intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC CỬA Ô HÀ NỘI

Chia sẻ: Haivan Haivan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

302
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các cửa ô Hà Nội đã được nêu trong nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Lời ca bất hủ trên đây trong bài ca Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã làm xao xuyến hàng triệu con tim khi nhắc tới tên các cửa ô của Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Cao khi sáng tác bài ca Tiến về Hà Nội đã viết: "Năm cửa ô tiến về". Nhiều người tự hỏi: "Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?". Hiện nay, người Hà Nội thường quen kể tên những cửa ô: Yên Phụ, Quan Chưởng, Đống......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC CỬA Ô HÀ NỘI

  1. CÁC CỬA Ô HÀ NỘI Hà Nội vui sao Những cửa đầu ô Tíu tít gánh gồng Đây ô chợ Dừa, kia ô Cầu Dền Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm... Các cửa ô Hà Nội đã được nêu trong nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Lời ca bất hủ trên đây trong bài ca Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã làm xao xuyến hàng triệu con tim khi nhắc tới tên các cửa ô của Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Cao khi sáng tác bài ca Tiến về Hà Nội đã viết: "Năm cửa ô tiến về". Nhiều người tự hỏi: "Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?". Hiện nay, người Hà Nội thường quen kể tên những cửa ô: Yên Phụ, Quan Chưởng, Đống Mác, Cầu Dền, Đồng Lầm, Chợ Dừa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã có nhiều cửa ô, con số các cửa ô thay đổi theo thời gian. Ca dao Hà Nội không có bài nào thống kê các cửa ô như đã thống kê các phố phường xưa: Hà Nội ba sáu phố phường Hàng Mắm, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh... Muốn tìm hiểu đích xác các cửa ô, phải tra cứu trong sách vở, thư tịch cũ. Đây là việc khó khăn. Vì rằng, các sách vở, thư tịch còn lại từ thời Lê trở về trước thảng hoặc mới nhắc tới một vài cửa ô. Sang đời nhà Nguyễn, tình hình có khác. Sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX cho biết Hà Nội có 21 cửa ô. Song, sách này lại không kể đầy đủ tên 21 cửa ô kia. Phải đợi đến năm 1831, khi hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng bản đồ Toà thành Hà Nội, mới thấy ghi lại vị trí và tên 16 cửa ô: ô Yên Hoa nay là ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên, ô Yên Tĩnh nay là ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc, ô Thạch Khối nay là đầu dốc Hàng Than, ô Phúc Lâm nay là đầu phố Hàng Đậu, ô Thanh Hà nay là ô Quan Chưởng, ô Trừng Thanh nay ở vào khoảng mé phải nhà tắm công cộng Chợ Gạo cũ, ô Mỹ Lộc nay là ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm, ô Đông An nay là ngã ba Trần Quang Khải - Hàng Thùng, ô Tây Luông nay là Nhà hát Thành phố, ô Nhân Hoà nay là ngã ba Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo, ô Thanh Lãng nay là ô Đống Mác, ô Yên Ninh nay là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt (tức ô Cầu Dền), ô Kim Hoa ở ngã tư quốc lộ 1 - Đại Cồ Việt (tức ô Đồng Lầm), ô Thịnh Quang nay là ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên (tức ô Chợ Dừa), ô Thanh Bảo nay là bến ô tô Kim Mã, ô Thuỵ Chương nay là khoảng vườn hoa Tây Hồ ở đầu đường Hoàng Hoa Thám.
  2. Như vậy, vào khoảng 1831 Hà Nội có 16 cửa ô. Nhưng đến năm 1866 thì mất một cửa ô. Vì xem bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô. Mất cửa ô Nhân Hoà. Và nhiều cửa ô mang tên mới: Yên Hoa thành Yên Phụ, Yên Tĩnh thành Yên Định, Thạch Khối thành Nghĩa Lập, Phúc Lâm thành Tiền Trung, Tây Luông thành Trường Long, Thanh Lãng thành Lãng Yên, Yên Ninh thành Thịnh Yên, Kim Hoa thành Kim Liên, Thịnh Quang thành Thịnh Hào. Khoảng mười lăm năm tiếp theo, cũng vẫn 15 cửa ô, nhưng Yên Định đã đổi ra Yên Ninh, Đông Hà thành Thanh Hà, Trường Long thành Cựu Lâu. Điều đáng chú ý là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hông có 11 cửa. Đó là vì các cửa ô chính là các cửa của tòa thành đất bao bọc quanh kinh thành Thăng Long. Ra vào kinh thành tất phải qua cửa ô. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành. Song thời đó đường giao thông nối Thăng Long với bốn phương chủ yếu là đường sông, cho nên dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung ở đây. Vì vậy, phải mở nhiều cửa ô để đi lại được dễ dàng. Hai cửa ô Thanh Hà và Trừng Thanh rất gần nhau vì thời xưa cửa sông Tô Lịch nằm giữa hai ô này. Cho nên tuy gần thế mà là xa cách- cách sông cách đò. Sau hơn 100 năm, 15 cửa ô kia chỉ còn sót lại một cửa, và trong ký ức của nhân dân chỉ lưu lại tên tuổi của sáu cửa ô mà phần lớn được gọi bằng tên nôm: ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng (tức Thanh Hà), ô Đống Mác (tức Lãng Yên), ô Cầu Dền (tức Thịnh Yên), ô Đồng Lầm (tức Kim Liên), ô Chợ Dừa (tức Thịnh Hào). Có một cửa ô nữa đã đi vào ca dao - ô Hàng Đậu, tức Phúc Lâm - nhưng nay không ai nhắc tới nữa./
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2