intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lớp 10 có đáp án

Chia sẻ: Baongu999 Baongu999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

127
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lớp 10 có đáp án dưới đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 10 ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi và giúp quý thầy cô có kinh nghiệm ra đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lớp 10 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 10 môn Địa lí

1. Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lớp 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1. Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố.

A. theo luồng di chuyển                  B. phân tán lẻ tẻ

C.theo những điểm cụ thể              D.thành từng vùng lớn

Câu 2. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu ca dao trên nói đến hiện tượng địa lí tự nhiên nào sau đây?

A. Sự luân phiên ngày đêm                        B. Ngày đêm dài ngắn theo mùa

C. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ               D.Ngày địa cực và đêm địa cực

Câu 3. Đường chuyển ngày quốc tế được lấy theo kinh tuyến

A. 90OĐ                      B. 90OT                      C. 180O                      D. 0O

Câu 4. Tính chất gió phơn ở sườn khuất gió là

A. mát và ẩm             B. nóng và ẩm           C. mát và khô            D. nóng và khô

Câu 5. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất gọi là

A. Nội lực                  B. ngoại lực               C. lực hấp dẫn           D. lực Côriolit

Câu 6. Khối khí chí tuyến (kí hiệu là T) có tính chất

A. nóng ẩm                B. rất lạnh                  C. lạnh                        D. rất nóng

Câu 7. Trong học tập bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. xác định vị trí của các đối tượng                      

B. học tập thay cho sách giáo khoa địa lí             

C. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

D. xác định mối quan hệ giữa các đối tượng

Câu 8. Phong hóa hóa học diễn ra ở mạnh nhất ở vùng có khí hậu

A. Nóng, khô            B. lạnh, khô               C. nóng, ẩm               D. lạnh, ẩm

Câu 9. Cồn cát, bãi biển, đồng bằng châu thổ là các dạng địa hình

A. xâm thực               B. Bồi tụ                    C. bóc mòn                D. vận chuyển

Câu 10. Hiện tượng động đất, núi lửa thường xảy ra ở

A. trung tâm các mảng kiến tạo                             B. vùng rìa của các mảng kiến tạo

C. nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo                   D. hai bên bờ của các đại dương

Câu 11. Khu vực nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất

A. Xích đạo               B. Vòng cực              C. Chí tuyến              D. Ôn đới

Câu 12. Việt Nam nằm trong múi giờ số

A. 6                             B. 7                             C. 8                                         D. 9

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13. (4,0 điểm)

 Trình bày nguyên nhân làm thay đổi khí áp. Kể tên một số loại gió chính trên Trái Đất.

Câu 14. (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM

THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (OC)

Biên độ nhiệt năm

(OC)

0O

24.5

1.8

20O

25.0

7.4

30O

20.4

13.3

40O

14.0

17.7

50O

5.4

23.8

60O

-0.6

29.0

…………………….

…………………….

…………………….

 

Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lớp 10

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu       1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C B C D A D C C B C C B
II. TỰ LUẬN
Câu 13: *Trình bày nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm

 Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:

- Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm

- Nhiệt độ giảm không khí co lại, tỉ trọng nên khí áp tăng

Khí áp thay đổi theo độ ẩm

- Không khí chứa nhiều hơi nước khí áp giảm. Vì cùng khí áp và nhiệt độ như nhau thì một lít hơi nước nhẹ hơn 1 lít không khí khô. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm.

Kể tên một số loại gió chính trên Trái Đất. Gió Tây ôn đới, Gió Mậu dịch.


2. Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lớp 10 - Trường THPT Bất Bạt

Câu 1: Trên bản đồ, hướng ngược với hướng Đông Đông Bắc là hướng:

A. Đông Đông Nam.          B. Tây Tây Bắc.          C. Tây Tây Nam.        D. Bắc Đông Bắc.

Câu 2: Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì :

A. Tăng thêm 1 ngày lịch.                          B. Lùi lại 1 ngày lịch.

C. Giữ nguyên ngày lịch.                           D. Tăng thêm 1 giờ đồng hồ.

Câu 3: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:

A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá..                  B. biên giới, đường giao thông..

C. các luồng di dân, các luồng vận tải..                 D. các nhà máy, đường giao thông..

Câu 4: Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa vì

A. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của ác đại dương.

B. bề mặt lục địa ghồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

Câu 5: Gió mùa được hình thành chủ yếu do:

A. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa biển và đất liên theo ngày đêm

B. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa

C. Do sự chênh lệch khí ap giữa vùng xích đạo và chí tuyến

D. Do sự chênh lệch khí áp giữa vùng chí tuyến và ôn đới.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Số lượng bò và lợn trên thế giới thời kì 1980 - 2017 (Đơn vị: triệu con)

Năm

1990

2000

2010

2015

2017

1296,8

1302,9

1453,4

1468,1

1491,7

Lợn

848,7

856,2

975,0

986,4

967,4

Để thể hiện số lượng bò và lợn trên thế giới thời kỳ 1990 – 2017, dạng biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Biểu đồ miền.                                        B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.                                           D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu 7: Trên bề mặt Trái Đất theo chiều vĩ tuyến nơi nào mưa nhiều nhất?

A. vùng Xích Đạo.             B. vùng chí Tuyến.      C. vùng ôn đới.           D. vùng cực.

Câu 8: Nguyên nhân nào tạo ra ngày và đêm trên Trái đất:

A. Dạng hình cầu của Trái đất.

B. Trái đất chuyển động quanh Mặt trời.

C. Dạng hình cầu và chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất.

D. Dạng hình cầu của Trái đất và chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất.

Câu 9: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:

A. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.                      B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

C. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.                   D. sự khác nhau về độ nét  kí hiệu.

Câu 10: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:

A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông 

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi  

D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

Câu 11: Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM NƯỚC TA PHAN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đơn vị : %)

Năm

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Công nghiệp – Xây dựng

Dịch vụ

2015

17,0

33.3

39,7

2019

14,0

34,4

41,6

Để thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm nước ta phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.    D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)

Câu 12: Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa hạ ở Nam bán cầu:

A. 21/3 - 22/6         B. 22/6 - 23/9              C. 23/9 - 22/12            D. 22/12 - 21/3

Câu 13: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất, vì đó là nơi

A. trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

B. tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển, sinh quyển.

C. chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.

D. nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.

Câu 14: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT RA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA

 (Đơn vị: triệu kwh)

Năm

2010

2014

2015

2017

Nhà nước

67 678

123 291

133 081

165 548

Ngoài Nhà nước

1 721

5 941

7 333

12 622

Đầu tư nước ngoài

22 323

12 018

17 535

13 423

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.       B. Tròn.           C. Miền.          D. Đường.

Câu 15: Trục Trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là:

A. 66027.               B. 23027.                    C. 23033.                    D. 66033.

Câu 16: Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở

A. Hướng chính Đông.                                            B. Hướng Đông Đông Bắc.

C. Hướng chếch về phía Đông Bắc.                       D. Hướng chếch về phía Đông Nam.

Câu 17: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do

A. dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao gây mưa.

B. frông tiêp xúc với bề mặt đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây mưa.

C. dọc các frông là nới chưa nhiều hơi nước nên gây mưa.

D. có sự tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

Câu 18: Hệ quả vận động theo phương thẳng đứng là

A. làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau.

B. làm cho đất đá bị di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

C. làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, bộ phận khác bị hạ xuống.

D. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.

Câu 19: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây của lục địa là do

A. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.

B. hai bờ Đông và Tây của lục địa có độ cao khác nhau.

C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của tía bức xạ mặt trời khác nhau.

D. ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 20: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí:

A. chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.           B. cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.

C. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.           D. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Câu 21: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm

A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau

B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau  

C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn

D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau

Câu 22: Một trận bóng đá diễn ra lúc 18h30 ngày 31/12/2019 tại Anh thì lúc đó, nếu chúng ta xem truyền hình trực tiếp tại Việt Nam là mấy giờ, ngày, tháng năm nào? (Biết Việt Nam ở múi giờ số 7)

A. 1h30ngày 31/12/2019                                      C. 1h30ngày 1/1/2020

B. 11h30ngày 31/12/2019                                    D. 11h30 ngày 1/1/2020

Câu 23: Quá trình phong hóa là

A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. quá trình tích tụ các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.

D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác.

Câu 24: Ở  khoảng 300 vĩ Bắc và Nam, tồn tại đai khí áp nào

A. Áp thấp xích đạo.          B. Áp cao cận nhiệt.

C. Áp cao cận cực. D. Áp thấp ôn đới.

Câu 25: Nếu ở chân sườn đón gió nhiệt độ là 300C, thì ở đỉnh núi với độ cao 2500m, nhiệt độ là bao nhiêu độ C

A. 10 0C.                B.15 0C.                      C. 18 0C.                     D. 240C.


3. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lớp 10 - Trường THPT Lê Hồng Phong

Câu 1. Dòng chảy tạm thời là kết quả của hình thức bóc mòn nào?

A. Mài mòn            B. Xâm thực               C. Hòa tan               D. Thổi mòn

Câu 2. Vành đai động đất núi lửa Địa Trung Hải là nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào sau đây:

A. Mảng Phi và mảng Âu – Á

B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Âu – Á

C. Mảng Âu – Á và mảng Bắc Mĩ

D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Thái Bình Dương

Câu 3. Hoạt động nào sau đây không thuộc quá trình ngoại lực?

A. Bồi tụ                 B. Uốn nếp                  C. Vận chuyển         D. Bóc mòn

Câu 4. Múi giờ nào sau đây có hai ngày lịch khác nhau?

A. Múi giờ số 6       B. Múi giờ số 12          C. Múi giờ số 9         D. Múi giờ số 3

Câu 5. Trong các quá trình ngoại lực, bồi tụ được xem là quá trình:

A. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nới khác

B. Tích tụ các vật liệu phá hủy do các tác nhân ngoại lực

C. Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật do các tác nhân ngoại lực

D. Di dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó

Câu 6. Trong các vĩ độ sau, biên độ nhiệt lớn nhất thuộc vĩ độ nào?

A. Vĩ độ 500            B. Vĩ độ 300                 C. Vĩ độ 00               D. Vĩ độ 700

Câu 7. Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua mấy quá trình:

A. Bốn quá trình ngoại lực                          B. Ba quá trình ngoại lực

C. Năm quá trình ngoại lực                         D. Sáu quá trình ngoại lực

Câu 8. Ngày nào sau đây theo dương lịch, được xác định là ngày xuân phân ở BBC?

A. Ngày 22/06        B. Ngày 23/09             C. Ngày 22/12          D. Ngày 21/03

Câu 9. Khi thể hiện các đô thị từ 5 triệu dân trở lên, người ta dùng dạng kí hiệu nào?

A. Kí hiệu chữ                                            B. Kí hiệu dạng đường

C. Kí hiệu hình học                                    D. Kí hiệu tượng hình

Câu 10. Nhận định nào sau đây là đúng với nội dung kiến thức về sự thay đổi khí áp?

A. Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỷ trọng giảm đi, khí áp tăng

B. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén ép tăng, khí áp tăng

C. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp cũng tăng

D. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm

Câu 11. Khu vực nào sẽ có mưa nhiều do tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?

A. Các khu vực có áp cao thống trị

B. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua

C. Miền có gió Mậu dịch hoạt động

D. Nơi có dãi hội tụ nhiệt đới và frông

Câu 12. Trong Hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra ngoài hệ, Trái Đất có vị trí thứ mấy?

A. Vị trí thứ 1         B. Vị trí thứ 4              C. Vị trí thứ 2           D. Vị trí thứ 3

Câu 13. Khối khí nào sau đây mang tính chất khô và nóng?

A. Khối khí Tc         B. Khối khí Pm             C. Khối khí Tm          D. Khối khí Pc

Câu 14. Cho tờ bản đồ có tỷ lệ 1: 2.000.000, nghĩa là 1 cm trên bản đồ, sẽ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?

A. 200 Km              B. 20 Km                     C. 2.0 Km                D. 2000 Km

Câu 15. Qua kiến thức đã học, hãy cho biết tháng nào nước ta có tần suất bão lớn nhất?

A. Tháng 10           B. Tháng 8                  C. Tháng 11             D. Tháng 9

Câu 16. Hiện tượng luân phiên ngày, đêm dài 24 giờ trên Trái Đất, là do:

A. Trái Đất có hình cầu và tác động của lực Coriolit

B. Do Trái Đất có hình cầu và vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

C. Do Trái Đất có hình cầu và vận động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

D. Do Trái Đất có hình cầu và chuyển động tịnh tiến xung quang Mặt Trời

Câu 17. Vào ngày 22/12, nơi nào trên Trái Đất có đêm dài nhất trong ngày?

A. Khu vực Cực Nam                                 B. Đường Chí Tuyến Bắc

C. Đường Xích Đạo                                   D. Khu vực Cực Bắc

Câu 18. Hiện tượng nào sau đây được xem là kết quả của sự vận động theo phương thẳng đứng?

A. Bộ phận này của lục địa được nâng lên, bộ phận khác lại bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái

B. Các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng.

C. Lóp vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy

D. Cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho các lớp đá bị thay đổi thế nằm hình thành các nếp uốn.

Câu 19. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là bao nhiêu Km?

A. 149.6 triệu km    B. 196.4 triệu km         C. 169.4 triệu km     D. 194.6 triệu km

Câu 20. Nhận định nào sau đây được xem là đúng?

A. Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Xích Đạo về hai cực Bắc và Nam

B. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ Xích Đạo về chí tuyến sau đó giảm về cực

C. Biên độ nhiệt giảm dần từ Xích Đạo về hai cực Bắc và Nam

D. Biên độ nhiệt ở Xích Đạo luôn lớn hơn biên độ nhiệt ở khu vực Ôn đới

 

Trên đây là phần trích nội dung Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lớp 10 có đáp án để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 có đáp án tại đây.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0