intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

141
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán phân biệt: - Nhiều bệnh nội khoa có thể gây ra các triệu chứng tương tự các cơn hoảng sợ (loạn nhịp tim, thiếu máu não, bệnh mạch vành, nhiễm độc giáp trạng). Cần tiến hành tìm hiểu bệnh sử và khám xét cơ thể đầy đủ để loại trừ các bệnh lý này. - Nếu cơn chỉ xuất hiện trong những tình huống gây sợ đặc biệt, xem Rối loạn ám ảnh sợ. - Nếu khí sắc trầm buồn, xem Trầm cảm. 4. Các hướng dẫn quản lý: Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 3)

  1. CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 3) 3. Chẩn đoán phân biệt: - Nhiều bệnh nội khoa có thể gây ra các triệu chứng tương tự các cơn hoảng sợ (loạn nhịp tim, thiếu máu não, bệnh mạch vành, nhiễm độc giáp trạng). Cần tiến hành tìm hiểu bệnh sử và khám xét cơ thể đầy đủ để loại trừ các bệnh lý này. - Nếu cơn chỉ xuất hiện trong những tình huống gây sợ đặc biệt, xem Rối loạn ám ảnh sợ. - Nếu khí sắc trầm buồn, xem Trầm cảm. 4. Các hướng dẫn quản lý: Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Rối loạn hoảng sợ là phổ biến và có thể điều trị được. - Lo âu thường gây ra các nhận cảm sợ hãi về cơ thể: đau ngực, chóng mặt, thở nhanh. Đó không phải là các dấu hiệu của một bệnh lý cơ thể: chúng sẽ đi qua khi lo âu đã được chế ngự.
  2. - Lo âu còn gây ra những ý nghĩ: sợ chết, cảm nhận thấy sắp bị điên loạn hoặc mất tự chủ. Các ý nghĩ này cũng qua đi khi lo âu đã được kiểm soát. - Các biểu hiện lo âu về cơ thể và tâm thần có tác động củng cố lẫn nhau. Việc bệnh nhân chú ý vào các triệu chứng cơ thể sẽ càng làm tăng cường lo sợ. - Một bệnh nhân cách ly hay tránh né các hoàn cảnh mà cơn hoảng sợ đã xuất hiện sẽ chỉ càng làm tăng thêm nỗi lo âu sợ hãi của mình. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: - Khuyên bệnh nhân thực hiện các bước sau đây khi một cơn hoảng sợ xuất hiện: · Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi. · Tập trung vào việc chế ngự lo âu song không cần quan tâm đến các triệu chứng về mặt cơ thể. · Tiến hành thở chậm, thư giãn, thở quá sâu hay quá nhanh (tăng thông khí) có thể gây ra một số triệu chứng cơ thể của cơn hoảng sợ. Việc kiểm soát nhịp thở sẽ làm giảm các triệu chứng về cơ thể này. · Tự nhủ rằng đó là một cơn hoảng sợ; các cảm giác và ý nghĩ sợ hãi sẽ qua đi nhanh chóng.
  3. - Xác định những nỗi lo đã bị khuếch đại và xuất hiện trong cơn hoảng sợ (ví dụ: bệnh nhân sợ rằng mình đang bị nhồi máu cơ tim). - Thảo luận cách đương đầu với các nỗi lo trong cơn hoảng sợ đó (ví dụ: bệnh nhân phải tự nhủ rằng "Tôi không bị nhồi máu cơ tim. Đó là một cơn hoảng sợ và cơn sẽ qua đi trong vài phút"). 6. Thuốc: - Nhiều bệnh nhân tốt lên sau khi được tư vấn như trên và không cần phải dùng thuốc. - Nếu cơn hoảng sợ xảy ra thường xuyên và nặng; hoặc nếu bệnh nhân có trầm cảm rõ rệt, có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Imipramin 25mg uống buổi tối tăng dần đến liều 100 - 150 mg uống tối trong 2 tuần). Với các bệnh nhân cơn xảy ra không thường xuyên và các triệu chứng nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc chống lo âu trong một giai đoạn ngắn (ví dụ: Lorazepame 0,5 - 1,0 mg cho 3 lần/ngày). 7. Khám chuyên khoa: - Xem xét khám chuyên khoa nếu cơn hoảng sợ nặng, tiếp diễn sau các đợt trị liệu nêu trên.
  4. - Chuyển sang trị liệu nhận thức, hành vi, nếu có, có thể có hiệu quả với các bệnh nhân không có tiến bộ với các trị liệu trên. - Hoảng sợ thường gây ra các triệu chứng về mặt cơ thể. Tránh việc khám xét không cần thiết. IV. RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ 1. Các biểu hiện triệu chứng: Có thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Các triệu chứng có thể thay đổi nhiều tùy theo nền văn hóa. Có thể có một hoặc nhiều triệu chứng và các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. 2. Các đặc trưng để chẩn đoán: - Nhiều triệu chứng cơ thể khác nhau không thể giải thích được (cần hỏi bệnh sử chi tiết và thăm khám tỉ mỉ để xác định điều này). - Đi khám thường xuyên mặc dù các xét nghiệm đều âm tính. - Một số bệnh nhân lúc đầu có thể quan tâm làm việc giảm nhẹ các triệu chứng cơ thể. Số khác lại lo bị mắc một bệnh cơ thể và không tin rằng mình không hề bị bệnh (rối loạn nghi bệnh). - Có thể hay gặp các triệu chứng trầm cảm và lo âu.
  5. 3. Chẩn đoán phân biệt: - Tìm kiếm ma túy để giảm nhẹ cơn đau cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn do sử dụng ma túy, xem Rối loạn do sử dụng ma túy. - Nếu cảm xúc trầm buồn nổi trội, xem Trầm cảm. - Nếu có những niềm tin bất thường về các triệu chứng (ví dụ: tin rằng các cơ quan đang bị mục nát), xem Rối loạn thần cấp. - Nếu triệu chứng lo âu nổi trội, xem Rối loạn hoảng sợ và Rối loạn lo âu lan tỏa. 4. Chỉ dẫn quản lý: Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Stress thường gây ra các triệu chứng cơ thể. - Tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng, không tập trung vào việc phát hiện nguyên nhân của chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1