intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bú sữa mẹ bị táo bón?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con gái tôi 2 tháng tuổi, cháu bú mẹ gần như hoàn toàn. Đi khám bác sĩ nói đủ ký, nhưng sao cháu đi cầu táo bón quá (3-4 ngày mới đi một lần, phân mềm). Xin hỏi tôi phải ăn uống ra sao để cháu đi cầu thường hơn và có đủ sữa cho con bú? Thanh Bình (Đồng Nai) - Ở trẻ nhỏ (thường dưới 6 tháng tuổi), đặc biệt là trẻ bú mẹ thì việc trẻ đi ngoài thường xuyên (đi lẹt xẹt nhiều lần) hay quá thưa thớt (vài ngày một lần) cũng là bình thường nếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bú sữa mẹ bị táo bón?

  1. Bú sữa mẹ bị táo bón? Con gái tôi 2 tháng tuổi, cháu bú mẹ gần như hoàn toàn. Đi khám bác sĩ nói đủ ký, nhưng sao cháu đi cầu táo bón quá (3-4 ngày mới đi một lần, phân mềm). Xin hỏi tôi phải ăn uống ra sao để cháu đi cầu thường hơn và có đủ sữa cho con bú? Thanh Bình (Đồng Nai)
  2. - Ở trẻ nhỏ (thường dưới 6 tháng tuổi), đặc biệt là trẻ bú mẹ thì việc trẻ đi ngoài thường xuyên (đi lẹt xẹt nhiều lần) hay quá thưa thớt (vài ngày một lần) cũng là bình thường nếu phân trẻ vẫn mềm, quan trọng là trẻ vẫn vui chơi và tăng cân đúng chuẩn. Trong trường hợp con chị như vậy không phải là táo bón, do đó nên hạn chế bơm hậu môn kích thích bé đi tiêu mà nên để cháu đi tự nhiên. Nếu bơm hậu môn thường xuyên sẽ làm trẻ trầy xước hậu môn, giảm phản xạ đi tiêu tự nhiên và lệ thuộc vào bơm. Trẻ bú mẹ rất hiếm khi bị táo bón. Trẻ bú sữa ngoài dễ bị táo bón hơn so với trẻ bú mẹ. Trẻ được cho là táo bón khi phân khô cứng, vón thành cục nhỏ và trẻ phải cố rặn mới đi ngoài được. Muốn có đủ sữa cho con bú, chị nên ăn uống đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng, tránh kiêng khem không đúng. Để đảm bảo chất lượng sữa cho bé, chị cần ăn đủ năng lượng. Nhu cầu năng lượng của bà mẹ cho con bú trong sáu tháng đầu tăng hơn so với bình
  3. thường 500-600kcal. Để đạt nhu cầu năng lượng này, chị cần ăn nhiều hơn trong bữa chính và ăn thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Chị nên chú ý đảm bảo đủ thực phẩm giàu đạm, nên chọn đạm có giá trị sinh học cao (thịt, cá, trứng, sữa), đây cũng là thực phẩm giàu vitamin A. Nếu không thích ăn thịt cá có thể chọn thực phẩm giàu đạm thực vật như các loại đậu, đậu nành. Các loại thịt cá màu đỏ (thịt heo, thịt bò, cá thu, cá ngừ…) sẽ có nhiều chất sắt tạo máu và cả chất kẽm giúp trẻ tăng trưởng. Chị nên thường xuyên ăn rau, trái chín cây để nhận đủ vitamin, khoáng chất. Các loại rau xanh đậm hoặc củ quả vàng cam đậm sẽ có nhiều beta – caroten là tiền chất của vitamin A giúp trẻ tăng trưởng và phòng bệnh khô mắt. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm tép ăn cả vỏ, cá nhỏ ăn luôn xương, các loại rau xanh. Nên sử dụng muối iôt thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày (không ăn mặn) để cung cấp đủ iod giúp phát triển trí não ở trẻ.
  4. Chị cần tránh sử dụng chất kích thích như trà hay cà phê, hạn chế các gia vị nặng mùi làm thay đổi mùi sữa khiến bé chê sữa mẹ. Chị cũng cần uống đủ nước (nước chín, sữa, nước trái cây, xúp…) 1,5-2 lít/ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2