Các chỉ số phân tích cơ bản
lượt xem 227
download
I. Phân tích nhân tố vĩ mô tác động Đến thị trường chứng khoán 1. Môi trường chính sách và pháp luật v Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động tốt hoặc xấu tới TTCK, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm. v Môi trường chính trị – xã hội luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của TTCK. Yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị, sửa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các chỉ số phân tích cơ bản
- Phân tích cơ bản I. Phân tích nhân tố vĩ mô tác động Đến thị trường chứng khoán 1. Môi trường chính sách và pháp luật v Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động tốt hoặc xấu tới TTCK, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm. v Môi trường chính trị – xã hội luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của TTCK. Yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị, sửa đổi chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK. v Môi trường pháp luật là yếu tố quan trọng tác động tới TTCK. Do vậy môi trường pháp lý cần đuợc xem xét trên các góc độ: § Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK được xây dựng như thế nào, có đủ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay không? § Những mặt khuyến khích, ưu đãi, hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật. § Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến TTCK. 2. Các ảnh hưởng kinh tế vĩ mô Có 3 nhân tố vĩ mô cơ bản nhất tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên TTCK: v Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. v Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp. v Lãi suất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán, khi lãi suất chuẩn tăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng lên. Khi nền kinh tế phát triển tốt thì TTCK có xu hướng đi lên và ngược lại khi kinh tế giảm sút thì TTCK đi xuống. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Vì vậy, các
- nhà đầu tư cần phải cố gắng dự đoán tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ để tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường chứng khoán một cách hợp lý nhất. II. Phân tích ngành v Trong nền kinh tế, có rất nhiều ngành khác nhau như: dược phẩm, hoá chất, công nghệ thông tin, cơ khí, dịch vụ tài chính….Trong quá trình phân tích cần xác định ngành nào có triển vọng phát triển để có quyết định đầu tư hợp lý. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu chính bản thân ngành đó, còn phải nghiên cứu các vấn đến có ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất như: chính sách xuất, nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, các quy định về thuế của Chính phủ đối với một ngành cụ thể nào đó. v Trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ, bạn cần phải phân tích hoạt động toàn ngành trước những vấn đề: § Lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của ngành đó. § Cần theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đúng lúc. § Vào cùng một thời điểm các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó cần đánh giá mức độ rủi ro của từng ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương xứng cần phải có. § Phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro trong tương lai. III. Phân tích tài chính công ty v Việc phân tích các báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong các báo cáo tài chính (chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) nhằm đánh giá: § Tính linh hoạt, nghĩa là khả năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn của công ty. § Khả năng thanh toán, khả năng thực hiện trách nhiệm nợ dài hạn của công ty. § Khả năng sinh lời, là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh. Các hệ số tài chính cơ bản cần phân tích: i. Hệ số khả năng thanh toán v Các hệ số về khả năng thanh toán cho biết khả năng của công ty trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Ta thường xét đến các hệ số sau: Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho 1. Hệ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn
- v Hệ số này nói lên việc công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty không gặp khó khăn nào trong việc chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt. v Hệ số này > 1 thì được đánh giá là an toàn vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán. Tiền + Các chứng khoán khả mại Tiền + Các chứng khoán có thể bán trên thị trường 2. Hệ 3. Hệ số thanh toán tức thời = số thanh toán tức thời = T ng n ng n h n Tổng nợ ngắn hạn v Đây là hệ số phản ánh sự chắc chắn nhất khả năng của công ty đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện thời. Hệ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt. ii. Khả năng lợi nhuận v Việc tính toán khả năng lợi nhuận chỉ ra số lợi nhuận mà một công ty đạt được sau khi có doanh thu. Lợi nhuận hoạt động Lợi nhuận hoạt động 1. Hệ số lợi nhuận 1. Hệ số lợi nhuận = = Doanh thu Doanh thu v Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. v Hệ số lợi nhuận cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động, điều đó rất có lợi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng 2. Hệ số lợi nhuận ròng = Doanh thu v Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng của một công ty so với doanh thu của nó. v Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân 1 ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi 3. Hệ số thu nhập cổ phiếu phổ thông = Mệnh giá CP Pthông + Thặng dư vốn + Lợi nhuận để lại
- v Tỷ lệ này là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với các năm khác. Công thức này so sánh số thu nhập của các cổ đông phổ thông mỗi năm với giá trị của các cổ phiếu công ty. Hệ số này càng cao càng tốt. 4. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần. Lợi nhuận ròng ROE = Vốn cổ đông v Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh các cổ phiếu trên thị trường. v Thông thường hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty. Tổng tài sản - Tổng số nợ - Cổ phiếu ưu đãi Giá trị sổ sách = của cổ phiếu phổ thông Số cổ phiếu phổ thông v Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên sổ sách, một nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá trị thị trường của cổ phiếu, nếu chỉ tiêu này càng thấp hơn so với giá trị thị trường của cổ phiếu đó thì càng đỡ rủi ro. iii. Đánh giá thu nhập 1. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi EPS = Số lượng cổ phiếu phổ thông v EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của cổ đông phổ thông. v Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn. 2. Hệ số giá / thu nhập Giá thị trường P/E = Thu nhập của mỗi cổ phiếu v Hệ số P/E là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định
- đến giá thị trường của cổ phiếu đó còn hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. v P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đồng thu nhập. v Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. v P/E cao có nghĩa là người đầu tư dự kiến công ty sẽ tăng trưởng nhanh và cổ tức sẽ tăng cao trong tương lai. Cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu phổ thông hàng năm 3. Hệ số chi trả cổ tức = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu v Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông dưới dạng cổ tức. hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi lẽ họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ. Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu phổ thông 4. Lợi tức hiện thời = Giá thị trường hiện thời v Hệ số này thể hiện tỷ lệ giữa mức cổ tức chi trả so với giá trị thị trường hiện thời của cổ phiếu, nó phản ánh lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. v Nếu tỷ lệ này càng cao thì càng được các nhà đầu tư quan tâm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chỉ tiêu phân tích báo cáo Tài chính doanh nghiệp
15 p | 3792 | 1536
-
Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích chứng khoán được sử dụng rất phổ biến
6 p | 1429 | 407
-
Phân tích kĩ thuật thị trường chứng khoán - 2
7 p | 542 | 336
-
Phân tích cơ bản về chứng khoán
10 p | 862 | 244
-
Chương 6: Các phương pháp phân tích trong đầu tư chứng khoán
23 p | 415 | 152
-
DÃY SỐ THỜI GIAN TRONG THỐNG KÊ
7 p | 1417 | 120
-
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
6 p | 286 | 80
-
Đánh giá chỉ số tài chính của công ty niêm yết
7 p | 205 | 62
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 3: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
25 p | 228 | 33
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Chương 2: Giới thiệu phân tích báo cáo tài chính (tt)
34 p | 251 | 31
-
Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán: Báo cáo tài chính và phân tích chỉ số tài chính - Lê Văn Lâm
41 p | 124 | 19
-
Bài giảng Phân tích kỹ thuật trong đầu tư cổ phiếu - Phạm Thu Thủy
48 p | 137 | 16
-
Bài giảng Phân tích chứng khoán vốn: Chương 7 - Th.S Phạm Hoàng Thạch
17 p | 57 | 9
-
Bài giảng Phân tích đầu tư chứng khoán: Chương 5 (Phần 2) - ThS. Phạm Hoàng Thạch
22 p | 110 | 9
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 2.2: Phân tích dự án từ các quan điểm khác nhau
11 p | 71 | 3
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 13 – Trần Thị Quế Giang
32 p | 53 | 3
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 5 và 6: Phân tích rủi ro và độ nhạy
19 p | 61 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn