Kỹ thuật nuôi duỡng chăm sóc Lợn nái
lượt xem 51
download
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của nghề kinh doanh lợn. Bởi vì năng suất của nghề nuôi lợn phụ thuộc vào số lương lợn con sơ sinh còn sống đến khi cai sữa của một lợn nái/năm. Số lượng lợn con cai sữa quyết định số lượng lợn xuất chuồng giết mổ và tổng trọng lợng lợn bán của một nái trong một năm. 1. Đối với nái tơ, nái chửa Nái tơ ăn theo tiêu chuẩn lợn hậu bị. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi duỡng chăm sóc Lợn nái
- Kỹ thuật nuôi duỡng chăm sóc Lợn nái Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của nghề kinh doanh lợn. Bởi vì năng suất của nghề nuôi lợn phụ thuộc vào số lương lợn con sơ sinh còn sống đến khi cai sữa của một lợn nái/năm. Số lượng lợn con cai sữa quyết định số lượng lợn xuất chuồng giết mổ và tổng trọng lợng lợn bán của một nái trong một năm. 1. Đối với nái tơ, nái chửa Nái tơ ăn theo tiêu chuẩn lợn hậu bị. - Nái chưa chửa ăn giảm so với nái chửa kỳ 1 từ 10 - 15%, tăng cường ăn thô xanh thay thức ăn tinh.
- - Cho lợn nái ăn ngày 2 bữa, trong mỗi bữa cho ăn vài lần. Nếu dùng thức ăn hỗn hợp thì cho ăn khô và uống nước riêng. Nếu dùng thức ăn lỏng hỗn hợp nhiều phụ phế phẩm phải đun sôi, tránh bệnh truyền nhiễm. - Cho lợn ăn thức ăn tinh trước, thô xanh sau để tiết kiệm thức ăn tinh. - Có sân chơi thì thả cho lợn nái vận động cả ngày, mùa đông rét thì thả vào buổi trời ấm có nắng. - Theo dõi phát hiện lợn nái động hớn để phối giống kịp thời. Đặc điểm động dục ở lợn lai và ngoại thuần có 3 giai đoạn Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu) Giai đoạn chịu đực (phối giống) Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc) Khi lợn nái thay đổi tính kêu rít, kém ăn, nhảy lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi, sưng mọng, có nước nhầy chảy, nhưng chưa chịu cho đực nhảy và ngời nuôi cũng không cho lấy đực phối lúc này. Khi lợn đứng yên, mê ì, lấy tay ấn trên lưng gần mông lợn đứng yên, đuôi vất về một bên, âm hộ giảm đỏ sưng, có nếp nhăn, màu sẫm hoặc màu
- mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, con đực lại gần thì đứng yên chịu phối. Thời gian này kéo dài gần 2 ngày. Nếu phối sẽ thụ thai. Giai đoạn sau chịu đực lợn trở lại bình thờng, không cho đực nhảy. Người nuôi lợn chú ý cho phối lợn lai, ngoại vào cuối ngày thứ 3, đầu ngày thứ 4 nếu tính từ bắt đầu động dục. N ên cho phối kép 2 lần ở thời gian chịu đực này để nâng cao số con đẻ ra, thời điểm cách nhau 8 giờ là tốt nhất. Tỉ lệ chết phôi trong mang thai khá nhiều, có nhiều lý do, trong đó có lý do là nái mập béo quá: Ngoài ra còn ảnh hởng của nhiệt độ, ẩm độ, môi trường và người nuôi. - Vệ sinh tắm chải mỗi ngày 1 lần để kích thích tuần hoàn và tiêu hóa cho lợn, giúp lợn sinh trởng phát triển tốt. - Nái chửa kỳ 2 cho ăn thức ăn giàu đạm, dễ tiêu, giúp thai phát triển tốt. - Trước khi đẻ 1 tháng hoặc 15 ngày tiêm vacxin E.Coli 5cc/ nái để đề phòng bệnh phân trắng của lợn con.
- - Trước khi đẻ 15 - 20 ngày mỗi ngày xoa bóp bầu vú 1 - 2 lần nhằm kích thích thông tia sữa tránh nứt nẻ đầu vú Nếu thấy vú nứt nẻ thì bôi vasơlin kháng sinh chống nhiễm trùng để vú khỏi điếc, tắc sữa khi con bú. + Trước khi đẻ 10 ngày tiêm Vitamin AD3E 5cc/nái để giúp cho sinh trưởng lợn con sau khi đẻ. + Trước khi đẻ 5 ngày tiêu độc chuồng bằng phoóc môn 3-5% hâm nóng để chống mầm bệnh E. Coli và vệ sinh lợn nái (dùng acit phormic 5% phun vào lợn nái). Quét vôi chuồng sau khi sát trùng. + Trước khi đẻ 1 - 2 ngày giảm dần thức ăn xuống 50% ngày. Ngày lợn cắn ổ đẻ, cho nhịn ăn để dễ đẻ. 2. Đối với nái đẻ và nuôi con Phương thức cho ăn đối với nái đẻ, nuôi con: cho ăn tăng dần đến mức thỏa mãn, cho ăn tự do để có thể đạt năng suất cai sữa tốt nhất. Thường thì lợn nái dễ đẻ, vì cấu trúc xương chậu rộng, thai nhỏ, hay đẻ ban đẻm yên tĩnh. Song thời gian đẻ cũng rất quan trọng làm lợn con bị
- chết khi sinh. Do đó, người nuôi lưu ý, nếu lợn đẻ trong 1 giờ là tốt nhất. Sau đó, nên có tác động, tiêm 3cc oxytoxin giúp lợn dễ đẻ. Thời gian Tỷ lệ con chết khi Tỷ lệ nái đẻ có con nái đẻ (giờ) sinh (%) chết khi sinh (%) Dưới 1 giờ 3,6 2,5 Từ 1-2 giờ 3,7 32,7 Từ 2-3 giờ 5,6 59,4 Từ 3-4 giờ 9,4 50,0 Trên 6 giờ 30,4 75,0 - Chuẩn bị ổ đẻ: Rơm rạ cắt ngắn hoặc vỏ khô để lót ổ cho lợn. Dụng cụ đỡ đẻ gồm có khăn lau, kìm bấm răng nanh, thuốc sát trùng, chỉ buộc, sering và oxytoxin. Có thùng ủ ấm lợn con.
- Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi, có đèn hoặc lò sưởi ấm cho lợn con. Đỡ đẻ, phải có người trực lợn đẻ cả ngày đêm; Lợn đẻ bọc phải xé bọc. Con chết ngạt thì lau sạch, móc hết rãi nhớt, thổi hơi vào mồm, làm hô hấp nhân tạo. Nếu chưa sống thì dùng nước ấm 30-35 0C ngâm lợn con 5 - 10 phút, đem ra hô hấp nhân tạo, lợn sẽ sống. Lợn đẻ ra con nào, nhặt ra lau sạch nhớt ở mồm, dùng móng tay bấm rốn lợn con cách bụng 1 - 1,2 cm, hoặc dùng chỉ buộc rốn dùng kéo cắt phía ngoài chỉ buộc, sát trùng rốn. Lợn con có nanh phải dùng kìm bấm nanh (khéo đụng vào lợt chảy máu). Cân khối lợng từng con, lấy mực đánh dấu để biết con có khối lợng nhỏ cho bú vú cố định ở phần trớc và bên phải. Muộn nhất sau 2 giờ đẻ phải cho lợn con bú sữa đầu. Phải nhặt và đếm số nhau (một lợn con có một nhau) để xem lợn nái có sót nhau hay không, nếu sót nhau phải can thiệp. Cũng không cho lợn nái ăn nhau, lên men gây sốt sữa, rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến chất lợng sữa mẹ, ảnh hưởng đến sinh trưởng lợn con. - Cố định vú cho một số lợn yếu, khối lượng kém. Lợn con được bú vú nào trong vài ba lần sẽ quen và giữ mãi vú đó con khác không tài nào chen lấn đợc.
- Lợn nái đẻ xong, bơm vào tử cung thuốc tím một phần vạn, hoặc furazolidon 1 phần vạn hoặc rivanol 1 phần vạn để tránh nhiễm trùng đường sinh dục. Đo nhiệt độ lợn nái liên tục trong 3 ngày để phát hiện sót nhau, sốt sữa, nhiễm trùng vú để chữa chạy kịp thời. Nái đẻ xong cho uống nước ấm, pha ít muối. - Vệ sinh thân thể. Tháng đầu nái nuôi con phải giữ ổ ấm. Tuyệt đối không tắm cho lợn nái, nhng hàng ngày phải chải khô cho lợn. Sự hao hụt khi sơ sinh và giai đoạn nái nuôi con. . . Trọng lượng lợn sơ sinh ảnh hưởng đến tỉ lệ chết của lợn con. Lợn sơ sinh nhỏ tỉ lệ chết cao hơn lợn có trọng lượng sơ sinh lớn. Kết quả theo dõi ở lợn ngoại lợn lai cho thấy: Khối lượng sơ Tỷ lệ lợn sinh ra Tỷ lệ chết (%) sinh (g) (%) Dưới 800 7,7 56,5
- 800-1000 9,4 26,8 1000-1200 16,2 15,5 Trên 1200 66,7 9,0 Kết quả theo dõi trong 1542 nái, thời gian mang thai trung bình là 115 ngày, trong đó, có 92% nái đẻ từ 113 - 117 ngày, 98,9% nái đẻ ở giai đoạn 111 - 119 ngày và 1,01% đẻ ở các thời điểm khác. Và thấy nái có số con sơ sinh nhiều thường đẻ sớm hơn nái có số lợn sơ sinh ít. Điều đó có thể do sự kích thích của lợn con ở tử cung hoặc có thể do hóc môn sinh dục tiết ra nhiều hơn. Để khắc phục khối lợng sơ sinh nhỏ, phải bồi dưỡng nái chửa kỳ 2 đúng mức . - Trường hợp một số nái nân, không chửa đẻ. Sau khi phối một số nái động hớn lại sau 21 ngày, như vậy người chủ phải nuôi không có lợi ích kinh tế mất 21 ngày. Có một số lợn nái sau khi phối bị nân hoặc chỉ mang thai trong giai đoạn đầu. Nói chung, những nái phối 2 - 3 lần không đầu thai, nên loại bỏ thay nái khác có lợi ích kinh tế
- hơn. Tuy nhiên cũng phải xem xét một số nguyên nhân nái bị nân xổi không chửa đẻ, để khắc phục. + Thời điểm phối giống quá sớm hoặc quá muộn. + Tinh trùng lợn đực yếu mật độ tinh trùng thấp do đực làm việc quá sức hay sử dụng còn quá non tuổi. + Sức khỏe của nái không tốt hoặc nái bị bệnh. + Do tác động bên ngoài + Nái bị stress do nhiệt độ cao, ẩm độ quá lớn + Thức ăn nhiễm độc tố aflaloxin + Đực giống quá béo hoặc có vấn đề khi phối. Nên phải kiểm tra chất lượng tinh của đực, sức khỏe và kỹ thuật phối, với sức khỏe của nái thời điểm cho giao phối để quyết định loại thải hay không. Một số nái mang thai giả. Một số nái sau khi phối không động dục lại, tởng rằng đã thụ thai, nhưng đến thời điểm đẻ lại không đẻ, làm hao tốn 114 ngày nuôi không lợn (không hiệu quả kinh tế). Nái này loại thải ngay, thay thế nái hậu bị khác. + Sự hao mòn của lợn nái nuôi con. Lợn nái nuôi con ở giai đoạn này được ăn tự do, ăn đủ chất. Nếu 1 kg thức ăn có đủ năng lượng từ 2950 Kcalo
- đến 3000 Kcalo, tỉ lệ đạm tiêu hóa 15-16% (đạm thô 22-24%) một ngày lợn nái nuôi con bình quân 8 - 10 con ổ, với khối lợng lợn mẹ 180 - 200 kg, cần ăn từ 5,5 - 6 kg là có thể đáp ứng năng lượng cần 1 ngày của nái trên từ 15.000 - 15.000 Kcalo. Nuôi như vậy tỉ lệ hao mòn cơ thể mẹ không quá 20% (một tỉ lệ cho phép của nái nuôi con). Nếu thức ăn kém chất lượng và số lượng lợn nái hao mòn cơ thể đến 30% (hay hơn) lợn nái sẽ phát sinh hiện tượng liệt chân, hoặc có trường hợp lợn béo mập nhanh mà sữa thì ít, lợn con kém sinh trưởng, năng suất sinh sản kém và bị loại thải nhanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi lợn thịt lớn nhanh nhiều nạc - Nxb Nông Nghiệp
70 p | 375 | 97
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu
6 p | 315 | 48
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía - Bạn của nhà nông: Phần 1
61 p | 167 | 39
-
Kỹ thuật nuôi dưỡng Cá cảnh thưởng thức: Phần 2
116 p | 146 | 33
-
Phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc dê: Phần 2
78 p | 119 | 30
-
Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc rùa: Phần 1
51 p | 119 | 25
-
Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc rùa: Phần 2
54 p | 184 | 23
-
Hướng dẫn nuôi và chăm sóc một số loài chim: Phần 1
70 p | 114 | 21
-
Cẩm nang Nghề nuôi gia cầm: Phần 1
83 p | 105 | 12
-
Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà và ấp trứng
62 p | 56 | 11
-
Giáo trình Chăn nuôi chó, mèo - Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
79 p | 19 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
196 p | 23 | 10
-
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ - Sổ tay bạn của nhà nông: Phần 1
42 p | 96 | 10
-
Giáo trình Chăn nuôi lợn - Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
64 p | 82 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho thú hoang dã (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
84 p | 22 | 7
-
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ: Phần 1
42 p | 60 | 5
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê: Phần 2
81 p | 11 | 2
-
Kỹ thuật chăn nuôi vịt trên cạn: Phần 2
59 p | 11 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn