intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số điều cần biết về mốc phát triển của trẻ

Chia sẻ: Nguyễn Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

123
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cột mốc phát triển là một trong những thước đo vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 4 điều đúng sai do GS-BS-TS Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi khoa TP.HCM nêu ra dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về mốc phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. 1. Trong 5 năm đầu đời, nên quan tâm nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ vì đó là tiêu chí duy nhất đánh giá sự phát triển của trẻ - Sai Cân nặng và chiều cao không còn là tiêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số điều cần biết về mốc phát triển của trẻ

  1. Một số điều cần biết về mốc phát triển của trẻ Cột mốc phát triển là một trong những thước đo vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 4 điều đúng sai do GS-BS-TS Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi khoa TP.HCM nêu ra dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về mốc phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trong 5 năm đầu đời, nên quan tâm nhiều đến cân nặng và chiều cao 1. của trẻ vì đó là tiêu chí duy nhất đánh giá sự phát triển của trẻ - Sai Cân nặng và chiều cao không còn là tiêu chí duy nhất để đánh giá sự phát triển của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Vì giai đoạn này là thời kỳ phát triển nhanh
  2. nhất của não bộ về khối lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là việc hình thành các chức năng quan trọng của não bộ với hàng nghìn các mối liên kết thần kinh được hình thành trong mỗi giây. Qua giai đoạn này, các mối liên kết sẽ không được tạo thêm mà sẽ giảm đi, vì vậy các nhà khoa học xem giai đoạn này là cơ hội vàng cho sự phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ. Do đó, bố mẹ cần quan tâm đến sự phát triển toàn diện về thể chất và đặc biệt là trí tuệ của trẻ. Sự phát triển này được thể hiện bằng các mốc phát triển mà trẻ đạt được trong những thời điểm cụ thể, là kết quả của những đánh giá khả năng trí tuệ của trẻ tại các thời điểm vàng bằng phương pháp khoa học. Cột mốc phát triển là tham chiếu cho thấy sự phát triển đúng của trẻ 2. - Đúng Các mốc phát triển đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu đời, chúng cho thấy các kỹ năng hoặc hành vi mà đa số trẻ phải thực hiện được ở mật độ tuổi cụ thể. Do đó, mốc phát triển là tham chiếu có ý nghĩa quan trọng, giúp cha mẹ hiểu quá trình phát triển của trẻ, nhận biết trẻ đang phát triển đúng hay chưa. Ở trẻ lớn hơn 6 tuổi, các mốc phát triển sẽ không còn rõ rệt và đại diện, vì lúc này sự khác biệt nhỏ trong thói quen và môi trường của trẻ có thể tạo ra khác biệt lớn trong hành vi.
  3. Cân nặng không còn là tiêu chí để đáng giá sự phát triển của trẻ. (Ảnh minh hoạ) Gen là yếu tố ảnh hưởng đến mốc phát triển của trẻ 3. - Đúng nhưng chưa đủ. Trong giai đoạn ấu thơ, gen và dinh dưỡng giúp hoàn thiện khung xương, khối cơ và các bộ phận cơ thể, đặc biệt là sự phát triển nhanh nhất của não bộ. Đây là những cơ quan tác động rõ rệt lên kỹ năng vận động tinh và thô ở trẻ. Hệ thần kinh cũng trải qua những phát triển quan trọng để tạo ra các thay đổi hành vi ở những thời điểm nhạy cảm như 3, 9, 18, 36 tháng…Sự phát triển của thể chất và não trong giai đoạn này sẽ tạo ra những thay đổi lớn về nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ và vận động của trẻ. Dưỡng chất đầy đủ sẽ mang đến nguồn năng lượng dồi dào để phát triển thể chất và trí não và là tác nhân quan trọng giúp trẻ đạt được mốc phát triển ở mỗi thời điểm cụ thể. Nhờ nguồn dinh dưỡng đầy đủ, trẻ có thể phát triển tối
  4. ưu về thể chất, khả năng trí tuệ, nhận thức, khả năng bộc lộ cảm xúc, xây dựng các mối quan hệ thân thiện… Trẻ cần được cung cấp các chất sau để đạt mốc phát triển trong mỗi thời 4. điểm cụ thể: DHA, sắt, i-ốt, kẽm, vitamin, taurine, choline, omega 3 và 6, nucleotide, chất xơ – Đúng nhưng chưa đủ: Các nhà khoa học đã phát hiện ra dưỡng chất căn bản khác đối với sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm tháng đầu đời đó là phospholipid và lutein. Phospholipid: là một loại chất béo được cơ thể sử dụng làm thành phần - chính của tất cả màng tế bào, nhằm hoàn thiện hệ thống tế bào. Phospholipid giúp tối ưu hóa các mối liên kết thần kinh, thiết yếu với chức năng truyền tín hiệu của tế bào. Trẻ được bổ sung đầy đủ phospholipid sẽ nhận biết tín hiệu nhanh và chính xác hơn. Phospholipid có trong sữa mẹ, một số loại sữa công thức tiên tiến, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật… Lutein: có tác dụng chống ô-xy hóa, bảo vệ võng mạc dưới tác động của - ánh sáng xanh. Chất này có trong sữa mẹ, một số loại sữa công thức, cải xoắn, cải bó xôi… Bên cạnh những dưỡng chất giúp phát triển não bộ, trong chế độ ăn của trẻ, cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất khác đóng vai trò quan trong, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ như i-ốt, nucleotide; hỗ trợ tăng trưởng xương và chiều cao như các loại vitamin B phức hợp, C, A, D, E, K, giúp trẻ hấp thu
  5. và tiêu hóa tốt bao gồm các loại chất xơ và men tiêu hóa (preobiotics – probiotics). Tuy nhiên, các dưỡng chất phải được kết hợp đầy đủ, hợp lý theo khoa học và có chứng minh lâm sàng giúp trẻ phát huy tối ưu các khả năng trí tuệ theo các phương pháp khoa học trên từng cột mốc phát triển ở những năm tháng đầu đời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0