Các bệnh ở trẻ nhỏ: phòng 7 bệnh thường gặp
lượt xem 36
download
Khi trẻ còn nhỏ, chúng được tiếp xúc với những bạn bè mới, những ý tưởng mới, những kinh nghiệm mới - và cả những bệnh nhiễm trùng mới nữa. Giống như bất cứ địa điểm nào khác nơi con người chạm mặt nhau hằng ngày, trường học và các cơ sở nuôi dạy trẻ là những điểm nóng để vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác lây lan bệnh và phá vỡ nếp sống của gia đình bạn. Trước khi đảo qua 7 bệnh thường gặp, hãy ghi nhớ 3 điểm cơ bản sau đây trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các bệnh ở trẻ nhỏ: phòng 7 bệnh thường gặp
- Các bệnh ở trẻ nhỏ: phòng 7 bệnh thường gặp Khi trẻ còn nhỏ, chúng được tiếp xúc với những bạn bè mới, những ý tưởng mới, những kinh nghiệm mới - và cả những bệnh nhiễm trùng mới nữa. Giống như bất cứ địa điểm nào khác nơi con người chạm mặt nhau hằng ngày, trường học và các cơ sở nuôi dạy trẻ là những điểm nóng để vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác lây lan bệnh và phá vỡ nếp sống của gia đình bạn. Trước khi đảo qua 7 bệnh thường gặp, hãy ghi nhớ 3 điểm cơ bản sau đây trong phòng và điều trị các bệnh nhiễm trùng thường gặp: Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm trùng cũng là một trong những biện pháp đơn giản nhất - rửa tay. Dạy trẻ rửa tay thường xuyên - trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với các chất dịch của cơ thể, chơi ở các điểm công cộng đông người và sau khi chơi với động vật. Chỉ cho chúng biết cách rửa tay kỹ lưỡng, xát xà phòng lên toàn bộ bề
- mặt bàn tay - cả trước và sau và cọ kỹ bàn tay dưới vòi nước chảy. Dậy trẻ nhỏ kì cọ bàn tay đến khi hát xong một bài hát ngắn như bài "Chúc mừng sinh nhật". Nên nhớ rằng thuốc kháng sinh chỉ hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Hầu hết các bệnh gây triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm đều là bệnh do virus và không thể điều trị bằng kháng sinh. Trừ khi có chỉ định của bác sỹ, đừng cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để điều trị sốt nhẹ - dưới 39oC hoặc điều trị đau nhẹ trong thời gian ngắn. Ðừng bao giờ cho trẻ uống aspirin. Cho trẻ uống aspirin khi bị nhiễm virus có thể gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm là hội chứng Reye. Trong những năm đầu đời, trẻ có thể sẽ mắc một vài trong số 7 bệnh hay gặp được liệt kê dưới đây. Và nhiều khả năng là bạn có thể xử lí được những căn bệnh này ở nhà. Tuy nhiên nếu bệnh của trẻ nặng hoặc không tiến triển, hãy liên hệ với bác sỹ. Bệnh thuỷ đậu (varicella)
- Thuỷ đậu là gì? Thuỷ đậu là một bệnh hay gặp và dễ lây đặc trưng bởi nhưng nốt sẩn đỏ, ngứa trên da, trở thành những nốt phỏng nước rồi khô đi và tạo thành vảy. Phòng ngừa. Sử dụng vaccin virus varicella (Varivax), có ở Mỹ từ năm 1995, là cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu. Theo Trung tâm Phòng chống Bệnh dịch Mỹ (CDC), vaccin này bảo vệ 90 - 100% số người được tiêm phòng. Những đối tượng được khuyên nên tiêm vaccin thuỷ đậu gồm: Trẻ nhỏ. Thời gian tốt nhất để tiêm là từ 12 - 18 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng. Trẻ em, thiếu niên và người lớn chưa bao giờ bị thuỷ đậu hoặc chưa từng tiêm vaccin. Nếu bạn không nhớ đã mắc bệnh thuỷ đậu hay chưa, xét nghiệm máu có thể xác định khả năng miễn dịch của bạn. Giáo viên, nhân viên nuôi dạy trẻ và nhân viên y tế. Những người này thường làm việc với nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thuỷ đậu.
- Vaccin được tiêm 1 liều cho trẻ từ 1 - 12 tuổi. Người lớn hơn độ tuổi trên cần tiêm 2 liều, cách nhau 4 - 8 tuần. Tác dụng bảo vệ kéo dài ít nhất 10 - 20 năm và có lẽ lâu hơn, nhưng chưa rõ liệu có cần tiêm nhắc lại không. Nhiều loại vaccin cần nhắc lại. Thời gian và các nghiên cứu sẽ cho biết Varivax có nằm trong số đó hay không. Vaccin không được phép dùng cho phụ nữ mang thai, người có hệ thống miễn dịch yếu và người dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin. Tham khảo ý kiến bác sỹ để có thêm thông tin về vaccin thuỷ đậu. Bạn có thể băn khoăn về sự an toàn của vaccin thuỷ đậu đối với con mình. Kể từ khi ra đời, đã có hàng triệu liều vaccin thuỷ đậu được tiêm cho trẻ em Mỹ. Các nghiên cứu tiếp tục khẳng định vaccin này là an toàn và hiệu quả. Các phản ứng phụ nói chung thường nhẹ, gồm mẩn đỏ, đau, mệt mỏi, buồn nôn và trong một số ít trường hợp là nổi những nốt sẩn nhỏ ở chỗ tiêm. Cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp trên) Cảm lạnh là gì? Cảm lạnh là một nhiễm trùng đường hô hấp trên và thường kèm theo thở khò khè, chẩy nước mũi, đau họng, ho, mệt và sốt nhẹ. Phòng bệnh. Vì có rất nhiều loại virus gây cảm lạnh nên không có vaccin nào hiệu quả để phòng bệnh. Nhưng mặc dù có lẽ chắc chắn sẽ xảy
- ra, bạn có thể dạy trẻ một số biện pháp đề phòng thông thường để làm giảm sự lây lan của virus: Dạy cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc rửa tay. Không khuyến khích trẻ ăn chung thức ăn, đồ uống, dùng chung khăn mặt và khăn ăn với những trẻ khác. Dạy cho trẻ xì mũi và ho bằng vào khăn giấy dùng một lần, vứt bỏ khăn giấy đã dùng và rửa tay ngay sau đó. Bên cạnh đó, hãy tìm nơi gửi trẻ có công tác đảm bảo vệ sinh tốt và có qui định cho trẻ ốm nghỉ ở nhà. Nếu có thể hãy tìm nơi gửi trẻ có tỉ lệ trẻ/người lớn là 5/1 hoặc thấp hơn. Chấy Chấy là gì? Chấy là loại côn trùng kí sinh nhỏ, không cánh sống trên đầu gây ra ngứa và trứng nhỏ mầu trắng bám chặt trên tóc. Phòng bệnh. Rất khó ngăn chặn sự lây lan của chấy trong trẻ em ở trường học và nơi trông giữ trẻ. Có quá nhiều sự tiếp xúc gần gũi giữa những đứa trẻ và vật dụng của chúng mà chấy có thể dễ dàng lây lan. Việc trẻ có chấy không phản ánh thói quen vệ sinh của bạn và của trẻ, và cũng không
- phải là lỗi của bạn trong vai trò làm cha mẹ. Cách tốt nhất là thực hiện một số bước tích cực để loại trừ chấy và trứng chấy để không còn có thêm chấy. Bạn có thể yêu cầu con không dùng chung mũ, khăn quàng, áo khoác, lược, bàn chải, đồ trang trí tóc và những vật dụng cá nhân khác. Nhưng việc mong chờ có thể loại trừ được tất cả các mối tiếp xúc với chấy là phi thực tế. Tăng bạch cầu đơn nhân Tăng bạch cầu đơn nhân là gì?. Tăng bạch cầu đơn nhân là một nhiễm virus đặc trưng bởi mệt mỏi, sốt, đau họng và hạch to. Bệnh do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra. Phòng bệnh. Tăng bạch cầu đơn nhân thường được gọi là bệnh do hôn. Cái tên này chỉ đúng một phần. Hôn có thể làm lây virus gây bệnh, nhưng bệnh thường lây qua ho, sổ mũi hoặc dùng chung cốc chén. Dạy trẻ rửa tay thường xuyên. Nhắc chúng ho và xì mũi vào khăn giấy dùng một lần, vứt ngay khăn sau khi dùng và rửa sạch tay. Cũng ngăn không cho trẻ dùng chung thức ăn và bát đĩa. Ðau mắt đỏ (viêm kết mạc)
- Viêm kết mạc là gì?. Viêm kết mạc là viêm lớp màng trong suốt (kết mạc) bao phủ bên trong mí mắt và một phần nhãn cầu. Bệnh đặc trưng bởi ngứa mắt, đỏ, nhìn mờ, dễ bị chói mắt và rử mắt đóng thành vảy trong khi ngủ. Viêm kết mạc có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Kháng sinh chỉ điều trị được viêm do vi khuẩn. Viêm kết mạc không dễ lây hơn cảm cúm thông thường, nhưng cả hai bệnh này đều dễ lây ở trẻ em. Phòng bệnh. Thực hành vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát sự lây lan của bệnh. Khi đã có chẩn đoán đau mắt đỏ, phải thay khăn tắm, khăn mặt vấmó gối cho trẻ hằng ngày. Ðể phòng ngừa bệnh về lâu dài, hãy dạy trẻ rửa tay kỹ. Yêu cầu chúng không dụi tay lên mắt và tránh dùng chung khăn mặt, khăn tay, mỹ phẩm. Viêm dạ dày ruột Viêm dạ dày ruột là gì?. Viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng đường ruột đặc trưng bởi buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt và đau bụng. Viêm dạ dày ruột có thể do virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra. Phòng bệnh. Cách tốt nhất để phòng chống lây nhiễm viêm dạ dày ruột là làm theo những biện pháp thông thường sau đây:
- Nhắc trẻ rửa tay kĩ bằng xà phòng và nước ấm, nhất là sau khi đi vệ sinh. Tránh dùng chung bát đĩa cốc chén Dùng riêng khăn tắm Nấu chín thịt Cẩn thận không để thịt bị nhiễm bẩn từ thớt và bàn làm bếp. Lau rửa tủ lạnh thường xuyên. Nơi trông giữ trẻ phải có phòng riêng để thay tã và chế biến thức ăn. Phòng có bàn thay tã cần có chậu rửa cũng như đường chuyển tã bẩn. Bệnh tai khi đi máy bay Bạn vừa mới yên vị cho một chuyến bay dài và thư giãn. Nhưng rồi bạn bắt đầu cảm thấy sức ép và sự khó chịu trong tai. Có vẻ hơi đau thì phải. Còn âm thanh thì bị nghẹt đi. Có lẽ bạn đang bị một tình trạng thái được gọi là bệnh tai khi đi máy bay. Còn được gọi là chấn thương khí áp hoặc hay viêm tai giữa khí áp, bệnh tai khi đi máy bay là một chấn thương ở tai giữa. Nguyên nhân là do sự
- thay đổi nhanh chóng về độ cao và áp suất không khí. Bệnh thường xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, nghẹt mũi, dị ứng mũi, viêm họng hoặc xoang (viêm xoang). Nó cũng có thể xẩy ra khi bạn đi xe lên núi, hoặc lặn dưới nước. Dù chỉ là một khó chịu nhẹ nhưng bệnh có thể gây đau tai và giảm sức nghe tạm thời. Đau tai khi đi máy bay là do áp lực không cân bằng giữa tai giữa và khoang máy bay. Bình thường, vòi nhĩ thông tai giữa với phần sau họng và mũi sẽ cân bằng áp suất. Nhưng nếu vòi nhĩ bị tắc do xung huyết hoặc một vấn đề nào khác, áp lực không cân bằng ở màng nhĩ có thể làm giảm sức nghe và gây ù tai, chóng mặt và đau tai. Nếu vòi nhĩ bị tắc hoàn toàn, sự thay đổi áp suất có thể nặng đến mức gây ra tích dịch hoặc chảy máu tai. Thông thường các bước tự chăm sóc có thể làm giảm nhanh chóng triệu chứng của bệnh tai khi đi máy bay. Tuy nhiên, chấn thương khí áp nặng có thể cần tới sự trợ giúp của bác sỹ. Dấu hiệu và triệu chứng Bệnh tai khi đi máy bay có thể xẩy ra ở một hoặc cả hai tai. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Khó chịu hoặc đau trong tai
- Cảm giác đầy hoặc tức nặng trong tai Giảm thính lực nhẹ Ù tai Chảy máu tai Chóng mặt Nếu bệnh tai khi đi máy bay nặng hoặc kéo dài, bạn có thể bị: Ðau tai giữa Cảm thấy sức ép trong tai, như khi ở dưới nước Giảm sức nghe từ vừa đến nặng. Nguyên nhân Bệnh tai khi đi máy bay xảy ra khi màng nhĩ bị phồng ra ngoài hoặc lõm vào trong do thay đổi áp suất không khí. Không khí trong tai giữa được hấp thu thường xuyên bởi niêm mạc trong tai và cung cấp trở lại thông qua vòi nhĩ. Khi điều này xảy ra, áp suất không khí ở 2 bên màng nhĩ sẽ được cân bằng.
- Khi vòi nhĩ bị tắc, áp suất không khí ở hai phía màng nhĩ sẽ không như nhau. Áp suất trong tai giữa không thể cân bằng, và tai bạn có cảm giác như bị nút kín. Khi điều này xảy ra, màng nhĩ không thể rung bình thường, do đó âm thanh bị nghẹt hoặc tắc. Và bạn cũng bị đau tai vì màng nhĩ bị kéo căng ra. Các yếu tố nguy cơ Cảm lạnh thông thường là nguyên nhân thường thấy gây ra tắc vòi nhĩ dẫn đến bệnh tai khi đi máy bay. Các yếu tố khác có thể dẫn đến bệnh này gồm viêm xoang hoặc dị ứng mũi, chẳng hạn như bệnh sốt mùa hè. Nghẹt mũi thường gây ra nghẹt tai vì niêm mạc phù nề làm tắc lỗ vòi nhĩ. Trẻ em đặc biệt dễ bị vì vòi nhĩ của trẻ chúng hẹp hơn người lớn, nê n dễ bị tắc hơn. Các thợ lặn bằng bình khí và người leo núi cũng thường bị chấn thương khí áp. Những người chơi lướt ván cũng dễ bị. Bị tát hoặc đánh vào tai cũng làm thay đổi nhanh áp suất trong tai. Những người lướt ván có thể bị tình trạng này khi ngã và đập vào nước ở tốc độ cao. Khi nào cần đi khám Nếu triệu chứng không hết trong vòng một vài giờ hoặc nếu đau kéo dài dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám tai của bạn và, nếu có chỉ
- định, sẽ chuyển bạn đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu và triệu chứng mới, nhất là sốt, đau tai nhiều, hoặc có dịch chảy ra từ tai. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sĩ sẽ khám tai để xác định xem bạn có bị chấn thương khí áp không bằng một dụng cụ chiếu sáng để xem bên trong tai. Màng nhĩ hơi phồng ra hoặc lõm vào báo hiệu chấn thương khí áp. Nếu bệnh nặng, có thể có máu đằng sau do màng nhĩ. Chấn thương khí áp nặng đôi khi khó phân biệt với viêm tai. Biến chứng Những biến chứng có thể gặp của bệnh tai khi đi máy bay gồm: Thủng hoặc rách màng nhỉ Viêm tai Điếc Bênh tai khi đi máy bay thường không nghiêm trọng và đấp ứng tốt với tự điều trị. Giảm thính lực hầu như chỉ là tạm thời.
- Ðiều trị Ðiệu trị bệnh tai khi đi máy bay thường tập trung vào làm giảm các triệu chứng. Nếu việc tự điều trị không làm giảm khó chịu sau vài giờ hoặc nếu bệnh nặng, bạn có lẽ cần đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra những cách điều trị sau: Thuốc: thuốc xịt mũi giảm sung huyết, thuốc giảm sung huyết dùng đường uống hoặc các kháng histamin d ùng đường uống có thể làm giảm nghẹt mũi và giúp làm thông vòi nhĩ. Kháng sinh có thể ngăn ngừa viêm tai trong trường hợp chấn thương khí áp nặng. Phẫu thuật: Nếu các cách điều trị khác nhau không làm thông vòi nhĩ, bạn có thể phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể rạch màng nhĩ để áp lực được cân bằng và dịch thoát ra ngoài. Tuy nhiên, hiếm khi cần đến phẫu thuật. Đôi khi, bác sĩ đặt ống vào màng nhĩ nếu sự thay đổi độ cao thường xuyên là không thể tránh được hoặc nếu bạn dễ bị bệnh tai khi đi máy bay. Phòng bệnh Hãy làm theo các gợi ý sau để tránh bệnh tai khi đi máy bay:
- Không đi máy bay khi bị cảm cúm, sung huyết hoặc viêm đường hô hấp trên nếu không thật cần thiết. Thử dùng thuốc các thuốc chống sung huyết như thuốc xít mũi oxymetazolin (Afrin, Dristan) hoặc thuốc chứa pseudoephedrin (Actifed, Sudated) một giờ trước khi cất cánh và một giờ trước khi hạ cánh.Những thuốc này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tắc vòi nhĩ. Nếu bạn bị dị ứng, hãy uống thuốc trước khi bay Mút kẹo hoặc nhai kẹo cao su trong khi bay để tăng hoạt động nuốt. Động tác nhai cũng kích hoạt các cơ mở thông vòi nhĩ. Làm thông tai thường xuyên khi cất cánh và hạ cánh bằng cách bịt mũi và ngậm miệng rồi thổi nhẹ (nghiệm pháp Valsalva). Làm lại nhiều lần khi hạ cánh để cân bằng áp suất giữa tai và môi trường. Tránh ngủ trong khi hạ cánh để đảm bảo rằng bạn đang nuốt đủ để giữ cho tai luôn thông. Nên cho em bé uống nước trong thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh để khuyến khích bé nuốt. Uống acetaminophen 30 phút trước khi
- máy bay cất cánh để giúp giảm sự khó chịu có thể xảy ra. Nói chung không nên dùng thuốc giảm sung huyết cho trẻ nhỏ. Nếu gần đây bạn có phẫu thuật tai, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bay. Thử dùng nút tai, giúp cân bằng từ từ áp lực trên màng nhĩ trong khi cất và hạ cánh. Bạn có thể mua nút tai này trong hiệu thuốc hoặc quầy bán đồ lưu niệm ở sân bay, hoặc ở phòng khám tai. Uống nhiều nước để tránh mất nước. Tránh uống rượu và cafe bởi vì chúng làm co mạch máu. Tự chăm sóc Nếu tai bạn bị tắc trong khi bay, hãy thử làm thông bằng các bước sau (nghiệm pháp Valsalva) Bước 1: Bịt mũi chặt Bước 2: Ngậm đầy không khí vào miệng Bước 3: Dùng cơ má và họng, đẩy nhẹ không khí vào sau mũi như thể bạn đang cố thổi ngón tay cái và các ngón khác ra khỏi mũi.
- Khi nghe thấy tiếng nổ to trong tai, bạn đã thực hiện thành công. Nếu tai của bạn vẫn bị tắc sau một vài giờ, bạn nên đi gặp bác sĩ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc nam phòng và chữa bệnh trẻ em
5 p | 328 | 84
-
Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
5 p | 263 | 68
-
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
5 p | 284 | 48
-
8 loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
10 p | 174 | 30
-
Trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ nhỏ
2 p | 250 | 21
-
Phát hiện sớm viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ
5 p | 148 | 17
-
Viêm tụy cấp ở trẻ nhỏ
2 p | 146 | 10
-
Nhận biết các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
3 p | 132 | 10
-
Viêm phổi do phế cầu ở trẻ em: Phòng ngừa thế nào?
7 p | 153 | 9
-
Bỏng ở trẻ nhỏ - Vấn đề cần được quan tâm
9 p | 103 | 8
-
Kẽm và phòng chống tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
5 p | 689 | 7
-
Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ
4 p | 152 | 6
-
Những kiêng kỵ với bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ
3 p | 126 | 5
-
Đau lưng ở trẻ em phòng bệnh hơn chữa bệnh
2 p | 103 | 5
-
6 bệnh thường xuất hiện vào ban đêm ở trẻ nhỏ
3 p | 96 | 4
-
5 điều quan trọng về bệnh viêm xoang ở trẻ
7 p | 95 | 4
-
Phòng và trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
6 p | 93 | 3
-
Viêm tai xương chũm cấp ở trẻ nhỏ
7 p | 71 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn