intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các Bài Tính Dược Phần 7

Chia sẻ: Danh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Phụ tử tân, nhiệt Tính tẩu, bất thủ Tứ chi khuyết lãnh Hồi dương công hữu.” – Phụ tử vị cay, tính nóng, rất độc. Thông hành toàn thân, tay chân móp lạnh. Phục hồi dương khí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các Bài Tính Dược Phần 7

  1. KIÊNG KỴ: Người âm hư, hỏa vượng, không có phong tà thì không nên dùng. Kỵ CAN KHƯƠNG, NGUYÊN HOA, LÊ LƯ, BẠCH LIỄM, rất kỵ TỲ GIẢI. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo vì dễ bị mốc mọt. Nếu bị mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. 附子 251. PHỤ TỬ - “Phụ tử tân, nhiệt Tính tẩu, bất thủ Tứ chi khuyết lãnh Hồi dương công hữu.” – Phụ tử vị cay, tính nóng, rất độc. Thông hành toàn thân, tay chân móp lạnh. Phục hồi dương khí. + Ngoài ra còn bổ chân hỏa của mệnh môn, trục phong hàn tà thấp, chữa chứng ho húng hắng, chân tay co rút, phá được chứng trưng hà rắn chắc, chứng hoắc loạn chuyển gân, hạ lỵ xích bạch. QUY KINH: Đi vào kinh 12 (nhất là TÂM, THẬN và TỲ). LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 10g (5 phân – 2,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người không phải bị trúng hàn thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo và mát. Thuốc độc bảng B. 194
  2. 覆盆子 252. PHÚC BỒN TỬ - “Phúc bồn tử cam Thận tổn tinh kiệt Hắc tu, minh mục Bổ hư tục tuyệt.” – Phúc bồn tử vị ngọt, khí hơi nóng, không độc. Trị thận yếu. Tinh khí suy. Làm đen râu, sáng mắt. Bổ hư, nối chỗ bị đứt. + Ngoài ra còn chữa được chứng hư phong, mắt có màng mộng chứng phế khí hư kém sức. QUY KINH: Đi vào các kinh CAN, THẬN và PHẾ. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người đi tiểu ít, gắt, không thông và chứng cường dương không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 茯苓 253. PHỤC LINH - “Phục linh vị đạm Thấm thấp, lợi khiếu Bạch: hóa đàm diên Xích: thông thủy đạo.” – Phục linh vị nhạt, khí bình, không độc. Trừ thấp, thông khiếu. Loại trắng: trừ đàm. Loại nâu đỏ thông đường tiểu. 195
  3. + Ngoài ra còn chữa chứng đau lưng, chân tay yếu đuối không đủ sức, không hoạt bát, làm bớt được chứng hờn giận, lo lắng, sợ hãi, hay quên, yên được dưới tâm kinh đau kết. Cũng chữa vết đen trên mặt (tán mịn mà bôi). QUY KINH: Đi vào 5 kinh TÂM, PHẾ, THẬN, TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 10g (1 – 2,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người đi tiểu quá nhiều không được dùng. Kỵ giấm.  Ghi chú: Phục linh là loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông, hình khối to, có thể nặng tới 5kg. 伏龍肝 254. PHỤC LONG CAN - “Phục long can ôn Trị dịch an thai Thổ huyết khái nghịch Tâm phiền diệu tai.” – Phục long can khí ấm, vị cay, không độc. Trừ ôn dịch, an thai. Dùng chữa các chứng ho khí nghịch, thổ huyết, trúng phong, ngộ độc, trúng ác bị hơi độc, hay là chứng điên cuồng mất trí. + Dùng dưới dạng thuốc sắc, đợi thuốc lắng xuống gạn lấy nước uống. 196
  4. QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 20 – 40g (5 – 10 chỉ). Ghi chú: Khi không có PHỤC LONG CAN, dùng gạch ngói nung đỏ lên rồi nhúng vào nước, đoạn lấy nước đó đun sôi lên uống thay thế. 茯神 255. PHỤC THẦN - “Phục thần bổ tâm Thiện trấn kinh quí Hoảng hốt, kiện vong Kiêm trừ nộ khuệ.” – Phục thần, bổ tâm. Làm hết kinh sợ, hoảng hốt hay quên. Cũng tiêu trừ giận, ghét. + Chủ trị chứng tâm hư, hư phong, chóng mặt váng đầu. Ngoài ra còn khai tâm ích trí, định được hồn phách, nuôi dưỡng được tinh thần, bồi bổ những chỗ thiếu, lại trị được chứng dưới tim đầy trướng đau tức. QUY KINH: Đi vào 5 kinh TÂM, PHẾ, THẬN, TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 10g (1 – 2,5 chỉ).  Ghi chú: Khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là PHỤC THẦN. 197
  5. Q 瓜蒂 256. QUA ĐẾ - “Qua đế khổ hàn Thiện năng thổ đàm Tiêu thăng thủng trường Tịnh trị hoàng đản.” – Qua đế vị đắng, khí lạnh, hơi có độc. Chuyên trị ói đàm. Tiêu được thũng trướng. Cũng chữa yên được chứng da vàng. + Ngoài ra còn trừ phiền khát, giải nhiệt, tiểu buốt. Cũng trị được cảm sốt, đầu váng, hoa mắt, huyết áp cao và viêm thận. QUY KINH: Đi vào các kinh VỊ, TÂM và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG DÙNG: Người ho, khạc ra máu, không có thực tà không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo.  Ghi chú: Các tên khác là ĐIỀM QUA, ĐINH QUA hoặc QUA ĐÌNH. 瓜蔞仁 257. QUA LÂU NHÂN - “Qua lâu nhân hàn Ninh thấu hỏa đàm Thương hàn kết hung Giải khát trừ phiền.” 198
  6. – Qua lâu nhân tính lạnh, vị ngọt đắng, không độc, làm cho hết ho tiêu đàm, trị thương hàn làm kết ở ngực. Khiến hết khát, trừ phiền. + Ngoài ra còn trị táo bón, vú bị ung nhọt, ngực tê tức, ói máu (dùng cả da lẫn hạt). QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, VỊ và ĐẠI TRÀNG. LIỀU DÙNG: Người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Dùng nhiều sẽ tiêu chảy. Không dùng chung với Ô ĐẦU. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh nóng, vì nhân sẽ bị đen. 桂枝 258. QUẾ CHI - “Quế chi tiểu cánh Hoành hành thủ tý Chỉ hạn thư cận, Trị thủ túc tê.” – Quế chi cành nhỏ, vị cay ngọt, rất nóng. Vận chuyển khắp đầu, tay. Cầm mồ hôi, giãn gân. Trị tay chân tê. + Điều hòa khí huyết, giải được gió độc bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chữa những chứng thương hàn rất hiệu nghiệm. QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 20g (1 – 5 chỉ). 199
  7. KIÊNG KỴ: Người có chứng thấp nhiệt, âm hư, huyết nóng, đau bụng, phụ nữ có thai, xuất huyết không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 葵花 259. QUÌ HOA - “Quì hoa vị cam Đái lị lưỡng công Xích trị xích già Bạch trị bạch đồng.” – Quì hoa vị ngọt, khí lạnh, không độc. Trị chứng lỵ, chứng đái hạ rất hiệu quả. Loại đỏ trị chứng xích đới, loại trắng trị bạch đới. + Ngoài ra còn chữa được ghẻ lở, chứng lâm tiểu són và hoàng đản. Dùng ngọn non đắp vào các vết thương sẽ cầm máu rất hiệu quả. QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ, THẬN và TIỂU TRÀNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ). BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo.  Ghi chú: Ngọn non gọi là QUỲ MIÊU, rễ gọi là QUỲ CĂN. Quì hoa không phải là hoa hướng dương. 200
  8. 鬼臼 260. QUỈ CỬU - “Quỉ cửu hữu độc Tịnh ôn trừ ác Trùng độc quỉ chú Phong tà khả khước.” – Quỉ cửu có độc, vị cay, khí ấm. Trị chứng ôn dịch. Chữa ghẻ độc, trùng độc. Phong tà khứ trừ. + Ngoài ra còn chữa được chứng cổ độc, hóa giải độc dược. Thường dùng đốt để xông. + Sát trùng mạnh, dùng trị các loại ghẻ độc ngoài da (dùng chung với vị HÙNG HoàNG và SÁP THIỆT nấu). QUY KINH: Đi vào các kinh PHẾ và CAN. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ).  Ghi chú: Các tên khác là ĐỘC HÀ THẢO, HẠN HÀ DIỆP, TU THIÊN HOA hoặc ĐƯỜNG BÁ KINH. 鬼箭羽 261. QUỈ TIỄN VÕ - “Quỉ tiễn võ khổ Thông kinh đọa thai Sát trùng phá huyết Sưu tà trừ oai.” 201
  9. – Quỉ tiễn võ vị đắng, khí lạnh không độc. Thông kinh nguyệt, sa thai, sát trùng, phá kết tụ. Đuổi tà rất hiệu quả. + Ngoài ra còn chữa băng huyết, đới hạ, đàn bà sản hậu huyết ứ bụng đau như vặn. Cũng trị cổ chú, trúng ác, sát được bách tà quỉ mỵ, trị dứt tâm phúc trướng lên đau nhói. QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM và CAN. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).  Ghi chú: Các tên khác là VỆ MAO, THẦN TIỄN, CẨM MỘC, CÂU CỚT hoặc LỤC NGUYỆT LĂNG. 龜甲 262. QUY GIÁP - “Quy giáp cam hàn Tư âm, bổ thận Trục ứ, tục cân Cánh trị suy nhược.” – Quy giáp (mai rùa) vị mặn, ngọt, tính lạnh, không độc, bổ âm, bổ thận. Trừ ứ, làm liền gân. Trị suy nhược. + Ngoài ra còn chữa bệnh ho lâu ngày, di tinh, bạch đới, khí hư, chân tay lưng gối đau nhức. Cũng chữa lỵ kinh niên, sốt rét lâu ngày, băng huyết, các bệnh trước và sau khi sanh nở, trẻ con yếu xương. 202
  10. QUY KINH: Đi vào 4 kinh TÂM, CAN, TỲ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 24g (3 – 6 chỉ). KIÊNG KỴ: Người chứng hư, không nhiệt không được dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 卷柏 263. QUYỂN BÁ - “Quyển bá vị khổ Trưng hà huyết bế Phong huyền ni thúc Cánh sưu quỷ chú.” – Quyển bá vị đắng cay, khí ấm không độc. Trị chứng trưng hà huyết bế, chữa trúng phong, chóng mặt làm người yếu ớt. Hay trừ được chứng quỷ chú. + Ngoài ra còn chữa chứng đại tiện ra máu lâu ngày không hết. QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM và ĐẠI TRƯỜNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).  Ghi chú: Các tên khác là HÀM SINH THẢO, VẠN NIÊN TÙNG, ĐỊA THẠCH THẢO, CẢI TỬ HoàN HỒN THẢO, TRƯỜNG SINH BẤT TỬ THẢO hoặc VẠN TUẾ. 203
  11. 決明子 264. QUYẾT MINH TỬ - “Quyết minh tử cam Nặng trừ can nhiệt Mục đông thâu tật Hiệu chỉ tỵ huyết.” – Quyết minh tử (hạt muồng đồng tiền) vị ngọt, tính bình, không độc. Trị gan nóng, làm hạ huyết áp. Con mắt có mụn phong nhậm đều trị được. Chữa chứng chảy máu cam rất hiệu quả. + Ngoài ra còn trị nhức, hoa mắt, đại tiện táo bón. Cũng chữa bệnh hắc lào, chàm mặt, môi thâm. QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 10g (1 – 2,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người bị chứng tiêu chảy không dùng được. Kỵ ĐẠI MA TỬ. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. S 沙糖 265. SA ĐƯỜNG - “Sa đường vị cam Nhuận phế hòa trung Đa thực tổn xỉ Thấp nhiệt sinh trùng.” – Sa đường (đường cát) vị ngọt, khí lạnh không độc, làm thông mát phổi, điều hòa bên trong. Ăn nhiều có hại cho răng. Dễ sinh thấp nhiệt và sinh giun sán trong bụng. 204
  12. + Hòa hỗn được khí nóng để đưa xuống. Chữa được chứng miệng khô, cổ khát, làm sáng mắt. Cũng chữa được những người bị độc thuốc phiện, thuốc lá, và thuốc lào. Không nên dùng quá nhiều sẽ bị hại tỳ. QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ, TÂM và PHẾ. LIỀU DÙNG: Dùng với mức độ vừa phải.  Ghi chú: Các tên khác là BĂNG ĐƯỜNG, PHONG ĐƯỜNG hoặc THẠCH MẬT. 砂仁 266. SA NHÂN - “Sa nhân tán ôn Dưỡng vị, tấn thực Chỉ thống, an thai Thông kinh tán trệ.” – Sa nhân vị cay, tính ấm, không độc. Bổ vị, ăn ngon. Làm giảm đau, an thai. Thông kinh, trừ ứ trệ. + Ngoài ra còn chữa đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ. Cũng trị răng đau nhức (ngậm), hoắc loạn, thổ tả chuyển gân, đại tiện ra máu, băng huyết. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TỲ, THẬN và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ). 205
  13. KIÊNG KỴ: Người âm hư và có thực nhiệt không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo và thoáng gió. Tránh ẩm nóng làm mất tinh dầu. 沙參 267. SA SÂM - “Sa sâm vị khổ Tiêu thủng, bài nùng Bổ can, ích phế Thối nhiệt, trừ phong.” – Sa sâm vị đắng, khí mát, không độc, tiêu thủng trừ mủ. Bổ can, bổ phế. Hạ nhiệt trừ phong. + Ngoài ra còn chữa ho, trừ đờm, trị nhức đầu, sốt rét, giải được mọi chứng ác sang, ghẻ lở khắp mình ngứa ngáy khó chịu. QUY KINH: Đi vào các kinh VỊ, CAN và PHẾ. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Không phải âm hư, phổi ráo mà ho thuộc hàn thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo và mát, trong vật đựng có lót chất hút ẩm. Dễ bị mọt, cần tránh nóng ẩm. Không nên phơi nắng nhiều. 206
  14. 柴胡 268. SÀI HỒ - “Sài hồ vị khổ Năng tả can hỏa Hàn nhiệt vãng lai Ngược tật quân khả.” – Sài hồ vị đắng, khí bình, không độc. Tả hỏa ở can. Thoạt lạnh thoạt nóng, sốt rét đều dùng. + Ngoài ra còn trị ngoại cảm, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi (dùng sống). Trị hoa mắt, tai ù, kinh nguyệt không đều, trẻ con bị đậu sởi (tẩm sao). QUY KINH: Đi vào 4 kinh CAN, ĐỞM, TÂM BÀO và TAM TIÊU. LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 24g (3 – 6 chỉ). KIÊNG KỴ: Người hư hỏa không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo vì dễ bị mốc mọt. Nên bào chế đủ dùng không quá 3 tuần. 生地 269. SINH ĐỊA - “Sinh địa vị hàn Năng tiêu thấp nhiệt Cốt chưng, phiền lao Kiêm tiêu phá huyết.” 207
  15. – Sinh địa hơi lạnh, vị ngọt đắng, không độc. Dùng trừ thấp nhiệt, nóng trong xương, phiền muộn lao nhọc. Cũng tiêu và phá huyết ứ. + Ngoài ra còn cầm được huyết, thông tiểu tiện, thêm chất màu cho tim, thanh được phổi và dạ dày, điều được tỳ, nuôi gan, thông đại tiểu trường. Cũng trị đàn bà thai tiền sản hậu, hay là chứng lậu thai rất hiệu quả. KINH QUY: Đi vào 3 kinh TÂM, CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 16g (3 – 4 chỉ). KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư hàn và thấp nhiệt không dùng. BẢO QUẢN: Dùng để nấu ngay THỤC ĐỊA thì không cần bảo quản, nhưng nếu muốn để lâu phải giữ cho tốt. Lăn vào đất sét tán mịn, sau đó cho vào thùng đậy kín. 生薑 270. SINH KHƯƠNG - “Sinh khương tân ôn Thông sướng thần minh Đàm thấu, ẩu thổ Khai vị cực linh.” – Sinh khương (gừng tươi), tính ấm, vị cay, không độc. Làm tinh thần sảng khoái, sáng suốt, trị ho đàm, ụa mửa. Kích thích tiêu hóa rất hiệu quả. + Ngoài ra còn hành thủy giải độc, dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, bụng đầy trướng. 208
  16. QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (5 phân – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người âm hư, quá nóng, hoặc đàn bà có thai đều phải kiêng gừng sống. Kỵ HUỲNH CẦM, HUỲNH LIÊN và DẠ MINH SA.  Ghi chú: Nước gừng tươi có tác dụng tiêu đờm, thường dùng với TRÚC LỊCH, mỗi lần uống một muỗng canh. 山藥 271. SƠN DƯỢC - “Sơn dược cam ôn Lý tỳ, chỉ tả Ích thận, bổ trung Chư hư khả trị.” – Sơn dược vị ngọt, khí ấm, không độc. Điều hòa tỳ tạng, cầm tiêu chảy. Bổ thận, bổ tỳ vị. Có thể trị các chứng hư. + Ngoài ra còn dưỡng được vinh vệ, trị chứng thấp đọng, đau lưng, sốt rét phiền nhiệt, khai thông tâm khiếu, yên thần, giúp thêm trí nhớ, bổ phổi, tươi nhuận da thịt. Cũng chữa được đới hạ, nghịch khí, di mộng tinh, khiến cho dương sự được mạnh mẽ. QUY KINH: Đi vào 4 kinh TỲ, VỊ, PHẾ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 10 – 20g (2,5 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người có chứng thấp nhiệt hay thực tà thì không nên dùng. Kỵ CAM TOẠI, kiêng đồ ĐỒNG, SẮT. 209
  17.  Ghi chú: Các tên khác là HOÀI SƠN, SƠN DU hoặc THỰ DỰ. 山豆根 272. SƠN ĐẬU CĂN - “Sơn đậu căn khổ Liệu yết, thũng thống Phụ xà, trùng thương Khả cứu cấp dụng.” – Sơn đậu căn (rễ cây đậu săng), vị đắng, khí lạnh không độc. Trị cổ họng sưng đau. Chữa vết thương rắn cắn. Có thể dùng để cấp cứu. + Ngoài ra còn được dùng để giải mọi thứ chất độc, chữa được chứng bạch thốn trùng (sán xơ mít), trừ phong nhiệt, trị hoàng đản cấp tính. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, PHẾ và ĐẠI TRÀNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 山茱 273. SƠN THÙ - “Sơn thù toan ôn; Sáp tinh, ích tủy Thận hư, nhĩ minh Yêu, tất thống chỉ.” 210
  18. – Sơn thù vị chua, tính ấm, không độc. Giữ tinh, bổ tủy. Bổ thận hư, làm tai nghe rõ. Trị lưng, gối đau. + Ngoài ra còn chữa được chứng mặt bủng da vàng, trị nóng rét, đau đầu, nghẹt mũi, thông khiếu và điều hòa kinh nguyệt. QUY KINH: Đi vào phần khí của 2 kinh CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người mệnh môn hỏa thịnh và có bệnh thấp nhiệt thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo vì rất dễ bị mốc mọt. Không nên sấy khô quá, mất chất nhuận.  Ghi chú: Tên khác là SƠN CHU. 山查 274. SƠN TRA - “Sơn tra toan hàn Ma tiêu nhục thực Liệu sán, thôi sang Tiêu bành kiên vị.” – Sơn tra vị chua, khí lạnh, không độc. Giúp tiêu hóa tốt khi ăn thịt. Trị sán khí, ghẻ nhọt. Tiêu bành trướng, mạnh bao tử. + Ngoài ra còn hóa đàm dãi, giải được độc cá, lở sơn, chữa tả lỵ, tích khối, huyết khối. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TỲ, VỊ và CAN. 211
  19. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 16g (1 – 4 chỉ). KIÊNG KỴ: Người tỳ hư, biếng ăn gầy còm, không bị tích thì không nên dùng. Ăn nhiều SƠN TRA sẽ hao khí, hại răng. BẢO QUẢN: Tránh ẩm ướt. 使君子 275. SỨ QUÂN TỬ - “Sứ quân tử ôn. Tiêu can, tiêu trược Tả lỵ, chư trùng Tổng năng trừ khứ.” – Sứ quân tử tính trầm, vị ngọt, không độc. Trị cam tích, trược khí, tiêu chảy, lỵ, trừ được tất cả các loại giun sán. + Ngoài ra còn trị trẻ còi xương, suy nhược, tiêu hóa kém, đau mắt, nhức răng. Cũng làm sáng mắt, trị 5 chứng cam của trẻ con, chứng tiểu tiện trắng đục như nước vo gạo, thối. QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 16 – 20 (4 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người không có chứng giun sán, sâu nhỏ trong bụng, hoặc không có tích thực tích trệ thì không nên dùng. Kỵ TRÀ. BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo, kín mát vì rất dễ bị mốc mọt. Thỉnh thoảng nên phơi lại 212
  20. T 三稜 276. TAM LĂNG - “Tam lăng, bình khổ Lợi huyết, tiêu tích Khí trệ tác thống. Hư giả đương kỵ.” – Tam lăng khí ấm, vị đắng không độc. Lợi huyết, tiêu tích trệ, khí trệ, gây đau. + Ngoài ra còn trị được chứng trưng hà, thông kinh nguyệt. QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và TỲ. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 6g (1 – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư yếu, không có thực tích và đàn bà có thai không nên dùng. BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo, đậy kín vì dễ bị mốc mọt. Khi chớm mốc có thể sấy hơi diêm sinh. 蠶砂 277. TÀM SA - “Tàm sa tính ôn Thấp tê, ẩn chấn Giản phong trường mệnh Tiêu khát khả ẩm.” – Tàm sa (phân tằm khô) tính ấm vị ngọt cay, không độc. Trị tê thấp, ban chẩn. Trừ phong, làm hết sôi ruột. Chứng tiêu khát có thể dùng. 213
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0