intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

448
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong kỹ thuật chăn nuôi lợn con, để đạt được các yêu cầu về tỷ lệ nuôi sống cao; lợn con phát triển nhanh, có khối lượng cai sữa cao; tỷ lệ đồng đều cao, hạn chế mắc bệnh, nhất là bệnh thiếu máu và bệnh ỉa phân trắng, cần kết hợp tốt các biện pháp kỹ thuật trong khâu nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con trong giai đoạn bú sữa. Lợn sơ sinh: Lợn con mới sinh 20 phút đầu thân nhiệt hạ rất nhanh, có thể giảm 2 30C, nhất là lợn có khối lượng dưới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con

  1. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con Trong kỹ thuật chăn nuôi lợn con, để đạt được các yêu cầu về tỷ lệ nuôi sống cao; lợn con phát triển nhanh, có khối lượng cai sữa cao; tỷ lệ đồng đều cao, hạn chế mắc bệnh, nhất là bệnh thiếu máu và bệnh ỉa phân trắng, cần kết hợp tốt các biện pháp kỹ thuật trong khâu nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con trong giai đoạn bú sữa. Lợn sơ sinh: Lợn con mới sinh 20 phút đầu thân nhiệt hạ rất nhanh, có thể giảm 2 - 30C, nhất là lợn có khối lượng dưới 0,500 kg. Do ảnh hưởng của nhiệt độ, không khí, tốc độ bốc hơi của nước đầu ối, nhiệt độ lợn con từ 39,60C hạ xuống 37,70C. Cho nên ngay phút giây đầu phải có thùng ủ ấm lợn con, sưởi ấm, nhất là nhiệt độ không khí thấp. Tuần đầu nhiệt độ chuồng cần đảm bảo
  2. 32 - 340C. Tuần thứ hai 300C. Lợn còn nằm trên sàn gỗ, có độn rơm cắt ngắn hoặc cỏ khô. Lợn con mới sinh, lau chùi rãi nhớt ở mồm mũi. Con đẻ bọc phải xé bọc ngay tránh ngạt. Cắt răng nanh bằng kìm (nếu có nanh trắng mọc chìa ra ngoài lợi) để lợn con bú khỏi làm nứt nẻ đầu vú mẹ. Cắt nanh tránh bấm vào lợi gây nhiễm trùng. Bấm rốn (sau khi sát trùng) bằng móng tay hoặc buộc rốn cách da bụng 1 -1,5 cm bằng chỉ tơ, cắt phía ngoài chỗ buộc và sát trùng bằng cồn 70 0. Lợn nái thường đẻ xong cho con bú. Nếu từ 1 - 1,30 giờ lợn đẻ chưa xong, cho những con đẻ trước bú để kích thích lợn mẹ đẻ tiếp. Lợn con bú sữa đầu chậm nhất sau 2 giờ để tăng c ường chống lạnh, tăng cường kháng thể để chống đỡ bệnh tật, miễn dịch. Cố định đầu vú: Xác định khối lợng lợn con nhỏ yếu cho bú những vú trước bên phải. Vú bên phải nhiều sữa hơn vú bên trái. Trong chu kỳ tiết sữa, vú phía trước bên phải có 36 - 45,7 kg sữa, vú bên trái chỉ có 25,6 - 40,4 kg sữa. Một ngày vú phía trước bên phải có 666 - 846 g sữa, bên trái chỉ có 474 - 478 g sữa. Một lần bú vú phải cho 27,8 - 85,3 g sữa, trái cho 22,8 - 28,2 g sữa. Lợn con cố định đầu vú 3 - 4 lần quen ngay vú đó, không cho con khác chen lấn.
  3. Khác gia súc khác, lợn nái không dự trữ sữa trong bầu vú mà chỉ tiết sữa khi có tác động thần kinh do lợn con kích thích vú khi bú. Do vậy, lợn con mút và kích thích vú mẹ 5 - 7 phút, nhưng sữa mẹ chỉ tiết ra khoảng 25 - 30 giây, khi thấy lợn con 2 chân trước đạp thẳng vào vú mẹ, nằm yên, mút theo đột tiết sữa. Do kích tố oxyticine được tiết vào máu và đến các vú trước bên phải, ở lâu hơn, nên lượng sữa đó nhiều hơn. Do thời gian tiết sữa rất ngắn nên tránh ồn ào làm ngắt quãng sự tiết sữa của lợn mẹ. Trong những ngày đầu lợn bú từ 15 - 20 lần. Lợn con 2 - 7 ngày tuổi: Lợn con sơ sinh mỗi ngày cần 7 - 1 1 mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật. Chỉ 5 ngày đầu sau sinh, lợn con đã sử dụng hết 55 mg Fe dự trữ do mẹ chuyển sang. Hàng ngày sữa mẹ cung cấp không quá 2 mg, nên thiếu từ 5 -9 mg Fe để cấu tạo hemoglobin, một số enzim hô hấp, vận chuyển, hóa sinh của chu kỳ Krebs; do đó, lợn con thiếu máu, gầy còm. Nên lợn con 2 ngày tuổi phải tiêm dextran Fe loại 100 mg, mỗi lợn con tiêm 1 cc . Tiêm dung dịch gluco 40% vào thành khoang bụng 5cc (lợn nội), 10cc (lợn lai, lợn ngoại) vì lợn con sau đẻ 3 ngày lợng gluco do lợn mẹ cung cấp
  4. đã thiếu mà chức năng điều chỉnh thân nhiệt lại chưa hoàn chỉnh, nên tiêu tốn gluco có sẵn trong cơ thể. Vì vậy, phải cung cấp lượng gluco cần thiết cho tháng đầu sinh trưởng, nếu thiếu lợn con bị hôn mê, chậm lớn, nặng quá chết. Trong tuần lễ đầu, ngoài việc giữ chuồng luôn ấm (32 - 34 0C ) chỉ quét dọn khô, thay lót bẩn . Góc chuồng lợn con nên để gói vôi bột hút ẩm. Lợn con 8 - 15 ngày tuổi: Sau 8 ngày tuổi, lợn con tăng gấp 1,2 - 1,5 lần; 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần so lúc sơ sinh. Khi 21 ngày tuổi lợn ngoại lợn lai có thể đạt 3,5 - 5 kg một con, cả ổ 45-50 kg. Như vậy là sinh trưởng phát triển tốt. Tập cho lợn con ăn sớm. Lượng sữa của lợn nái tăng dần từ ngày đẻ đầu và cao nhất vào ngày 21 - 24, sau đó giảm dần. Do đó, phải tập cho lợn con ăn sớm để lợn con tăng trọng tốt, chống bệnh tật, giảm khoảng cách giữa khả năng cho sữa của lợn mẹ với sự tăng trưởng của lợn con. Đồng thời giúp lợn mẹ bớt hao mòn cơ thể, ảnh hởng đến kỳ sinh sản sau và không bị loại thải sớm.
  5. Cho lợn ăn sớm bằng thức ăn giàu đạm. Mỗi ngày 0,100 kg/con. Tập cho lợn ăn, có thể nấu chín thức ăn quệt lên mõm lợn con để lợn tập liếm láp, dùng con biết ăn để con khác noi theo. Thức ăn cho vào máng để vào khoang chuồng tập ăn của lợn con (tránh để nái ăn). Ngày cho 3 - 4 lần. ăn xong rửa máng phơi khô, tránh ẩ m ướt gây lên men thức ăn làm rối loạn tiêu hóa lợn con, gây ỉa chảy hoặc phân trắng. Ngoài ra, góc chuồng có máng để than hoạt tính (than củi) đã tán bột, gạch non tán bột, cachotanin (3 g/con) để lợn con liếm láp thêm, bổ sung các nguyên tố vi lượng và các chất chống ỉa chảy. Ngày thứ 15 tiêm dextran Fe lần 2, nếu lần đầu dùng dextran Fe nội, 1cc cho 1 con. Đ Lợn con 20 - 45 ngày tuổi Lợn con từ 20 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi mỗi ngày cho ăn từ 150 - 250 g/con. Từ 30 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi - 250 - 350 g/con. + Tiêm 2 - 3cc vacxin samonella để đề phòng bệnh phó thương hàn cho lợn con.
  6. + 21 ngày tuổi: cân cả ố để biết khả năng tiết sữa của lợn: Nếu thấy nái ngoại, lai mà cả ổ không đạt 45 - 50 kg, nái nội không đạt 30 - 35 kg thì phải tăng cường cho lợn nái ăn thức ăn có chất lượng. Thiến lợn đực. Tăng dần thức ăn tập ăn sớm. Bắt đầu tách lợn con khỏi lợn mẹ 1/2 giờ 1 lần, 1 ngày từ 2 - 3 lần. + 25 - 35 ngày: tách lợn con từ 3 - 4 lần/ngày, 1/2 giờ một lần. + 36 - 40 ngày: tách lợn con 4 - 5 lần/ngày, 1/2 giờ một lần + 41- 44 ngày: tách lợn con 5 - 6 lần/ngày, 1/2 giờ một lần + 45 ngày: cai sữa sớm. Cả lợn mẹ lợn con nhịn đói 24 giờ nhưng đảm bảo đủ nước uống. Lợn con cân cả ổ và cân từng con. Tiêm phòng vacxin dịch tả. lợn mẹ đuổi đi nơi khác. Lợn con vẫn ở lại chuồng. Lợn nái tiêm 5cc vitamin AD3E để mau phục hồi cơ thể và chóng động dục lại. Đ Nuôi lợn con sau cai sữa đến 90 ngày tuổi
  7. Sau cai sữa, nuôi chuyển tiếp không tốt lợ n con sẽ ỉa chảy, còi cọc và chậm lớn. Trong 10 ngày đầu sau cai sữa, cho lợn ăn tăng dần, tránh ỉa chảy. 46 ngày tuổi: Lợn nội ăn 50g/con, lợn lai ngoại ăn 90g/con 47 ngày tuổi: Lợn nội ăn 80g/con, lợn lai ngoại ăn 160 g/con 48ngày tuổi: Lợn nội ăn 100-150g/con, lợn lai ngoại ăn 200-250g/con 49ngày tuổi: Lợn nội ăn 150-200g/con, lợn lai ngoại ăn 300-350g/con 50 ngày tuổi: Lợn nội ăn 200-250g/con, lợn lai ngoại ăn 400-450g/con 51 ngày tuổi: Lợn nội ăn 250-800g/con, lợn lai ngoại ăn 500-550g/con 52 ngày tuổi: Lợn nội ăn 300-850g/con, lợn lai ngoại ăn 600-650g/con 53 ngày tuổi: Lợn nội ăn 350-400g/con, lợn lai ngoại ăn 700-750g/con 54 ngày tuổi: Lợn nội ăn 400-450g/con, lợn lai ngoại ăn 800-850g/cơn 55 ngày tuổi: Lợn nội ăn 450-500g/con, lợn lai ngoại ăn 900-950g/con 60 ngày tuổi: cân cả ổ 70 ngày tuổi: tiêm vacxin tụ dấu (tụ huyết trùng và lợn đóng dấu)
  8. 80 ngày tuổi: tẩy giun sán 90 ngày tuổi: Bán giống hoặc nuôi hậu bị Tốt nhất, trong thời gian này, ổ nào nhốt riêng ổ ấy. Tránh dồn ổ, cấn nhau, làm sụt cân. Sau cai sữa, những con còi cọc chậm lớn, nhốt riêng, bồi dưỡng cháo có nhiều đạm tiêu hóa dễ tiêu, cho ăn nhiều bữa (cả ngày lẫn đêm) giữ ổ ấm, thức ăn không thay đổi đột ngột, để phòng ỉa chảy. Nếu phải nhập đàn thì xếp lợn có khối lượng tương đương nhau. Để tránh cắn nhau khi nhập nên rẩy một ít dầu hỏa hôi (hay crésyl) để lợn con không phân biệt mùi của đàn khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2