Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG HÌNH ẢNH PET-CT VỚI THUỐC 18F-FDG<br />
TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Nguyễn Trường Sơn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá các giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của Lymphôm khi có và không có PET-CT<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, được thực hiện trên 29 bệnh nhân<br />
Lymphôm nhập viện Chợ Rẫy từ tháng 03/2010 đến tháng 12/2010.<br />
Kết quả: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p=0,000) khi phân tích mối<br />
tương quan khi đánh giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. -Phân tích mối tương quan khi theo dõi<br />
sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị (kết thúc hóa trị) khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận<br />
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p=0,82 và p=0,394.<br />
Kết luận: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi phân tích mối tương quan khi đánh<br />
giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. Điều này giúp khẳng định vai trò của PET-CT khi khảo sát vị<br />
trí cơ quan tổn thương trước điều trị, từ đó giúp đánh giá chính xác giai đoạn bệnh. -Phân tích mối tương quan<br />
khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận thấy<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên do cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế, nên cần được khảo sát<br />
thêm. Phân tích trên từng trường hợp cho thấy PET-CT cung cấp thông tin đánh giá bệnh toàn diện hơn và<br />
đánh giá hoạt động chuyển hóa cho những tổn thương kích thước đã giảm hoặc bình thường, từ đó quyết định<br />
mức độ hoạt động chuyển hóa cho những tế bào tồn lưu trong và sau điều trị.<br />
Từ khóa: Lymphôm, PET-CT, 18F-FDG.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APLICATION PET-CT WITH 18F-FDG TO ASSESS STAGE AND FOLLOW UP RESULT OF<br />
TREATEMENT IN PATIENTS WITH LYMPHOMA AT CHO RAY HOSPITAL IN THE INITIAL STAGE<br />
Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 19 - 25<br />
Objective: to assess stage and follow up result of treatement in patients with Lymphoma with PET-CT or<br />
not PET-CT.<br />
Method: cross-sectional and analytical study, was carried out on 29 patients with Lymphoma at Cho Ray<br />
hospital from March 2010 to December 2010.<br />
Results: There was statistically significant difference between patients has PET-CT and not PET-CT when<br />
we assess the stage of Lymphoma with p < 0.05 (p = 0,000). After follow up 2-3 cycles and 6-8 cycles (in the end of<br />
treatement), we has found there was no statistically significant difference between patients has PET-CT and not<br />
PET-CT in our study with p= 0.82 and p= 0.394.<br />
Conclusion: PET-CT has important role when we assess the site of organ with lesion of Lymphoma, so that<br />
PET-CT help assess the stage of Lymphoma exactly base on the degree of metabolism of 18F-FDG.<br />
* Giám Đốc BV. Chợ Rẫy;<br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Trường Sơn<br />
<br />
ĐT: 38554137<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Email: truongson@choray.vn<br />
<br />
19<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Key words: Lymphoma, PET-CT, 18F-FDG.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lymphôm bao gồm Lymphôm Hodgkin và<br />
Lymphôm Không-Hodgkin (LKH) là bệnh lý ác<br />
tính của tổ chức lympho thường gặp trên lâm<br />
sàng. Tần suất bệnh: 2/100 người, tỉ lệ nam/nữ:<br />
1,8(2,7). Tiên lượng bệnh và sự thành công trong<br />
điều trị phụ thuộc vào việc chẩn đoán bệnh<br />
chính xác, đánh giá đúng giai đoạn và kết quả<br />
mô học là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc<br />
chẩn đoán và theo dõi bệnh đôi khi gặp nhiều<br />
khó khăn vì các triệu chứng của bệnh không<br />
phải lúc nào cũng rõ ràng. Trước đây, việc đánh<br />
giá giai đoạn bệnh dựa trên thăm khám lâm<br />
sàng theo phân loại Ann Arbor và các phương<br />
tiện chẩn đoán hình ảnh truyền thống như:<br />
chụp Xquang ngực, siêu âm bụng, CT-scan,<br />
MRI(10,16)…<br />
Hiện nay, ngày càng có nhiều phương tiện<br />
chẩn đoán hình ảnh tiên tiến được ứng dụng<br />
nhằm giúp ích cho việc chẩn đoán và theo dõi<br />
điều trị Lymphôm trong đó ghi hình PET<br />
(Positron emission tomography) với thuốc<br />
18F-FDG<br />
phóng<br />
xạ<br />
(Fluorine-18<br />
Fluorodeoxyglucose) (gọi tắt là FDG PET) là<br />
phương tiện hỗ trợ đắc lực nhờ khả năng phát<br />
hiện các tổn thương ác tính trong khắp cơ thể<br />
cũng như các tế bào ác tính tồn lưu sau điều trị<br />
và giúp lập kế hoạch xạ trị chính xác hơn(14).<br />
FDG PET là một kỹ thuật đầy tiềm năng<br />
trong việc ghi nhận hình chuyển hóa glucose<br />
của các tổn thương. Do các tế bào ung thư, đặc<br />
biệt Lymphôm thường biểu hiện tăng hoạt động<br />
chuyển hóa glucose nên sẽ hấp thu thuốc phóng<br />
xạ 18F-FDG (FDG) – đây là một chất tương tự<br />
glucose được đánh dấu đồng vị phóng xạ 18F.<br />
Khi ghi hình PET, máy sẽ phát hiện các tổn<br />
thương ung thư tăng hoạt động chuyển hóa, do<br />
vậy PET có thể phân biệt được mô lành và mô<br />
ung thư. PET đem lại hiệu quả rất lớn trong<br />
những thường hợp mà CT-scan chưa có câu trả<br />
lời thỏa đáng cho những tổn thương(2,7,17).<br />
<br />
chuyển hóa của PET và hình ảnh giải phẫu CT<br />
là PET-CT. Hệ thống PET-CT (Positron emission<br />
tomography - Computed tomography) sẽ cung<br />
cấp những thông tin chuyển hóa của PET và<br />
thông tin giải phẫu của CT trong cùng một lần<br />
ghi hình nên rất tiện lợi và giúp chẩn đoán<br />
chính xác hơn khi thực hiện 2 kỹ thuật này một<br />
cách riêng rẽ(14).<br />
Đã có nhiều tài liệu nước ngoài nghiên cứu<br />
vai trò của FDG PET trong việc đánh giá giai<br />
đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của Lymphôm.<br />
Đây là một ứng dụng rất mới trong lĩnh vực ung<br />
thư. Hiện tại trong nước chưa có nhiều đề tài<br />
nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, chúng tôi<br />
thực hiện đề tài “Ứng dụng hình ảnh PET-CT<br />
với thuốc FDG (FDG PET-CT) trong đánh giá<br />
giai đoạn và theo dõi điều trị Lymphôm tại bệnh<br />
viện Chợ Rẫy.”<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Câu hỏi nghiên cứu<br />
Vai trò của FDG PET trong việc đánh giá<br />
giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của<br />
Lymphôm.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá các giai đoạn bệnh và đáp ứng<br />
điều trị của Lymphôm khi có và không có<br />
FDG PET .<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của bệnh<br />
nhân Lymphôm: tuổi, giới, vị trí tổn thương (tại<br />
hạch và cơ quan ngoài hạch), giai đoạn.<br />
Khảo sát các đặc điểm tế bào học của bệnh<br />
nhân Lymphôm không Hodgkin: tế bào B, tế<br />
bào T… và Lymphôm Hodgkin: typ 1, typ 2...<br />
Khảo sát tỉ lệ các phác đồ điều trị: CHOP, RCHOP, ESHAP, RICE, ABVD...<br />
Phân loại các giai đoạn bệnh khi có và<br />
không có FDG PET.<br />
<br />
Ngày nay, hầu hết kỹ thuật PET được thực<br />
hiện trên những thiết bị kết hợp hình ảnh<br />
<br />
20<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Đánh giá đáp ứng điều trị sau 3 chu kỳ điều<br />
trị (hóa trị), khi kết thúc điều trị (sau 6 hoặc 8<br />
chu kỳ hóa trị) khi có và không có FDG PET.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích<br />
<br />
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Các đặc điểm Lymphôm<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có 29 bệnh nhân,<br />
trong đó có 7 bệnh nhân Hodgkin và 22 bệnh<br />
nhân Lymphôm không Hodgkin.<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu:<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Lymphôm<br />
lần đầu tiên hay tái phát dựa vào triệu chứng<br />
lâm sàng và kết quả xét nghiệm giải phẩu bệnh,<br />
kết quả hóa mô miễn dịch nhập Bệnh viện Chợ<br />
Rẫy tham gia điều trị theo các phác đồ chuẩn<br />
của khoa Huyết học.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Giới<br />
Nam<br />
<br />
Tần suất<br />
15<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
51,7<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
14<br />
<br />
48,3<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
29<br />
<br />
100<br />
<br />
Tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
tương tự như y văn(10,16)<br />
Tuổi<br />
Tuổi nhỏ nhất: 15<br />
Tuổi lớn nhất: 69<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
<br />
Tuổi trung bình: 41,3 ± 17,4<br />
<br />
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định<br />
Lymphôm dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết<br />
quả xét nghiệm giải phẩu bệnh, hóa mô miễn<br />
dịch đồng ý tham gia điều trị (hóa trị + xạ trị).<br />
<br />
Tuổi trung vị: 42<br />
<br />
- Bệnh nhân đồng ý chụp FDG PET.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu những bệnh<br />
nhân không đồng ý tham gia điều trị.<br />
- Loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu những bệnh<br />
nhân không đồng ý chụp FDG PET hay chống<br />
chỉ định chụp PDG PET.<br />
<br />
Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
tương tự như y văn(10,16)<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
Nhóm tuổi<br />
< 60 tuổi<br />
≥ 60 tuổi<br />
<br />
Tần suất<br />
25 (7/Hodgkin)<br />
4<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
86,2 (100/Hodgkin)<br />
13,8<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
29<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
trẻ hơn so với y văn(10,16)<br />
<br />
Đặc điểm mô học<br />
Đặc điểm mô học<br />
Tế bào B<br />
<br />
Tần suất<br />
17<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
58,6<br />
<br />
Chọn mẫu theo phương pháp liên tiếp từ<br />
tháng 03/2010 đến tháng 12/2010.<br />
<br />
Tế bào T<br />
Hodgkin type 2<br />
Hodgkin type 3<br />
<br />
2<br />
4<br />
2<br />
<br />
6,9<br />
13,8<br />
6,9<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
<br />
Hodgkin type 4<br />
Không xác định<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
3,4<br />
3,4<br />
<br />
Tế bào B+T<br />
Tế bào không B, không T<br />
Tổng cộng<br />
<br />
1<br />
1<br />
29<br />
<br />
3,4<br />
3,4<br />
100<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫ<br />
<br />
Dữ kiện thu thập xong sẽ được kiểm tra tính<br />
hoàn tất và phù hợp. Sau đó nhập vào máy tính,<br />
sử dụng phần mềm SPSS 16 for Windows để xử<br />
lý với phân tích đơn biến và dùng phép kiểm<br />
Chi bình phương (có hiệu chỉnh Fisher) khảo sát<br />
mối tương quan giữa các biến số.<br />
<br />
Đặc điểm mô học trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi với tỉ lệ tế bào B chiếm đa số là tương<br />
tự như y văn(10,16), tuy nhiên chúng tôi không ghi<br />
nhận Lymphôm dạng nang trong nghiên cứu có<br />
lẽ do sự khác nhau về đặc điểm nhân chủng học<br />
của người châu Á so với người phương Tây.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Vị trí các cơ quan tổn thương<br />
Hạch cổ<br />
Hạch cồ<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần suất<br />
12 (5/Hodgkin)<br />
17<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
41,4 (71,4%/Hodgkin)<br />
58,6<br />
100<br />
<br />
Hạch nách<br />
Hạch nách<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần suất<br />
7<br />
22<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
24,1<br />
75,9<br />
100<br />
<br />
Tần suất<br />
25<br />
4<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
86,2<br />
13,8<br />
100<br />
<br />
Tần suất<br />
16 (7/Hodgkin)<br />
13<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
55,2 (100/Hodgkin)<br />
44,8<br />
100<br />
<br />
Tần suất<br />
14<br />
15<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
48,3<br />
51,7<br />
100<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận hạch ngoại biên chiếm tỉ<br />
lệ khá cao trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu,<br />
kết quả này cũng phù hợp với y văn(10,16). Hạch<br />
trung thất cũng chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là<br />
Hodgkin.<br />
<br />
Các cơ quan tổn thương ngoài hạch<br />
Cơ quan tổn thương<br />
Lách<br />
Dạ dày<br />
Não<br />
Ngoài màng tủy<br />
Xương<br />
Đại tràng<br />
Màng phổi<br />
Màng tim<br />
Màng bụng<br />
Gan<br />
Tuyến yên<br />
Vòm hầu<br />
Mô mềm<br />
<br />
22<br />
<br />
Tần suất<br />
4<br />
4<br />
1<br />
2<br />
5<br />
1<br />
5<br />
1<br />
1<br />
3<br />
1<br />
3<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
13,8<br />
13,8<br />
3,4<br />
6,9<br />
17,2<br />
3,4<br />
17,2<br />
3,4<br />
3,4<br />
10,3<br />
3,4<br />
10,3<br />
6,9<br />
<br />
Tần suất<br />
5<br />
8<br />
8<br />
8<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
17,2<br />
27,6<br />
27,6<br />
27,6<br />
100<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân Lymphôm ở<br />
giai đoạn trễ chiếm tỉ lệ cao hơn, có thể do bệnh<br />
nhân đến khám bệnh khi bệnh đã tiến triển.<br />
<br />
Hạch ổ bụng<br />
Hạch ổ bụng<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
3,4<br />
3,4<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận các tổn thương<br />
Lymphôm ngoài hạch chiếm tỉ lệ khá cao: dạ<br />
dày, lách, xương với tỉ lệ khoảng 20%, tương tự<br />
như y văn(10,16)<br />
Giai đoạn<br />
Giai đoạn 1<br />
Giai đoạn 2<br />
Giai đoạn 3<br />
Giai đoạn 4<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Hạch trung thất<br />
Hạch trung thất<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần suất<br />
1<br />
1<br />
<br />
Phân chia giai đoạn<br />
<br />
Hạch bẹn<br />
Hạch bẹn<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Cơ quan tổn thương<br />
Hốc mắt<br />
Xoang hàm<br />
<br />
Các phác đồ hóa trị<br />
Phác đồ<br />
CHOP<br />
RCHOP<br />
ABVD<br />
ESHAP<br />
RICE<br />
RCFOP<br />
MTX liều cao<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần suất<br />
4<br />
12<br />
7<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
13,8<br />
41,4<br />
24,1<br />
3,4<br />
6,9<br />
3,4<br />
6,9<br />
100<br />
<br />
Tương ứng với kết quả mô học chủ yếu là tế<br />
bào B nên phác đồ RCHOP chiếm tỉ lệ cao<br />
(41,4%) trong nghiên cứu của chúng tôi.<br />
<br />
Xạ trị<br />
Xạ trị<br />
Có<br />
<br />
Tần suất<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
17,2<br />
<br />
Không<br />
<br />
24<br />
<br />
82,8<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
29<br />
<br />
100<br />
<br />
Có lẽ do bệnh nhân Lymphôm của chúng tôi<br />
ở giai đoạn trễ chiếm tỉ lệ cao hơn nên tỉ lệ bệnh<br />
nhân được xạ trị ít hơn so với hóa trị.<br />
<br />
Mối tương quan khi đánh giá giai đoạn và<br />
theo dõi điều trị khi có PET-CT và không<br />
có PET-CT<br />
Mối tương quan khi đánh giá giai đoạn khi có<br />
PET-CT và không có PET-CT<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Trong 29 bệnh nhân nghiên cứu, có 16 bệnh<br />
nhân được chụp PET-CT trước điều trị.<br />
PET-CT<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần suất<br />
16<br />
13<br />
29<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
55,2<br />
44,8<br />
100<br />
<br />
So sánh phân lập giai đoạn Lymphôm cho<br />
16 bệnh nhân trước khi dùng PET-CT và khi<br />
dùng PET-CT như sau<br />
Có PET-CT<br />
Không PET-CT GĐ1 GĐ2 GĐ3<br />
GĐ1<br />
3<br />
0<br />
0<br />
GĐ2<br />
0<br />
3<br />
1<br />
GĐ3<br />
0<br />
0<br />
4<br />
GĐ4<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tổng cộng<br />
3<br />
3<br />
5<br />
<br />
Tổng cộng<br />
GĐ4<br />
0<br />
0<br />
1<br />
4<br />
5<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
4<br />
16<br />
<br />
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương<br />
phân tích mối tương quan khi đánh giá giai<br />
đoạn khi có PET và không có PET, chúng tôi<br />
nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
với p < 0.05 (p=0.000). Tuy cỡ mẫu của chúng<br />
tôi tương đối nhỏ (16 bệnh nhân) nhưng kết<br />
quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự khác<br />
nhau khi có PET và không có PET khi đánh<br />
giá giai đoạn như các nghiên cứu(6,8,9). Hình<br />
ảnh PET-CT cho thấy tăng giai đoạn hơn khi<br />
so sánh với không dùng PET-CT.<br />
<br />
Mối tương quan khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ<br />
hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT<br />
Trong 29 bệnh nhân nghiên cứu, có 5 bệnh<br />
nhân được chụp PET-CT trước và sau 2-3 chu kỳ<br />
hóa trị.<br />
PET-CT sau 2-3 chu kỳ<br />
Có<br />
<br />
Tần suất<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
17,2<br />
<br />
Không<br />
<br />
24<br />
<br />
82,8<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
29<br />
<br />
100<br />
<br />
Không PET<br />
<br />
Có PET<br />
Đáp ứng 1 phần Tiến triển<br />
Đáp ứng hoàn toàn<br />
3<br />
0<br />
Đáp ứng 1 phần<br />
1<br />
0<br />
Tiến triển<br />
0<br />
1<br />
Tổng cộng<br />
4<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
3<br />
1<br />
1<br />
5<br />
<br />
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương phân<br />
tích mối tương quan khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ<br />
hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT,<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê với p=0.82. Kết luận này không<br />
giống như các nghiên cứu(6,8,9). Sự khác nhau này<br />
có thể là do cỡ mẫu của chúng tôi trong nhóm<br />
này khá nhỏ (5 bệnh nhân). Tuy nhiên, chúng tôi<br />
nhận thấy rằng có 4/5 bệnh nhân, đánh giá hiệu<br />
quả sau 2-3 chu kỳ hóa trị, hình ảnh PET-CT cho<br />
thấy kết quả bệnh đáp ứng 1 phần hoặc tiến<br />
triển, trong khi nếu không dùng PET-CT thì kết<br />
quả cho thấy bệnh đáp ứng hoàn toàn hoặc 1<br />
phần. Điều này cho thấy PET-CT đánh giá chính<br />
xác hơn tình trạng bệnh bởi vì PET-CT khảo sát<br />
toàn thân bệnh nhân và đánh giá mức độ<br />
chuyển hóa glucose tế bào ung thư, nên mặc dù<br />
các hình ảnh khác cho thấy kích thước hạch đã<br />
thu nhỏ về bình thường nhưng hoạt động<br />
chuyển hóa vẫn còn hơn bình thường nên<br />
không thể đánh giá là đáp ứng bình thường<br />
được.<br />
<br />
Mối tương quan khi theo dõi sau 6-8 chu kỳ<br />
hóa trị khi có PET và không có PET<br />
Trong 29 bệnh nhân nghiên cứu, có 13 bệnh<br />
nhân được chụp PET-CT sau 6-8 chu kỳ hóa trị.<br />
PET<br />
Có<br />
<br />
Tần suất<br />
13<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
44,8<br />
<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
16<br />
29<br />
<br />
55,2<br />
100<br />
<br />
So sánh đánh giá đáp ứng sau 6-8 chu kỳ<br />
hóa trị cho 16 bệnh nhân trước khi dùng PET-CT<br />
và khi dùng PET-CT như sau:<br />
Không PET<br />
<br />
Có PET<br />
Đáp ứng Đáp ứng Không<br />
hoàn toàn 1 phần thay đổi<br />
Đáp ứng<br />
4<br />
4<br />
1<br />
hoàn toàn<br />
Đáp ứng 1<br />
1<br />
2<br />
0<br />
phần<br />
Tổng cộng<br />
5<br />
6<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
Tiến cộng<br />
triển<br />
0<br />
9<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
13<br />
<br />
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương phân<br />
tích mối tương quan khi theo dõi sau 6-8 chu kỳ<br />
hóa trị khi có PET và không có PET, chúng tôi<br />
nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p=0.394. Kết luận này tương tự như<br />
các tác giả(6,9). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy<br />
rằng khi không dùng PET-CT, các hình ảnh khác<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
23<br />
<br />