intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (XIV-XVIII)

Chia sẻ: Nguyen Van Nguyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

190
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam _một đất nước trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm để được đất nước Việt Nam đang dần đổi mới và phồn thịnh như ngày hôm nay quả là điều không đơn giản. Để có được thành quả đó phải đánh đổi biết bao máu xương, công sức của dân tộc. Lịch sử đã minh chứng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam đó là truyền thống quý báu thể hiện lòng yêu nư...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (XIV-XVIII)

  1. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (XIV-XVIII) hoangtunv viết ngày 20/04/2011 | Có 0 bình luận | 3433 lượt xem A.LỜI MỞ ĐẦU. Việt Nam _một đất nước trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm để được đất nước Việt Nam đang dần đổi mới và phồn thịnh như ngày hôm nay quả là điều không đơn giản. Đ ể có được thành quả đó phải đánh đổi biết bao máu xương, công sức của dân tộc. Lịch sử đã minh chứng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Vi ệt Nam đó là truyền thống quý báu thể hiện lòng yêu nước. Truyền thống đó không chỉ thể hiện ở cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ chống ngoại xâm, trong cuộc lao động sáng tạo xây dựng quê hương đất nước, mà còn thể hiện ở những cải cách để đổi mới đất nước. Không phải chỉ đến bây giờ, mà nhìn vào quá khứ, vấn đề cải cách, canh tân đất nước đã từng được đặt ra và thực hiện trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể. Tuy những cuộc cải cách được thực hiện ở những phạm vi và mức độ khác nhau, thành công cũng nhiều, và thất bại cũng không ít. Nhưng dẫu sao những cuộc cải cách đi trước lúc nào cũng là ti ền đ ề và cũng là bài học kinh nghiệm quý giá cho lần cải cách sau tiến bộ hơn. Bên cạnh những cải cách do nhà nước chủ trương thực hiện, còn có những kiến nghị, kế sách cải cách, canh tân do cá nhân đề xuất, có trường hợp được nhà nước chấp nhận, nhưng cũng không ít trường hợp bị gạt bỏ qua một bên, chỉ tồn tại trên giấy tờ như một minh chứng cho tinh thần yêu nước Việt Nam. Cũng có những cải cách được đề xướng và thực hiện trong tình hình đất nước đứng trước hiểm họa khủng hoảng, bế tắc hoặc ngay sau chiến thắng ngoại xâm…Tất cả những tư tưởng cải cách, canh tân đất nước dù cho xuất hiện trong những điều kiện lịch sử và hoàn cảnh xã hội nào, và kết quả thành bại không giống nhau, nhưng đ ều khẳng định trong lịch sử Việt Nam đã từng tồn tại một xu hướng cải cách, canh tân đất nước mỗi khi xã tắc lâm vào khủng hoảng, trì trệ. Những tư tưởng cải cách đó dù trong bối cảnh lịch sử nào đều xuất phát từ lòng yêu nước, với mong muốn đưa đất nước tiến lên. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và nhiều sách báo đề cập đến những cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam, thế nhưng mỗi bài viết đều thể hiện cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên cũng có một số bài vi ết ch ỉ mang tính chất liệt kê và tập trung vào diễn biến, chưa đi vào so sánh đánh giá tính chất của các cuộc cải cách đó với nhau. Chính vì thế tôi quyết định thực hiện đ ề tài : “Bước phát triển của những cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam từ thế
  2. kỷ XIV đến thế kỷ XVIII”. Với mong muốn được nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá đi vào sâu vào so sánh những cuộc cải cách trong thời kỳ trên. Dựa vào cơ sở những tài liệu đã có, nhằm làm rõ những ưu điểm và hạn chế của những cu ộc cải cách đã thực hiện ở nước ta. Mặc dù đã rất nổ lực và cố gắng để hoàn thành một cách tốt nhất bài viết này, nhưng trong khuôn khổ là một bài tiểu luận giữa kỳ, nên có nhiều thiếu sót là đi ều không tránh khỏi. Rất mong giảng viên bộ môn và các bạn bổ sung thêm, để bài vi ết hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! B. PHẦN NỘI DUNG. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XIV ĐẾN XVIII Như trên trình bày lịch sử Việt Nam đã từng in dấu biết bao l ần cải cách đ ể canh tân đất nước, đưa đất nước thoát khỏi hiểm họa khủng hoảng, bế tắc trong đời sống chính trị xã hội. Lịch sử đã minh chứng cho những cuộc cải cách đã diễn ra trong lịch sử có nhiều thành công nhưng cũng không ít lần thất bại. Từ thế kỷ XIV cho đến thế kỷ XVIII đã diễn ra ba cuộc cải cách tiêu biểu đó là cuộc cải cách của Hồ Quý Ly (XIV-XV), cải cách của Lê Thánh Tông (XV), và cải cách của Quang Trung (XVIII). Vậy thực tế những cuộc cải cách trên đã diễn ra trong bối cảnh như th ế nào, k ết quả của nó ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam lúc giờ ra sao? Đ ồng thời s ự khác biệt cơ bản giữa các lần cải cách trên là gì? Để giải quyết những câu hỏi đặt ra trên chúng ta cần tiến hành đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu các cuộc cải cách xét trên theo khía cạnh của một người đánh giá Sử học. I. NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY(1). Khoảng những năm 907 – 960, tiên tổ của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn là (1) tộc người Việt sống ở vùng Triết Giang (Trung Quốc ) từ thời Ngũ Quý di cư sang đinh cự tại thôn Đào Bột, phủ Diễn Châu (nay là Nghệ An). Đến đời thứ 12, một người con của họ Hồ là Hồ Liêm rời Diễn Châu về định cư ở Đại La ( Thanh Hóa) Hồ Liêm là con nuôi của Tuyên úy là Lê Huấn nên đổi thành họ Lê. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm nên sử củ có lúc chép là Lê Quý Ly. Nhờ sự giúp đỡ của Vợ (Công chúa Nhất Chi Mai) và sự hậu thuẫn của hai người cô (2 cung phi của vua Trần) ,nên trong 38 năm tham gia chính sự Hồ Quý Ly đã l ần lược đảm nhiệm các chức vụ như sau: Trung Tuyên quốc Thượng Hầu, chức khu Mật viện đại sứ (1371), được thăng chức Tham mưu quân sự (1375),thăng chức Tiểu tư không kiêm khu Mật viện đại sứ (1379),năm 1380 lên chức Nguyên nhung, quản việc Hải tây đô thống chế, năm 1387 thăng chứ Đông bình chương sự, 1395 thăng chức Tuyên Trung Vệ Quốc Đại Vương.Năm 1395, thượng hoàng Nghệ Tông mất ông được cử làm phụ chính thái sư tước Tuyên Trung Vệ Quốc Đại Vương nắm
  3. trọn quyền hành trong tay.Sau đó Hồ Quý Ly chiếm đoạt ngôi vua của nhà Trần vào năm 1400. 1. Tình hình xã hội nhà Trần cuối thế kỷ XIV Nửa sau thế kỉ XIV, xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng, mục nát và suy thoái nghiêm trọng .Vua Trần Dụ Tông ăn chơi xa sỉ, trụy lạc, cho xây dựng các công trình tốn nhiều tiền của và công sức của nhân dân nhằm làm chỗ vui chơi.Bọn quan lại thì nhân đó cũng thi nhau bắt dân xây dựng dinh thự cho mình.Trong triều đình nhà Trần có rất nhiều nịnh thần và việc kéo bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực xảy ra liên miên.Tình hình nội bộ rối loạn khiến các nước nhỏ ở phía nam không còn thần phục như trước. Vì không chăm lo cho nông nghiệp nên mất mùa, đói kém xảy ra th ường xuyên, nhiều người phải bán vợ, bán con, bán mình làm nô tì cho các nhà quý tộc, đ ịa ch ủ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy khắp nơi đã nói lên cuộc khủng hoảng, suy thóa của triều đại thống trị, những mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất và nông nghiệp đương thời.Các cuộc khởi nghĩa đã lôi cuốn nông dân nghèo và hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu quý tộc tham gia. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XIV, ChămPa hùng mạnh lên thường xuyên đánh phá Châu Hóa, nhà Trần đã nhiều lần đem quân chống cự nhưng thất bại, quân ChămPa cướp phá nhà cửa, kho tàng, dinh thự, cung điện sau đó rút về. Mãi đ ến 1389, tướng chỉ huy của dịch tên là Chế Bồng Nga bị tử trận, quân ChămPa mới b ị đánh bại và suy yếu dần. Cuộc chiến tranh với ChămPa đã cho thấy sự suy yếu rõ rệt của nhà Trần v ừa gây thêm nhiều khó khăn cho triều đình và nhân dân ta, làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng hơn. Mặt khác, năm 1388 ở phía Bắc, nhà Minh sai sứ sang đòi ta phải cống nộp lương thực và các loại trái cây đặc sản và những báu vật, sản vật quý hiếm.Vua Trần buộc phải cống nộp 5000 thạch lương. Năm 1395, nhà Minh vờ cho người sang ta xin giúp 50 con voi 50 vạn hộc lương. Những việc làm trên nhằm thăm dò nhà Trần và chuẩn bị tiến hành âm mưu xâm lược đã được vạch ra từ trước của nhà Minh. Tóm lại, xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc và toàn diện:chính quyền suy yếu,bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống tri sa đoạ, nông nghiệp giảm suất nghiêm trọng, dẫn đến nông dân nghèo,nô tì nổi dậy chống đối, hay bỏ trốn. Trong lúc đó, những cuộc tấn công đánh phá của Chămpa lại liên tục diễn ra, dù cuối cùng bị đẩy lùi hẳn, đã làm cho cuộc sống của nhân dân ta thêm khổ cực, triều chính thêm rối ren, tài chính kiệt quệ. Đã vậy, Đại Việt đ ứng trước nguy một cuộc xâm lược ngày càng đến gần của quân Minh. Đó là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. 2. Nội dung cải cách của nhà Hồ
  4. Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục…. 2.1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự : Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”. Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện”. Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ. Tăng cường củng cố sức mạnh quân sự quốc phòng Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển. Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân, đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại đ ể thăng giáng cho hợp lý (năm1400). 2.2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội 2.2.1 Tài chính: Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu. Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan.. 2.2.2 Về kinh tế : Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và tr ưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công. Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê
  5. khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công. 2.2.3 Về xã hội: Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi v ới gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán. Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại tr ấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đ ến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây. Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đ ặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân 2.3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục : Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn ch ế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật. Người có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ. Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa l ại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã b ỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán. Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi, nhà sử học Ngô Thời Sĩ “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo, không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông. 3. Nhận xét và đánh giá : Qua cuộc cải cách trên cho ta thấy rằng Hồ Quý Ly là một con người hành động có tầm nhìn, có năng lực và sự quyết đoán. Hồ Quý Ly là một nhà cải cách táo bạo và kiên quyết, Ông đã ban hành nhiều chính sách nhiều biện pháp ,trên nhiều
  6. phương diện khác nhau nhằm củng cố tăng cường chế độ quân chủ tập quyền, đồng thời cũng để giải quyết các mâu thuẫn kinh tế_xã hội, đáp ứng yêu cầu lịch sử do cuộc khủng hoảng đặt ra. Phải nói rằng Hồ Quý Ly đã nhận thức đ ược nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng cuối đời Trần, mạnh dạn tiến hành các chính sách và biện pháp cải cách. Đồng thời ông cũng là người mở đầu một giai đoạn cải cách quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Xét về định hướng, mục tiêu và kết quả của công cuộc cải cách thì Hồ Quý Ly đã loại bỏ được tầng lớp quý tộc nhà Trần ra khỏi bộ máy nhà nước, bổ sung một đội ngũ quan lại từ trung ương đến địa phương, mang tính pháp chế cao hơn. Chuyển dần thiết chế chính trị từ quân chủ quý tộc đến quân chủ quan liêu. Xét về tư tưởng cải cách thì phải nói rằng tư tưởng Hồ Quý Ly là của hành động, của tinh thần yêu nước sâu sắc. Tuy mang ý thức hệ Nho giáo nhưng cũng tỏ ra thực dụng,không giáo điều. Do hoàn cảnh khách quan (cuộc kháng chiến chống quân Minh 1406_1407) cuộc cải cách bị bỏ dỡ, nhưng nó được tiếp tục được thực thi dưới ở cuối thế kỷ XV dưới triều Lê Tánh Tông. Xong nhìn chung công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã đem lại những thành tựu cần phải được ghi nhận: Với chính sách hạn điền đã góp phần làm hạn chế sự sở hữu ruộng đất tư trong tay quý tộc quan lại nhà Trần cũng như tần lớp không quan tước và nhà chùa.Với chính sách này Hồ Quý Ly nhằm đánh vào tiềm lực kinh tế của thế lực nhà Trần (kẻ thù không đội trời chung với ông). Theo nhà sử học Nguyễn Danh Phiệt cho rằng: “Hồ Quý Ly chỉ giới hạn ruộng đất sở hữu tư nhân chứ không hạn chế số lượng người sở hữu.” (Hồ Quý Ly_trang 138). Trên lĩnh vực tài chính thì việc ban hành tiền giấy là việc làm mới mẽ ở Việt Nam và mang tính chất thiết thực nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng tạm thời trong điều kiện xã hội đang khủng hoảng nghiên trọng, và cũng bổ sung một lượng đồng cần thiết để chế tạo vũ khí phục vụ cho công cuộc kháng chiến ch ống quân Minh xâm lược, đây là việc làm hết sức thiết thực . Mặc khác Hồ quý Ly tiến hành thực hiện cuộc cải cách từ khi ông còn làm quan ở triều Trần.Năm 1397 với sự kiện ông cho quân lính xây dựng cơ sở tại An Tôn để rồi sau đó là chuyển hẳn kinh thành về nơi đây, cho chúng ta thấy rằng đây là một sự tính toán khôn ngoan.Với việc làm này của Hồ Quý Ly nhằm mục đích tránh xa và một phần để loại bỏ bớt sự phản kháng của tầng lớp quan lại, quý tộc Trần đã t ồn tại gần hai trăm năm ở kinh thành Thăng Long. Đồng thời là để phòng bị chống giặc ngoại xâm từ phương Bắc.Sử cũ cũng đã ghi lại rằng An Tôn (Thanh Hoá) là một huyện nhỏ nhưng lại có đầy đủ các dạng điạ hình (có sông,biển ,núi non hùng vĩ…). Nếu như nói Thăng Long là nơi thích hợp để xây dựng một kinh đô phát tri ển và mạnh hơn về kinh tế, thì An Tôn là nơi xây dựng một kinh thành phát triển và phát huy thế mạnh hơn về quốc phòng điều này phù hợp với điều kiện xã hội đang khủng hoảng nghiêm trọng trên cả hai mặt chính trị-quân sự và đặc biêt là đ ất nước đang đứng trước hoạ xâm lược. Như vậy, ngoài Thăng Long ra thì không có nơi nào thích hợp hơn An Tôn để làm khinh thành.
  7. Hồ Quý Ly cũng đã đem lại nhiều tiến bộ cho xã hội qua các lĩnh vực giáo d ục và chính sách tuyển dụng quan lại bằng cách thi cử.Cụ thể là lệnh cho các quan lộ, quan đốc phải dạy hoc trò nên tài rồi nhà vua sẽ thân hành thi tuyển, mặc khác Hồ Quý Ly còn cho dịch sách và làm sách để giáo dục trong cung đình. Đặc biêt tiến bộ trông thấy của công cuộc cải cách đó là ở chính sách tuyển dụng quan lại bằng cách thi cử, thay thế chế độ quan liêu thân tộc cũ. Như vậy những ai làm quan đều phải qua những kỳ thi cam go thử thách, với chế độ tuyển dụng này đã mở rộng chế độ quan trường cho mọi tần lớp nhân dân, Hồ Quý Ly muốn đưa nền giáo dục phát triển từ trung ương đến các địa phương và có th ể tuyển dụng được nhân tài trong cả nước để góp phần vào việc củng cố và đưa đất nước thoát ra khỏi sự khủng hoảng, tạo điều kiện chống giặc ngoại xâm và đi đ ến xây dựng đất nước vững mạnh. Đây là sự cống hiến đóng góp to lớn cho nền giáo dục và tuyển dụng nhân tài mà các triều đại sau ông tiếp tục phát triển thêm. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nhất định như trên thì công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại có nhiều tiêu cực, hạn chế và không triệt để (Để rồi công cuộc cải cách đi dến thất bại và đất nước ta phải chịu cảnh thống trị của giặc Minh). Như chính sách hạn điền gặp phải sự phản kháng quyết liệt của vương hầu quý tộc Trần (đây là điều tất yếu và có lẽ Hồ Quý Ly đã biết trước điều này). Ông cũng mất đi sự ủng hộ của những địa chủ có ruộng đất lớn hơn 10 mẫu. Việc ban hành tiền giấy của Hồ Quý Ly không được sự hưởng ứng của người dân mà đặc biệt tầng lớp thương buôn lớn. Vì tiền giấy khó bảo qu ản (d ễ bị rách nát) mà trong khi đó nhân dân ta lúc giờ làm nông nghiệp là chủ yếu, thường xuyên tiếp xúc với ruộng nước (độ ẩm nước ta đến 80%). Thêm vào đó là tiền giấy lúc này rất mới mẽ với nhân dân ta.(2) .Xét ở thời điểm lúc bấy giờ thì Trung Quốc trước đó đã dùng tiền giấy dưới dạng (2) như ngân phiếu ,việc dùng tiền giấy không phải do nhà vua Trung Quốc ra quy định mà là xuất phát từ 8 nhà thương buôn bán lớn nhất ở Trung Quốc thống nhất với nhau lại để tiện buôn bán ở trong nước cũng như ngoài nước. Và đó là điều kiện để tiền giấy đi vào lưu thông một cách tự nhiên như nhu cầu cần thiết cho xã hội.Trong khi đó ở nước ta Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy,tuy là không sai nhưng ở trong điều kiện lịch sử lúc giờ thì không phù hợp vì những thuộc tinh đã nêu trên. Tiền giấy được phát hành đã gặp sự phản kháng đầu tiên là của thương nhân buôn bán lớn ở trong nước.Mặc khác tiền giấy đi vào lưu thông trong nhân dân dưới sự cưỡng chế của triều đình,lại rất dễ bị làm giả. Cụ thể là vào năm 1399 Nguyễn Nhữ đã làm tiền giả trên núi sau đó đem đi lưu hành. Chính vì các lý do trên tiền giấy không được tín nhiệm trong nhân dân và bị mất giá, dẫn đến chính sách này không có hiệu quả cao. Trong công cuộc cải cách này Hồ Quý Ly đã tiến hành trên nhiều mặt, và nhiều phương thức khác nhau nhằm đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng nhưng điều cốt yếu nhất mà ông chưa làm được, và thể hiện tính không triệt để đó là ở chính sách hạn nô. Hồ Quý Ly đã chuyển đổi một số lớn gia nô thành quan nô(nô tì nhà
  8. nước), những nô tì này họ được thay đổi về thân phận nhưng rõ ràng họ vẫn là nô tì mà thôi, họ chỉ thay đổi ông chủ chứ hoàn toàn không được giải phóng về thân phận. Mà sự thành công ở công cuộc cải cách đất nước nào cũng vậy vai trò của nhân dân cực kỳ quan trọng,nhưng ở đây Hồ Quý Ly không làm được điều đó. Năm 1397 trong khi sức dân đang suy kiệt vì phải gánh chịu hậu quả khủng hoảng của xã hội thì một lần nữa phải gồng mình lên đi lao dịch xây d ựng kinh thành ở An Tôn, điều này đã làm cho người dân oán hận triều đình. Vì không lấy được lòng dân,và không tập hợp đươc sự đoàn kết sức mạnh của toàn dân tộc nên công cu ộc cải cách của Hồ Quý Ly không mang lại hiệu quả cao. Và khi quân Minh xâm lược nước ta thì sự chống trả của nhà Hồ hết sức yếu ớt và nhanh chóng đi vào thất bại. Cuộc cải cách khép lại bằng sự sụp đổ của nhà Hồ. Tóm lại cuộc khủng hoảng xã hội nhà Trần vào nữa sau thế kỷ XIV đã thể hiện tính chất lỗi thời của cấu trúc nhà nước đương thời .Trong bối cảnh đó Hồ Quý Ly là người đã từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành trong triều đình. Ông đã mong muốn cứu vãng tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp đó. Hồ Quý Ly đã kiên quyết thực hiện cải cách. Có thể thấy rằng đó là một cuộc cải cách toàn diện, từ kinh tế_chính trị, đến tài chính, văn hoá, giáo dục, xã hội. Thông qua cuộc cải cách Hồ Quý Ly đã xoá bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc Trần, xây dựng nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyền lực tập trung , để giải quyết khó khăn trong nước và chống giặc Minh xâm lược từ bên ngoài. Tuy nhiên Hồ Qúy Ly cũng là một con người có nhiều thủ đoạn đ ộc đoán mất lòng dân, duy ý chí . Sau khi củng cố được thế lực, Hồ Quý Ly tiến hành các âm mưu sát hại các quan lại và quý tộc tôn thất triều Trần. Trong hội th ề Đồn Sơn (1399), 370 quý tộc quan liêu , đứng đầu là Trần Khát Chân đã âm mưu giết Quý Ly nhưng âm mưu không thành tất cả bị Hồ Quý Ly giết hại. Mặt khác cuộc cải cách có chỗ quá mạnh so với thời điểm lúc đó (phép hạn điền), chưa tri ệt để (gia nô và nô tì không được giải phóng), chính sách tiền tệ nhằm thu lại và hạn ch ế việc s ử d ụng tiền đồng để tập trung lượng đồng cần thiết phục vụ quốc phòng là nhu cầu bức thiết nhưng lưu hành tiền giấy là việc làm không đáp ứng đúng thực tiễn phát triển của lịch sử xã hội. Cải cách văn hoá , giáo dục có ý nghĩa tiến bộ và đầy đủ hơn.. Trong tình thế bị thúc bách nhiều mặt thì một số cải cách của Hồ Quý Ly gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ (ép các nhà sư trên 50 tuổi phải hoàn tục), làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự thống nhất đoàn kết của nhân dân khi xảy ra ngoại xâm. Nhưng dẫu sao thì Hồ Quý Ly cũng là người đầu tiên làm cuộc cải cách lớn ở n ước ta, mà những cải cách của ông đã được tiếp nối và phát triển lên ở đời vua Lê Thánh Tông. Lịch sử tư tưởng Việt Nam ghi nhận những cống hiến của Hồ Quý Ly về tư tưởng cải cách, coi đó là di sản quý giá để các thế hệ nối tiếp nghiên cứu, xem xét. Vì vậy cũng cần nhìn nhận, nhận xét đánh giá một cách khoa học để từ đó rút ra những bài học lịch sử cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay và mai sau. II. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (1460-1497)
  9. 1. Hoàn cảnh ra đời cuộc cải cách: Sau khi triều đại nhà Hồ bị sụp đổ bởi quân xâm lược Minh, và cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cũng đi vào thất bại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là do giặc Minh xâm lược nước ta vào cuối 1406 đầu 1407. Trải qua gần 22 năm đặt ách xâm lược giặc Minh đã bị đánh đuổi về nước, tháng 4 năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu cho triều đại nhà Lê. Trải qua các đời vua Thái Tổ (1428-1433), Thái Tông (1434-1442), đất nước đang dần được khôi phục. Năm 1460 , Lê Thánh Tông lên ngôi kế thừa những thành quả của tri ều đại trước, có những điều kiện mới để xây dựng đất nước, song cũng đứng trước những khó khăn thử thách và có nguy cơ đưa xã hội đi vào khủng hoảng như thời cuối nhà Trần. Như vậy xét về điểm xuất phát thì Lê Thánh Tông đã có phần danh nghĩa hơn Hồ Quý Ly, bởi lẽ ông đã danh chính ngôn thuận là con cháu nối nghiệp của nhà họ Lê, còn Hồ Quý Ly đã từng bước dùng những thủ đoạn để chiếm đoạt ngôi báu của nhà Trần trong thời suy vong. Nhà Trần đã quá nhu nhược và suy yếu để nhà Hồ từng bước nắm giữ quyền hành trong triều, âu cũng là một tất yếu của lịch sử. Song ở đây ta không bàn đến thế nước rơi vào tay ai, mà ở đây ta nói đến hoàn cảnh đ ể dẫn đến sự ra đời cuộc cải cách cảu vua Lê Thánh Tông. Nếu như nói Hồ Quý Ly tiến hành cuộc cải cách ngay trong lúc là quan trong tri ều nhà Trần, và ông tiến hành cải cách trong khi xã hội nhà Trần đã quá mục nát, suy vong sau đó ông lên làm vua thì tiếp tục đẩy mạnh cải cách. Thì ở đây Lê Thánh Tông tiến hành cải cách khi ông chính thức lên làm vua, và xã tắc, triều đình nhà Lê đang có dấu hiệu suy thoái, trung thần của đất nước bị giết hại, gian thần thì m ặc sức kết bè phái cùng nhau bóc lột nhân dân. Qua đó cho ta thấy rằng về đ ộng cơ đ ể tiến hành cuộc cải cách của cả nhà Hồ và nhà Lê đều xuất phát từ lòng yêu nước, muốn đưa đất nước ra khỏi sự khủng hoảng, để đem lại “Quốc thái dân an” . Trở lại với tình hình xã hội thời Lê thì trong “ Trung hưng ký” đã phản ánh như sau: “Nhân Tông mới hai tuổi, sớm lên ngôi vua…kẻ thân yêu giữ việc, tệ hối lộ công hành, phường dốt đặc nổi lên như ong. Người trẻ không biêt nghĩ, tự ý làm càn. Bán quan mua ngục, ưa giàu, ghét nghèo, bọn dạo sát thì được bổ dụng…” Nhận thức được thực trạng trên của vương triều và đất nước, với tư chất thông minh, quyết đoán Lê Thánh Tông đã tiến hành chính sách và bi ện pháp cải cách ý nghĩa trên các mặt như : chính trị, kinh tế xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục. Công cuộc cải cách này và kết quả của nó là sự tiếp tục thực hiện định hướng và mục tiêu cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. 2. Những đặc điểm tiếnbộ trong cải cách của vua Lê Thánh Tông. Về chính trị : Nếu như nói thời nhà Hồ chủ trương gạt bỏ tất cả các tôn thất nhà Trần ra khỏi bộ máy chính quyền trung ương và thay vào đó là những Nho sĩ tri thức có tư tưởng cải cách, nhà Hồ đã tiến hành tuyển chọn, đề bạc và tổ chức thi cử để đào tạo tầng lớp quan lại mới ta. Thì đến thời của vua Lê Thánh Tông việc cải tổ bộ
  10. máy nhà nước cả về cấu trúc và chấn chỉnh quy tắc làm việc , hoàn thi ện đ ội ngũ quan liêu từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức thi cử chặt chẽ. Bỏ qua các chức vụ cao nhất trong bộ máy quan lại như tể tướng, đại tổng quản..nhà vua trực tiếp điều hành quân đội, và cũng là tổng chỉ huy quân đội. Như trên đã trình bày công cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có sự tiếp biến những tư tưởng cải cách của nhà Hồ, tuy nhiên ở đây chúng ta thấy được sự phát triển vượt bậc trong cuộc cải cách của nhà Lê đó là đưa ra được bộ luật ti ến bộ nhất trong thời phong kiến ở nước ta, mang đậm nét sáng tạo và tinh thần thực tiễn của giai cấp phong kiến dân tộc trong giai đoạn đi lên, điều đó đã đem đ ến kết qu ả là xây dựng được một chế độ quân chủ quan liêu hoàn chỉnh, tăng cường chế độ quân chủ tập quyền. Về kinh tế: Nếu như nói Hồ Quý Ly chủ trương thực hiện chính sách hạn nô, và hạn điền trong cuộc cải cách của mình thì đến thời vua Lê Thánh Tông đã chủ trương thực hiện chính sách lộc điền (ban cấp ruộng đất cho quý tộc quan lại cao cấp), và chế độ quân điền ( chia ruộng đất ở các làng xã cho nhân dân cày cấy, nộp tô thuế cho nhà nước, kể cả các cô nhi quả phụ cũng được chia nhưng tỉ lệ khác nhau ở mỗi tầng lớp giai cấp) điều này đã tác dụng củng cố bộ máy quân chủ quan liêu, phát triển giai cấp địa chủ là cơ sở mới để phát triển xã hội, ngăn cấm được sự thành lập và phát triển chế độ điền trang và sự bóc lột nông nô, nô tì, củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất địa chủ tá điền, đây là nền tảng của chế độ quan chủ quan liêu, tạo điều kiện cho nhà nước tập quyền nắm chắc hơn các cơ sở xã thôn, bảo vệ quyền sở hữu tối cao về ruộng đất. Qua đó cho ta thấy rằng công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã có bước phát triển dài, và đã khắc phục được những hạn chế Hồ Quy Ly trước đó. Trước hết nhà Lê đã buộc chặc được nhân vào ruộng đất, đảm bảo cho việc bóc lột tô thu ế, binh dịch và lao dịch. Mặt khác điều quan trọng hơn đó là tạo đi ều ki ện chó vi ệc phát triển chế độ tư hữu về ruộng đất mốt cách phù hợp với xu thế phát tri ển của l ịch sử. Thứ hai là vùa tạo được điều kiện cho cơ sở của kinh tế đaiaj chủ phát triển vừa kích thích sự phát triển của các nghành kinh tế khác. Về quân sự: Vua Lê Thánh Tông đã ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đ ội. Ông thường đích thân đi tuần phòng ở các biên ải xa xôi cùng với các binh lính đó là tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị. Nếu như nói rằng nhà Hồ đã chế tạo ra được khẩu “ súng thần cơ” ( do Hồ Nguyên Trừng chế tạo) và“thuyền chiến cổ lâu” đi biển. Thì đến thời vua Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bật với việc chế tạo ra “khẩu súng hỏa công cá nhân” do tiếp thu kỹ thuật chế tác từ phương Tây, cùng với một số vũ khi thu được trong cuộc chiến với nhà Minh. Bên cạnh đó nhà Lê còn chủ trương kế thừa những vù khí chiến đấu thời nhà Hồ cho nê đã tạo thành những bộ vũ khí đa dạng và hùng mạnh. Về giáo dục: Vua Lê Thánh Tông khởi xướng cho thành lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám vào năm 1484. Cùng với việc thiết lập thiết chế mới Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, tổ chức nhiều cuộc thi
  11. và rất nhiều tiến sĩ trạng nguyên đã đổ đạt. Đặc bi ệt là nhà Vua rất tích c ực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử và tranh gia lận trong thi cử. Như vậy cho ta thấy được rằng công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã có nhiều thuận lợi hơn so với công cuộc cải cải cách của nhà Hồ, chính vì vậy đã đem l ại nhiều tiến bộ trong việc củng cố và phát triển đất nước. Sự tiến bộ đó xuất ph ất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, xong về cơ bản có những nguyên nhân sau: + Lê Thánh Tông lên ngôi hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận ( là người n ối nghiệp của nhà họ Lê) hợp lòng dân trăm họ. + Kế thừa được những thành tựu của các cuộc cải cách trước đó ( Khúc Hạo, Hồ Quý Ly) + Lê Thánh Tông là người thông minh, biết tiếp thu cái mới (Kỹ thuật làm súng của người Phương Tây). Trực tiếp thân chinh đi vi hành thực tế đời sống người dân, nên có những biện pháp cải cách thích hợp. + Tiến hành cuộc cải cách trong điều kiện xã hội đang có đấu hiệu suy thoái ch ứ không phải đã suy thoái và có mối họa ngoại xâm như thời nhà Hồ. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có những thành công nhất định và những thành công đó là một bước tiến trong lịch sử cải cách dân tộc. III. Những cải cách của Quang Trung 1. Hoàn cảnh cuộc cải cách của Quang Trung Cũng giống như hoàn cảnh hai cuộc cải cách trước, xã hội Việt Nam vào nữa cuối thế XVIII, giai cấp phong kiến thống trị trong cả nước từ vua chúa đến quan lại đua nhau ăn chơi, xa đọa cùng cực không chăm lo đến đời sống nhân dân. Để thỏa mãn cho nhu cầu hưởng lạc chính quyền phong kiến Lê –Trịnh ở đàng Ngoài củng như chúa Nguyễn ở đàng trong ra sức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ qua chính sách sưu cao , thuế nặng, cùng với hang trăm thứ thuế khác đã bần cùng hóa nhân dân, họ phải bỏ làng mạc sống lưu tán khắp nơi. Qua đó cho ta thấy được nền kinh tế nông nghiệp bị đình đốn, sức sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng, tình hình xã hội mất ổn định, rối loạn, mâu thuẫn xã hội ngày gắt. Bộ máy quan liêu phong kiến kìm hãm sự phát triển xã hội, và điều khác biệt cơ bản đối với hai thời kỳ trước đó là đất nước ta chia ra làm Nam Triều và Bắc Triều tuy nhiên cả hai đều xa đọa như nhau. Sau khi lãnh đạo nhân dân cả nước vùng dậy lật đổ các chính quyền thối nát trê, đồng thời cũánh bại quân xâm lược Xiêm(1785), quân Thanh(1789), nhà nước phong kiến mới được thành lập dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đứng trước một yêu cầu đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng trầm trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Những chính sách, biện pháp cải cách của Quang Trung.
  12. Về kinh tế: Nếu như nói trong công cuộc cải cách của nhà Hồ chủ trương thực hiện chính sách “hạn điền”, còn đối với vua Lê Thánh Tông thì thực hiện chính sách “lộc điền” và “quân điền” nhằm buộc chặt nhân dân vào ruộng đất nông nghiệp, và quan trọng hơn là đảm bảo và duy trì nhà nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền. Thì ở đây Quang Trung đã căn cứ vào tình hình đất nước lúc giờ đã ban ra “chiếu khuyến nông”lệnh cho dân phiêu tán phải trở về quê khôi phục ruộng đồng bỏ hoang, làng xóm hoang vắng. Những ai không theo chiếu chỉ đều bị trừng trị nghiêm. Sau một thời gian nhất định mà làng xã nào còn đất công bỏ hoang thì phải nộp thu ế gấp đôi. Chính vì thế chỉ sau ba năm nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng. Không những phát triển về nông nghiệp, mà công thương nghiệp cũng được khuyến khích phát triển “khoan thư sức dân”, bên cạnh đó Quang Trung còn thực hiện một số cải cách tiến bộ như bãi bỏ thuế điền cho nhân dân, động viên các tần lớp phấn khởi tham gia sản xuất.Đồng thời Quang Trung cũng rất chú trọng ngoại thương, ông chủ trương mở rộng buôn bán với các nước phương Tây, với chính sách “mở cửa ải, thông thương buôn bán, khiến cho các hàng hóa không ngưng đ ọng để làm lợi cho dân chúng” Về tài chính: Nếu như trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã chủ trương cho phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao) mặc dù đã có những chính sách cụ thể nhưng kết quả lại không cao, bởi những nguyên nhân đã nêu. Thì đến thời Quang Trung để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hang hóa, ông cho đúc tiền đồng (Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại bảo). Về chính trị, quân sự: sau khi quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược(1789) Quang Trung ra sức xây dựng một chính quyền phong kiến mới tập trung mạnh ti ến bộ với ý thức quản lý đất nước trên một phạm vi rộng lớn. Ông đặt bi ệt chú tr ọng vào việc “cầu hiền tài” tư tưởng này cũng going như hai cuộc cải cách trước của hai triều đại Hồ và Lê. Bên cạnh đó ông còn chú trọng đến chính sách đối ngoại đối ngoại. Quân đội có các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, pháo binh. Vũ khí cũng có nhiều loại khá phong phú có “hỏa hổ”, sung trường, đại bác..thuyền chiến chở được cả vua, trang bị được từ 50 đến 60 khẩu đại bác, chở được 500 đến 700 lính. Về văn hóa, giáo dục: Quang Trung cho lập Sùng Chính Viện chuyên dịch sách Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập giúp vua về mặt văn hóa, mục đích là ông muốn đưa chữ Nôm là quốc ngữ chính thay thế cho chữ Hán, và đưa vào khoa cử. Trong các kỳ thi, quan trường phải ra đề bằng chữ Nôm và đê tam trường, sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ Nôm. Qua cuộc cải cách trên của quan Trung cho ta thấy được rằng ông là người yêu nước, có hoài bão rất lớn. Trên thực tế đã đem lại những tiến bộ vượt bậc đối với tình hình khủng hoảng của đất nước ta lúc bấy giờ.Những thành tựu to lớn đó mà qua cuộc cải cách của Quang Trung cho ta thấy được rằng đã có sự tiếp biến và ngày càng phát triển hơn rất nhiều so với thế hệ trước đó.
  13. Bên cạnh những thành tựu to lớn mà cuộc cải cách đã đạt được thì còn những h ạn chế nhât định như: về xây dựng chính quyền trung ương nhìn chung Quang Trung vẫn giữ cơ chế qun lieu như triều đại trước đó nên chưa đem lại hiệu quả cao, hay trong việc cải cách giáo dục khi đưa chữ Nôm vào làm quốc ngữ đã gặp sự phán đ ối của một số sĩ phu Tây Sơn. Đặc biệt là cải cách đó đã gặp nhi ều ch ướng ng ại, th ời gian thực hiện quá ngắn ngủi. Nếu như nói công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly bị đứt đoạn là do giặc Minh xâm lược nươc ta, thì với cuộc cải cách của Quang Trung lại một lần nữa đi vào suy thoái khi người anh hùng dân tộc này đột ngột qua đời (29.07.1792), giữa lúc mọi việc cách mới thực hiện chưa bao lâu. Triều đ ại Quang Toản tiếp sau đó bất lực, không còn tiếp tục thực hiện những cải cách của vua cha và bị Nguyễn Ánh lật đổ vào đầu 1802 . C. KẾT LUẬN Qua các cuộc cải cách trên từ thế kỷ XIV-XVIII cho chúng ta thấy chúng đều có một điểm chung đó là xuất phát từ sự khủng hoảng suy thoái nền kinh tế xã hội, và nhà nước đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Và những nhà cải cải đều là những nhân vật ưu tú của thời đại, của lịch sử, họ là người con người có hoài bão, có tấm lòng yêu nước muốn cho đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng, nhân dân được sống yên bình. Tất cả những họ ( Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Quang Trung) đều có chung một tư tưởng đó là muốn cho “Quốc thái dân an”. Tuy nhiên hoài bảo,tài năng đó, tấm lòng đó không phải lúc nào cũng được đi đến nơi đến chốn của sự thành công. Và một điều không thể tránh khỏi trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách đó là gặp nhiều khó khăn, chướng ngại vật ngăn cản sự tiến bộ đó. Bên cạnh những mặt ưu điểm của cuộc cải cách thì những hạn chế vẫn còn tồn tại khá nhiều, và điều đó đã gây ảnh hưởng xấu đến việc đưa công cải cách đi đ ến k ết quả cuối cùng. Song không vì thế mà chúng ta phủ nhận công lao to lớn của các nhà cải cách, giá trị của những cuộc cải cách đó luôn là nền tản cho các cuộc cách tân đổi mới lần kế tiếp đi đến thành công. Qua việc nghiên cứu ba công cuộc cải cách trên cho chúng ta thấy được r ằng càng về sau công cuộc cải cách càng mang tính kế thừa và phát huy những thành tựu của các cuộc cải cách đi trước, đồng thời những sai lầm, khuyết điểm đã dần được khắc phục ở lần cải cách về sau. Đó là bước phát triển vô cùng quan trọng của lịch sử cải cách dân tộc, nó là tiền đề cho quá trình kiến thiết đổi mới đất nước. Tiền lệ đó là kết quả của trí tuệ, lòng yêu nước nhiệt thành, có trách nhiệm với dân tộc, đó cũng là sự táo bạo mạnh dạng tìm tòi, suy nghĩ, dũng cảm đề xuất tiến hành cải cách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2