Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 4,Tập<br />
2017,<br />
11,Tr.<br />
Số127-133<br />
4, 2017<br />
<br />
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ VẤN ĐỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG<br />
TRẦN THỊ HIỀN LƯƠNG<br />
Khoa Giáo dục chính trị và Quản lý nhà nước, Trường Đại học Quy Nhơn<br />
TÓM TẮT<br />
Một trong những điểm mới nổi bật nhất trong Phần thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 2015 là đã bỏ<br />
các quy định liên quan đến di chúc chung của vợ, chồng. Tuy nhiên, di chúc chung của vợ, chồng đã tồn tại<br />
trong tục lệ của nước ta từ rất lâu cũng như được ghi nhận khá ổn định trong luật pháp Việt Nam. Vậy việc<br />
lập di chúc chung của vợ, chồng có còn được thừa nhận theo luật pháp hiện nay hay không, và hướng giải<br />
quyết như thế nào nếu xảy ra tranh chấp về di chúc chung? Do vậy, việc bãi bỏ các Điều luật này cần phải<br />
được hiểu một cách đúng đắn, trên cơ sở có lý lẽ và quan điểm hợp lý.<br />
Từ khóa: Bộ luật Dân sự năm 2015; di chúc; di chúc chung của vợ, chồng.<br />
ABSTRACT<br />
Civil Code 2015 and the matter of joint husband, wife testaments<br />
One of the most salient points in the Inheritance Section of the Civil Code 2015 is the abolition<br />
of the articles about the joint husband-wife testament. However, joint testaments appeared long ago in<br />
our country and have been acknowledged rather stably in Vietnamese law. Therefore, according to the<br />
law in force, are joint husband-wife testaments still acknowledged? And how can disputes about joint<br />
testaments be resolved? For this reason, abrogating the articles needs to be understood thoroughly, with<br />
sound arguments and sound views.<br />
Keywords: Civil Code 2015, testament, husband-wife testament.<br />
<br />
1. <br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
<br />
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu<br />
lực thi hành từ ngày 01/01/2017 (sau đây gọi là Bộ luật Dân sự năm 2015), thay thế cho Bộ luật<br />
Dân sự số 33/2005/QH11 (BLDS 2005). Bộ luật Dân sự năm 2015 được giới chuyên môn đánh<br />
giá rất cao về mục tiêu, quan điểm xây dựng; và Bộ luật được cho là đã có nhiều điểm đột phá<br />
quan trọng; những sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khắc phục được nhiều bất<br />
cập, hạn chế của thực tiễn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Một trong những chế định quan<br />
trọng của pháp luật dân sự là thừa kế cũng được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn hiện nay, trong<br />
đó, thừa kế theo di chúc được quan tâm và có nhiều sự thay đổi hơn cả so với thừa kế theo pháp<br />
luật. Và theo tác giả bài viết, một điểm mới quan trọng trong Phần thừa kế của Bộ luật Dân sự<br />
năm 2015 là đã bỏ 03 điều luật liên quan đến di chúc chung của vợ chồng (Điều 663, Điều 664<br />
và Điều 668) được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã không<br />
Email: tranthihienluong@qnu.edu.vn<br />
Ngày nhận bài: 25/6/2017; Ngày nhận đăng: 20/8/2017<br />
<br />
127<br />
<br />
Trần Thị Hiền Lương<br />
còn bất kỳ quy định nào về di chúc chung của vợ chồng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm cho<br />
rằng nên có những quy định cụ thể, rõ ràng về di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2015 để<br />
việc thực hiện trên thực tế được khả thi và hợp lý, bảo đảm quyền lợi của các chủ thể có liên quan,<br />
và tạo ra sự ổn định trong pháp luật, phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Như vậy, để hiểu<br />
việc bãi bỏ các quy định về di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2015 như thế nào cho đúng<br />
là một vấn đề đáng quan tâm. Bởi vì, nếu không có quy định nào như thế thì chúng ta có thể hiểu<br />
rằng pháp luật không còn thừa nhận di chúc chung của vợ chồng hay không? Nếu những cặp vợ<br />
chồng có tài sản chung muốn lập di chúc chung sau ngày 01/01/2017 thì có được hay không? Nếu<br />
được lập di chúc chung thì hướng xử lý như thế nào khi có tranh chấp về di chúc chung của vợ,<br />
chồng trong hoàn cảnh không có điều luật cụ thể quy định? Câu trả lời cho câu hỏi này không hề<br />
đơn giản vì BLDS 2015 chỉ đơn thuần không giữ lại các quy định về di chúc chung của vợ chồng<br />
đã tồn tại trước đó, nhưng không có quy định nêu rõ là cấm di chúc chung của vợ chồng. Từ đó,<br />
đòi hỏi cần phải lật lại vấn đề: BLDS 2015 không giữ lại các quy định về di chúc chung của vợ<br />
chồng là có hợp lý trong bối cảnh hiện nay hay không?<br />
2. <br />
<br />
Lịch sử quy định pháp luật Việt Nam về di chúc chung của vợ chồng<br />
<br />
Vào thời kỳ phong kiến, trên thực tế di chúc chung của vợ, chồng khá phổ biến, xuất phát<br />
từ nguyên nhân hệ tư tưởng thời kỳ bấy giờ, đại đa số tài sản chung trong gia đình được định đoạt<br />
thông qua di chúc chung. Tuy nhiên, di chúc chung chưa được quy định trong pháp luật thừa kế<br />
trong thời kỳ này. Xem xét Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long đều không thấy có quy định về<br />
di chúc chung của vợ, chồng [1].<br />
Luật thực định thời cận đại cũng đã bắt đầu ủng hộ giải pháp mang tính luân lý đó. Tìm hiểu<br />
về di chúc chung của vợ chồng trong các Bộ Dân luật chế độ trước thì thấy có quy định về vấn đề<br />
này, như Điều 313 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 (còn gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật, “hộ<br />
luật” một thuật ngữ được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và đã được sử dụng để chỉ luật dân<br />
sự [2]), tương tự vấn đề cũng được quy định tại Điều 321 Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, hay tại Điều<br />
572 Dân luật Sài Gòn năm 1972 : “Chúc thư chỉ có thể do một người làm ra; hai người không thể<br />
cùng chung làm một chúc thư lợi tha hay lưỡng tương đắc lợi. Đặc biệt, trong trường hợp chúc<br />
thư do hai vợ chồng cùng làm để sử dụng tài sản chung, chúc thư được thi hành riêng về phần di<br />
sản của người chết trước, người sống vẫn có quyền hủy bãi hay thay đổi chúc thư về phần mình”.<br />
Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta cũng thừa nhận vợ, chồng có quyền lập di chúc chung.<br />
Thông tư số 81-TANDTC về “Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế” do Tòa án nhân<br />
dân tối cao ban hành ngày 24/07/1981 đã từng nhắc đến di chúc chung của vợ, chồng, cụ thể: “Di<br />
chúc do hai vợ chồng cùng làm để định đoạt tài sản chung, nếu một người chết trước, thì chỉ riêng<br />
phần di sản của người đó được thi hành theo di chúc. Người còn sống có quyền giữ nguyên, thay<br />
đổi hoặc hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản của mình”.<br />
Pháp lệnh của Hội đồng nhà nước số 44-LTK/HĐNN8 ngày 10/09/1990 về “Thừa kế” tuy<br />
không trực tiếp qui định về di chúc chung của vợ, chồng, nhưng cũng gián tiếp thừa nhận hiệu<br />
lực của di chúc chung, cụ thể tại khoản 1 Điều 23: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.<br />
128<br />
<br />
Tập 11, Số 4, 2017<br />
Trong trường hợp di chúc lập chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến<br />
phần tài sản của người chết trước có hiệu lực”.<br />
Sau này, vấn đề di chúc chung của vợ, chồng cũng được qui định khá rõ trong BLDS<br />
1995 [3]. Đến năm 2005, BLDS 2005 ban hành, thay thế cho BLDS 1995, thì các quy định về di<br />
chúc chung của vợ, chồng đã có nhiều sửa đổi, vấn đề này chỉ được quy định trong phạm vi 03<br />
điều luật sau:<br />
Điều 663: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”.<br />
Điều 664 : “Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng<br />
1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.<br />
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được<br />
sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc<br />
liên quan đến phần tài sản của mình”.<br />
Điều 668: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc<br />
tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.<br />
3. <br />
Việc xây dựng một quy định đặc thù về di chúc chung của vợ, chồng có còn cần thiết<br />
trong khung cảnh hiện nay?<br />
3.1. Sự bất cập trong các quy định về di chúc chung của vợ, chồng trong BLDS 2005<br />
Di chúc chung của vợ chồng là hình thức di chúc phổ biến ở Việt Nam thời xưa vì quan<br />
niệm truyền thống của người Việt Nam vốn rất coi trọng đạo nghĩa vợ - chồng và luôn muốn củng<br />
cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình. Khi già yếu, cha mẹ thường lập di chúc để phân chia<br />
tài sản giữa các con, đề phòng khi cha mẹ chết, các con có thể tranh cãi dẫn đến xung đột, mất<br />
đoàn kết, ảnh hưởng đến tiếng tăm dòng họ. Với mục đích như vậy, nhưng liệu các quy định về di<br />
chúc chung của vợ, chồng trong BLDS 2005 đã đảm bảo đạt được mục đích đó hay chưa?<br />
Di chúc chung của vợ, chồng không đơn giản mà trên thực tế khá rắc rối, có nhiều vấn đề<br />
pháp lý phức tạp chưa tiên liệu được, thực tế đã nảy sinh nhiều vướng mắc pháp lý chưa có hướng<br />
gỡ [4]. BLDS 2005 chỉ dùng ba điều luật ngắn để điều chỉnh vấn đề này có thể nói là chưa tương<br />
xứng và không đủ liều lượng cần thiết, dẫn đến sự bất cập và thiếu nhất quán trong việc thực thi<br />
pháp luật về vấn đề liên quan. Việc này cũng giống như dùng chiếc áo trẻ em để mặc cho một cơ<br />
thể người lớn [5]. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các bất cập của những quy định cá biệt về<br />
di chúc chung của vợ chồng, thậm chí còn làm phá vỡ tính hệ thống của chế định quyền thừa kế.<br />
Cụ thể, Điều 663 BLDS 2005 qui định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản<br />
chung”. Nhưng sẽ phức tạp, nếu vợ, chồng vừa có tài sản chung, vừa có tài sản riêng, mà họ lại<br />
muốn định đoạt cả hai loại tài sản này trong cùng một di chúc. Vậy thì phần di chúc định đoạt tài<br />
sản riêng có phải là một di chúc riêng; sau khi một bên vợ hoặc chồng chết, thì phần di chúc liên<br />
quan tới tài sản riêng của họ có hiệu lực hay chưa...?<br />
Mặt khác, Điều 668 BLDS 2005 quy định “di chúc chung vợ, chồng chỉ có hiệu lực khi cả<br />
hai người cùng chết hoặc khi người sau cùng chết”. Việc áp dụng đúng tinh thần quy định này thì<br />
sẽ làm triệt tiêu đi quyền tranh chấp thừa kế, yêu cầu phân chia di sản của những người đồng thừa<br />
129<br />
<br />
Trần Thị Hiền Lương<br />
kế khi một trong hai người lập di chúc còn sống vì nếu một bên vợ, chồng trong di chúc chung<br />
còn sống thì di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp luật. Trong thực tế quy định trên đã làm ảnh hưởng<br />
trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, như trong trường hợp người còn sống gặp khó khăn,<br />
bệnh tật nhưng họ không thể bán phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng<br />
vì di chúc chung chỉ có hiệu lực vào thời điểm người thứ hai chết hoặc thời điểm cả hai vợ chồng<br />
cùng chết. Ví dụ, vợ chồng ông A và bà B lập di chúc chung để lại căn nhà đang ở cho chị C là<br />
con gái của hai người. Năm 2006, vợ ông qua đời và hai năm sau, ông A bị tai biến, nằm liệt tại<br />
chỗ. Việc chữa trị, chăm sóc ông rất tốn kém và chỉ do chị C chi trả. Điều này dẫn đến họ nợ nần<br />
nhiều, nên ông A và con bàn nhau bán nhà để trả nợ, còn lại mua một căn nhà nhỏ để sinh sống và<br />
dư một ít tiền làm vốn cho cô con gái. Nhưng khi người con đem hồ sơ nhà đất và tờ di chúc ra<br />
phòng công chứng khai nhận di sản thì bị từ chối vì di chúc chung chỉ có hiệu lực vào thời điểm<br />
người thứ hai chết hoặc thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết. Như vậy, việc bán nhà hay thế chấp<br />
vay tiền ngân hàng đều không được.<br />
Ngoài ra, việc di chúc chung của vợ, chồng cũng làm hạn chế quyền định đoạt tài sản của<br />
mỗi bên. Cụ thể, một bên không thể sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung nếu vợ, chồng không<br />
đồng thuận, quy định tại khoản 2 Điều 664 BLDS 2005: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ<br />
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã<br />
chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Điều<br />
này vô hình chung quy định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc này rất khó thực thi<br />
bởi khó đạt được sự đồng thuận của vợ chồng mọi lúc, thậm chí quy định này còn có thể làm mất<br />
đi quyền tự định đoạt tài sản của mỗi bên vợ chồng nếu nỗ lực của một bên để có được sự đồng<br />
thuận của bên kia không thành công.<br />
Các điểm nói trên chỉ là một vài vấn đề khó giải quyết về di chúc chung của vợ, chồng;<br />
ngoài ra trên thực tế còn khá nhiều vướng mắc, chẳng hạn, vợ, chồng có thể cùng nhau lập di<br />
chúc chung bằng miệng hay không? Theo Điều 651, việc lập di chúc miệng chỉ dành cho cá nhân:<br />
“Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân<br />
khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Trong khi đó, muốn lập<br />
di chúc chung, vợ - chồng phải có sự bàn bạc và thống nhất ý chí chung trước khi cùng nhau lập<br />
di chúc. Trong tình trạng bị cái chết đe dọa thì điều này là hạn hữu. Ngoài ra, một số tình huống<br />
có thể dẫn đến việc chấm dứt quan hệ vợ - chồng, hoặc chấm dứt tình trạng sở hữu chung đối với<br />
tài sản, hoặc trực tiếp làm chấm dứt di chúc chung; nhưng khi thực thi di chúc chung vì không<br />
được dự liệu của pháp luật nên không ai dám chắc là di chúc chung có đương nhiên bị mất hiệu<br />
lực hay không? Ví dụ như các bên vợ chồng ly hôn, chia tài sản chung trong khi hôn nhân đang<br />
tồn tại; một bên mất tích hoặc bị tòa án tuyên bố chết và người còn lại đã kết hôn với người khác,<br />
sau đó người bị tuyên bố chết còn sống trở về, nhưng không thể tái hợp quan hệ vợ chồng; hoặc<br />
sau khi có di chúc chung, vợ chồng lại định đoạt tài sản chung vào một mục đích khác, như tặng<br />
cho, bán...<br />
Như vậy, có thể thấy, các Điều 663, Điều 664, Điều 668 trong BLDS 2005 chưa giải quyết<br />
tốt các vấn đề pháp lý phức tạp về di chúc chung của vợ chồng.<br />
130<br />
<br />
Tập 11, Số 4, 2017<br />
3.2. Cần hiểu việc bãi bỏ các quy định về di chúc chung của vợ, chồng như thế nào cho đúng<br />
Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng, việc bãi bỏ các quy định về di chúc chung của vợ,<br />
chồng là do sự phức tạp trên thực tế dẫn đến khó giải quyết và kinh nghiệm pháp luật quốc tế<br />
cũng không có quy định về di chúc chung vợ chồng [6]. Cũng có ý kiến cho rằng, việc bãi bỏ trên<br />
tức là pháp luật không còn thừa nhận di chúc chung nữa, và như vậy là trái với Hiến pháp 2013...<br />
Hoặc là việc không quy định di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2015 vừa có thể giải quyết<br />
được vướng mắc trong thực tiễn, vừa loại bỏ được bất cập về lý luận mà BLDS 2005 gặp phải [7].<br />
Chúng ta thấy rằng, dù việc bỏ các quy định về di chúc chung xuất phát từ lý do gì, thì quan trọng<br />
hơn cả, đó là việc bỏ các quy định như vậy có giải quyết được các vấn đề đã và đang tồn tại hay<br />
không, nếu giải quyết được thì đó là quyết định hợp lý. Bởi vì, nếu bỏ các quy định này với lý do<br />
là phức tạp khó giải quyết trong thực tiễn thì có lẽ sẽ có rất nhiều quy định của BLDS 2005 cũng<br />
sẽ phải bỏ đi.<br />
Ở một góc độ khác, việc bỏ quy định về di chúc chung trong BLDS 2015 được giải thích<br />
rằng “hoàn toàn không có nghĩa là luật mới sẽ không thừa nhận giá trị của di chúc chung” [8].<br />
Tác giả bài viết cho rằng quan điểm này là hợp lý. Vấn đề di chúc chung của vợ, chồng không nên<br />
hiểu theo cách là việc vợ, chồng cùng nhau phân định tài sản cho người thừa kế nữa, mà nên hiểu<br />
theo hướng tiến bộ hơn, đó là việc vợ và chồng, mỗi người có tư cách chủ sở hữu của riêng mình,<br />
kết hợp trong việc định đoạt tài sản sau khi chết bằng cách thể hiện ý chí cùng một lúc, trong cùng<br />
một văn bản. Với cách hiểu này, di chúc gọi là chung của vợ, chồng có thể được coi là hai di chúc<br />
của hai chủ thể, nhưng được ghi nhận trong cùng một bản viết và được điều chỉnh theo luật chung<br />
về di chúc, cũng như theo luật chung về thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu. Như vậy, vợ<br />
và chồng, mỗi người có thể đưa vào di chúc viết chung các nội dung định đoạt liên quan đến tài<br />
sản riêng của mỗi người, và các nội dung liên quan đến tài sản chung của cả hai người. Đối với<br />
việc định đoạt tài sản riêng trong di chúc thì mỗi người đều có quyền tự định đoạt, nhưng đối với<br />
tài sản chung, thì nội dung này trong di chúc tất nhiên phải có sự đồng thuận của vợ chồng, theo<br />
đúng nguyên tắc nhất trí trong quản lý tài sản chung, được thiết lập trong luật chung về quyền<br />
sở hữu, và việc sửa đổi nội dung này cũng phải có sự đồng thuận. Chính vì thế, BLDS năm 2015<br />
bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng và đồng thời quy định đầy đủ hơn, rõ ràng hơn về sở<br />
hữu chung và các loại sở hữu chung, trong đó, “sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp<br />
nhất có thể phân chia [9]”, và “việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa<br />
thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật [10]”. Ngoài ra, chế độ tài sản<br />
của vợ chồng còn được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều<br />
59 đến Điều 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng<br />
được hình thành trên cơ sở luật định hoặc do vợ chồng thỏa thuận. Từ những luận điểm trên ta<br />
thấy rằng không cần có một quy định đặc thù về di chúc chung như trong BLDS 2005; và việc<br />
bỏ các quy định như vậy còn khắc phục được những vướng mắc pháp lý nảy sinh trong thực tế,<br />
đặc biệt là đảm bảo quyền lợi của vợ, chồng còn sống trong việc định đoạt phần tài sản của mình<br />
trong khối tài sản chung của hai vợ chồng, vừa đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế của<br />
vợ/chồng bên chết trước, vì họ không phải chờ đến thời điểm di chúc chung có hiệu lực thì mới<br />
được chia tài sản như trước đây nữa.<br />
131<br />
<br />