intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các biện pháp để hạ giá thành cho cây mía

Chia sẻ: Thai Ngoc Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, với phương thức sản xuất mía truyền thống, lạc hậu, cộng với giá vật tư, giá mía nguyên liệu luôn biến động bất thường, người trồng mía thường bị lỗ nên không an tâm trồng cây mía. Qua nhiều năm nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, kết hợp với các mô hình trồng mía đạt hiệu quả cao, chúng tôi xin nêu lên một số biện pháp trong thâm canh mía để giúp người trồng mía hạ giá thành, tăng thu nhập và an tâm với cây mía....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các biện pháp để hạ giá thành cho cây mía

  1. Các biện pháp để hạ giá thành cho cây mía
  2. Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, với phương thức sản xuất mía truyền thống, lạc hậu, cộng với giá vật tư, giá mía nguyên liệu luôn biến động bất thường, người trồng mía thường bị lỗ nên không an tâm trồng cây mía. Qua nhiều năm nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, kết hợp với các mô hình trồng mía đạt hiệu quả cao, chúng tôi xin nêu lên một số biện pháp trong thâm canh mía để giúp người trồng mía hạ giá thành, tăng thu nhập và an tâm với cây mía. Giống: Trong sản xuất mía, giống mía giữ vai trò rất quan trọng, là biện pháp thâm canh hàng đầu. Bởi vì, một giống mía tốt không chỉ cho năng suất, chữ đường cao mà còn khắc phục được nhiều nhược điểm của sản xuất chế biến và những điều kiện bất lợi trong tự nhiên. Là một trong những yếu tố cơ bản quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Chọn giống tốt, chất lượng cao: Giống phải thích nghi rộng với điều kiện đất đai ở địa phương, sức sinh trưởng khỏe,
  3. chống chịu được với các loại sâu bệnh, ít trổ cờ, cho năng suất cao, chữ đường cao và ổn định. Hom giống: Trồng bằng hom thân 5-7 tháng tuổi, tự sản xuất hom giống để trồng sẽ chủ động hơn và cho hiệu quả cao hơn. Lượng hom: từ 6-8 tấn/ha. Hom được thu hoạch là trồng ngay, mỗi đoạn hom chặt 2 mắt mầm, không sử dụng phần hom ngọn quá non và phần gốc quá già nếu không cây sẽ lên rất yếu. Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng ít nhất 1,2 m, hom nọ cách hom kia ít nhất một gang tay. Nếu tự nhân giống để trồng ta sẽ chủ động được mía giống đảm bảo chất lượng và có thể trồng ngay. Nếu trồng thưa ta sẽ tiết kiệm được lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu và công lao động đáng kể so với việc trồng bằng hom ngọn và trồng dày như trước đây.
  4. Phân bón: Là nhu cầu cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển. Bón phải đầy đủ các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali. Bón phải cân đối: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây mía, nhưng không bón quá nhiều phân đạm mà thiếu kali. Bón phân đơn: nên mua từng loại phân đơn như đạm, lân, kali về trộn lại để bón với liều lượng cho từng giai đoạn phát triển của cây mía, cụ thể như: Bón lót: phân hữu cơ 10-20 tấn/ha + 500 kg lân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2