mà 2,0 một bức tranh mùa hè rộn rã, tươi vui, đầy sức sống được hiện ra (với tiếng ve, lúa chiêm đang chín, bầu trời cao rộng, đặc biệt tiếng chim tu hú đã thức dậy mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hýõng vị:...). Đó là một bức tranh tâm cảnh sống động và đằng sau bức tranh ấy là tình cảm, tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng đối với cuộc sống. “Khi con tu hú gọi bầy Đôi con dièu sáo lộn nhào từng không...” - Hình ảnh mùa hè hiện lên trong tâm tưởng người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm trong chốn lao tù là sự cảm nhận của một tâm hồn trẻ trung, tràn đầy lòng yêu cuộc sống... 2,0 + Ý thứ hai: Bài thơ thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của người 4,0 chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong chốn lao tù…(4 câu thơ cuối) - Bốn câu thơ cuối thể hiện tâm trạng người tù cách mạng: đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt được nói lên trực tiếp: “Ta nghe hè dậy bên lòng 2,0 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” - Tâm trạng ấy như truyền tới người đọc cảm giác ngột ngạt cao độ, 2,0 đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng: muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài: “Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !” HS có thể mở rộng bằng một số câu thơ khác trích trong các bài thơ”Ngắm trăng”,”Đi đường”(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) để làm phong phú cho bài làm... Kết bài: - Khẳng định lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng 1,0 của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện qua bài thơ. - Học sinh có thể liên hệ bản thân qua lòng yêu cuộc sống, qua nghị lực vượt khó để góp phần bảo vệ độc lập, tự do của đất nước. Tổng điểm toàn bài: 20.0 -------------------------------- Hết ------------------------------- Lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. Khuyến khích những bài làm có nhiều phát hiện sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ANH SƠN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN THI: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU(4.0điểm). Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau: Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Hỏi - Hữu Thỉnh) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 2. Tìm nghệ thuật trong những dòng thơ sau: Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? 3. Bài học cuộc sống rút ra từ bài thơ. II.LÀM VĂN (16.0 điểm): 1. (6.0 điểm): Những giọt nước mắt trong văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao (SGK Ngữ Văn 8 tập 1). 2. (10 điểm): Có ý kiến cho rằng: Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc. Bằng truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri (SGK Ngữ Văn 8 tập 1), hãy làm sáng tỏ.
- PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ TP BẮC GIANG Năm học: 2017-2018 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên. b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên. Câu 2: (6,0 điểm) Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giáo sư Vũ Khiêu đã nói: Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (10,0 điểm) Nhà văn A-na tô-li Phơ-răng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. file word đề-đáp án Zalo 0946095198 Em hiểu gì về câu nói trên của nhà văn Pháp? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) và Khi con tu hú (Tố Hữu). ......................Hết......................
- UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ THI HS GIỎI CẤP THÀNH PHỐ PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ BẮC NINH NĂM HỌC 2017-2018 MÔN THI: NGỮ VĂNLỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1: (2 điểm) Nêu cảm nhận của em về nét đặc sắc trong ngòi bút nghệ thuật của Tố Hữu khi khắc họa âm thanh ở 6 câu đầu trong bài”Khi con tu hú” Câu 2: (3 điểm): Suy nghĩ về bài học cuộc sống mà em nhận được từ hai câu chuyện sau: Câu chuyện 1 Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát… Câu chuyện 2 Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp... Câu 3: (5 điểm) Cho đoạn thơ: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Và Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên. ………………Đề thi gồm 1 trang…………………….
- UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2017 - 2018 MÔN THI: Ngữ văn 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1:(4,0điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau: “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa”. (Trích”Theo chân Bác”- Tố Hữu). Câu 2:(6,0 điểm) Quách Mạt Nhược từng nói:”Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời.” Hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nêu suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 3: (10,0điểm) Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng viết:”Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có”.(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, trang 61) Bằng hiểu biết của em về bài thơ“Ông đồ”của Vũ Đình Liên,hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. --------------Hết----------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri. Câu 2 (3,0 điểm) Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi: - Các em có thấy đây là gì không? Tức thì cả hội trường vang lên: - Đó là một dấu chấm. Ngài hiệu trưởng hỏi lại: - Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Ngài kết luận: - Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó. (Tờ giấy trắng - Quà tặng cuộc sống) Hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. Câu 3 (5,0 điểm) Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ”Ông đồ”của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. --------------------- Hết --------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh....................................................Số báo danh................
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm) Cho câu thơ:”Cuộc đời cách mạng thật là sang”trích”Tức cảnh Pác Bó”của Hồ Chí Minh. a) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. b) Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về câu thơ trên. Câu 2 (6,0 điểm) Đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên nhà phê bình văn học Hoài Thanh cho rằng:“Bài thơ Ông đồ là sự gặp gỡ giữa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và tình hoài cổ”. Bằng hiểu biết của em về bài thơ Ông đồ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:……………… Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018 HUYỆN CẨM GIÀNG. Môn Ngữ văn lớp 8. Thời gian làm bài 150 phút. (Không kể thời gian giao đề). Đề thi gồm: 01 trang. Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..” (Trích Quê Hương – Tế Hanh) Câu 2 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn dưới đây: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”. (Trích Lão Hạc – Nam Cao) Đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ gì? Câu 3 (5 điểm): Thơ ca Việt Nam hiện đại đã khắc hoạ thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản. Em hãy làm nổi bật những điểm chung và nét riêng trong cách phác hoạ vẻ đẹp của hình tượng người tù cộng sản qua hai bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
- PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm). Theo Lão Tử:”Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng, khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân”. Em hiểu quan niệm trên như thế nào? Câu 2 (6,0 điểm). Nhận xét về hai bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ và”Khi con tu hú”của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng:”Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớn thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do của mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. - Hết -
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ CAO BẰNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri) Dựa vào đoạn văn, em hãy viết một đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng và sức mạnh của nghệ thuật hội họa. Câu 2. (8,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN CHIÊM HÓA LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2017-2018 Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi): MÔN THI: NGỮ VĂN .................................................................. Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này có 01 trang) ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI Chữ ký xác nhận của giám khảo Ghi bằng số Ghi bằng chữ Giám khảo số 1 Giám khảo số 2 Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này. Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi... (Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông) Cho biết: Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ nào? Cách diễn tả ấy có gì độc đáo? Câu 2 (7 điểm) Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông. (Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22). Câu 3 (10 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám”. Qua đoạn trích”Tức nước vỡ bờ”(Ngô Tất Tố) và”Lão Hạc”(Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
- SỞ GD&ĐT TỈNH NGHỆ AN KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THCS CẤP HUYỆN PPHÒNG GD& ĐT HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018 DIỄNCHÂU Môn thi: Ngữ văn Đề chính thức Thời gian: 150 phút (Đề thi gồm có 01 trang) PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: ... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010) Câu 1(1,0 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích? Câu 2(2,0 điểm): Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó? Câu 3(1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc từ phần trích trên? PHẦN II: LÀM VĂN(16 điểm) Câu 1(4,0 điểm): Bài thơ”Tức cảnh Pác Bó"(Hồ Chí Minh, Văn 8, tập 2,NXB GD 2010) kết thúc bằng câu thơ: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên và nét độc đáo trong”thú lâm tuyền”của Hồ Chí Minh với người xưa? Câu 2(12,0 điểm): Hình tượng quê hương trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tế Hanh (Văn 8, tập 2, NXB GD 2010); từ đó nêu suy nghĩ về giá trị của quê hương trong cuộc sống? -----------------------Hết----------------------- Họ và tên thí sinh:........................................................., Số báo danh:..............
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC: 2017- 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao nhận đề thi) PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Phép dạy nhất định theo Chu Tử. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mới vững yên. Đó mới thực sự là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.” (Trích Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên Câu 2: Câu văn:”Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mới vững yên.”Xét về cấu trúc ngữ pháp thuộc loại câu gì? Vì sao? Câu 3: Em rút ra được bài học gì về phương pháp học qua đoạn trích trên? PHẦN II: LÀM VĂN (16 điểm) CÂU 1: (6 điểm) Viết đoạn văn trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần bảo vệ hòa bình? CÂU 2: (10 điểm) “Những điều kì diệu và cảnh huy hoàng cuối cùng không khỏa lấp được lòng thương xót đối với số phận cô bé. Cô bé đã chết rồi, nhưng cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều đối với những ai đang sống”. (Theo Trần Đình Sử, Đọc văn, học văn, NXBGD Hà Nội, 1999). Qua”Cô bé bán diêm”của An-đéc-xen (SGK Ngữ văn 8, tập 1), em hãy làm rõ những điều nhắn lại từ tác phẩm đó mà ý kiến trên đã đề cập
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút Ngày thi: 04/06/2018 Họ và tên thí sinh:.......................................... Số báo danh:............................... Chữ ký của giám thị 1:...................... Chữ ký của giám thị 2:............................ NỘI DUNG ĐỀ THI (Đề thi có 01 trang, gồm 2 câu) Câu I. (8,0 điểm) Cho đoạn trích sau: “Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…” (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của đoạn trích trên. Câu II. (12,0 điểm) Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng:”Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ nhận định ấy qua truyện ngắn”Lão Hạc”của nhà văn Nam Cao. --- HẾT --- Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8 DUY TIÊN Cấp huyện - Năm học 2017- 2018 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 120 phút) I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm): Tháng 12-1974 nhà thơ Nguyễn Đình Thi, trên đường vượt Trường Sơn cùng bộ đội vào Nam đánh Mĩ, giải phóng quê hương, ông đã cho ra đời một bài thơ lạ, hàm xúc và đầy ấn tượng: Lá đỏ. *Hãy đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu từ 1-5: Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc, quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn... 1. Nêu nội dung chính bài thơ. Nếu cần tìm bố cục bài thơ, em sẽ chia như thế nào? Đặt tiêu đề cho mỗi phần. (1,0 điểm) 2. Theo em, phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là gì? Lí giải ý kiến của mình? (0,5 điểm) 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương. (0,5 điểm) 4. Phân tích ý nghĩa nhan đề Lá đỏ? (1,0 điểm) 5. Cảm nhận sâu sắc của em khi đọc bài thơ trên. (1,5 điểm). * Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 6-8: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ đáng thương; không bao giờ ta thương... (Lão Hạc – Nam Cao) 6. Dựa vào tác phẩm Lão Hạc, hãy nêu hoàn cảnh dẫn tới đoạn văn trên. (0,25 điểm) 7. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? Vì sao? (0,25 điểm) 8. Lấy câu”Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ đáng thương; không bao giờ ta thương...”làm câu chủ đề hãy viết một đoạn văn nghị luận. (1,0 điểm) II. Phần Làm văn (14 điểm): Câu 1 (6,0 điểm): TIẾNG THÌ THẦM CỦA SA MẠC Một nhà thám hiểm đi tới vùng sa mạc, nhìn hết huớng này sang hướng khác nơi đâu cũng thấy toàn cát và cát, cát và gió, cát và nắng cháy. Lê gót trong tuyệt vọng ông vấp ngã và nằm vùi trong cát. Không còn đủ sức đứng lên, không còn chút hi vọng sống. Áp tai vào cát ông cảm nhận sự thinh lặng đáng sợ của sa mạc. Nhưng trong thinh lặng tuyệt đối ông bỗng nghe như có tiếng thì thầm từ đâu vang lại- hình như tiếng róc rách của một dòng suối. Ông cố gắng vươn dậy, trườn về phía những âm thanh mơ hồ đó. Và ông đã vượt qua sa mạc. Kì diệu hơn ông bắt gặp dòng suối trong mát! Sự sống đã hồi sinh! (Những câu chuyện về lẽ sống - internet) Viết một bài luận về bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (8 điểm): Phân tích giá trị nhân đạo trong ngòi bút Nam Cao được thể hiện qua truyện ngắn Lão Hạc. ………… HẾT…………
- PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 ĐIỆN BÀN Năm học 2017-2018 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi : 8/2/2018 Câu 1: (1.0 điểm) Cho câu ghép:”Tôi nói mãi nhưng nó không nghe tôi nên nó thi trượt”. a. Xác định các cụm C-V trong câu ghép trên. b. Phân tích mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó. Câu 2: (2.0 điểm) Tế Hanh đã sử dụng biện pháp so sánh ở hai câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” và “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” Theo em, hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào? Câu 3: (2.0 điểm) Hơn 10 ngày trước, người hâm mộ bóng đá nức lòng với chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam. Phát biểu chúc mừng đội tuyển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xúc động nhấn mạnh: “Các em làm nên điều kì diệu, làm rung động trái tim người dân Việt Nam từ miền xuôi tới miền ngược, từ thành thị tới nông thôn”. Theo em, điều kì diệu ấy là gì? (Bài viết không quá 1,5 trang giấy thi). Câu 4: (5.0 điểm) Có nhận định rằng:”Văn học của ta đi sâu vào đời sống xã hội để ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người qua nhiều mối quan hệ, làm cho người đọc như chính họ đang sống trong tác phẩm”. Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
50 đề thi thử đại học trên báo toán học và tuổi trẻ tham khảo
66 p | 410 | 164
-
50 đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 9
290 p | 458 | 74
-
Bộ 50 đề ôn tập và kiểm tra Toán lớp 2
42 p | 511 | 62
-
Bộ 50 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán 9 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
225 p | 263 | 25
-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN
4 p | 158 | 18
-
Tuyển tập 50 đề thi HSG hóa học 10
309 p | 432 | 16
-
Đề thi học kì I năm học 2016 - 2017 môn Toán lớp 12 (Đề 1)
18 p | 89 | 9
-
Đề khảo sát học sinh giỏi môn Toán lớp 3 năm 2009-2010 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Đề số 21)
2 p | 92 | 8
-
Đề thi tuyển sinh đại học môn Vật lý (năm 2014)
31 p | 100 | 8
-
Đề thi thử đợt III kì thi Quốc gia lần 1 năm học 2014-2015 môn Sinh - Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm (Mã đề: 341)
8 p | 66 | 7
-
Đề khảo sát học sinh giỏi môn Toán lớp 3 năm 2009-2010 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Đề số 20)
2 p | 86 | 6
-
Bộ 50 đề thi tuyển sinh môn Toán vào lớp 10 THPT chuyên năm 2018-2019 có đáp án
183 p | 288 | 6
-
50 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hoá học năm 2017
509 p | 92 | 5
-
Đề thi tuyển sinh đại học môn Hóa học (2014)
31 p | 67 | 4
-
50 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 9 có đáp án
122 p | 12 | 4
-
Đề thi thử kì thi Quốc gia lần 1 năm học 2014-2015 môn Sinh - Trường THPT Đắc Lua (Mã đề: 136)
5 p | 50 | 3
-
Đề thi tuyển sinh đại học năm 2014 môn Vật lý khối A và A1 (Mã đề 319)
5 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn