Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHỐI HỢP GÂY TÊ XƯƠNG CÙNG<br />
BẰNG BUPIVACAINE VÀ MORPHINE SULPHATE VỚI GÂY MÊ<br />
TRÊN PHẪU THUẬT TIM HỞ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Hà Văn Lượng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine sulphate phối<br />
hợp với gây mê trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi đã hồi cứu hồ sơ bệnh án của 86 bệnh nhi được phẫu thuật tim hở<br />
có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 3/2010 đến tháng 1/2011 và được gây tê<br />
xương cùng. Hiệu quả giảm đau trong phẫu thuật, sau phẫu thuật, thời gian rút nội khí quản, các tác dụng phụ,<br />
các tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật do gây tê là các yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả của<br />
phương pháp gây tê xương cùng.<br />
Kết quả: Trong 86 bệnh nhi trên có: 47 bệnh nhân thông liên thất (VSD), 16 bệnh nhân tứ chứng Fallot<br />
(TOF), 11 bệnh nhân thông liên nhĩ (ASD), 2 bệnh nhân bất thường tĩnh mạch phổi về tim (TAPVR), 1 bệnh<br />
nhân U thất phải, 1 bệnh nhân thông liên thất kèm hẹp eo động mạch chủ (VSD + CoA), 1 bệnh nhân thất phải<br />
hai đường ra kèm thông liên thất (DORV + VSD), 2 bệnh nhân tim 3 buồng nhĩ (Cor Triatriatum), 5 bệnh nhân<br />
thông liên thất kèm thông liên nhĩ. Tỉ lệ Nam/ Nữ: 41/45. Tuổi trung bình 30.61 tháng (3-168 tháng). Cân nặng<br />
trung bình 9,82kg (3,6 - 32kg). Chiều cao trung bình 81.54 cm (39-155cm). 82,56% bệnh nhân không cần sử<br />
dụng thêm thuốc giảm đau trong phẫu thuật, chỉ có 17,44% bệnh nhân dùng thêm 1 lần giảm đau tĩnh mạch lúc<br />
rạch da hoặc cưa xương ức. Thời gian rút nội khí quản trung bình 6,61 giờ (0,5 - 24 giờ). Thời gian giảm đau<br />
kéo dài sau gây tê trung bình 14,72 giờ. Không có trường hợp nào giảm huyết áp sau gây tê. Có 7 trường hợp ói<br />
sau mổ. Ngoài ra chưa có biến chứng hay tác dụng phụ khác.<br />
Kết luận: Số liệu của chúng tôi cho thấy gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine<br />
sulphate phối hợp với gây mê bước đầu có hiệu quả trong phẫu thuật tim hở ở trẻ.<br />
Từ khóa: Gây tê xương cùng, thuốc Morphine sulphate không có chất bảo quản, thuốc Bupivacaine.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INITIAL EVALUATION THE EFFECT OF CAUDAL ANESTHESIA BY USING MORPHINE<br />
SULPHATE AND BUPIVACAINE COMBINED WITH GENERAL ANESTHESIA FOR CHILDREN<br />
UNDERGOING OPEN HEART SURGERY AT CHILDREN’S HOSPITAL I<br />
Ha Van Luong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 148 - 153<br />
Objectives: We performed this study to evaluate the effects of combination of caudal anesthesia by using<br />
Morphine sulphate and Bupivacaine with general anesthesia for children undergoing open heart surgery at<br />
Children’s Hospital 1.<br />
Methods: we have retrospected 86 the medical records of 86 children undergoing open heart surgery, that<br />
were received caudal anesthesia, at Children’s hospital 1, from March 2010 to January 2011. The efficiency of<br />
intraoperative and postoperative Analgesia, extubation time, Side effects, accidents, complications were the factors<br />
being used for evaluating the effectiveness of caudal anesthesia.<br />
<br />
* Khoa Phẫu Thuật – Gây Mê Hồi Sức, Bệnh Viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: BS Hà Văn Lượng, ĐT: 0913612923,<br />
<br />
148<br />
<br />
Email: runglanh2002@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: This study included 86 patients: 47 cases of VSD (ventricular septal defect) only, 16 cases of TOF<br />
(Tetralogy of Fallot), 11 cases of ASD (Atrial septal defect) only, 3 case of Cor Triatriatum;, 5 cases of VSD<br />
(ventricular septal defect) with ASD (Atrial septal defect), 2 cases of TAPVR, 1 cases of DORV with VSD, 1<br />
cases of VSD with CoA, 1 cases of tumor in ventricular. Male/Female = 41/45, the mean age (months) is 30.61 (3168),the mean weight (kg) is 9.82 (3.6-32), the mean height (cm) is 82.60 (39-155). 15 patients (17.44%) were<br />
used more sufentanyl at incision or saw sternum, 71 patients (82.56%) weren’t used more sufeltanyl,the mean of<br />
extubation time (min) is 6,61 (0.5-24), the mean of analgesia time 14.72, 7 cases were vomiting in postoperative.<br />
not hypotention after caudal or accidents, complications, others Side effects intraoperative and postoperative were<br />
recorded.<br />
Conclusions: Our data show that the combination of caudal anesthesia by using Morphine sulphate and<br />
Bupivacaine with general anesthesia was an initial efficiency for children undergoing open heart surgery.<br />
Key words: caudal anesthesia. Morphine Sulfate Without Preservatives. Bupivacaine.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Gây tê khoang xương cùng được áp dụng<br />
rộng rãi ở trẻ em để giảm đau cho các phẫu<br />
thuật từ vùng dưới rốn. Từ tháng 03 năm 2010<br />
cho tới tháng 01năm 2011, tại bệnh viện nhi<br />
đồng I, chúng tôi đã thực hiện gây tê khoang<br />
xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine<br />
sulphate phối hợp với gây mê trong phẫu thuật<br />
tim hở ở trẻ em. Sau một thời gian thực hiện<br />
phương pháp này chúng tôi nghiên cứu để<br />
đánh giá hiệu quả của giảm đau trong và sau<br />
mổ, thời gian rút nội khí quản sau mổ, các tác<br />
dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây tê trên<br />
những bệnh nhân đã được phẫu thuật tim hở có<br />
gây tê khoang xương cùng kết hợp với gây mê.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Đánh giá hiệu quả của gây tê xương cùng<br />
bằng Bupivacaine và Morphine phối hợp với<br />
gây mê trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em.<br />
Xác định hiệu quả giảm đau của gây tê<br />
xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine<br />
phối hợp với gây mê trong lúc phẫu thuật và<br />
sau phẫu thuật tim hở ở trẻ em.<br />
Xác định thời gian rút nội khí quản sau mổ<br />
của các bệnh nhi được gây tê xương cùng bằng<br />
Bupivacaine và Morphine phối hợp với gây mê<br />
trong lúc phẫu thuật tim hở.<br />
Xác định tỷ lệ các biến chứng do gây tê xương<br />
cùng.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp.<br />
<br />
Đối tượng<br />
86 bệnh nhi đã được phẫu thuật tim hở có<br />
chạy tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 1 năm<br />
2011 và được gây tê bằng Bupivacaine và<br />
Morphine sulphate phối hợp với gây mê.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Số liệu được thu thập thông qua việc hồi<br />
cứu hồ sơ bệnh án. Thông tin của tất cả bệnh<br />
nhi được thu thập theo “bản thu thập số liệu”<br />
(soạn sẵn).<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
- Bệnh nhân được tiền mê bằng Midazolam,<br />
dẫn đầu bằng Sufentanyl, Sevoflurane,<br />
Rocuronium, đặt nội khí quản. (một số trường<br />
hợp bệnh nhân tứ chứng Fallot dùng ketamine<br />
2mg/kg hoặc một số bệnh nhân lớn tuổi bị<br />
ASD,VSD dùng propofol để dẫn đầu)<br />
- Kỹ thuật gây tê: (theo protocol đã được<br />
soạn riêng và áp dụng cho gây tê trên phẫu<br />
thuật tim hở tại Bệnh Viện Nhi Đồng I) Bệnh<br />
nhân sau khi được đặt nội khí quản, đặt bệnh<br />
nhi nằm nghiêng, gập hông, sát trùng vùng gây<br />
tê, rủa tay, mang găng vô trùng,trải xăng lổ, xác<br />
định khoang xương cùng, dùng kim luồn 24 22G, đưa kim vào khe cùng hướng về mặt<br />
phẳng dọc một góc 400 – 600 so với mặt da, khi<br />
<br />
149<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
kim qua dây chằng cùng cụt và có cảm giác hụt<br />
hứng thì hạ kim xuống so với mặt da một góc<br />
150, sau đó giữ kim sắt và đưa phần kim nhựa<br />
vào sâu thêm 2mm. kiểm tra phần kim nhựa<br />
nằm trong khoang xương cùng bằng cách hút<br />
nhẹ nhàng không thấy máu hay dịch não tủy,<br />
dùng nước muối sinh lý bơm vào nhẹ nhàng,<br />
mô dưới da vùng tiêm không bị sưng lên(6,8).<br />
<br />
Bằng phần mềm SPSS 17.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong nghiên cứu này có 86 bệnh nhân:<br />
- 41 bệnh nhân nam (47,67%), 45 bệnh nhân<br />
nữ (52,33%).<br />
<br />
- Dung dịch thuốc tê: Bupivacaine 0,25% 1ml<br />
/kg và Morphine suphate 1 mg/kg (liều tối đa<br />
của dung dịch thuốc tê là 20 ml)(4,8).<br />
<br />
- 47 bệnh nhân thông liên thất (VSD), 16<br />
bệnh nhân tứ chứng Fallot (TOF), 11 bệnh nhân<br />
thông liên nhĩ (ASD), 2 bệnh nhân bất thường<br />
tĩnh mạch phổi về tim (TAPVR), 1 bệnh nhân U<br />
thất phải, 1 bệnh nhân thông liên thất kèm hẹp<br />
eo động mạch chủ (VSD + CoA), 1 bệnh nhân<br />
thất phải hai đường ra kèm thông liên thất<br />
(DORV + VSD), 2 bệnh nhân tim 3 buồng nhĩ<br />
(Cor Triatriatum), 5 bệnh nhân thông liên thất<br />
kèm thông liên nhĩ (VSD + ASD).<br />
<br />
- Ghi nhận huyết áp, nhịp tim, SpO2 trước<br />
và sau gây tê.<br />
<br />
- 86 bệnh nhân (100%) phẫu thuật sữa chữa<br />
hoàn toàn.<br />
<br />
- Duy trì mê: Rocuronium, Midazolam hoặc<br />
Sevoflurane (+/-).<br />
<br />
- Tỉ lệ bệnh nhân được gây tê 86/214 chiếm<br />
40,18%.<br />
<br />
- Phiếu gây mê ghi đầy đủ và rõ ràng các<br />
mốc quan trọng trọng, cũng như diễn biến của<br />
gây mê và phẫu thuật. Theo dõi diễn biến của<br />
huyết động mỗi 10 phút trong cuộc mổ và các<br />
mốc quan trọng.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
<br />
- Xác định đau và thay đổi huyết động trong<br />
mổ bằng cách theo dõi sự thay đổi mạch và<br />
huyết áp. Trong lúc mổ, ghi nhận sự thay đổi<br />
huyết động, nhịp tim < 80% hoặc > 120% của<br />
nhịp tim cơ bản (nhịp chậm, nhịp nhanh). Huyết<br />
áp < 80% hoặc > 120% của huyết áp cơ bản<br />
(huyết áp tụt, huyết áp tăng).<br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật<br />
<br />
- Liều thử: dùng dung dịch lidocain 1% +<br />
adrenaline 1/200.000 với liều 0,1ml/kg. nếu liều<br />
thử âm tính (mạch, huyết áp không thay đổi) thì<br />
tiêm dung dịch thuốc tê vào khoang xương<br />
cùng.<br />
<br />
- Ở Hậu phẫu theo dõi bệnh và ghi rõ diễn<br />
biến, thời gian rút nội khí quản, các biểu hiện<br />
của đau, thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc giảm<br />
đau và liều lượng của thuốc giảm đau sau<br />
mổ.Sau khi rút nội khí quản làm khí máu để<br />
đánh giá tình trạng hô hấp của bệnh nhân.<br />
- Phiếu gây mê và hồ sơ ghi nhận các tác<br />
dụng phụ, tai biến, biến chứng trong và sau mổ.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Tuổi (tháng)<br />
Cân nặng (kg)<br />
Chiều cao (cm)<br />
<br />
Trung bình ± Độ lệch chuẩn<br />
30,61 ± 33,28 (3 -168)<br />
9,82 ± 5,38 (3,6 - 32)<br />
82,61 ± 22,14 (39 - 155)<br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật<br />
Thời gian từ khi chích tê đến<br />
rạch da (phút)<br />
Thời gian chạy tuần hoàn<br />
ngoài cơ thể (phút).<br />
Thời gian kẹp ĐMC (phút)<br />
<br />
85,16 ± 37,82 (20 - 270)<br />
<br />
Thời gian gây mê (phút)<br />
<br />
263,49 ± 58,80 (160-520)<br />
<br />
41,66 ± 16,68 (26 – 67)<br />
<br />
47,02 ± 21,92 (12 - 124)<br />
<br />
Thêm thuốc giảm đau tĩnh mạch<br />
Có 71 (82,56%) bệnh nhân không cần sử<br />
dụng thêm thuốc giảm đau trong phẫu thuật,<br />
chỉ có 15 (17,44%) bệnh nhân dùng thêm 1 lần<br />
giảm đau tĩnh mạch lúc rạch da hoặc cưa<br />
xương ức.<br />
<br />
Tình trạng hô hấp và hỗ trợ hô hấp sau mổ<br />
- 23 bệnh nhân tự thở ngay sau khi mổ và<br />
được hỗ trợ bằng Jackson-Rees hoặc NCPAP<br />
- 63 bệnh nhân thở máy với mode thở SIMV<br />
<br />
150<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
+ PS.<br />
<br />
Rút nội khí quản sau mổ<br />
Bảng 3. Thời gian rút nội khí quản<br />
Thời gian rút nội khí quản<br />
Giờ<br />
<br />
Trung bình ± Độ lệch chuẩn<br />
6.61 ± 6.67 (0.5 – 24)<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả khí máu của bệnh nhân sau khi rút<br />
nội khí quản<br />
Kết quả<br />
pH<br />
PaC02 (mmHg)<br />
Pa02 (mmHg)<br />
<br />
Trung bình ± Độ lệch chuẩn<br />
7.343 ± 0.55<br />
39.47 ± 8.71<br />
243.93 ± 7.79<br />
<br />
Sa02 %<br />
<br />
99,2 ± 0.66<br />
<br />
Giảm đau sau mổ<br />
Bảng 5: Thời gian giảm đau<br />
Thời gian Giảm đau<br />
Giờ<br />
<br />
Trung bình ± Độ lệch chuẩn<br />
14.72 ± 7.62 (6-24)<br />
<br />
Tác dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây<br />
tê<br />
Tác dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây<br />
tê: Chưa ghi nhận trường hợp nào tác dụng phụ,<br />
tai biến, biến chứng trong hoặc sau mổ do gây tê<br />
ngoại trừ có 7 trường hợp bị nôn ói.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh lý được phẫu thuật<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận<br />
gây tê xương cùng đã được thực hiện trên các<br />
bệnh nhân bị tim bẩm sinh được phẫu thuật<br />
như: tứ chứng Fallot, VSD, ASD, ASD+VSD,<br />
bướu trong thất phải, tim 3 buồng nhĩ, DORV +<br />
VSD, TAPVR, VSD+CoA, Trong nghiên cứu của<br />
các tác giả Alexander J. C. Mittnacht và cs (7) đã<br />
thực hiện phương pháp này trên những bệnh<br />
nhân bị tim bẩm sinh được phẫu thuật như<br />
chuyển vị đại động mạch, kênh nhĩ thất, tứ<br />
chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất,<br />
tim 3 buồng nhĩ, thất phải 2 đường ra, bất<br />
thường tĩnh mạch phổi về tim, hẹp van động<br />
mạch chủ, hẹp/hở van 2 lá, hẹp/hở van 3 lá…<br />
<br />
Tuổi và cân nặng của bệnh nhi<br />
Kết quả nghiên cứu trên 86 bệnh nhân cho<br />
thấy bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 3 tháng, lớn<br />
nhất 168 tháng, trung bình 30.61 tháng. Cân<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nặng nhẹ nhất 3.6 kg, nặng nhất 32 kg, trung<br />
bình 9,82 kg. Do bước đầu chúng tôi thận trọng<br />
khi thực hiện một phương pháp mới, nên thận<br />
trọng với những bệnh nhân nhỏ tuổi và nhẹ cân.<br />
Tuy nhiên trên thế giới đã có những nghiên cứu<br />
cho thấy phương pháp này đã được thực hiện<br />
trên những bệnh nhân sơ sinh như Các tác giả<br />
Jeffrey S. Heinle và cs.(5) nghiên cứu trên bệnh<br />
nhân có độ tuổi từ 7 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi.<br />
<br />
Hiệu quả của giảm đau trong mổ<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy<br />
có 71 trường hợp không cần phải dùng thêm<br />
giảm đau tĩnh mạch trong suốt quá trình phẫu<br />
thuật, có 15 trường hợp nhịp tim và huyết áp<br />
tăng do đau lúc rạch da hoặc cưa xương ức nên<br />
phải dùng thêm 1 liều sufentanyl sau đó trong<br />
suốt quá trình phẫu thuật huyết động trong giới<br />
hạn bình thường và không phải cho thêm thuốc<br />
giảm đau tĩnh mạch. Nhận thấy những trường<br />
hợp này là bệnh nhi lớn tuổi hoặc bệnh nhân mà<br />
có thời gian từ lúc gây tê cho tới lúc rạch da < 30<br />
phút, có thể do thời gian đầu chưa có kinh<br />
nghiệm nên các bác sỹ thực hiện gây tê sau khi<br />
thực hiện các thủ thuật khác như đặt nội khí<br />
quản, chích động mạch, chích CVP, do đó rút<br />
ngắn thời gian từ lúc gây tê tới lúc rạch da, cưa<br />
xương ức nên. Cải thiện tình trạng này bằng<br />
cách gây tê ngay sau khi đặt nội khí quản và<br />
trước các thủ thuật khác do đó kéo dài thời gian<br />
để thuốc tác dụng. Tuy nhiên trong một cuộc<br />
gây mê - phẫu thuật kéo dài như phẫu thuật tim<br />
hở mà không phải cho thêm giảm đau hoặc chỉ<br />
cho thêm 1 liều giảm đau tĩnh mạch lúc rạch da<br />
hoặc cưa xương ức thì đã có thể đánh giá là<br />
phương pháp gây tê này đã có hiệu quả giảm<br />
đau trong mổ.<br />
Chúng tôi cần nghiên cứu thêm để tìm thời<br />
điểm tác dụng của thuốc đạt mức giảm đau cần<br />
thiết cho phẫu thuật, cũng như các yếu tố ảnh<br />
hưởng như cân nặng, chiều cao, liều lượng của<br />
Morphine sulphate …<br />
<br />
Đánh giá thời gian rút nội khí quản sau<br />
mổ<br />
Rút NKQ sớm cho phép giảm bớt các tai<br />
<br />
151<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
biến do thở máy kéo dài như chấn thương phổi<br />
hoặc đường thở, xẹp phổi do di lệch ống NKQ<br />
hoặc đặt qua sâu qua 1bên phổi và ảnh hưởng<br />
không tốt trên huyết động khi hút khí quản, rút<br />
NKQ sớm cho phép giảm bớt chi phí do thở<br />
máy. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng<br />
rút NKQ sớm trong vòng 6 – 8 giờ sau PT sửa<br />
chữa hoàn toàn tim bẩm sinh ở trẻ em thì an<br />
toàn.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian<br />
rút nội khí quản trung bình 6,61 giờ (0.5- 24 giờ),<br />
chúng tôi ghi nhận có 66,3% rút nội khí quản<br />
trong 6 giờ đầu sau mổ, 33,7% rút nội khí quản<br />
từ 7 giờ tới 24 giờ sau phẫu thuật, những trường<br />
hợp rút nội khí quản muộn hơn này thường do<br />
tính chất của phẫu thuật như bệnh nhân tứ<br />
chứng fallot, thất phải 2 đường ra, bất thường<br />
tĩnh mạch phổi về tim, VSD +CoA hoặc bệnh<br />
nhân chạy tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài ≥ 150<br />
phút. Có 5 bệnh nhân ứ C02 sau khi rút nội khí<br />
quản (PaC02 > 50 mmHg) tuy nhiên những bệnh<br />
nhân này không phải đặt lại nội khí quản chỉ<br />
cho thở NCPAP. Hiệu quả giảm đau của Gây tê<br />
xương cùng đã làm giảm tối đa lượng thuốc<br />
giảm đau tĩnh mạch, kèm theo giảm lượng<br />
thuốc mê, cho nên có thể rút được nội khí quản<br />
sớm sau mổ, trước khi thực hiện phương pháp<br />
này đa số chúng tôi gây mê cho bệnh nhân phẫu<br />
thuật tim hở bằng Midazolam, sufentanyl, và<br />
giãn cơ liều cao(1). Theo tác giả Bùi Li Mông(3) khi<br />
nghiên cứu trên 207 bệnh nhân mổ tim hở tại<br />
Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 6/2008 – 6/2010 thì thời<br />
gian lưu nội khí quản sau mổ trung bình là 36 ±<br />
57 (giờ). Theo ghi nhận của chúng tôi và so với<br />
nghiên cứu của tác giả Bùi Li Mông thì thời gian<br />
rút nội khí quản đã cải thiện khá nhiều. Nhưng<br />
So với các tác giả trên thế giới thời gian rút nội<br />
khí quản sau mổ còn muộn, Theo nghiên cứu<br />
của các tác giả Jeffrey S. Heinle, Laura K. Diaz,<br />
Lawrence S. Fox trong phẫu thuật tim hở có gây<br />
tê xương cùng có tới 50% bệnh nhân rút nội khí<br />
quản tại phòng mổ, 38% rút nội khí quản trong<br />
3 giờ đầu sau phẫu thuật. 12% rút nội khí quản<br />
sau 3 giờ(5). Theo nhóm tác giả Alexander J. C.<br />
Mittnacht, MD, Maria Thanjan, MD, Shubhika<br />
<br />
152<br />
<br />
Srivastava, MD, Umesh Joashi, MD,Carol<br />
Bodian, PhD, Sabera Hossain, MS, Nobuhide<br />
Kin, MD, Ingrid Hollinger, MD, and Khanh<br />
Nguyen, MD (7) nghiên cứu trên 224 bệnh nhân<br />
được phẫu thuật tim hở và được gây tê xương<br />
cùng thì có tới 79% bệnh nhân được rút nội khí<br />
quản trong phòng mổ, thời gian rút nội khí<br />
quản thực hiện nhanh và dễ trên nhóm bệnh<br />
nhân lớn tuổi. Thời gian rút nội khí quản sau<br />
mổ trên bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi còn muộn có thể trong gây mê do các nhân<br />
viên của chúng tôi chưa quen với phương pháp<br />
mới nên chỉnh liều thuốc giãn cơ, thuốc mê,<br />
thuốc midazolam chưa phù hợp nên khi kết<br />
thúc phẫu thuật bệnh nhân vẫn còn tác dụng<br />
của thuốc nên làm cho bệnh nhân lâu tự thở lại.<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả của giảm đau sau mổ<br />
Chúng tôi ghi nhận thời gian giảm đau sau<br />
gây tê kéo dài trung bình 14,73, có 32 bệnh nhân<br />
không phải cho giảm đau trong 24 giờ đầu sau<br />
gây tê. Những bệnh nhân cần cho thuốc giảm<br />
đau khi đã hết thuốc tê cũng chỉ dùng Perfalgan<br />
hoặc Morphine liều 10 (mcg/kg/giờ). Theo tác<br />
giả M. Gail Boltz và Gregory B.Hammer(2) trên<br />
phẫu thuật tim hở ở trẻ em việc gây tê kết hợp<br />
với gây mê làm giảm tối đa thuốc giảm đau tĩnh<br />
mạch, giảm thuốc mê do đó có thể rút nội khí<br />
quản sớm cho bệnh nhân và thời gian giảm đau<br />
có thể kéo dài sau phẫu thuật là 6 - 12 giờ, và<br />
giảm được liều thuốc giảm đau nhóm Opiate<br />
sau đó trong 24 giờ. Nhưng theo Rosen và<br />
Rosen’s nghiên cứu cho thấy tiêm thuốc phiện<br />
qua khoang ngoài màng cứng xương cùng có<br />
thể giảm đau cho PT lồng ngực và thời gian<br />
giảm đau kéo dài từ 8 – 24 giờ. Chúng tôi cần<br />
tiếp tục nghiên cứu thêm trên nhiều bệnh nhân<br />
để xác định khoảng thời gian giảm đau kéo dài<br />
sau gây tê để không hoặc cho thêm thuốc giảm<br />
đau sau phẫu thuật ở thời điểm thích hợp.<br />
<br />
Tình trạng thay đổi huyết động sau gây tê<br />
Trong nghiên cứu này ghi nhận chưa thấy<br />
trường hợp nào tụt huyết áp sau khi gây tê.<br />
Điều này khác so với tình trạng tụt huyết áp sau<br />
gây tê ở người lớn,ở trẻ em ít có tình trạng tụt<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />