CÁ TRA BỀN VỮNG – TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG TẠI CHÂU ÂU<br />
<br />
Dự án: Xây dựng chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam<br />
Tác giả: Carson Roper, Nhà tư vấn độc lập<br />
Tháng 12/2013<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I<br />
<br />
Tóm tắt và các khuyến nghị cho cá Tra Việt Nam ………………………….…………......3<br />
<br />
II<br />
<br />
Tóm tắt các xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ<br />
hàng đầu………………………………………………………………………………………...7<br />
<br />
III<br />
<br />
Phản hồi từ các nhà bán lẻ…………………………………………………………………..12<br />
<br />
IV<br />
<br />
Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các<br />
nhà bán lẻ hàng đầu tại Đức…………………………………………………………………17<br />
<br />
V<br />
<br />
Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các<br />
nhà bán lẻ hàng đầu tại Vương quốc Anh …………………………………………………30<br />
<br />
VI<br />
<br />
Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các<br />
nhà bán lẻ hàng đầu tại Hà Lan……………………………………………………………..42<br />
<br />
VII<br />
<br />
Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các<br />
nhà bán lẻ hàng đầu tại Tây Ban Nha………………………………………………………51<br />
<br />
VIII<br />
<br />
Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các<br />
nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp………………………………………………………………..60<br />
<br />
IX<br />
<br />
Danh sách các chuyên gia và các cơ quan nghiên cứu…………………………….….…70<br />
<br />
Người liên hệ<br />
Sabine Gisch-Boie<br />
Quỹ bảo tồn thiên nhiên Áo<br />
Email: sabine.gisch-boie@wwf.at<br />
<br />
Linda Zednicek<br />
Quỹ bảo tồn thiên nhiên Áo<br />
linda.zednicek@wwf.at<br />
<br />
Ấn phẩm này bao gồm 9 báo cáo riêng lẻ và được biên soạn với sự hỗ trợ của Liên minh châu<br />
Âu. Nội dung của ấn phẩm này thuộc trách nhiệm của cá nhân tác giả, do vậy, không phản<br />
ánh quan điểm của Liên minh châu Âu.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG I. TÓM TẮT VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO CÁ TRA VIỆT NAM<br />
Khái quát về thị trường thủy sản châu Âu và các khuyến nghị<br />
Giới thiệu<br />
Hoạt động phân tích thị trường trong dự án SUPA nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính: đạt được<br />
sự hiểu biết sâu sắc về nhận thức của thị trường châu Âu đối với ngành công nghiệp cá Tra<br />
Việt Nam; tiến hành phân tích các đối tượng thị trường chính và xu hướng tại thị trường châu<br />
Âu và dựa trên những thông tin này để đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hình ảnh cá Tra<br />
Việt Nam nhằm tăng sản lượng xuất khẩu và giá trị trên từng đơn vị của cá tra tại châu Âu<br />
Hình ảnh cá tra ở châu Âu<br />
Hình ảnh cá tra trong mắt các nhà bán lẻ tại châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi các báo cáo tiêu<br />
cực từ các phương tiện truyền thông và các chiến dịch do các đối thủ cạnh tranh về lợi ích<br />
thực hiện tại từng thị trường nhập khẩu. Nói chung, ngành công nghiệp cá Tra được coi là<br />
cồng kềnh, sản xuất ồ ạt và gây ra những tác động tiêu cực.<br />
Thị trường châu Âu, các đối tượng chính và xu hướng<br />
Dân số châu Âu đươc dự đoán sẽ tăng từ mức 501,044,066 năm 2010 lên mức 522,342,413<br />
vào năm 2030 [1], Sự tăng trưởng này tương đương với việc bổ sung 2 quốc gia có dân số<br />
tương tự như Bỉ và Hy Lạp (sử dụng số liệu dân số của năm 2010). Đồng thời, mức tiêu thụ<br />
cá bình quân trên đầu người sẽ tăng 2 kg (từ 22kg đến 24kg) [2].Trong bối cảnh đó, thực tế là<br />
châu Âu sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu cá và thủy sản để đáp ứng nhu cầu và sẽ<br />
còn tiếp tục phụ thuộc trong tương lai gần.<br />
Thị trường bán lẻ châu Âu là một khối thị trường thống nhất và chiếm tỷ trọng áp đảo trong số<br />
25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới (Bảng I.1).<br />
Bảng I.1. 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới năm 2012 [3]<br />
STT<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
19.<br />
20.<br />
21.<br />
<br />
<br />
Tên nhà bán lẻ<br />
Walmart<br />
Carrefour Group<br />
Tesco<br />
Metro Group<br />
Schwartz Group<br />
Kroger Co<br />
Costco<br />
Aldi<br />
Target Corp<br />
Rewe<br />
Edeka<br />
Auchan<br />
Aeon<br />
Woolworths<br />
Seven & 1<br />
Coles Group<br />
Casino Group<br />
Intermarche’<br />
E.Leclerc<br />
Safeway<br />
Ahold<br />
<br />
Quốc gia<br />
Mỹ<br />
Pháp<br />
Anh<br />
Đức<br />
Đức<br />
Mỹ<br />
Mỹ<br />
Đức<br />
Mỹ<br />
Đức<br />
Đức<br />
Pháp<br />
Nhật<br />
Úc<br />
Nhật<br />
Úc<br />
Pháp<br />
Pháp<br />
Pháp<br />
Mỹ<br />
Hà Lan<br />
<br />
3<br />
<br />
22.<br />
23.<br />
24.<br />
25.<br />
<br />
Supervalu<br />
J Sainsbury’s<br />
Loplaw Co.<br />
Delhaize<br />
<br />
Mỹ<br />
Anh<br />
Canada<br />
Bỉ<br />
<br />
Các thị trường tiêu thụ cá tra hàng đầu châu Âu (xếp theo thứ tự giảm dần) được kể đến như:<br />
Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức và Vương quốc Anh. Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đã có cho<br />
thấy thông qua các sáng kiến về trách nhiệm xã hội, cũng như các chính sách tìm nguồn cung<br />
ứng hải sản, các nhà bán lẻ châu Âu thực hiện các chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa<br />
chọn. Chương trình này đòi hỏi phải hạn chế các sản phẩm được giới thiệu tới khách hàng<br />
dựa trên các tiêu chí về môi trường, xã hội và/hoặc các vấn đề cần cân nhắc khác. Tác động<br />
của chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa chọn này đối với các sản phẩm thủy sản nuôi<br />
(đặc biệt là cá tra nói riêng) dao động theo từng thị trường và nhà bán lẻ. Tây Ban Nha, Đức,<br />
Pháp và Vương quốc Anh là các thị trường hấp dẫn đối với sự tái phát triển của ngành kinh<br />
doanh cá tra. Kinh doanh “cá thịt trắng” (bao gồm cả cá tra) ở Tây Ban Nha đã bị ảnh hưởng<br />
bởi cuộc khủng hoảng tài chính và do đó có thể sẽ tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền<br />
kinh tế. Thị trường Tây Ban Nha cũng hấp dẫn nhờ có quan hệ thương mại với Bồ Đào Nha.<br />
Bên cạnh đó, chương trình truyền hình bôi nhọ hình ảnh cá tra phát sóng năm 2011 tại Đức<br />
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cá tra ở quốc gia này cũng như một số<br />
nước Bắc Âu, đặc biệt là tại Áo và Thụy Sĩ (Hình 1). Tuy nhiên, thị trường Đức đã chứng kiến<br />
sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhãn ASC nhằm gây dựng lại lòng tin của người tiêu<br />
dùng.<br />
<br />
Hình I.1: Phóng sự trên truyền hình Đức “Pangasius Lie” [4]<br />
Pháp cũng đã trải qua sự suy giảm trong doanh số bán cá tra do các báo cáo truyền thông tiêu<br />
cực, nhưng được đánh giá là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất của châu Âu về<br />
cá và hải sản, Pháp vẫn là một thị trường quan trọng. Cuối cùng, tại Vương quốc Anh, cá tra<br />
đạt chứng nhận đang bắt đầu được công nhận trên thị trường. Tất cả các thị trường đều hứa<br />
hẹn tăng doanh số bán cá tra khi hình ảnh của loài cá này được cải thiện.<br />
Đối với cá tra Việt nam, quyết định thu mua sản phẩm này của các nhà bán lẻ châu Âu dựa<br />
trên các tiêu chí tiên quyết sau: chất lượng, giá cả và dịch vụ, an toàn thực phẩm; các vấn đề<br />
xã hội; các tác động môi trường, sức khỏe, an sinh động vật và truy xuất nguồn gốc. Mỗi yếu<br />
tố trên đều giúp giảm bớt nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín của nhà bán lẻ do liên quan đến các<br />
vấn đề về chất lượng sản phẩm. Chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc các vấn đề khác liên<br />
quan khác đến sản phẩm như vấn đề xã hội, tác động môi trường hoặc sức khỏe và an sinh<br />
động vật thường được giải quyết thông qua các chương trình và hệ thống chứng nhận. “Nhãn<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
đỏ” của Pháp là một ví dụ về chất lượng sản phẩm. An toàn thực phẩm được giải quyết thông<br />
qua Tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Các vấn đề khác được giải<br />
quyết thông qua các chương trình chứng nhận về nuôi trồng thủy sản như: ASC, Global<br />
G.A.P; Chương trình liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu BAP; Chương trình người bạn của<br />
biển (Friend of the Sea) và Chương trình cá hữu cơ.<br />
Việc quảng bá, bảo vệ nhà bán lẻ độc lập và nhận diện thương hiệu nhà cung cấp đóng vai trò<br />
vô cùng quan trọng trong khối thị trường lớn như thị trường châu Âu. Các nhà bán lẻ và các<br />
nhà cung cấp của họ đã phát triển các chiến dịch nhằm truyền tải thông điệp toàn vẹn về<br />
thương hiệu của họ để giảm thiểu các rủi ro. Một số chương trình điển hình như:<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
Kế hoạch A của Marks and Spencer: chiến dịch “Forever Fish” do Marks and<br />
Spencer phối hợp với Tổ chức bảo tồn Biển và WWF Anh<br />
Chiến dịch “Fish for Life” của The Young’s (and Findus) (trụ sở tại Vương quốc<br />
Anh)<br />
Chiến dịch “Forever Food” của Iglo Foods (trụ sở tại Anh)<br />
<br />
•<br />
<br />
Quan hệ hợp tác của Edeka với WWF vì nghề cá bền vững (Đức)<br />
<br />
•<br />
<br />
Ngoài ra còn có những chương trình được sử dụng để tăng cường nhận diện thương hiệu<br />
nhà bán lẻ trên sản phẩm thông qua các dấu hiệu và nhãn sản phẩm.<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
Bảo đảm giá thấp của công ty ASDA;<br />
Sử dụng nhãn bền vững ASC của công ty Edeka;<br />
Tại Tây Ban Nha: Nhãn "Producción Controlada" của Auchan<br />
Tại Hà Lan: sử dụng một hệ thống dừng xe tại Plus<br />
Tại Pháp: nhãn của Carrefour nêu rõ sản phẩm đã được nuôi từ các thức ăn không<br />
chứa thực phẩm biến đổi gen (