Các mô hình khoán trong xây dựng
lượt xem 10
download
Tài liệu "Các mô hình khoán trong xây dựng" trình bày về khái niệm và nguồn gốc của công tác giao, nhận khoán trong xây dựng, các hình thức giao khoán và thanh toán giao khoán trong xây dựng, căn cứ thực hiện công tác kế toán giao khoán và thanh toán giao khoán,... Với các bạn đang học chuyên ngành Xây dựng thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các mô hình khoán trong xây dựng
- 1.2. Khoán trong xây dựng. 1.2.1. Khái niệm và nguồn gốc của công tác giao, nhận khoán trong xây dựng. 1.2.1.1. Khái niệm. Giao khoán sản phẩm xây lắp là một biện pháp kinh tế cần thiết, là sự thoả thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp đảm bảo chất lượng và thời gian thi công tương ứng với sè chi phí đã quy định trong dự toán giao khoán. Biện pháp kinh tế này được xây dựng trên cơ sở khống chế các khoản chi phí theo định mức để đạt được khoản lãi định trước. Khoản lãi này được xác định bằng sự chênh lệch giữa giá nhận thầu với giá thành giao khoán, nó phản ánh sự vượt trội hay hao hụt về mặt nhân lực, công nghệ, kỹ thuật trong thi công giữa các doanh nghiệp. Khoản lãi càng cao, chứng tỏ trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp càng vượt trội và ngược lại. Trên góc độ quản lý, khoán trong xây dựng được đánh giá là một phương thức quản lý hữu hiệu, trong đó bên giao khoán giao quyền quản lý các yếu tố của quá trình thi công xây lắp cho bên nhận khoán, bên nhận khoán có nghĩa vụ thực hiện mét sè chỉ tiêu, đảm bảo các điều kiện và được hưởng các quyền lợi như đã quy định trong hợp đồng giao khoán. Như vậy, khoán trong xây dựng được nhìn nhận như một cách thức quản lý nhằm xác định rõ chủ thể quản lý quá trình thi công thích hợp để đạt hiệu quả cao. Còng phải thấy rõ, sù giao quyền trong giao khoán không đơn phải là sự thả lỏng việc quản lý quá trình thi công cho bên nhận khoán. Trong quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán, bên giao khoán thực hiện các tác nghiệp quản lý bằng sù theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu chất lượng và quy định trách nhiệm của bên thi công. Các chức năng quản lý của bên giao khoán và bên nhận khoán được thực hiện song song và có sự phân định rõ ràng trên cơ sở hợp đồng giao, nhận khoán. Chính vì thế, giao khoán trong xây dựng được xem như là một phương thức quản lý, mét mô hình tổng hợp các chức năng quản lý quá trình thi công trong các doanh nghiệp xây lắp. Trên phương diện pháp lý, giao khoán xây dựng là hình thức đàm phán, thoả thuận và ký kết hợp đồng trực tiếp giữa người giao khoán và người nhận khoán để thực hiện khối lượng xây lắp theo các điều khoản ghi trong hợp đồng giao, nhận khoán.
- Giá trị hợp đồng giao, nhận khoán được xác định là giá giao khoán mà người giao khoán có thể chấp nhận và đặt giá khi quyết định giao khoán thi công. Thanh toán giao khoán là việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng giao, nhận khoán của bên giao cho bên nhận khoán. Hợp đồng giao khoán phải được thanh toán toàn bộ khi thanh lý hợp đồng. heo kinh nghiệm của các nước cũng như thực tế ở Việt Nam cho thấy, đối tượng nhận khoán hợp lý và có hiệu quả nhất là đội xây dựng và bên giao khoán là doanh nghiệp hoặc các Công ty xây lắp. Giao khoán cho các đội thi công thực chất là trên cơ sở được doanh nghiệp giao quyền, phân cấp quản lý và giao nhiệm vụ thông qua các hợp đồng kinh tế, các quy định và sự kiểm soát của doanh nghiệp, các đội tự tổ chức quản lý, tù tổ chức sản xuất kinh doanh theo các điều kiện như ghi trong hợp đồng giao, nhận khoán. Việc giao khoán cho các đội làm nảy sinh mét hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và đội nhận khoán. Các mối quan hệ kinh tế này thường làm nảy sinh các sự kiện kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp như: Sù vận động, chuyển đổi các tài sản (nguyên vật liệu, máy thi công…) tõ sù quản lý của doanh nghiệp sang cho các đội thi công. Chuyển đổi mét sè tài sản, vật tư thành một hình thức vật chất khác Khi giao khoán cho các đội thi công, doanh nghiệp thường ứng trước cho các đội mét số vốn nhất định để các đội trang trải chi phí thi công công trình, hạng mục công trình giao khoán. Điều này dẫn tới việc một phần tài sản của doanh nghiệp bị tách rời khỏi sù quản lý của doanh nghiệp, mặc dù về phương diện sở hữu thì số tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Bộ phận tài sản này được hạch toán như một khoản nợ phải thu của doanh nghiệp và nó sẽ chuyển dịch vào giá trị công trình, hạng mục công trình giao, nhận khoán hoàn thành bàn giao khi doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán giao khoán cho các đội. Ngoài các mối quan hệ bên trong, các đội thi công nếu được uỷ quyền còn có các mối quan hệ phát sinh với bên ngoài như các mối quan hệ với người cung cấp, với lao động thuê ngoài… Mô hình giao khoán đội:
- 1.2.1.2. Nguồn gốc. Khoán là một hình thức tổ chức quản lý sản xuất đã được áp dụng trong nhiều ngành như khoán diện tích trong Nông nghiệp, khoán sản phẩm trong Công nghiệp, khoán doanh thu trong Dịch vụ… Khoán trong xây dựng khởi nguồn từ Liên Xô, gắn liền với tên tuổi của anh hùng lao động N. A. Dơbôlin và phương pháp quản lý tiến độ thi công mới trong các doanh nghiệp xây dựng. Tõ năm 1954, trong các Nghị quyết của Hội nghị toàn thể Uỷ ban Trung ương ĐCS Liên Xô đã hướng vào việc tăng cường các phương pháp điều khiển sản xuất và các biện pháp kích thích vật chất thưởng phạt cho bộ phận công nhân xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp. Trong đó quy định rõ các kế hoạch sản xuất do các doanh nghiệp tự lập trên cơ sở năng lực thực tế của công nhân sản xuất. Toàn bộ hoạt động của tổ chức xây dựng được đánh giá theo kết quả thực hiện kế hoạch đưa năng lực sản xuất và công trình vào sử dụng và bàn giao công trình hoặc giai đoạn kết thúc công việc cho bên giao thầu. Kết qủa thực hiện này được xác định trên cơ sở hạch toán kinh tế. Phương hướng của Nghị quyết mới đã làm nảy sinh nhu cầu cấp thiết cần có hạch toán kinh tế độc lập trong các bộ phận thi công trong tổ chức xây lắp để xác định rõ chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch một các chính xác. Năm 1965, nảy sinh mét vướng mắc cho các doanh nghiệp xây lắp tại Liên Xô. Đó là việc thanh toán cho các tổ chức nhận thầu từ trước đó đều được thực hiện không phải theo sản phẩm hoàn thành mà theo khối lượng công thác từng thành phần kết cấu, hoặc các loại công tác xây lắp trong mét thời gian nhất định nào đó. Điều đó làm cho các đơn vị cơ sở trong các doanh nghiệp xây lắp chạy theo khối lượng công việc hoàn thành, bỏ qua chất lượng công trình và giá thành sản phẩm. Các khoản chi phí không được đánh giá đầy đủ, giá thành bị đẩy cao tuy kế hoạch luôn được đánh giá là hoàn thành. Hơn nữa, việc thanh toán ngắt quãng theo từng thành phần kết cấu công trình lại tạo ra chi phí tốn kém cho công tác hạch toán kế toán, bởi mỗi lần thanh toán thường phát sinh nhiều loại giấy tờ, thủ tục… Năm 1970, ở thành phố Dêlenôrgat (thuộc tổng cục xây dựng Matxcơva ), đội tổng hợp do anh hùng lao động N. A. Dơbôlin đã thực hiện thí điểm hình thức mới về nhận khoán nội bộ và được gọi là “nhận thầu đội”. Sau khi thoả thuận về khả năng của mình, đội Dơbôlin đã ký kết hợp đồng với ban
- chỉ huy công trường và nhận thi công công trình từ cốt “0” tới khi bàn giao . Toàn bộ giá trị công trình khi thanh toán được xác định theo các chỉ tiêu: khối lượng giá trị và thời gian hoàn thành, tổng số tiền lương, tiền thưởng theo hệ thống lương khoán có thưởng và mức độ trách nhiệm nếu không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Kết quả, đội Dơbôlin đã xây dựng xong nhà trước 80 ngày so với kế hoạch, chất lượng công trình được đánh giá là tốt, tích luỹ vượt kế hoạch là 13. 5 nghìn rúp, tiền thưởng cho đội là 28. 5 nghìn rúp. Những thành công của phương pháp Dơbôlin ngay sau đó đã được nhân rộng trong toàn ngành xây dựng của Liên Xô, tiếp tục lan rộng sang các nước XHCN khác. Việt Nam áp dụng mô hình khoán thi công cho các đội xây dựng đầu tiên vào quãng năm 1986. Hiện nay, trong các doanh nghiệp xây lắp của nước ta phổ biến áp dụng phương pháp này cho rất nhiều công tác thi công, toàn bộ công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc… Vai trò của nó được thể hiện như sau: Gắn liền lợi Ých vật chất của người lao động, từng tổ đội thi công với khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công công trình. Khuyến khích lợi Ých vật chất trong người lao động, khiến người lao động quan tâm đến hiệu quả công việc hơn. Xác định rõ trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp với từng tổ đội, từng cán bộ thi công, từng công nhân trực tiếp thực hiện công việc. Phát huy khả năng sẵn có trên nhiệu mặt ở các đơn vị cơ sở. 1.2.2. Các hình thức giao khoán và thanh toán giao khoán trong xây dựng. Có nhiều hình thức giao khoán sản phẩm xây lắp nhưng thông thường các doanh nghiệp sử dụng hai hình thức : khoán gọn công trình (khoán toàn bộ chi phí) và khoán từng khoản mục chi phí. Khoán gọn công trình: Theo hình thức này, đơn vị giao khoán tiến hành khoán toàn bộ giá trị công trình cho bên nhận khoán (khoán trọn gói toàn bộ các khoản mục chi phí của công trình). Đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị kỹ thuật, nhân công… để tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao, bên giao khoán sẽ quyết toán toàn bộ giá trị công trình giao khoán. Khoán theo từng khoản mục chi phí:
- Trong hình thức này, đơn vị giao khoán sẽ khoán những khoản mục chi phí khi thoả thuận với bên nhận khoán như: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công… Bên nhận khoán sẽ chi các khoản mục chi phí thuộc trách nhiệm của mình, bên giao khoán chịu trách nhiệm kế toán và chi các khoản mục không khoán, đồng thời gián sát về kỹ thuật thi công, về chất lượng, tiến độ thi công công trình. Khi quyết toán công trình hoàn thành bàn giao, bên giao khoán thanh toán cho bên nhận khoán về khoản mục chi phí giao khoán như đã ghi trong hợp đồng giao khoán theo đúng các điều kiện ghi trong hợp đồng. Khoán theo từng khoản mục chi phí thường áp dụng trong trường hợp công trình, hạng mục công trình phức tạp, cần sự chuyên môn hoá của các đội thi công. Những công trình này thường có giá trị lớn, mức độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cao, yêu cầu về chất lượng và thời hạn hoàn thành tương đối chặt chẽ, mang tính trọng điểm. 1.3. Căn cứ thực hiện công tác kế toán giao khoán và thanh toán giao khoán. 1.3.1. dự toán giao khoán (dự toán chi tiết công trình, hạng mục công trình giao khoán). dự toán giao khoán thể hiện tổng số chi phí tối đa để thực hiện công trình, hạng mục công trình giao khoán. Dự toán giao khoán chính là khung giới hạn tổng số chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành sản phẩm giao khoán. Khi có bản thiết kế công trình, hạng mục công trình giao khoán, bên chủ đầu tư (bên giao khoán) sẽ tiến hành lập các dự toán luận chứng và sơ bộ, từ đó lập các dự toán chi tiết. Dự toán chi tiết được lập dựa trên “Bảng phân tách khối lượng”. Các khối lượng được nhân với đơn giá chi phí được lựa chọn hoặc xây dựng nên hình thành tổng số chi phí trực tiếp của công trình. Các chi phí này được cộng thêm với chi phí gián tiếp như: chi phí về thiết bị, nhà xưởng, chi phí văn phòng, lãi ước tính và các khoản chi phí khác để hình thành dự toán chi phí hoàn chỉnh của mét dự án. Khi dự án được triển khai, các dự toán gần đúng lúc đầu ngày càng được hoàn thiện và chính xác hơn vì đã có thêm những thông tin mới bổ sung, khi đó mét dự toán cuối cùng được lập để dự báo giá thành cuối cùng của dự án với một phạm vi sai số rất nhá. dự toán giao khoán do bên giao khoán lập, dùng làm căn cứ giới hạn các khoản chi phí phát sinh từ bên nhận khoán.
- 1.3.2. Các văn bản quản lý có liên quan. Quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán thực chất là quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng các sản phẩm đã ký kết với khách hàng. Những vấn đề phát sinh phải được dựa trên nền tảng những quy định cụ thể của các văn bản quản lý có liên quan như: những văn bản pháp luật của nhà nước về giao khoán, những văn bản quản lý của giám đốc doanh nghiệp về quy chế giao khoán, định mức khoán cụ thể trong từng thời kỳ, đối với từng công trình, hạng mục công trình do đặc tính cá biệt của sản phẩm xây dựng. 1.3.3. Hợp đồng giao khoán. Đây là một căn cứ có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giao khoán và thanh toán giao khoán. Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, nội dung công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở thanh toán tiền công lao động cho bên nhận khoán. Hợp đồng giao khoán được lập dựa trên dự toán giao khoán về khối lượng giao khoán, giá trị mà bên giao khoán phải thanh toán khi công trình, hạng mục công trình giao khoán hoàn thành bàn giao cho bên nhận khoán. b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. Việc thi công các công trình, hạng mục công trình thực chất là hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy, phương pháp thích hợp nhất để xác định giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao chính là phương pháp tính giá thành theo công việc (phương pháp tính giá thành sản xuất theo đơn đặt hàng). Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình giao khoán do đơn vị nhận khoán thi công. Còn đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình giao, nhận khoán hoàn thành bàn giao cho bên giao khoán. Nếu vận dụng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành để hạch toán thì việc tập hợp chi phí sản xuất cho các công trình, hạng mục công trình giao khoán, kế toán sử dụng các chi tiết mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154. Mỗi công trình, hạng mục công trình giao khoán được mở một phiếu tính giá thành từ khi bắt đầu phát lệnh sản xuất cho đến khi hoàn
- thành bàn giao để phản ánh luỹ kế chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình liên quan. Việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình giao khoán được thực hiện như sau: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp: thường liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình cụ thể nên sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình tương ứng. Nếu một đội thi công đảm nhận nhiều đơn đặt hàng thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp có thể tập hợp theo từng đơn vị thi công, trong đó chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình do đội đó đảm nhận. Đối với chi phí sản xuất chung: thường liên quan đến từng nơi phát sinh chi phí và liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình. Như vậy có thể dùng phương pháp phân bổ gián tiếp để tính cho từng công trình, hạng mục công trình. Có hai cách xác định chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình giao khoán:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề Thi công cọc khoan nhồi: Phần 1
127 p | 543 | 183
-
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY XÂY DỰNG THÀNH VINH
6 p | 424 | 148
-
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỐC ĐỘ CƠ HỌC KHOAN TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC BRANDON
54 p | 45 | 7
-
Một số mô hình trí tuệ nhân tạo dự báo diện tích gương hầm sau khi nổ mìn trong quá trình thi công
10 p | 10 | 5
-
Ứng dụng học máy trong dự báo đường cong sonic cho giếng X
8 p | 9 | 4
-
Tính toán mức độ lan truyền của vữa trong môi trường có độ thấm cao
3 p | 10 | 3
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỹ thuật dầu khí: Bài toán áp dụng mạng nơ ron nhân tạo trong dự báo áp suất nứt vỉa
3 p | 35 | 3
-
Đánh giá sức chịu tải cọc khoan nhồi trong lớp đá nứt nẻ từ kết quả thí nghiệm và mô hình phần tử hữu hạn
9 p | 90 | 3
-
Ứng dụng ANN trong dự báo áp suất nứt vỉa
10 p | 39 | 3
-
Hiệu quả áp dụng phương pháp khoan kiểm soát áp suất khi thi công các giếng dầu khí ở Việt Nam và xây dựng mô hình tính toán các thông số khoan kiểm soát áp suất cho giếng khoan bể Cửu Long
11 p | 127 | 2
-
Phương pháp chuyển đổi thời gian sang độ sâu áp dụng cho khu vực Tư Chính - Vũng Mây có độ sâu nước biển lớn
5 p | 60 | 2
-
Đặc điểm đá móng nứt nẻ trước đệ tam mỏ Hải Sư Đen, bể Cửu Long
9 p | 63 | 2
-
Tạp chí Dầu khí - Số 07/2017
80 p | 36 | 2
-
Nghiên cứu, xây dựng mô hình trí tuệ nhân tạo sử dụng ANFIS để dự báo diện tích gương hầm sau khi nổ mìn
6 p | 2 | 2
-
Giới thiệu phương pháp mô hình số để dự báo các thông số trong quá trình cô lập khí CO2 và thu hồi khí CH4 từ các vỉa than Việt Nam
9 p | 53 | 1
-
Ứng dụng mô hình địa cơ học và ứng suất tới hạn xác định hướng khe nứt mở trong đá móng
8 p | 72 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn