Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Các bệnh nhạy cảm với khí hậu tại Việt Nam: Độc tố aflatoxin<br />
B1 trong ngô và các bệnh lây nhiễm từ heo sang người<br />
<br />
Hu Suk Lee1, Hung Nguyen-Viet1*, Nguyen Viet Khong2, Ha Minh Thanh3,<br />
Bui Nghia Vuong2, Nguyen Van Huyen2, Johanna Lindahl1,4,5, Delia Grace1<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI), Việt Nam và Kenya<br />
2<br />
Viện Thú y quốc gia (NIVR), Hà Nội, Việt Nam<br />
3<br />
Viện Bảo vệ thực vật (PPRI), Hà Nội, Việt Nam<br />
4<br />
Đại học Uppsala, Uppsala, Thụy Điển<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
5<br />
Đại học Nông nghiệp Thụy Điển, Uppsala, Thụy Điển<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
H.S.lee@cgiar.org<br />
<br />
Từ khóa<br />
Bệnh Leptospira, Bệnh Viêm não Nhật Bản, nhận thức<br />
<br />
Giới thiệu 163<br />
Việt Nam là quốc gia nhiệt đới với nhiệt độ cao vơí lượng mưa nhiều là<br />
nơi có thể cung cấp điều kiện phát triển tốt cho các bệnh nhạy cảm với<br />
khí hậu. Một số ít các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá mức<br />
độ nhiễm độc tố aflatoxin B1 trên ngô và các bệnh lây nhiễm từ heo sang<br />
người tại Việt Nam. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào trước đây được<br />
triển khai để đánh giá về nhận thức và kiến thức về độc tố aflatoxin tại<br />
Việt Nam. Do đó, mục đích chính của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ lưu<br />
hành của độc tố aflatoxin B1 trên ngô và hai bệnh truyền nhiễm (viêm não<br />
Nhật Bản và bệnh leptospira) trên heo, cũng như để đánh giá nhận thức<br />
và kiến thức về độc tố aflatoxin B1 với con người tại các vùng nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Các mẫu ngô và heo được lựa chọn ngẫu nhiên từ 6 tỉnh từ những khu<br />
vực sản xuất ngô nhiều nhất đại diện cho 6 vùng sinh thái nông nghiệp:<br />
Sơn La, Hà Nội, Nghệ An, Đắc Lắc, Đồng Nai và An Giang. Mẫu tại mỗi<br />
tỉnh được thu thập bằng cách sử dụng việc lấy mẫu nhiều giai đoạn (tỉnh,<br />
huyện, xã). Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) cũng được<br />
thực hiện với người dân tại 5 tỉnh này.<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Ngô được kiểm tra độc tố aflatoxin B1 bằng ELIZA trực tiếp (Helica Bio-<br />
systems Inc, Santa Ana, CA. USA), và được tính toán trung bình, trung vị<br />
và khoảng nhiễm tại mỗi huyện chỉ với các mẫu vượt ngưỡng phát hiện<br />
(1µg/kg) được tính toán. Tất cả mẫu ngô, heo được phân tích tại Viện Bảo<br />
vệ Thực vật (PPRI) và Viện Thú y Quốc gia (NIVR).<br />
<br />
Nhằm đánh giá tỷ lệ huyết thanh nhiễm bệnh viêm não nhật bản (JE)<br />
và bệnh leptospira trên heo, ELISA và MAT trực tiếp đã được sử dụng<br />
(ngưng kết hiển vi trong 15 mẫu huyết thanh: Australis, Autumnalis, Grip-<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
potyphosa, Hardjo, Javanica, Tarassovi Mitis, Hebdomadis, Icterohaemor-<br />
rhagiae, Canicola, Bataviae, Panama, Pomona, Pyrogenes, Saxkoebing và<br />
Semaranga). Ngoài ra, một bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin<br />
từ các hộ gia đình về KAP liên quan tới ngô mốc. Mô hình hồi qui logic đa<br />
biến được áp dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học<br />
và nhận thức về độc tố aflatoxin sử dụng STATA (phiên bản 14.0, Stata-<br />
Corp, College Station, TX, USA).<br />
<br />
Kết quả<br />
Tổng số 2.370 mẫu ngô được lựa chọn từ 6 tỉnh và được phân tích. Trong<br />
164 số các mẫu thu thập được, có 799 mẫu (33,71%, 95% CI: 31,81%-35,66%)<br />
trên ngưỡng 5 µg/kg, và 687 mẫu (28,98%, 95% CI: 27,17%-30,86%) trên<br />
ngưỡng 20 µg/kg và dao động từ 0 đến 34,81 µg/kg, trung vị 4,59 µg/<br />
kg, và trung bình: 0,46 µg/kg. Tổng 1.959 mẫu huyết thanh đã được thu<br />
thập từ năm tỉnh và được phân tích. Nhìn chung, tỷ lệ huyết thanh nhiễm<br />
bệnh leptospira là 8,17% (95% CI: 6,99-9,47) và huyết thanh Tarassovi Mi-<br />
tis (2,19%) có tỷ lệ nhiễm cao nhất, sau đó là Australis (1,94%), Javanica<br />
(1,68%) và Autumnalis (1,17%) bằng cách sử dụng chuẩn giới hạn ≥ 1:100<br />
trong khi 3,98% (95% CI: 3,16-4,95) JE được phát hiện.<br />
<br />
Tổng số 551 người được phỏng vấn từ 6 tỉnh, khảo sát cho thấy nhận thức<br />
về độc tố aflatoxin (câu hỏi: Anh/chị đã bao giờ nghe về bệnh độc tố afla-<br />
toxin trên cây ngô chưa?) Các tỉnh phía Nam Việt Nam [An Giang (25%),<br />
Đắk Lăk (23,23%) và Đồng Nai (6%)] cao hơn các tỉnh phía Bắc như [Hà Nội<br />
(1,25%), Sơn La (1,09%) và Nghệ An (0%)].<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Đây là nghiên cứu sàng lọc trên diện rộng đầu tiên về độc tố aflatoxin<br />
B1 trên ngô và bệnh leptospira cũng như JE trên heo tại Việt Nam và kết<br />
quả rất có ý nghĩa cho việc nắm bắt sâu hơn về mức độ cũng như dịch<br />
tễ học của bệnh aflatoxin, JE và leptospira tại những tỉnh khác nhau.<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh này trên<br />
người và động vật tại Việt Nam cũng như xác định các yếu tố nhân khẩu<br />
học (như giới và trình độ học vấn) có tác động đáng kể lên kiến thức về<br />
bệnh độc tố aflatoxin. Cần điều tra sâu hơn tại mỗi vùng về vai trò của<br />
các điều kiện môi trường và các loài hoang dã khác nhau đối với việc<br />
truyền lây của dịch bệnh.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Hệ thống giám sát và cảnh báo sớm cho các bệnh nhạy cảm với khí hậu tại Việt<br />
Nam và Lào: https://pestforecast,wikispaces,com/Pestforecast+project<br />
2. Lee HS, Nguyen-Viet H, Lee M, Duc PP, Grace D: Khảo sát độc tố aflatoxin B1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
trên ngô và nhận thức về loại độc tố này tại Việt Nam: Tạp chí độc tố thế giới<br />
2017, 0:0 (0) - Trang: 1 - 8<br />
3. Lee HS, Khong NV, Xuan HN, Nghia VB, Nguyen-Viet H, Grace D: Tỷ lệ huyết<br />
thanh nhiễm bệnh Leptospira trong lợn thịt tại 5 tỉnh Việt Nam. Nghiên cứu thú<br />
y BMC 2017, 13:125.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
165<br />