intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam trước những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Chia sẻ: ViUzumaki2711 ViUzumaki2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu vài nét về AEC; phân tích những cơ hội lớn như mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu,…cho các doanh nghiệp (DN) nước ta nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng khi tham gia vào AEC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam trước những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH<br /> QUẢNG NAM TRƯỚC NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC<br /> KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN<br /> Võ Thiện Chín1<br /> Tóm tắt: Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN<br /> Economic Community) chính thức được thành lập, đây là một bước ngoặt đánh dấu sự hội<br /> nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Báo cáo khoa học này<br /> sẽ giới thiệu vài nét về AEC; phân tích những cơ hội lớn như mở rộng thị trường, nâng<br /> cao năng lực cạnh tranh, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu,…cho các doanh nghiệp (DN)<br /> nước ta nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng khi tham gia vào AEC. Đồng thời, các DN<br /> phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi gia nhập vào AEC như: Sự cạnh tranh<br /> về hàng hóa, dịch vụ; sự di chuyển lao động chất lượng cao; về cải cách thể chế, tái cơ<br /> cấu kinh tế và thách thức đối với đầu tư phát triển sản xuất. Qua đó, tác giả sẽ gợi ý<br /> những giải pháp để cơ quan nhà nước và các DN Việt Nam, các DN tỉnh Quảng Nam<br /> tham khảo cho quá trình hội nhập AEC đạt hiệu quả tốt hơn.<br /> Từ khoá: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, doanh nghiệp, Quảng Nam, Việt Nam<br /> 1. Mở đầu<br /> Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trên đà hội nhập mạnh mẽ, và đã<br /> thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó việc thành lập AEC vào ngày 31 tháng 12 năm<br /> 2015 là một nội dung hội nhập quan trọng nhất. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu<br /> sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á với 10 quốc gia,<br /> dân số hơn 620 triệu người, trong đó 300 triệu người tham gia lực lượng lao động, thu<br /> nhập bình quân đầu người hơn 4500 USD/người/năm sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức<br /> đối với các DN Việt Nam nói chung, các DN của tỉnh Quảng Nam nói riêng.<br /> Xét về cơ hội, các DN Việt Nam và các DN của tỉnh Quảng Nam sẽ được một<br /> thị trường hàng hoá và dịch vụ rộng lớn hơn; đât nước Việt Nam cũng sẽ có cơ hội thu<br /> hút vốn đầu tư nước ngoài nhiêu hơn, từ các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như<br /> Singapore, Indonesia và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt<br /> Nam; các DN Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp<br /> phần gia tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, song song với những cơ hội là những thách<br /> thức không nhỏ do hầu hết các DN Việt Nam không chỉ nhỏ bé về quy mô mà còn yếu về<br /> công nghệ. AEC bắt đầu có hiệu lực, các DN Việt Nam và các DN của tỉnh Quảng<br /> Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ<br /> ASEAN, đầu tư của các nước ASEAN. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí<br /> đóng cửa nếu không có sự chuẩn bị ngay bây giờ.<br /> Trong bối cảnh đó việc đề xuất các giải pháp nhằm giúp các DN Việt Nam và các<br /> DN của tỉnh Quảng Nam đón lấy những cơ hội và tránh được những thách thức một cách<br /> vững chắc trong nền kinh tế Đông Nam Á là một yêu cầu cấp thiết.<br /> <br /> 1<br /> <br /> ThS, NCS Khoa Kinh tế, trường Đại học Quảng Nam.<br /> <br /> 9<br /> <br /> VÕ THIỆN CHÍN<br /> 2. Nội dung<br /> 2.1. Vài nét về Cộng đồng kinh tế ASEAN<br /> Cuối năm 2015, AEC chính thức ra đời với mong muốn phát triển ASEAN trở thành<br /> một khu vực cạnh tranh, ổn định, thịnh vượng với sự phát triển kinh tế công bằng, giảm<br /> đói nghèo và phân hóa kinh tế - xã hội. AEC sẽ cùng với Cộng đồng an ninh - chính trị<br /> ASEAN (APSC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) làm nên ba trụ cột của<br /> Cộng đồng ASEAN. Trong đó, AEC là một trụ cột quan trọng trong Cộng đồng ASEAN.<br /> Mục đích của việc hình thành AEC là: Tăng cường khả năng cạnh tranh của<br /> ASEAN; Cải thiện môi trường đầu tư ở ASEAN; Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các<br /> nước thành viên và đạt được sự hội nhập kinh tế sâu hơn trong khu vực.<br /> Mục tiêu của việc thành lập AEC là thực hiện bốn trụ cột sau đây:<br /> Thứ nhất: Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất<br /> Ở trụ cột này, các nước ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là: (1) Tự do<br /> hoá thương mại hàng hoá; (2) tự do hoá thương mại dịch vụ; (3) tự do hoá đầu tư, tài<br /> chính và lao động. Theo đó, trong thời gian tới, để tự do hóa thương mại hàng hóa, các<br /> thành viên ASEAN sẽ tham gia lộ trình cắt giảm thuế; cải cách hải quan và các biện pháp<br /> tạo thuận lợi thương mại khác. Hướng tới tự do hóa thương mại dịch vụ, các nước<br /> ASEAN sẽ tiến hành đàm phán 11 gói cam kết cho đến cuối năm 2015. Các lĩnh vực dịch<br /> vụ được ASEAN ưu tiên tự do hoá gồm: ASEAN điện tử (e-ASEAN), y tế, logistics, hàng<br /> không và du lịch. Cho đến nay, các nước ASEAN đã đạt được 8 gói cam kết về dịch vụ, 5<br /> gói cam kết dịch vụ tài chính và 7 gói dịch vụ vận tải đường hàng không. Trong lĩnh vực<br /> tự do hóa đầu tư, tài chính và lao động, ASEAN chú trọng thúc đẩy đầu tư nội khối thông<br /> qua Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) với mục tiêu là tạo ra một cơ chế đầu tư<br /> tự do, mở cửa trong ASEAN được thực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng<br /> cường bảo vệ nhà đầu tư của các nước thành viên và các khoản đầu tư của họ; cải thiện<br /> tính minh bạch và khả năng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến,<br /> hợp tác tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất. Đối với hội nhập tài chính tiền<br /> tệ, các nước ASEAN chú trọng bốn lĩnh vực: (1)- Phát triển thị trường vốn, (2)- Tự do hóa<br /> dịch vụ tài chính, (3)- Tự do hóa tài khoản vốn và (4)- Hợp tác tiền tệ ASEAN.<br /> Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩy<br /> hoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết các Thoả thuận công nhận<br /> lẫn nhau (MRAs - Mutual Recognition Agreement). Theo đó, cho phép chứng chỉ của lao<br /> động lành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽ được<br /> thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực. Đến nay, ASEAN đã ký kết 7<br /> MRAs đối với lao động trong các lĩnh vực sau: Dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, dịch<br /> vụ kiến trúc, chứng chỉ giám sát, người hành nghề y, người hành nghề nha khoa và hành<br /> nghề kế toán.<br /> Thứ hai: Một khu vực kinh tế cạnh tranh<br /> Để đạt mục tiêu xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh, AEC đang hướng vào 4<br /> hoạt động chính gồm: Chính sách cạnh tranh; bảo vệ người tiêu dùng; bảo vệ quyền sở<br /> hữu trí tuệ và phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan, thương mại địa phương.<br /> 10<br /> <br /> CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP…<br /> Thứ ba: Một khu vực phát triển đồng đều<br /> Để tạo lập một ASEAN phát triển đồng đều, ASEAN đã xem xét để xây dựng một<br /> chiến lược để phát triển DN nhỏ và vừa, thiết lập một khung chương trình chung cho các<br /> doanh nhân ASEAN và đưa ra Sáng kiến Hội nhập ASEAN (AIA). IAI giúp các nước<br /> Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp nguồn<br /> lực kỹ thuật và tài chính cho một loạt các dự án phát triển để hỗ trợ khu vực hội nhập như<br /> phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin.<br /> Thứ tư: Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu<br /> Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN nhất trí việc giữ vững vai trò "trung tâm" của<br /> toàn khối trong quan hệ đối ngoại; thúc đẩy đàm phán các FTA và Hiệp định đối tác kinh<br /> tế toàn diện; tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho tới cuối năm 2013,<br /> ước tính AEC đã đạt tỷ lệ thực hiện là 79,7% các mục tiêu đặt ra với các trụ cột nêu trên.<br /> Điều đó cho thấy ASEAN còn nhiều việc phải làm để thực hiện AEC theo đúng lịch trình<br /> đã đề ra.<br /> Ngoài 4 trụ cột trên, có 7 điều nên biết về AEC theo kết quả nghiên cứu của<br /> McKinsey: (1). 10 thành viên ASEAN cộng lại sẽ là một nền kinh tế lớn (đứng thứ 7 thế<br /> giới), là thị trường gần như không thể bỏ qua. Việt Nam không biết tận dụng cơ hội thì rất<br /> đáng tiếc. (2). AEC là thị trường đơn rất đa dạng về trình độ phát triển kinh tế, tôn giáo,…<br /> nên nếu khai thác được những khía cạnh khác nhau thì cơ hội cũng không ít. (3). Các nước<br /> ASEAN có nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc cho tăng trưởng, trong đó, ngay cả các nước<br /> kém phát triển hơn như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar cũng có tốc độ tăng trưởng<br /> cao. (4). AEC là một khu vực tiêu dùng có nhu cầu tăng cao. Đối với một quốc gia sản<br /> xuất hàng tiêu dùng lớn như Việt Nam thì đây sẽ là một lợi thế lớn khi gia nhập AEC. (5).<br /> AEC xác lập vị thế tốt trong thương mại toàn cầu, tỷ trọng của các nước ASEAN cộng lại<br /> có mức tăng trưởng khá đều đặn. (6). Giao dịch nội vùng của ASEAN phát triển sâu rộng,<br /> nhưng có thể sẽ không đồng đều giữa thương mại, dịch vụ và đầu tư. (7). AEC là cứ điểm<br /> của nhiều công ty có sức cạnh tranh quốc tế. Các công ty có mặt rộng rãi và ngay bản thân<br /> các nước ASEAN đã hình thành được những công ty có sức mạnh toàn cầu.<br /> 2.2. Đặc điểm của các DN<br /> Điểm nổi bật của các DN Việt Nam nói chung, DN của tỉnh Quảng Nam nói riêng<br /> là những DN nhỏ và vừa (chiếm 97% trong tổng số DN hiện nay). Do đó, chúng có<br /> những đặc điểm sau: (1) Quy mô vốn và số lượng lao động ít: Đặc điểm này đã làm cho<br /> các DN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh,<br /> cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (2) Khả năng quản lý của chủ DN, trình độ<br /> của người lao động còn hạn chế: Họ vừa là người quản lý DN, vừa tham gia trực tiếp<br /> vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Phần lớn những người<br /> chủ DN đều không được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào. Người lao động<br /> ít được đào tạo hoặc đào tạo lại do kinh phí hạn hẹp hoặc người chủ không muốn đào<br /> tạo người lao động, vì vậy trình độ và kỹ năng làm việc thấp; (3) Khả năng tiếp cận thị<br /> trường kém, làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ: Các hoạt động marketing của họ rất hạn chế và<br /> chưa có nhiều khách hàng truyền thống, quy mô thị trường của các DN này thường bó<br /> hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng thị thường, nhất là thị trường nước ngoài<br /> 11<br /> <br /> VÕ THIỆN CHÍN<br /> là rất khó khăn nên phần lớn họ chỉ làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, hiệu quả thấp; (4) Khả<br /> năng tiếp cận vốn ngân hàng hạn chế: Đây là đặc điểm phổ biến nữa của các DN nước<br /> ta. Nguyên nhân là do các DN thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ<br /> ràng, minh bạch, chưa có uy tín trên thị trường. Đây chính là lí do làm cho các DN khó<br /> phát triển được, dù cơ hội kinh doanh có đến với họ; (5) Sử dụng công nghệ trong sản<br /> xuất kinh doanh thấp, môi trường lao động trong các DN Việt Nam bị ô nhiễm: Theo<br /> thống kê thì phần lớn DN hiện nay đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung<br /> bình trên thế giới từ 3 đến 4 thế hệ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi<br /> trường lao động, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động và tỷ lệ tai nạn<br /> lao động gia tăng.<br /> Ngoài ra, các DN lớn là những DN nhà nước với nhiều ưu ái nên thiếu tính năng<br /> động trong kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước không cao.<br /> 2.3. Những cơ hội khi gia nhập AEC<br /> Các DN Việt Nam, trong đó có các DN của tỉnh Quảng Nam khi gia nhập vào AEC<br /> sẽ có được những cơ hội lớn sau:<br /> 2.3.1. Có được một thị trường rộng lớn<br /> Việc hội nhập ASEAN sâu rộng hơn sẽ giúp cho các DN Việt Nam, cũng như của<br /> tỉnh Quảng Nam có nhiều cơ hội về mở rộng thị trường, tiếp cận thị trường rộng lớn.<br /> ASEAN có tổng GDP trên 2,7 nghìn tỷ USD, tăng trưởng trung bình 5%-6% hàng năm.<br /> Dân số trên 600 triệu người, với cơ cấu dân số tương đối trẻ. Thu nhập bình quân đầu<br /> người trên 4.500 USD/người/năm. Tổng giá trị giao dịch thương mại 2,5 nghìn tỷ USD.<br /> Sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề, ở dạng<br /> nguyên liệu, chi phí trung gian cho tới thành phẩm đều có những thuận lợi nhất định.<br /> Trong thị trường chung AEC có 12 ngành công nghiệp được ưu tiên hội nhập gồm: Sản<br /> phẩm từ nông nghiệp, vận tải hàng không, ô tô, điện tử ASEAN, thủy sản, y tế, các sản<br /> phẩm cao su, dệt may và may mặc, du lịch, các sản phẩm gỗ và dịch vụ logistics, thực<br /> phẩm, nông lâm sản.<br /> Trong những ngành ưu tiên này, các DN của tỉnh Quảng Nam có lợi thế là Ô tô<br /> (Trường Hải), thủy sản, dệt may và may mặc, du lịch (phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,<br /> Tượng đài Mẹ Thứ,…), các sản phẩm gỗ (các làng Mộc ở Hội An), thực phẩm, nông lâm<br /> sản. Những DN này cần phát huy thị trường rộng lớn để quảng bá sản phẩm khi hội nhập<br /> sâu hơn.<br /> 2.3.2. Đẩy mạnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu<br /> AEC sẽ là cơ hội quý báu để các DN Việt Nam và của tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh<br /> xuất khẩu, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và<br /> thế giới. Từ năm 2004 đến nay, ASEAN đã ký kết FTA với nhiều đối tác: Trung Quốc,<br /> Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ. Xu thế này phù hợp với xu thế đẩy<br /> mạnh cải cách, mở cửa của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán các FTA với<br /> EU, Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), ASEAN+6, Hàn Quốc, Khối<br /> Thương mại tự do châu Âu (Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Iceland) và đàm phán thành<br /> công và kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). AEC ra đời cùng với việc<br /> 12<br /> <br /> CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP…<br /> Việt Nam mở rộng các Hiệp định tự do thương mại sẽ tạo động lực giúp các DN nước ta<br /> mở rộng giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản<br /> phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn. Khi AEC được thành lập, thuế suất trong<br /> ASEAN giảm xuống 0%, các DN Việt Nam và tỉnh Quảng Nam sẽ có điều kiện giảm chi<br /> phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh.<br /> Theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ “nội khối” 40% được<br /> xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị<br /> trường khu vực ASEAN đã có FTA. Đây là cơ hội để các DN Việt Nam và tỉnh Quảng<br /> Nam tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong<br /> nước sang thị trường khu vực.<br /> 2.3.3. Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư<br /> Cơ hội được trông đợi nhất từ tất cả các nước ASEAN chứ không riêng gì Việt Nam<br /> đó là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Bởi vì việc kết nối và<br /> xây dựng một ASEAN thống nhất, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân<br /> chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có một khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là<br /> nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ.<br /> Tỉnh Quảng Nam có lợi thế về sân bay Chu Lai, cảng biển Kỳ Hà nằm sát khu kinh<br /> tế Chu Lai đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng, có đường sắt, đường bộ, đường cao tốc chất lượng.<br /> Chính quyền tỉnh cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính sẽ thu hút được đầu tư.<br /> AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục<br /> hải quan, thủ tục hành chính cho tới việc tạo ra ưu đãi đầu tư cân bằng hơn. Thu hút đầu<br /> tư nhiều hơn đồng nghĩa với quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh và tích cực<br /> hơn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp, tạo đà cho nền công nghiệp<br /> Việt Nam hướng tới phát triển cân bằng với các quốc gia khác.<br /> 2.3.4. Cơ hội về lao động, việc làm<br /> Đối với lĩnh vực lao động, việc làm, nước ta cũng đứng trước những cơ hội lớn. Để<br /> thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về "tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ<br /> đào tạo", 10 nước ASEAN đã thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào<br /> tạo của mỗi nước thành viên đối với tám loại nghề nghiệp như: Bác sỹ, Nha sỹ, Hộ lý, Kỹ<br /> sư, Kiến trúc sư, Kiểm toán viên, Giám sát viên và Nhân viên du lịch. Khi gia nhập AEC,<br /> các DN nước ta trong đó có các DN của Quảng Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu lao động<br /> sang các nước trong khu vực. Việt Nam và tỉnh Quảng Nam có lợi thế về nguồn lao động<br /> trẻ đông đảo, khéo tay, học nhanh và làm việc chăm chỉ, có thể cạnh tranh với các nước<br /> trong khu vực về lao động phổ thông. Đối với tỉnh Quảng Nam có lợi thế về du lịch (phố<br /> cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Tượng đài Mẹ Thứ,…) nên cần phải có chiến lược đào tạo<br /> nhân viên du lịch chất lượng cao để đón lấy cơ hội này.<br /> 2.4. Những thách thức khi gia nhập AEC<br /> Bên cạnh những cơ hội khi gia nhập AEC, các DN Việt Nam trong đó có các DN<br /> của tỉnh Quảng Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức sau đây:<br /> 2.4.1. Thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ<br /> 13<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2