intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cá kho Nhân Hậu

Chia sẻ: Huongdanhoctot_4 Huongdanhoctot_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiều! Làng quê chìm dần trong làn khói bếp đang cuộn mình trên mái rạ. Mùi cá kho thơm phưng phức lẫn trong mùi thơm gạo mới. Những lúc ấy chỉ muốn chạy thật nhanh, về nhà, sà vào mâm cơm có đĩa cá kho mẹ dọn sẵn…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cá kho Nhân Hậu

  1. Cá kho Nhân Hậu Chiều! Làng quê chìm dần trong làn khói bếp đang cuộn mình trên mái rạ. Mùi cá kho thơm phưng phức lẫn trong mùi thơm gạo mới. Những lúc ấy chỉ muốn chạy thật nhanh, về nhà, sà vào mâm cơm có đĩa cá kho mẹ dọn sẵn… Chẳng biết tự bao giờ, người Nhân Hậu (Lý Nhân – Hà Nam) đã có tục lệ kho cá vào mỗi dịp Tết âm lịch. Gia đình nào cũng vậy dù ăn Tết to hay nhỏ thì trên mâm cơm cúng ông bà tổ tiên nhất thiết phải có một đĩa cá kho. Mỗi gia đ ình đều có vài nồi để ăn Tết và dành để con cháu mang đi làm quà. Dần dần kho cá đã trở thành một nghề, có gia đình kho tới hàng chục nồi theo đặt hàng từ các huyện, tỉnh khác. Cá kho Nhân Hậu vì thế mà được nhiều người biết đến. Nguyên liệu chuẩn bị cho món cá kho vô cùng đơn giản, toàn những thứ sẵn có của đồng quê Việt Nam. Cá để kho thường là cá trắm đen vì thịt của nó chắc lại thơm. Gia vị bao gồm: gừng, riềng, chanh, quả chay, khế chua, kẹo
  2. đắng. Cá làm sạch vảy sau đó cắt khúc, có thể cho cả đầu vào kho cùng nhưng tốt nhất là bỏ đầu ra để nấu canh chua. Gừng, riềng thì giã nhỏ, khế, chay thái miếng. Nồi để kho cá tốt nhất là nồi đất vì nó giữ được vị thơm của cá. Một vài gia vị không thể thiếu cho món cá kho Ban đầu, lót một lớp riềng và gừng ở bên dưới, cho thêm chay và khế. Sau đó xếp cá vào nồi rồi lại cho thêm gừng, riềng ở bên trên. Có thể cho thêm sườn lợn hoặc thịt mỡ lên trên tạo cho cá có vị béo ngậy. Gừng, riềng, khế, chay làm cho cá bớt tanh lại có vị thơm, cuối cùng thêm mắm muối cho vừa ăn. Để cho cá ngon thì ta nên kho bằng bếp củi. Đun to lửa cho nồi cá sôi đều, lúc này vắt chanh, cho thêm kẹo đắng , sau đó thì đun nhỏ lửa hơn, giữ lửa không to quá cũng không nhỏ quá. Ngày thường thì kho cá mất khoảng 6- 7 tiếng nhưng ngày Tết thì kho cá là cả một quá trình công phu, thường mất khoảng 14 – 15 tiếng. Đun đến khi nồi cá còn khoảng một thìa nước thì bắc khỏi bếp. Công thức kho cá đơn giản như vậy nhưng để có được một nồi cá ngon thì đó quả là bí quyết riêng của người Nhân Hậu. Cá không khô hoặc không ướt quá, vị thơm ngậy, thịt cá chắc, màu sắc đẹp. Mùa đông ăn cơm với cá kho thì quả là không còn gì thú bằng. Ăn một bát rồi lại muốn ăn một bát nữa, đến lúc no rồi vẫn thấy thèm thuồng, tiếc ngẩn ngơ sao lại có thứ cá kho ngon đến thế. Một miếng mà đủ cả vị thơm của cá, ngậy của thịt mỡ, vị cay cay của riềng, vị chua của chanh, chay, khế. Nhất là ngày Tết, ăn cá kho với bánh chưng thì quả là hết ý.
  3. Cá sau khi kho , gia vị gừng giềng ăn ngon như ruốc Ông bà ta có câu : “Miếng ngon nhớ lâu”. Nếu một lần được nếm món cá kho Nhân Hậu chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được vị thơm ngậy của nó. Đặc biệt với người dân ở đó thì món cá kho đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Mong rằng một ngày nào đó cá kho Nhân Hậu sẽ xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2