CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
lượt xem 219
download
Để hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập: Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… Như vậy, thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc các pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP a. Khái niệm về Thuế thu nhập doanh nghiệp. Để hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập: Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… Như vậy, thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc các pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ. Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của các cơ sở sản xu ất kinh doanh, dịch vụ. b. Xác định Thuế thu nhập doanh nghiệp Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế (=) thu nhập tính thuế (x) thuế suất. Trường hợp doanh nghiệp nêu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ ́ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp (=) (Thu nhập tính thuế (-) Phần trích lập quỹ KH&CN ) (x) Thuế suất thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ Trang 1
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. - Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau: Thu nhập tính thuế ( = )Thu nhập chịu thuế ( - ) Thu nhập được miễn thuế (+) Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định - Thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế (=) Doanh thu (-) Chi phí được trừ (+) Các khoản thu nhập khác Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. + Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Trang 2
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP Thời điểm xác định doanh thu để tính thuế thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng cung ứng dịch vụ. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể trong các nghị định, thông tư của Bộ tài chính ban hành. + Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng điều kiện quy định và không nằm trong những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Các khoản chi phí được trừ là các khoản đáp ứng được các điều kiện sau : • Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. • Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các khoản chi không được trừ để xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: • Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. • Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính. • Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác. • Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định. • Phần chi phí nguyên vật liệu, nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho. Trang 3
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP • Phần chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất căn bản do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. • Trích khấu hao tài sản cố định không đúng theo quy định của pháp luật. • Khoản trích trước bằng chi phí không đúng theo quy định của pháp luật. • Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân,tiền thù lao cho các sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. • Chi trả vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu. • Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ; thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp. • Phần chi quảng cáo tiếp thị khuyến mãi, hoa hồng môi giới, chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, chi báo biếu tặng cho các cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi đã trừ. Đối với doanh nghiệp mới thành lập phần chi không vượt quá 15% trong 3 năm đầu… • Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ giáo dục, y tế khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật. +Các khoản thu nhập khác Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp - Thu nhập được miễn thuế được quy định cụ thể trong các nghị định, thông tư của Bộ tài chính ban hành. - Thuế suất Trang 4
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh như sau: • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%. • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tối thiểu 32% ~ 50%. • Đối với hoạt động xổ số kiến thiết, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suầt là 28%. Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản thu nhập sau thuế của hoạt động xổ số kiến thiết. 2. PHÂN BIỆT CHÊNH LỆCH TẠM THỜI VÀ CHÊNH LỆCH VĨNH VIỄN a. Các khoản chênh lệch tạm thời. Là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời đểm pháp luật về quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. b. Các khoản chênh lệch vĩnh viễn. Là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu,thu nhập khác chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. KẾ TOÁN CHI TIẾT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP a. Chứng từ kế toán − Bảng báo cáo kết quả kinh doanh − Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. − Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. − Tờ khai quyết tóan thuế thu nhập doanh nghiệp. − Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Trang 5
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP b. Sổ kế toán Theo quy định hiện nay liên quan đến chi phí thuế, Doanh nghiệp phải mở các Bảng, Sổ kế toán sau đây để theo dõi: - Bảng xác định chệnh lệch tạm thời chịu thuế, Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ, Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng, Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Mẫu các Bảng và cách ghi chép số liệu đã được hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. - Sổ cái TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Sổ chi tiết cho từng loại Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch - Sổ cái TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và Sổ chi tiết cho từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch. - Sổ cái TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và Sổ chi tiết TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành, TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại c. Trình tự ghi sổ Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của quý đó. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập daonh nghiệp thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó. Trường hợp số thuế thu nhập daonh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp Trang 6
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP đươc hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cúa các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm hiên sai sót. 4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP a. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hiện hành: Thuế TNDN hiện hành (=) Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành (x) Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành • Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành o Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính Có TK 3334- Thuế TNDN: số tạm tính Khi thực nộp số thuế này: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN Có TK 111, 112... o Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các năm trước, Doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót: + Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi: Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung Khi thực nộp số thuế này: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN Có TK 111, 112... Trang 7
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP + Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm o Cuối năm tài chính. - So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toá phải nộp trong năm, kế toán ghi: + Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung Khi thực nộp số thuế này: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN Có TK 111, 112... + Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm - So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi: + Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành + Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3334-Thuế thu nhập doanh nghiệp:tài khoản này phản ánh số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp từng quý và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm. Trang 8
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP Tài khoản 347: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả- tài khoản này phản ánh khoản tiền thuế là thu nhập hoãn lại phải trả, cuối năm kế toán tính và lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”. Tài khoản 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại- tài khoản này phản ánh khoản tiền thuế là thu nhập hoãn lại, cuối năm kế toán tính và lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”. Tài khoản 8211: Chi phi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Ghi nhận chi phí thuế thu nhập của năm tài chính hiện hành mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp theo luật thuế thu nhập doanh nghịêp. Tài khoản 8211:Chi phhí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp. o Nghiệp vụ kế toán Ví dụ: - Trong 2 năm 2005 và 2006, Công ty Thăng Long phải xác định khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong từng năm là 4.500.000 đ tương ứng với việc ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại mỗi năm là 1.260.000đ (4.500.000x28%). Kế toán ghi: Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại : 1.260.000 đ Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1.260.000 đ. - Năm 2007, Công ty Thăng Long phải xác định: + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ Kết quả, năm 2007, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 140.000 đ Kế toán ghi: Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 140.000 đ Trang 9
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ QUYÊN LỚP: KT3-K2007TP Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 140.000 đ. - Năm 2008, Công ty Thăng Long xác định: + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 4.500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.260.000 đ. Kế toán ghi: Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.260.000 đ Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 1.260.000 đ. - Năm 2009 và 2010, Công ty Thăng Long xác định: Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm liên quan đến TSCĐ A trong mỗi năm là 2.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 560.000 đ. Kế toán ghi: Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 560.000 đ Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 560.000 đ. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Giáo trình kế toán tài chính phần 5 - Bộ môn kế toán tài chính -Trường Đại Học Kinh Tế TpHCM. 2- Thông tư 130 /2008/TT-BTC Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
6 p | 2039 | 452
-
Giáo trình Kinh tế đầu tư Chương 1
14 p | 1283 | 395
-
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
9 p | 810 | 265
-
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
13 p | 345 | 155
-
Những vấn đề lý luận về ngân hàng
5 p | 267 | 106
-
Những vấn đề lý luận về ngân hàng
6 p | 230 | 76
-
Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay dài hạn của NHNNo&PTNT chi nhánh Đồng Nai
18 p | 203 | 65
-
Đề tài: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng quốc doanh (VIBank) chi nhánh Đồng Nai
15 p | 124 | 34
-
Bài thuyết trình: Các điều kiện phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
20 p | 176 | 28
-
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TRONG DOANH NGHIỆP
14 p | 232 | 21
-
Đề cương chi tiết học phần: Quản lý thị trường bất động sản
5 p | 85 | 12
-
Lý luận chung về thuế
11 p | 100 | 10
-
Đề tài: Tìm hiểu về bảo hiểm vi mô trong thời gian vừa qua
13 p | 85 | 7
-
Bài giảng Cải cách thuế - Jay K. Rosengard
7 p | 61 | 5
-
Bài giảng Chương 1: Lý luận cơ bản về tài chính – ThS. Nguyễn Anh Tuấn
11 p | 72 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Sở giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam
17 p | 67 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Ninh Giang - Hải Dương
11 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn