intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loại thuốc điều trị giun

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

152
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam, bệnh do giun sán rất thường gặp. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi mà vệ sinh không được đảm bảo thì trẻ em mắc giun khá phổ biến. Thuốc trị giun cũng rất sẵn trên thị trường. Tuy nhiên việc dùng thuốc phải có hiểu biết nhất định và phải có chỉ định của thầy thuốc. Các thuốc điều trị giun hiện nay gồm: Piperazin (dietylendiamin) Đây là loại hexahydrat chứa 44% hoạt chất, còn lại dùng muối trung tính (citrat, phosphat, adipat, edetat, sebacat...). Thuốc dễ hấp thu qua ống tiêu hóa, một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loại thuốc điều trị giun

  1. Các thuốc điều trị giun
  2. Ở Việt Nam, bệnh do giun sán rất thường gặp. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi mà vệ sinh không được đảm bảo thì trẻ em mắc giun khá phổ biến. Thuốc trị giun cũng rất sẵn trên thị trường. Tuy nhiên việc dùng thuốc phải có hiểu biết nhất định và phải có chỉ định của thầy thuốc. Các thuốc điều trị giun hiện nay gồm: Piperazin (dietylendiamin) Đây là loại hexahydrat chứa 44% hoạt chất, còn lại dùng muối trung tính (citrat, phosphat, adipat, edetat, sebacat...). Thuốc dễ hấp thu qua ống tiêu hóa, một phần chuyển hóa, phần còn lại thải qua nước tiểu. Thuốc có tác dụng làm cho giun liệt mềm, mất khả năng chống với nhu động ruột non và bị tống theo phân; không cần uống thuốc tẩy vì thuốc tẩy kích thích ruột làm piperazin thải quá nhanh qua phân và mất tác dụng nhanh chóng. Hiện có các dạng thuốc như siro, dạng viên... Thuốc có phạm vi điều trị rộng. Các tác dụng phụ thường nhẹ và hiếm. Thường gặp: buồn nôn, nôn, đau và khó chịu vùng bụng; phân nhão hoặc đi lỏng. Dấu hiệu thần kinh trung ương rất hiếm (nhưng cẩn thận khi suy thận) như: ngủ gà, yếu cơ, chóng mặt, lẫn lộn, loạn phối hợp ngôn ngữ, cơn động kinh... Không dùng thuốc cho người rối loạn chức năng thận, viêm gan kéo dài, tiền sử thần kinh hoặc động kinh
  3. vàng da, có thai 3 tháng đầu. Không dùng khi nhiễm giun ồ ạt (quá nhiều) vì có thể gây tắc ruột. Pyrantel pamoat (combantri, antiminth) Muối pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa của người nên tác dụng tại chỗ mạnh. Tuy vậy, phần hấp thu được có thể gây tác dụng phụ (cần cẩn thận ở người nhược cơ, bệnh cơ). Tác dụng của pyrantel ngược với tác dụng của piperazin, làm cơ của giun co mạnh cấp tính, ngừng co bóp tự phát, giun sẽ bị liệt cứng và bị tống ra khỏi cơ thể. Không dùng chung pyrantel và piperazin vì làm triệt tiêu tác dụng của nhau. Pyrantel chống giun đũa, giun kim rất tốt. Liều uống một lần duy nhất cho 90-100% kết quả. Ngoài ra thuốc còn điều trị giun móc. Liều dùng duy nhất 10mg/kg cân nặng, có khi dùng liều ít hơn (dạng nhũ tương cho trẻ em, viên nén cho người lớn). Thuốc dễ dung nạp, tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua: chóng mặt, nhức đầu, nôn, đau bụng, đi lỏng. Mebendazol (dẫn xuất của benzimidazol) Dẫn xuất này gồm mebendazol (vermox, fugacar...), thiabendazol, flubendazol (fluvernal), parbendazol... có phổ tác dụng chống giun sán rộng. Mebendazol là bột vô định hình vàng nhạt, rất ít tan trong nước và dung môi
  4. hữu cơ. Không hút ẩm, ổn định ở không khí. Thuốc làm mất những vi ống của bào tương ở tế bào ruột và da của giun, ống dẫn glucose bị tổn thương nên glucose giảm hấp thu. ATP (yếu tố thiết yếu cung cấp năng lượng giúp cho sinh tồn và tái tạo của giun) giảm tổng lượng. Thuốc tác động trên giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Ưu điểm: Thuốc dung nạp tốt. Các tác dụng phụ: đau bụng, đi lỏng, sốt, ngứa, phát ban... thường nhẹ và hiếm khi xảy ra. Dùng thuốc liều cao có thể làm giảm bạch cầu trung tính (có phục hồi). Thuốc làm tăng tiết insulin, làm tăng tác dụng của insulin và các thuốc chống đái tháo đường khác. Thiabendazol (mintezol) Hiện nay đã có nhiều thuốc đặc hiệu nên chỉ dùng thiabendazol trong giun lươn, giun móc, giun chỉ. Thuốc là tinh thể màu trắng, không vị, không tan trong nước. Ổn định ở thể rắn hoặc dung dịch. Uống liều duy nhất, hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa và nồng độ tối đa trong huyết tương đạt sau 1-3 giờ. Tác dụng phụ nhiều nhưng nhẹ, thoáng qua và sẽ giảm nếu uống thuốc sau bữa ăn. Levamisol (decaris, solaskil)
  5. Thuốc làm giảm năng lượng cần cho cơ của giun, làm giun bị liệt và bị tống ra ngoài. Thuốc hấp thu qua ống tiêu hóa, thải qua nước tiểu, phân và hơi thở. Tác dụng tốt trên giun đũa, giun kim. Uống liều duy nhất. Không cần dùng thuốc tẩy. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, chóng mặt, nhức đầu. Không có bất thường về chức năng của máu, thận, gan. Không dùng cho phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu, người suy gan, suy thận nặng. Không dùng cùng thuốc tan trong lipid. Hiện nay, thuốc này ít được dùng vì có gặp một số tác dụng ngoại ý ở thần kinh trung ương. Pyrvinium pamoat Thường dùng chống giun kim, tỷ lệ khỏi 86-95%. Thuốc có màu đỏ thắm, không tan trong nước. Uống không hấp thu qua ống tiêu hóa. Dùng viên hoặc nhũ tương. Có thể dùng thêm một liều sau hai tuần để loại bỏ trứng còn phát triển sau lần đầu. Thuốc dễ dung nạp. Một số ít người có buồn nôn, nôn, co cơ. Khi uống phân có màu đỏ. Bephenium hydroxynaphtoat
  6. Tinh thể vàng nhạt, vị đắng, ít hấp thu qua ống tiêu hóa. Thuốc có tác dụng chống giun móc là chủ yếu, ít dùng chống giun đũa, giun lươn. Uống lúc đói buổi sáng sớm, tối hôm trước ăn nhẹ, không dùng thuốc nhuận tràng trước hoặc thuốc tẩy sau khi dùng bephenium. Uống 3 ngày liền. Thuốc ít độc, thỉnh thoảng buồn nôn, nôn, co cơ bụng, đi lỏng, choáng váng. Không dùng cho người loét dạ dày - ruột (không phải do giun móc), phụ nữ có thai, thiếu máu nặng. Metrifonat (bilarcil) Trước kia thuốc này dùng để diệt côn trùng. Hiện nay cũng ít dùng để chống giun. Thuốc làm liệt cơ của giun. Có tác dụng chống giun tóc. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, đi lỏng, yếu, mệt, nhức đầu, chóng mặt, khó chịu ở bụng. Diethylcarbamazin (DEC, hetrazan, notezin, banocid) Là thuốc đặc hiệu chống giun chỉ ở mạch bạch huyết. Tác dụng trên ấu trùng, DEC làm mất nhanh ấu trùng ở tuần hoàn. Trên giun chỉ trưởng thành, DEC làm giun chết hoặc nếu còn sống thì cũng bị bao vây bởi tế bào thoái hóa.
  7. Dùng nhiều đợt, thường dùng cùng glucocorticoid, thuốc kháng H1, sulfamid hoặc kháng sinh để chống bội nhiễm. Tác dụng phụ: mệt, choáng váng, chán ăn, ngủ gà, buồn nôn, nôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2