intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các công cụ kiểm tra chất lượng kết nối mạng (Phần 2)

Chia sẻ: Ngoc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một kết nối mạng bị chậm có thể do rất nhiều nguyên nhân. Và việc cô lập vùng mạng bị chậm trên toàn bộ tuyến đường mà gói tin đã và sẽ được gửi đi là vô cùng quan trọng. Dò đường đi của gói tin Đầu tiên, để chuyển sang tính năng Tracert, bạn bấm vào nút mũi tên màu xanh bên cạnh nút Ping mặc định của chương trình. Kế tiếp, bạn chọn chức năng Traceroute Function và nút chức năng Ping khi đó sẽ chuyển thành nút Tracert. Giờ thì bạn chọn những địa chỉ mà bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các công cụ kiểm tra chất lượng kết nối mạng (Phần 2)

  1. Các công cụ kiểm tra chất lượng kết nối mạng (Phần 2) Một kết nối mạng bị chậm có thể do rất nhiều nguyên nhân. Và việc cô lập vùng mạng bị chậm trên toàn bộ tuyến đường mà gói tin đã và sẽ được gửi đi là vô cùng quan trọng. Dò đường đi của gói tin Đầu tiên, để chuyển sang tính năng Tracert, bạn bấm vào nút mũi tên màu xanh bên cạnh nút Ping mặc định của chương trình. Kế tiếp, bạn chọn chức năng Traceroute Function và nút chức năng Ping khi đó sẽ chuyển thành nút Tracert. Giờ thì bạn chọn những địa chỉ mà bạn cần dò tìm đường đi từ máy tính bạn đến đó. Nhấn vào các hộp chọn phía trước các mục trong danh sách bên cạnh trái. Trường hợp các địa chỉ bạn muốn dò không có trong danh sách, bạn có thể dùng các nút Add S, Add G hay Add R để thêm chúng vào danh sách. Hoặc bạn có thể gõ địa chỉ vào ô trắng ngay bên dưới danh sách để dùng chúng một lần thôi cũng được. Khi di chuyển con trỏ chọn trong danh sách vào các mục nhóm theo dạng Group, thì các địa chỉ IP hay các tên miền có trong nhóm đó sẽ xuất hiện trong một cửa sổ nhỏ bên dưới. Cửa sổ đó giúp bạn dễ dàng chọn lựa nhóm địa chỉ mà bạn cần dò tìm đường đi. Trong ví dụ bên dưới, bạn đã nhập thêm vào danh sách một nhóm mang tên các máy chủ tìm kiếm Search Engine. Như vậy, mỗi khi bạn đặt con trỏ trong cửa sổ chọn lựa địa chỉ IP dò tìm đường đi vào mục Search Engine đó, danh sách các máy chủ tìm kiếm mà bạn đã đặt vào nhóm ấy sẽ hiện ra. Nếu với tính năng Ping trong phần trước, chúng ta đã biết cách thay đổi các tùy chỉnh ở mục Set parameter for Ping, thì khi bạn chuyển chế độ hoạt động của chương trình sang chức năng Tracert, thì phần lựa chọn cũng tự động chuyển thành Set parameter for Tracert.
  2. Các lựa chọn mà bạn có thể thay đổi trong chức năng này bao gồm: phân giải địa chỉ khi dò đường thành tên miền hay tên máy chủ (Resolve Address to Host Names). Nghĩa là khi gói tin phản hồi về từ một địa chỉ bất kỳ trên internet, thay vì hiển thị địa chỉ đó, chương trình sẽ tìm cách phân giải nó thành tên máy chủ đang sở hữu địa chỉ IP đó. Cách làm này giúp bạn dễ dàng quan sát đường đi của gói tin, thay vì phải nhớ hàng loạt các địa chỉ IP. Tham số thứ hai ảnh hưởng đến kết quả của việc dò đường chính là số lượng bước nhảy tối đa mà gói tin có thể được phép đi qua (Maximum Number of Hops). Cứ mỗi khi gói tin được đi qua một vị trí mạng bất kỳ trên internet, chương trình sẽ ghi nhận số bước nhảy. Nếu quá số bước quy định trong mục Maximum Number of Hops mà vẫn chưa đến được mục tiêu cần dò tìm, thì xem như việc dò tìm không thành công. Cách làm này sẽ tránh được việc gói tin bị gửi đi lòng vòng qua rất nhiều điểm mạng, mà không bao giờ đi được đến đích, và làm tốn rất nhiều thời gian chờ đợi. Giá trị mặc định của số bước nhảy là 30 bước. Giá trị Host List yêu cầu gói tin phải đi qua điểm ấy trước khi đi đến đích. Còn thời gian Time Out tính bằng mili giây là khoảng thời gian tối đa mà chương trình sẽ chờ đợi gói tin trở về. Nếu hết thời gian này, mà gói tin chưa trở về, thì xem như gói tin ấy đã bị mất trên đường truyền. Giá trị mặc định của thời gian Time Out này là 600 mili giây. Khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị và thay đổi tham số, bạn nhấn nút Tracert, và kết quả của việc dò tìm sẽ hiển thị trong hộp đen bên dưới cửa sổ chương trình. Từng vị trí mà gói tin đi qua sẽ được đánh số theo thứ tự. Đi kèm theo đó là thời gian mà gói tin phản hồi được kiểm tra qua ba lần ping. Trường hợp có gói tin nào đó không phản hồi, thì thời gian được thay bằng dấu *. Trường hợp bạn tiến hành Tracert cùng lúc nhiều vị trí trên mạng, thì kết quả khá rối rắm. Bạn có thể lọc kết quả hiển thị theo hai chức năng Jump to Host: Tracing và Completed. Menu Tracing dùng để bạn lọc các các kết quả đang thực hiện, còn Completed thì lọc các kết quả đã hoàn thành.
  3. Muốn lưu lại kết quả dò tìm đường đi để tham khảo về sau, thì sau khi đã có kết quả trong cửa sổ bên dưới, bạn hãy dùng chức năng Export ở thanh công cụ ngay phía trên. Chương trình Ping Tester Professional sẽ hỏi bạn muốn lưu kết quả ấy theo dạng nào. Nếu muốn đọc kết quả theo dạng văn bản, bạn hãy chọn chế độ Text và chươngtrình sẽ tạo ra tập tin dạng TXT. Nhưng lưu ý rằng tính năng Export này chỉ hoạt động khi bạn mua bản quyền sử dụng chương trình. Nếu bạn đang dùng bản dùng thử, một yêu cầu nhập vào tên truy cập và mã bản quyền sẽ hiện ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất liệu ra theo dạng bảng tính Excel với định dạng tập tin CSV. Kiểu định dạng bảng tính đơn giản này sẽ giúp bạn xử lý các cột dữ liệu tốt hơn là dạng văn bản. Khi cần xem lại các thông tin đã lưu ngay trong chương trình Ping Tester Professional, bạn hãy sử dụng nút chức năng Open ở cạnh bên nút Export. Khi đó, một cửa sổ quản lý thư mục và tập tin sẽ hiện ra để bạn chọn lựa. Các tập tin có thể mở sẽ thuộc định dạng mà chương trình đã từng xuất ra như *.txt hay *.csv.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2