intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 điều quan trọng về bệnh viêm xoang ở trẻ

Chia sẻ: Lê Thị Chị | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm xoang trẻ nhỏ khác với người lớn, vì ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Viêm xoang ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 điều quan trọng về bệnh viêm xoang ở trẻ

  1. 5 điều quan trọng về bệnh viêm xoang ở trẻ Viêm xoang trẻ nhỏ khác với người lớn, vì ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Viêm xoang ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, phải hút khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than… thường có nguy cơ bị viêm xoang cao hơn những trẻ khác. Viêm xoang ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây ra một số biến chứng, thường gặp nhất là gây đau nhức đầu và chảy nhiều nước mũi. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. 1. Làm sao để biết con bị viêm xoang? Nếu con bạn bị cảm lạnh kéo dài, rất có thể hệ lụy kéo theo sẽ là nhiễm trùng xoang (viêm xoang). Trẻ em bị dị ứng đường hô hấp, mặc dù không sốt hay có triệu chứng nào khác cũng có thể dẫn tới viêm xoang. Trong trường hợp bị viêm xoang, con bạn có thể gặp các triệu chứng sau đây: - Tắc nghẽn mũi kéo dài đến 10 ngày hoặc lâu hơn. - Dịch mũi màu vàng hoặc xanh lá cây. - Ho trong ngày, ho nhiều vào ban đêm. - Sưng xung quanh mũi và mắt.
  2. - Đau ở xương hàm hoặc phía sau trán, mũi. - Liên tục sốt nhẹ. Nếu con bị cảm lạnh kéo dài, rất có thể hệ lụy kéo theo sẽ là nhiễm trùng xoang. (Ảnh minh họa) 2. Tại sao bị cảm lạnh hoặc dị ứng lại chuyển thành viêm xoang? Xoang là các khoang chứa đầy không khí ở trên và dưới mắt, hai bên mũi. Khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng, niêm mạc của các xoang thường mỏng đi khiến xoang mở
  3. rộng hơn. Các khối sưng cản trở sự lưu thông giữa mũi và xoang thì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp. Bên trong các xoang có độ nóng ẩm, tối tăm nên tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi lượng vi khuẩn phát triển tới một mức nhất định thì chuyển thành viêm xoang. 3. Điều trị viêm xoang như thế nào? Trong trường hợp bé bị viêm xoang, các bác sĩ sẽ cân nhắc để cho bé dùng kháng sinh trong 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có đỡ hơn trong thời gian ngắn, sau đó tái phát thì mẹ nên đưa bé đi khám lại để bác sĩ sẽ xem xét, chuyển sang cho bé dùng loại kháng sinh khác để có hiệu quả hơn.
  4. Để điều triệt để chứng viêm xoang kéo dài này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được khám chi tiết. (Ảnh minh họa) 4. Bệnh viêm xoang có thể kéo dài, lâu khỏi? Cũng giống như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang có thể kéo dài, dai dẳng và khó điều trị. Nếu con bạn bị viêm xoang, rất có thể bé đang bị một trong các bệnh sau: - Dị ứng - Bệnh ở mũi: viêm tắc trong mũi do vách ngăn trong mũi bị lệch - Nhiễm trùng vòm họng mãn tính (nhiễm trùng ở các mô bạch huyết phía sau mũi ) làm hco vi khuẩn dễ bị rò rỉ vào trong xoang Để điều triệt để chứng viêm xoang kéo dài này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được khám chi tiết. 5. Làm cách nào để ngăn ngừa viêm xoang? Cách tốt nhất để bé tránh bị viêm xoang là giữ cho lớp lót trong xoang luôn ẩm. Khi trẻ bị cảm lạnh, hãy cho con uống nhiều chất lỏng và ở trong môi trường có độ ẩm vừa đủ, tránh môi trường quá khô. Nếu nghi ngờ con bị dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị bao gồm cả môi trường và các loại thuốc. Giữ cho con không tiếp xúc với khói thuốc lá, lông của các vật nuôi trong nhà và bụi bẩn... vì các vật chất này có thể gây kích ứng mũi và gây ra viêm xoang. Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng, cũng như ngăn ngừa bệnh viêm xoang. Trẻ em cũng bị viêm xoang Thứ Năm, 11/03/2010 08:00
  5. Niêm mạc mỏng manh của mũi bé rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân như vi khuẩn, lông thú nhồi bông, khói bụi từ môi trường ... nếu không điều trị sớm và đúng cách, trẻ dễ bị viêm xoang. Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng, bệnh xoang chỉ có người lớn mắc phải, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này ngày càng phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ dễ mắc viêm xoang mạn tính để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguyên nhân khiến trẻ bị tử vong nếu bị… áp-xe mắt. Dễ bỏ qua Cô con gái 7 tuổi nhà chị Hương từ nhỏ vốn hay bị viêm đường hô hấp trên. Cách vài tháng lại bị sốt, ho, sổ mũi, thậm chí có những đợt thò lò mũi xanh đặc, phải dùng kháng sinh liều cao. Gần đây, thấy cháu hay kêu đau đầu, chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) mới đưa con đi khám và chụp X-quang vùng mặt. Nghe bác sĩ thông báo con bị xoang, chị còn tưởng mình nghe nhầm. “Trẻ nhỏ thì làm sao bị xoang được. Hồi nhỏ, cháu hay bị viêm đường hô hấp trên, cách vài tháng lại sốt, ho, sổ mũi. Tôi nghĩ thế cũng bình thường, trẻ con đứa nào chẳng thế”, chị Hương cho biết. Nhưng dù chị đưa con đến mấy bệnh viện để kiểm tra thì kết quả vẫn thế. Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi (chuyên khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-mũi- họng Trung ương), việc chảy nước mũi là bình thường, ở một số trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi đã thò lò mũi xanh, đồng nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bị viêm xoang.
  6. Song, Th.S. Lợi cũng e ngại, việc chẩn đoán viêm xoang ở trẻ gặp nhiều khó khăn, do các biểu hiện không điển hình và nguyên nhân khá phức tạp. Hơn nữa, những dấu hiệu của bệnh viêm xoang không khác nhiều so với các bệnh về đường hô hấp. Trong khi đó, mỗi năm, trẻ thường bị viêm đường hô hấp từ 6-7 lần/năm. Do đó, việc phân biệt viêm xoang ở trẻ với nhiễm khuẩn đường hô hấp là không dễ. Th.S. Lợi lý giải: Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi. Biểu hiện của bệnh có thể là chảy mũi vàng - xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mạn tính. Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu đau đầu, ngạt, tắc mũi... cha mẹ không nên chủ quan, cần đưa trẻ tới bác sĩ. Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu trên kèm theo các biểu hiện về mắt như sưng mắt, đau hốc mắt và giảm thị lực, nên đi khám ngay. Nếu mắt mờ đi, có thể đã bị áp-xe hốc mắt phải cấp cứu ngay. Có thể mù Cũng theo Th.S. Lợi, bệnh viêm xoang nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. "Các biến chứng ở mắt là phổ biến nhất. Mắt bị
  7. viêm và phù nề dữ dội, bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chế vận động, có thể bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút", thạc sĩ Lợi nói. Cần chú trọng sức khỏe trẻ, vì trong thời gian gần đây, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có tần suất ngày càng tăng và có khuynh hướng phát triển thành bệnh viêm xoang mạn tính. Nếu trẻ có sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh về đường hô hấp, khi đó, nguy cơ bị viêm xoang càng cao. Vì thế, để phòng bệnh, cha mẹ cần phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ bằng việc mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, lông thú nhồi bông. Thường xuyên dùng nước muối loãng rửa mũi cho trẻ. Khi trẻ bị viêm xoang, nếu được dùng kháng sinh sớm và hợp lý, biến chứng của viêm xoang giảm đi nhiều. Không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc ngoài sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2