intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển vọng mới từ thương mại điện tử gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế - Trường hợp nghiên cứu tại Hà Nội

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Triển vọng mới từ thương mại điện tử gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế - Trường hợp nghiên cứu tại Hà Nội" đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam thông qua nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội, một trong hai thành phố có chỉ số phát triển TMĐT cao nhất cả nước. Tác giả tiến hành điều tra khảo sát về mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT doanh nghiệp trên địa bàn thành phố với số phiếu khảo sát 250 phiếu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu chủ đích. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển vọng mới từ thương mại điện tử gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế - Trường hợp nghiên cứu tại Hà Nội

  1. TRIỂN VỌNG MỚI TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI TS. Phạm Thị Minh Uyên1 Tóm tắt: Bài viết đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam thông qua nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội, một trong hai thành phố có chỉ số phát triển TMĐT cao nhất cả nước. tác giả tiến hành điều tra khảo sát về mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT doanh nghiệp trên địa bàn thành phố với số phiếu khảo sát 250 phiếu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu chủ đích. Các chỉ số phát triển TMĐT theo các thống kê của các tổ chức nghiên cứu TMĐT trong và ngoài nước đã phát hiện ra các hạn chế trong phát triển TMĐT ở thành phố Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung khi gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển bền vững TMĐT. Từ khóa: Phát triển, ứng dụng TMĐT, phát triển bền vững, Hà Nội. NEW PROSPECTS FROM E-COMMERCE ASSOCIATED WITH THE GOAL OF SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT - CASE STUDY IN HANOI Abstract: The study evaluates the current status and prospects of e-commerce development in Vietnam through a case study in Hanoi, one of the two cities with the highest e-commerce development index in the country. The study conducted a survey on the level of readiness to apply e-commerce for businesses in the city with a survey of 250 votes using the convenient sampling method combined with purposive sampling. E-commerce development indicators according to statistics from domestic and foreign e-commerce research organizations have discovered limitations in e-commerce development in Hanoi city in particular and Vietnam in general when associated with the development goal. sustainable development of the economy, and at the same time propose solutions for sustainable development of e-commerce. Key words: Development, application of e-commerce, sustainable development, Hanoi. 1. GIỚI THIỆU Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra một kỉ nguyên mới của thế giới về cách mạng số hoá trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế và xã hội. Câu chuyện của các quốc gia, của các thành phố muốn đẩy nhanh phát triển kinh tế đều gắn liền với sự bắt kịp, ứng dụng 1 Trường Đại học Thương mại; Email: Uyenptm@tmu.edu.vn.
  2. Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 177 triệt để những ưu việt của cách mạng số hoá này nhằm đi tắt đón đầu trong phát triển. Việt Nam với ưu thế về dân số trẻ và độ mở của nền kinh tế lớn, nên khả năng sẵn sàng số hoá nền kinh tế có tiềm năng rất lớn, mở ra một định hướng phát triển kinh tế số trở thành chủ lực trong phát triển kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ trong giai đoạn 3 năm vừa qua, khi mà nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu COVID-19 kéo dài và những diễn biến địa chính trị thế giới bất lợi, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của nhiều địa phương, thì kinh tế số lại nổi lên như một điểm sáng có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thương mại điện tử (TMĐT), trụ cột của nền kinh tế số, bứt phá và duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng bình quân xấp xỉ 20%/năm (Cục TMĐT, 2023). Nhiều địa phương trong đó đặc biệt là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua đã nổi lên như một địa phương có mức tăng trưởng thương mại điện tử mạnh mẽ với quy mô dân số khá lớn, nhiều tiềm năng phát triển. Nhiều năm liên tiếp Hà Nội xếp ở vị trí số 2 cả nước về các chỉ số phát triển TMĐT (Vecom, 2022). Tuy vậy, để nâng cao chất lượng phát triển TMĐT ở Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng còn nhiều vấn đề đặt ra như: điều kiện phát triển TMĐT như hạ tầng viễn thông, nhân lực cho TMĐT, logistics… còn chưa phát triển đột phá; vấn đề quản lý nhà nước về TMĐT còn chưa tạo điều kiện môi trường cho phát triển TMĐT; vấn đề chiến lược phát triển TMĐT bền vững còn chưa được đặt ở vị trí đúng mức, mức độ sẵn sàng TMĐT của các doanh nghiệp và người dân còn chưa quyết liệt… Bởi vậy, nghiên cứu đề cập đến đánh giá thực trạng phát triển và ứng dụng TMĐT tại Việt Nam thông qua nghiên cứu thực trạng của Hà Nội hiện nay và đề xuất các giải pháp tầm nhìn tới năm 2030. 2. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BỀN VỮNG a. Khái niệm TMĐT và phát triển TMĐT Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thức quan trọng của các hoạt động thương mại trong xã hội thông tin. Trong lịch sử hình thành và phát triển có nhiều khái niệm về TMĐT được bổ sung và làm rõ. Theo Liên minh châu Âu (EU) định nghĩa: “TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử (PTĐT). Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”” (APEC, 2000). Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm thông qua các mạng viễn thông như Internet”. Cách hiểu này về TMĐT cho thấy, khái niệm “TMĐT” khá trùng lặp với thương mại Internet, tuy nhiên cả phạm vi các hoạt động thương mại và PTĐT đều giới hạn hẹp hơn định nghĩa đưa ra của EU. Theo Uỷ ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số” (APEC, 2000). Hay theo Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Thương mại điện tử là hoạt động thương mại bao gồm
  3. 178 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" tất cả các hoạt động thương mại trong đó các bên tham gia sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông mạng để kết nối với nhau nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc trao đổi thông tin thương mại khác”. Như vậy, khái niệm TMĐT của các tổ chức thế giới và các quốc gia có sự khác nhau về độ rộng, nội dung ứng dụng điện tử viễn thông vào các hoạt động thương mại. Theo quan điểm của nghiên cứu, “TMĐT là các hoạt động thương mại diễn ra giữa các chủ thể kinh tế thông qua môi trường Internet”. Khái niệm này đảm bảo quan niệm TMĐT được nghiên cứu theo mức giao giữa các khái niệm hiện nay trên thế giới và phù hợp với các lý thuyết về phát triển TMĐT. Lý thuyết về phát triển TMĐT được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia hoạch định chính sách đề cập trong các nghiên cứu chuyên đề và các sách trắng TMĐT các quốc gia. Một quan điểm phổ biến phát triển TMĐT là sự gia tăng về khối lượng, giá trị thương mại giao dịch điện tử, là sự đóng góp giá trị kinh tế xã hội, việc làm, thu nhập cho người dân. Nó bao gồm sự tăng trưởng quy mô kinh tế, chất lượng và cơ cấu, nâng cao về sự hài lòng của người bán và người mua đồng thời tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Thông thường có ba quan điểm về phát triển TMĐT: quan điểm phát triển TMĐT theo nghĩa hẹp và quan điểm phát triển TMĐT theo nghĩa rộng và quan điểm phát triển TMĐT theo nghĩa rộng nhất. Quan điểm hẹp về phát triển TMĐT: Phát triển TMĐT đóng góp vào phát triển thương mại, nhưng là sự thay thế thuần túy. Giá trị TMĐT thay thế một phần giá trị thương mại truyền thống (Hình 1). Hình 1: Quan niệm phát triển TMĐT theo nghĩa hẹp Quan điểm hẹp thường sử dụng cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT bao gồm chủ yếu là doanh số TMĐT và lợi nhuận của TMĐT. Trong đó, doanh số TMĐT là doanh số kinh doanh qua mạng Internet hoặc các phương tiện điện tử hay doanh số TMĐT là doanh số bán hàng online. Quan điểm rộng về phát triển TMĐT: Giá trị TMĐT vừa đóng góp vào giá trị thương mại truyền thống, làm tăng giá trị thương mại truyền thống (Chử Bá Quyết & Hoàng Cao Cường, 2018)
  4. Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 179 Hình 2. Quan điểm phát triển TMĐT theo nghĩa rộng Quan điểm rất rộng về phát triển TMĐT - tác động của TMĐT vào nhiều lĩnh vực, làm gia tăng và biến đổi nhiều lĩnh vực, làm GDP tăng. Đây là quan điểm liên ngành của TMĐT, sự phát triển của TMĐT góp phần làm tăng GDP, và giá trị TMĐT đóng góp một tỷ lệ trong GDP của mỗi quốc gia. Nhờ phát triển TMĐT mà các ngành khác có liên quan cũng có sự tăng trưởng, khiến cho GDP của quốc gia được thúc đẩy. Mức độ gia tăng GDP trước và sau phát triển TMĐT được đo lường như là giá trị TMĐT (Chử Bá Quyết & Hoàng Cao Cường, 2018). Hình 3. Quan điểm phát triển TMĐT theo nghĩa rộng nhất b. Phát triển TMĐT bền vững Phát triển thương mại điện tử bền vững cũng là một chủ đề đang được quan tâm và nghiên cứu bởi các tổ chức kinh tế thế giới. Trên thực tế không có một định nghĩa chính xác nào về phát triển TMĐT nhưng tinh thần mà các tổ chức kinh tế thế giới đề cập dựa trên lý thuyết phát triển bền vững cho rằng phát triển thương mại điện tử bền vững là “một quá trình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững, trong đó thương mại điện tử được sử dụng để tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu tác động của các hoạt
  5. 180 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" động kinh doanh đến môi trường, đảm bảo quyền lợi và điều kiện lao động tốt đối với các nhà cung cấp và người lao động”. WTO cũng đề cập đến phát triển thương mại điện tử bền vững trong báo cáo của họ về thương mại điện tử và phát triển bền vững. Họ cho rằng, để đạt được phát triển thương mại điện tử bền vững, cần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của các doanh nghiệp, đảm bảo sự an toàn và bảo mật cho dữ liệu khách hàng và tăng cường khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Tóm lại, phát triển thương mại điện tử bền vững đòi hỏi sự cân bằng giữa các lợi ích kinh tế và xã hội, đồng thời đảm bảo tác động đến môi trường được giảm thiểu và tạo ra sự bền vững kinh tế lâu dài. Như vậy, đề cập đến phát triển TMĐT ở Việt Nam, theo chiến lược phát triển TMĐT quốc gia gắn liền với lý thuyết phát triển TMĐT bền vững trong đó đòi hỏi cân bằng lợi ích kinh tế và xã hội, môi trường. c. Nội dung phát triển TMĐT bền vững Nếu xem xét trên góc độ quy mô, chất lượng của phát triển thì phát triển TMĐT được chia theo 2 hướng: phát triển TMĐT theo chiều rộng và phát triển TMĐT theo chiều sâu. Phát triển TMĐT theo chiều rộng được khái niệm là sự gia tăng về doanh số giá trị TMĐT trong tổng giá trị TM bán lẻ. Nó được thể hiện ở quy mô, tốc độ tăng trưởng TMĐT. Quy mô tăng trưởng TMĐT = Giá trị TMĐT năm kế hoạch – Giá trị TMĐT năm gốc Tốc độ tăng trưởng TMĐT = (Giá trị TMĐT năm kế hoạch – Giá trị TMĐT năm gốc)/ Giá trị TMĐT năm gốc x 100% Tỷ trọng giá trị TMĐT = Giá trị TMĐT năm hiện hành/ Tổng giá trị TM bán lẻ Phát triển TMĐT theo chiều sâu được hiểu là sự tăng trưởng TMĐT về chất lượng. Có nghĩa là, sự tăng trưởng phù hợp về các chỉ số phát triển TMĐT bao gồm: chỉ số phát triển chất lượng nguồn nhân lực TMĐT, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ TMĐT, chỉ số sẵn sàng TMĐT đối với người dân và doanh nghiệp, chỉ số phát triển logistics và chỉ số phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, chỉ số phát triển dịch vụ công số hoá. Ngoài ra, nó còn được thể hiện ở chỉ số phát triển TMĐT theo nghĩa rộng, trong đó đề cập đến giá trị lan toả ngành của TMĐT trong đóng góp vào giá trị GDP quốc gia. Xét về cơ cấu phát triển TMĐT bền vững, cần phát triển mạnh các ngành hàng, sản phẩm có chỉ số “xanh” cao thông qua TMĐT, gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế. TMĐT sẽ thúc đẩy, thanh lọc các sản phẩm hàng hoá dịch vụ đi ngược với quan điểm phát triển bền vững nền kinh tế thông qua lợi thế so sánh giữa các quốc gia, vùng miền. Nếu xét trên tiếp cận nội dung phát triển TMĐT bền vững, phát triển TMĐT bao gồm: hoàn thiện các thể chế chính sách, pháp luật cho lĩnh vực TMĐT; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ TMĐT; và tổ chức quản lý cấp độ vĩ mô và vi mô các hoạt động TMĐT có hiệu quả.
  6. Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 181 - Hoàn thiện và phát triển các thể chế chính sách pháp luật cho lĩnh vực TMĐT được thể hiện ở việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động TMĐT trong đó cần quy định đầy đủ các yếu tố sau: quy định tính pháp lý của giao dịch TMĐT, chữ kí điện tử, các hợp đồng TMĐT, thanh toán điện tử, sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia TMĐT; xử lý vi phạm về thông tin trên mạng Internet, ban hành các chính sách tạo môi trường cho TMĐT phát triển. - Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ TMĐT bao gồm: phát triển hạ tầng công nghệ, xây dựng giải pháp an toàn về bảo mật thông tin ngăn chặn tội phạm công nghệ cao trong giao dịch TMĐT; phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển TMĐT ở doanh nghiệp; phát triển hạ tầng logistics liên kết giữa các thị trường. - Hoàn thiện quản lý cấp độ vi mô và vĩ mô hoạt động TMĐT bao gồm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển TMĐT; xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia về tin học có trình độ cao nhằm thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng nhu cầu hoạt động của TMĐT và phòng ngừa tội phạm trên Internet tai các tổ chức doanh nghiệp; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về TMĐT. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu điều tra đánh giá khả năng sẵn sàng TMĐT ở thành phố Hà Nội được điều tra dành cho doanh nghiệp trên địa bàn. Kích cỡ mẫu trong điều tra xã hội học dành cho đối tượng doanh nghiệp 250 phiếu điều tra doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thu thập số liệu thứ cấp về chỉ số phát triển TMĐT từ giai đoạn 2018-2022 của Sách trắng TMĐT Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu nước ngoài về tăng trưởng TMĐT Việt Nam. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả phát triển thương mại điện tử ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2022 Theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam, chỉ số phát triển TMĐT trong giai đoạn 2018-2022, Hà Nội luôn đứng thứ hai về phát triển TMĐT, sau Thành phố Hồ Chí Minh. Hình 4. Chỉ số xếp hạng phát triển TMĐT của 10 tỉnh top đầu năm 2022 (Nguồn: VECOM)
  7. 182 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Điều này cho thấy tác động rất lớn của quy mô thị trường đồng thời chứng tỏ năng lực ứng dụng công nghệ dựa trên nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT của thành phố Hà Nội so với các địa phương trong cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2021-2022 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của TMĐT trong bối cảnh hậu cuối đại dịch COVID-19 và sự thay đổi mạnh mẽ thói quen tiêu dùng của người dân. Hình 5: So sánh chỉ số xếp hạng phát triển TMĐT (Nguồn: VECOM) Theo báo cáo EBI Việt Nam năm 2019 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố, Hà Nội xếp thứ hai cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh về EBI với 84,3 điểm (tăng 4,5 điểm so với năm 2018) thì đến năm 2022, chỉ số EBI Hà Nội đạt 85,9 điểm tăng cao nhất trong thời gian 5 năm. Nhìn vào biểu đồ phát triển TMĐT của 3 thành phố top đầu cả nước, có thể thấy nét tương đồng trong xu thế phát triển TMĐT của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của sự phát triển bứt phá về TMĐT của Hà Nội phải kể đến những lợi thế riêng có về quy mô thị trường, về trình độ công nghệ cũng như các điều kiện phát triển TMĐT khác như: quy mô dân số lớn với 8,5 triệu dân (Tổng cục Thống kê, 2022) trong đó nguồn nhân lực có chất lượng cao về TMĐT và sự tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn. Nếu xét đến 3 chỉ số thành phần trong chỉ tiêu phát triển TMĐT bao gồm nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT, chỉ số TMĐT B2C và TMĐT B2B. a. Nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT Hiệp hội TMĐT VECOM đã tiến hành khảo sát và thống kê kết quả đánh giá sự phát triển về nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT hỗ trợ cho sự phát triển của TMĐT của thành phố Hà Nội từ năm 2018 đến năm 2022. Từ năm 2008 đến năm 2021, Hà Nội luôn xếp vị trí top đầu về chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT, riêng năm 2022 Hà Nội xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sự sai biệt không đáng kể và có sự khác biệt rất đáng
  8. Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 183 kể của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh so với các tỉnh còn lại trong top đầu cả nước (Vecom, 2018-2022). Hình 6: Kết quả xếp hạng chỉ số NLN và hạ tầng CNTT (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo EBI của VECOM từ năm 2018 – 2022) b. Chỉ số Giao dịch TMĐT B2C Về số lượng các chỉ số đo lường giao dịch TMĐT B2C từ năm 2018 - 2020 bao gồm 11 chỉ số. Năm 2021 được bổ sung thêm 3 chỉ số. Đến năm 2022 tiếp tục được bổ sung thêm 4 chỉ số, nâng tổng chỉ số đánh giá lên 17 chỉ số (Vecom, 2022). Kết quả tổng hợp chỉ số giao dịch TMĐT B2C của thành phố Hà Nội 5 năm qua cho thấy, Hà Nội ở vị trí thứ 2 (sau Thành phố Hồ Chí Minh) và năm 2021 là năm có số điểm thấp nhất. Nguyên nhân của sự suy giảm chỉ số B2C năm 2021 là do suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 làm giá trị TMĐT nói riêng và giá trị TM nói chung đều suy giảm tất cả các địa phương trong phạm vi cả nước. Hình 7: Chỉ số phát triển giao dịch TMĐT B2C (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo EBI của VECOM từ năm 2018 – 2022)
  9. 184 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" c. Chỉ số về giao dịch TMĐT B2B Tương tự như chỉ số B2C, thành phố Hà Nội xếp vị trí thứ 2 cả nước về giá trị giao dịch TMĐT B2B trong 5 năm từ 2018 – 2022. Trong đó, năm 2021 kết quả đánh giá năm 2021 là thấp nhất, chỉ chưa bằng một nửa so với năm 2020. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế do đại dịch, với sự đứt gãy chuỗi cung ứng và sự suy giảm GDP cả nước khiến các giao dịch thương mại trong đó có giao dịch TMĐT cũng suy giảm bởi xu thế thắt lưng buộc bụng trong tiêu dùng. Hình 8: Chỉ số phát triển giao dịch TMĐT B2B (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo EBI của VECOM từ năm 2018 – 2022) Như vậy có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng phát triển TMĐT của thành phố Hà Nội trong điều kiện bình thường năm sau đều tăng hơn năm trước. Năm 2020 và năm 2021 do ảnh hưởng chung của đại dịch COVID–19 nên tốc độ tăng trưởng phát triển TMĐT giảm đều chung, đặc biệt là năm 2021 giảm so với năm 2019 gần 30 điểm. Tuy nhiên, đến năm 2022, khi tình hình dịch bệnh được kìm chế, kinh tế thế giới và trong nước phục hồi thì tốc độ phát triển TMĐT của Hà Nội đã lấy lại được đà tăng trưởng, thậm chí còn cao hơn thời điểm trước dịch bệnh năm 2019. 4.2. Mức độ sẵn sàng thương mại điện tử ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2022 Kết quả điều tra, có 57,1% doanh nghiệp có website thương mại điện tử, 51,3% website ứng dụng thương mại điện tử, 14,3% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, và 13% doanh nghiệp cung cấp ứng dụng thương mại điện tử (Hình 9). Lưu ý là một doanh nghiệp có website thương mại điện tử nhưng cũng có các ứng dụng khác như mở gian hàng điện tử trên các sàn, sử dụng các app… để tăng kênh/ điểm tiếp xúc và tương tác với khách hàng.
  10. Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 185 Hình 9. Mô tả ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (Nguồn: Kết quả điều tra) Về quy mô số người làm việc trong doanh nghiệp: Do việc kinh doanh thương mại điện tử được phân loại trên các phương tiện điện tử có sử dụng, quy mô số người làm việc được điều tra là cần thiết. Nghiên cứu không tính số doanh nghiệp theo quy mô (ngành nghề + doanh số + số lao động). Có 73,2% số doanh nghiệp có quy mô dưới 50 người, và tính đến dưới 100 người, có 86,6% số doanh nghiệp. Trong điều tra, số nhân viên/máy tính được thu thập, tuy nhiên tùy thuộc ngành kinh doanh mà sự đòi hỏi số lượng máy tính rất khác nhau, ví dụ có doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, tỷ lệ nhân viên/máy tính nhỏ hơn 5/1, nhưng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử có tỷ lệ nhân viên/máy tính gần 1/1. Kết quả điều tra này không cần đưa vào báo cáo. Tuy nhiên, so sánh trong 3 năm 2020-2022, tỷ lệ các doanh nghiệp có số nhân viên/máy tính tập trung cao nhất là dưới 3/1 (xem Hình 10), và không có thay đổi lớn trong 3 năm. Như vậy, kết quả điều tra phản ánh doanh nghiệp đầu tư cho máy tính đã bắt đầu ổn định trong những năm gần đây, không có đầu tư thêm, thậm chí tỷ lệ 1/1 giảm nhỏ, tỷ lệ 3/1 tăng nhỏ cũng phản ánh doanh nghiệp có vẻ đầu tư trang bị máy tính cho nhân viên rất ít thay đổi. Hình 10. Tỷ lệ nhân viên/ máy tính thời gian 2020-2023 (Nguồn: Kết quả điều tra)
  11. 186 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Tỷ lệ đầu tư cho thương mại điện tử Bên cạnh đầu tư máy tính, kết nối Internet và xây dựng hệ thống mạng wifi, LAN trong các doanh nghiệp, chi phí cho thuê/ mở gian hàng điện tử, quản lý gian hàng/ các ứng dụng thương mại điện tử phản ánh tình hình chuẩn bị cho ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp. Với kết quả 100% doanh nghiệp kết nối Internet cố định, 55% doanh nghiệp xây dựng mạng wifi 3G, 4G, và 57,1% doanh nghiệp có website bán hàng, tỷ lệ lũy tiến 61,4 doanh nghiệp có website, đây là tỷ lệ cao hơn trung bình của cả nước. (Lưu ý website TMĐT và website cung cấp dịch vụ TMĐT là khác nhau). Hình 11 phản ánh xu hướng doanh nghiệp đầu tư tài chính chủ yếu dưới 10% cho các ứng dụng TMĐT, tính đến 10% thì năm 2020 là 86,7%; năm 2021 là 80% và năm 2022 là 87%, nhưng Hình 11 cũng phản ánh mức đầu tư tài chính cho ứng dụng thương mại điện tử trên 20% là rất thấp, chỉ dưới 5% số doanh nghiệp (Nguồn: Kết quả điều tra). Về nhân lực thương mại điện tử Kết quả khảo sát cho thấy 66,2% doanh nghiệp đánh giá nhân lực thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu và 28% doanh nghiệp đánh giá nhân lực thương mại điện tử đáp ứng tốt, với 94,2% đánh giá từ mức đáp ứng. Kết quả đánh giá nhân lực thương mại điện tử phản ánh sự sẵn có nguồn nhân lực thương mại điện tử. Do đa số doanh nghiệp điều tra là loại 1 và 3 về ứng dụng thương mại điện tử, kết quả này phản ánh sự đánh giá nhân lực thương mại điện tử không khắt khe. Khoảng 5% tới 5,8% đánh giá nhân lực chưa đáp ứng rơi vào một lượng lớn những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử. Đánh giá về lợi ích ứng dụng thương mại điện tử Lợi ích của ứng dụng thương mại điện tử có được sử dụng trong điều tra doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử tại Hà Nội. Về đầu tư cho ứng dụng thương mại điện tử: điểm trung bình là 2,83, trong khi cả ba năm từ 2020-2022, tỷ lệ tổng mức đầu tư cho thương mại điện tử dưới 10% chiếm từ 75% đến 83%. Như vậy, mức đầu tư cho ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp là không lớn nhưng không quá nhỏ so với các nước trong khu vực. Về chi phí bán hàng trực tuyến: Ứng dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp có giảm chi phí thuê cửa hàng, nhân viên bán hàng, nhưng các chi phí khác: quảng cáo trực tuyến, giao hàng có khả năng tăng. Kết quả điều tra: Lợi thế giảm chi phí bán hàng không khác nhiều với các điều tra trước của Cục TMĐT, và Hiệp hội TMĐT nhưng điểm bình quân = 3,7 là thấp hơn điểm bình quân của các điều tra trước đây.
  12. Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 187 Hình 11. Lợi ích ứng dụng thương mại điện tử từ góc độ doanh nghiệp (Nguồn: Kết quả điều tra) Khó khăn ứng dụng thương mại điện tử và sự sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp. Nghiên cứu này điều tra các khó khăn ứng dụng thương mại điện tử và sự sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp. Hình 11 cho thấy điểm bình quân = 2,72 phản ánh nhận thức khó khăn ứng dụng thương mại điện tử vẫn còn, nhưng ở mức thấp. Việc khó ứng dụng là do thiếu sự hỗ trợ của nhà nước với mức điểm bình quân = 3,06 (cao hơn mức trung bình 3 điểm), cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng = 3,13 (cao hơn mức điểm trung bình 3), và điểm nguồn nhân lực hạn chế = 3,24 (cao hơn mức điểm trung bình) phản ánh nguồn nhân lực đã cải thiện, điểm bình quân nguồn nhân lực hạn chế nếu mức đánh giá càng thấp thì càng tốt, dưới điểm trung bình 3 thì tốt hơn, an toàn bảo mật có điểm bình quân = 3,38 (cao hơn mức điểm trung bình 3) phản ánh nhận thức an toàn và bảo mật vẫn là rào cản ứng dụng thương mại điện tử (xem Hình 12). Hình 12. Thách thức và sự sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử từ góc độ doanh nghiệp (Nguồn: Kết quả điều tra)
  13. 188 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Sự sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử được phản ánh qua hai nhóm dịch vụ thuê ngoài mà hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử thường sử dụng. Dịch vụ thanh toán điện tử có điểm bình quân = 3,09 (cao hơn mức điểm trung bình 3) phản ánh thanh toán điện tử không còn là rào cản, nhưng chỉ ở mức chấp nhận, bởi giá trị điểm bình quân càng thấp phản ánh dịch vụ thanh toán đã đáp ứng, ngược lại giá trị điểm bình quân càng cao phản ánh dịch vụ thanh toán chưa đáp ứng. Dịch vụ logistics quá cao, và điểm bình quân là = 3,37 (cao hơn mức điểm trung bình 3) phản ánh sự đồng ý của ý kiến điều tra, dịch vụ logistics là thách thức cho phát triển thương mại điện tử. 5. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN 2030 Để thúc đẩy mạnh tốc độ phát triển TMĐT bền vững cần hiện thực hóa đồng bộ các giải pháp cụ thể: Một là, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách và các công cụ quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại điện tử. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt chú ý xây dựng các chính sách phát triển TMĐT phải có sự tương đồng với pháp luật quốc tế, các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước liên quan đến thương mại điện tử tại các địa phương. Đây là giải pháp có ý nghĩa trực tiếp đến kết quả phát triển TMĐT. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT trong đó, thực hiện nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ như: đào tạo năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật, nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT, hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính, trang bị các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến, cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công… Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phối hợp liên ngành trong đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT. Ba là, tăng cường tuyên truyền và phổ cập kiến thức về Internet và thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp để họ cùng tham gia giám sát hoạt động giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn. Việc tăng cường tuyên truyền và phổ biến kiến thức về TMĐT và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp ứng dụng TMĐT giúp gia tăng tỷ lệ người dân và doanh nghiệp tham gia vào thị trường TMĐT thay vì thương mại bán lẻ truyền thống.
  14. Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 189 Bốn là, cơ quan quản lý tham gia xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ và nhân lực, tạo dựng các nền tảng kinh tế - kỹ thuật hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trong đó có đầu tư trọng điểm tại các địa phương có tiềm năng và là các đầu tàu kinh tế cả nước, có tính kết nối mạnh mẽ kinh tế các vùng miền. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và hạ tầng logistics trong TMĐT, từ đó sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp. Hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, tăng cường phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, NFC, POS... để từng bước thay đổi nhận thức và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt. Năm là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền điện tử, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho doanh nghiệp và người dân phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố, quản lý thuế điện tử trong thương mại điện tử trong đó có khai thuế bắt buộc với giao dịch TMĐT; triển khai thực hiện các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế; đa dạng hóa các hình thức thu, nộp thuế không dùng tiền mặt, hiện đại hóa công tác truyền nhận dữ liệu thu nộp ngân sách nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. APEC (2000), E-Commerce Readiness Assessment Guide, Asia-Pacific Economic Cooperation. 2. Juan Huang, Chuanmin Shuai, and Weipei Yao (2017). How to measure the e-commerce development index of China’s iron and steel industry, International Conference on Financial Management, Education and Social Science (FMESS 2017). 3. Chử Bá Quyết (2018). “Chỉ số EBI Việt Nam – Phân tích tương quan với hồi qui giản đơn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Thương mại điện tử và giải pháp thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, NXB Công thương. 4. Chu Ba Quyet & Hoang Cao Cuong (2018). “How electronic retailing impact to traditional retailing – an empirical studied in the United States under sales value”, International Journal of Science and Engineering Invention, Volume 04, Issue 12, pp.28-34. 5. Cục CNTT & TMĐT (2019). Báo cáo TMĐT thường niên, các năm 2018, 2019, 2020, 2021, Bộ Công thương. 6. Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông, (2019-2020), NXB Thông tin và Truyền thông. 7. Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Lao động – Xã hội, 2009. 8. Kế hoạch tổng thể phát triển triển TMĐT các giai đoạn (2011-2015; 2016-2020; 2021-2025). 9. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2022). Kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022, có tại địa chỉ: thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach- 104-KH-UBND-2022. 10. UNCTAD (2020). UNCTAD B2C E-commerce Index 2019. 11. Vecom (2018 – 2022). Báo cáo chỉ số TMĐT (EBI) các năm 2018 – 2022.
  15. 190 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Các trang web: 12. Phát triển thương mại điện tử: Tạo xung lực mới cho tăng trưởng, có sẵn tại https://hanoimoi. com.vn/tin-tuc/Kinh-te/988323/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tao-xung-luc-moi-cho-tang- truong. 13. Tập trung phát triển thương mại điện tử và các ngành công nghiệp chủ lực, có sẵn tại https:// hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/988500/tap-trung-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-va-cac- nganh-cong-nghiep-chu-luc 14. Hà Nội đứng thứ hai trong xếp hạng chỉ số thương mại điện tử, có sẵn tại https://thanglong.chinhphu. vn/ha-noi-dung-thu-hai-trong-xep-hang-chi-so-thuong-mai-dien-tu-103220519143109051.htm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2