intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bushido và tư tưởng kinh doanh ở Nhật

Chia sẻ: Angle Angel | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

189
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bushido (võ sĩ đạo), hay shido (sĩ đạo), là danh từ được phổ biến dưới thời Tokugawa (1600-l868) nhằm chỉ giá trị luân lý của giai cấp võ sĩ (bushi hay samurai). Vì chính quyền Kamakura - chính quyền đầu tiên của giai cấp võ sĩ - đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 12, khái niệm ban đầu về những phép tắc và cung cách của người võ sĩ đã manh nha ngay từ thuở đó qua cái tên khá mộc mạc, mơ hồ là yumiya no narai, có nghĩa là “đường cung tên” hay “lề lối cung tên”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bushido và tư tưởng kinh doanh ở Nhật

  1. Bushido và tư tưởng kinh doanh ở Nhật Vĩnh Sính Văn hóa kinh doanh những góc nhìn- Nhà xuất bản Trẻ Bushido (võ sĩ đạo), hay shido (sĩ đạo), là danh từ được phổ biến dưới thời Tokugawa (1600-l868) nhằm chỉ giá trị luân lý của giai cấp võ sĩ (bushi hay samurai). Vì chính quyền Kamakura - chính quyền đầu tiên của giai cấp võ sĩ - đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 12, khái niệm ban đầu về những phép tắc và cung cách của người võ sĩ đã manh nha ngay từ thuở đó qua cái tên khá mộc mạc, mơ hồ là yumiya no narai, có nghĩa là “đường cung tên” hay “lề lối cung tên”. tuy nhiên, phải đến thời Tokugawa, dựa trên cơ sở lý luận của Nho học, quan niệm đạo đức của giai cấp võ sĩ mới được hệ thống hóa rõ ràng và có mạch lạc. Từ đó, bushido trở thành cột trụ tinh thần của chính quyền Tokugawa. Những đức tính được nhấn mạnh trong bushido là: trung thành; không ngại hy sinh; trọng tín nghĩa, lễ nghĩa; có liêm sỉ; sống thanh bạch, giản dị, cần kiệm; có tinh thần thượng võ; trọng danh dự và có lòng thương người. Vì giai cấp võ sĩ đã nắm chính quyền trong suốt hơn 60 năm, nên sau khi chính quyền Tokugawa đã cáo chung (1868), những người vốn xuất thân từ giai cấp võ sĩ vẫn tiếp tục lèo lái chính quyền Minh Trị và đưa đất nước họ làm nên cuộc duy tân hiển hách. Không phải ngẫu nhiên mà những giá trị luân lý của bushido đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình canh tân của người Nhật từ thời Minh Trị. Giá trị đạo đức của bushido áp dụng thành những nguyên tắc kinh doanh hiện đại thể hiện khá đậm nét qua những lời “gia huấn” (kakun, tức là những điều răn dạy người nhà) sau đây của Iwasaki Yataro (Nham Kỳ Di Thái Lang, 1834-1885), một võ sĩ cấp dưới ở Tosa (đảo Shikoku) và cũng là người sáng lập Công ty Mitsubishi: Điều l: Không bị chi phối bởi những việc nhỏ mà phải chú tâm đến việc kinh doanh những sự nghiệp jigyo; en- terprise) lớn. Điều 2: Khi đã bắt đầu một sự nghiệp thì chắc chắn phải làm cho thành công. Điều 3: Không làm những sự nghiệp có tính cách đầu cơ.
  2. Điều 4: Khi toan tính, mọi sự nghiệp phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Điều 5: Không bao giờ quên tinh thần vị công trong sáng không để mất lòng thành (makoto). Điều 6: Phải cần mẫn, cần kiệm, và biết nghĩ đến người khác. Điều 7: Phải sử dụng nhân sự cho thích đáng. Điều 8: Đối đãi tử tế với người làm. Điều 9: Phải gan dạ, quả cảm khi bắt đầu một sự nghiệp nhưng cặn kẽ, kỹ lưỡng khi thực hiện. Những lời gia huấn trên đây nghe như lời một vị tướng căn dặn các bộ tướng của mình trước giờ ra trận mạc. Trên thực tế, ảnh hưởng của tinh thần bushido không chỉ giới hạn trong trường hợp của Iwasaki Yataro, mà có thể xem là một nhân tố phổ biến trong tư tưởng kinh doanh thời Minh Trị. Ta thử lấy Shibusawa Eiichi (Thiệp Trạch Vinh Nhất, 1840- 1931) làm ví dụ. Về phương pháp kinh doanh cũng như trên thực tế, Shibusawa đúng là đối thủ của Iwasaki. Trong khi phương pháp kinh doanh của Iwasaki Yataro có khuynh hướng nhấn mạnh về “cá nhân” hoặc “cá thể” của họ Iwasaki - xin tạm mượn lối đánh giá của nhà báo kiêm sử gia tài danh thời Minh Trị là Yamaji Aizan và của nhà bình luận Sakaiya Taiichi - thì đường lối kinh doanh của Shibusawa nhấn mạnh về “tập thể” và chủ nghĩa hòa hợp (tiếng Nhật gọi là kyochoshugi). Shibusawa và Iwasaki đã từng cạnh tranh mãnh liệt với nhau về quyền lợi vận chuyển đường biển (kaiun, tức hải vận) vào đầu thời Minh Trị. Hai trường phái kinh doanh của Shibusawa và Iwasaki tuy nhìn ngắn hạn thì rất khác nhau, nhưng nếu nhìn với tầm mắt xa hơn, hai chủ trương có tính cách bổ sung cho nhau, và trở thành hai dòng chủ lưu trong quá trình kiến tạo một nền kinh tế hiện đại cho nước Nhật. Điều đáng chú ý là giống như Iwasaki, Shibusawa cũng nhấn mạnh về luân lý bushido. Trên thực tế, trên cương vị là “cha đẻ” của tài giới (zaikai) Nhật và cũng là người đã có công xây dựng khoảng 500 xí nghiệp cũng như hầu hết những công nghiệp hiện đại của Nhật (theo Sakaiya), Shibusawa luôn luôn chú trọng và nhấn mạnh khía cạnh luân lý trong kinh doanh. Những bài nói chuyện của ông với những nhân vật trong chính giới và tài giới đã được biên soạn thành một tập sách mang tên “Rongo to soroban” (“Luận ngữ và bàn tính”, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1928). “Luận ngữ” và “bàn tính” dĩ nhiên là hai biểu tượng của hai khía cạnh luân lý kinh tế ở các nước Đông Á ngày trước. Shibusawa cho rằng không thể tách rời luân lý ra khỏi kinh doanh. Ông khẳng định: “Đừng lầm tưởng là thương nghiệp và đạo đức không thể dung hòa được với nhau như nước với lửa. Cho dầu tri thức có phát triển và tài sản có gia tăng bao nhiêu chăng nữa, nếu không có đạo đức thì không thể nào phát huy được hết sức mình trong thiên hạ”. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng do chính Shibusawa tự đặt ra là “Sĩ hồn thương tài” (shikon shosai). Cần nói thêm là “sĩ” trong xã hội Nhật có nghĩa là “võ sĩ” (samurai). “Võ sĩ” ở Nhật được huấn luyện cả hai đường văn võ; trong khi ở Trung Quốc
  3. và Việt Nam “sĩ” có nghĩa là sĩ phu, tức là những trí thức thuần “văn” và thường có khuynh hướn”Sĩ hồn thương tài” là cần có sự tổng hợp giữa tinh thần của một người võ sĩ với tài thương mại, kinh doanh hay dùng cách nói ngày trước là tài “kinh bang tế thế” (xin nói thêm là chính người Nhật vào thời Minh Trị đã rút ngắn bốn chữ này để đặt ra từ “kinh tế” - nhằm dịch chữ economics - thông dụng ở các nước Đông Á ngày nay). Theo Shibusawa, phàm muốn lập thân ắt phải có tinh thần võ sĩ, nhưng nếu chỉ có “sĩ hồn” mà không có “thương tài” sẽ bị “tự diệt” về kinh tế. Shibusawa nói rằng mặc dầu có rất nhiều sách vở bàn về cách hun đúc “sĩ hồn”, nhưng không có sách nào dạy về căn bản của tinh thần võ sĩ sâu sắc cho bằng sách Luận ngữ. Shibusawa tin rằng không chỉ Nho gia (juka) hay võ sĩ mới cần có tinh thần bushido, mà những người trong công nghiệp và thương nghiệp cũng cần phải có tinh thần ấy ông giải thích là bất kỳ ở nước văn minh nào các nhà xí nghiệp và kinh doanh cũng lấy lời hứa làm trọng, và người Nhật nếu không muốn bị thua thiệt thì phải tuyệt đối tôn trọng chữ tín. Thế còn “thương tài”? Shibusawa cho rằng Luận ngữ cũng chính là sách cẩm nang về “thương tài”. Ông viết: “Thoạt nhìn, người ta có cảm tưởng một cuốn sách nói về đạo đức như Luân ngữ không có liên hệ gì đến “thương tài”, nhưng “thương tài” vốn cũng đặt căn bản trên đạo đức. Những loại “thương tài”, bất đức, dối trá, điêu ngoa, phù phiếm - tách rời khỏi đạo đức, thì bất quá chỉ là tài vặt và khôn vặt chứ đâu phải là “thương tài” thật sự”. Theo ông, cách giải thích của học phái Tống Nho cho rằng “phú” (sự giàu có) và “nhân” (lòng nhân), hoặc “lợi” và “nghĩa”, không thể đi đôi với nhau là hoàn toàn sai lầm. Shibusawa trích câu nói sau đây của Khổng Tử trong Luận ngữ nhằm chứng minh rằng sự truy cầu lợi ích là hoàn toàn phù hợp với đạo đức: “Giàu cùng sang, người ta ai cũng muốn, nhưng chẳng đúng với đạo lý mà được giàu sang, thì chẳng ở cảnh ấy”. Nghèo cùng hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng chẳng đúng với đạo lý mà bị nghèo nàn, thì chẳng bỏ cảnh ấy (“Lý nhân”, chương V). Theo Shibusawa, để phá vỡ những thành kiến lỗi thời về công thương nghiệp, cần phải nâng cao địa vị của giới công thương nghiệp trong xã hội và cách hay hơn cả là làm sao mọi người thấy được những nhà công thương nghiệp chính là những người thể hiện cụ thể đức độ và tín nghĩa”. Nguồn: Văn hóa kinh doanh những góc nhìn- Nhà xuất bản Tr
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2