Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
CÁC NGHIỆM PHÁP KHÔNG XÂM LẤN DỰ BÁO GIÃN TĨNH MẠCH<br />
THỰC QUẢN VÀ DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN<br />
Trần Ngọc Lưu Phương*, Đặng Thế Việt**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá sự tương quan của giãn tĩnh mạch thực quản (GTMTQ) và giãn tĩnh mạch dạ dày<br />
(GTMDD) với các xét nghiệm không xâm lấn. Từ đó nhận biết các nghiệm pháp không xâm lấn giúp dự đoán sự<br />
hiện diện của giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày ở bệnh nhân xơ gan.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 100 bệnh nhân xơ gan được làm các xét nghiệm sinh<br />
hóa máu, nội soi tiêu hóa trên và siêu âm bụng. Xác định các chỉ số: phân độ xơ gan theo CHILD-PUGH,<br />
MELD, số lượng tiểu cầu, đường kính lách, tỷ số tiểu cầu / đường kính lách (TC/DKL), chỉ số APRI.<br />
Kết quả: Tỷ lệ giãn tĩnh mạch nói chung là 82%: 78% bệnh nhân có GTMTQ và 19% có GTMDD. Đối<br />
với tình trạng GTMTQ và GTMDD, phân độ xơ gan theo CHILD-PUGH được chứng minh là yếu tố nguy cơ<br />
với OR lần lượt là 2,29; KTC 95% = (1,02 – 5,13) và 0,2; KTC 95% = (0,06 – 0,75). Có mối tương quan giữa<br />
việc giảm tiểu cầu (điểm cắt 80.000/mm3) với mức độ GTMTQ (OR = 6,52; KTC 95% = (1,80 – 23,60)). Chưa<br />
chứng minh được mối tương quan giữa các chỉ số còn lại với GTMTQ-DD.<br />
Kết luận: Phân độ xơ gan theo CHILD-PUGH và giảm tiểu cầu (điểm cắt 80.000/mm3) có thể được sử<br />
dụng như yếu tố dự đoán tình trạng GTMTQ.<br />
Từ khóa: Xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch dạ dày.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
“NON-INVASIVE TESTS TO PREDICT THE PRESENCE OF ESOPHAGEAL VARICES AND GASTRIC<br />
VARICES IN CIRRHOTIC PATIENTS”<br />
Tran Ngoc Luu Phuong, Dang The Viet<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 18- 21<br />
Aims: Evaluate the relationships between non-invasive tests and the presence of esophageal-gastric varices in<br />
order to identify predictors of esophageal varices (EV) and gastric varices (GV) with non–invasive tests in<br />
cirrhotic patients.<br />
Methods: This is a cross-sectional study with a total of 100 cirrhotic patients were enrolled. The serumbiochemical tests, upper G.I endoscopy and abdominal ultrasonography were performed in all patients. The<br />
CHILD-PUGH classification, MELD score, platelet count, spleen diameter, platelet count spleen diameter ratio<br />
(PC/SD), AST platelet ratio index (APRI) were calculated.<br />
Results: Prevalance of varices was 82%: 78% of the patients had EV and 19% had GV. For the presence of<br />
EV and GV, advanced CHILD-PUGH classification was a risk factor with OR 2,29; 95% CI = (1,02 – 5,13) and<br />
0,2; 95% CI = (0,06 – 0,75). There is a correlation between the low platelet count (< 80.000/mm3) and the<br />
presence of EV (OR = 6,52; 95% CI = (1,80 – 23,60)). For the other index, correlation between them and the<br />
presence of EV and GV has not been proven yet.<br />
Conclusion: CHILD-PUGH B or C and low platelet count (< 80.000/mm3) can be used as predictors for the<br />
Khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Trần Ngọc Lưu Phương, ĐT: 0989041560,<br />
Email: luuphuong@pnt.edu.vn.<br />
<br />
*<br />
<br />
18<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
presence of EV.<br />
Keywords: Cirrhosis, esophageal varices.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác về<br />
bệnh xơ gan nhưng Việt Nam nằm trong vùng<br />
dịch tễ cao của siêu vi viêm gan B, ước tính có<br />
khoảng 10 triệu người có HBsAg (+)(1).Trong<br />
các biến chứng của xơ gan, biến chứng xuất<br />
huyết tiêu hóa trên do vỡ giãn tĩnh mạch có tỷ<br />
lệ tử vong cao 20 - 30%(9), trong đó nguyên<br />
nhân từ vỡ GTMTQ chiếm 66%(11) Hiện tại<br />
chưa có phương pháp nào tầm soát tình trạng<br />
giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày ở bệnh<br />
nhân xơ gan đáng tin cậy hơn nội soi(3). Vấn<br />
đề đặt ra cho các nhà lâm sàng là nên thực<br />
hiện nội soi trên tất cả các bệnh nhân xơ gan<br />
hay chỉ trên một số bệnh nhân có những yếu<br />
tố nguy cơ nhất định. Ngoài phương pháp nội<br />
soi, các yếu tố như bảng điểm CHILD-PUGH,<br />
chỉ số MELD (The Model for End-Stage Liver<br />
Disease score) hay số lượng tiểu cầu, đường<br />
kính lách, tỷ số TC/ĐKL, APRI (AST platelet<br />
ratio index) cũng thường được sử dụng để<br />
đánh giá độ nặng xơ gan hay tình trạng tăng<br />
áp cửa. Hội nghiên cứu về bệnh gan Hoa Kỳ<br />
đã đề nghị thực hiện nội soi tầm soát ở các<br />
bệnh nhân CHILD A và có trị số tiểu cầu <<br />
140.000/mm3 hay các bệnh nhân CHILD B,C(3).<br />
Hay trong một nghiên cứu khác đã khẳng<br />
định nếu tỷ lệ giữa số lượng tiểu cầu và<br />
đường kính lách > 909 thì bệnh nhân ít có tình<br />
trạng giãn tĩnh mạch(6). Mục tiêu của nghiên<br />
cứu này là nhằm xác định các yếu tố: phân độ<br />
CHILD-PUGH, chỉ số MELD, số lượng tiểu<br />
cầu, đường kính lách, chỉ số APRI có phải là<br />
yếu tố tiên lượng giãn tĩnh mạch thực quản và<br />
dạ dày trên bệnh nhân xơ gan không.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP<br />
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là<br />
nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân<br />
được chọn vào mẫu là các bệnh nhân được<br />
chẩn đoán xơ gan (qua khám lâm sàng và xét<br />
nghiệm cận lâm sàng) và đồng ý nội soi dạ<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
dày - tá tràng nhập vào khoa Nội Tiêu hóa –<br />
bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ ngày<br />
1/6/2010 đến ngày 1/6/2011. Các số liệu được<br />
thu thập từ hồ sơ bệnh án tại khoa bằng bảng<br />
thu thập số liệu. Mối tương quan giữa độ giãn<br />
tĩnh mạch thực quản và giãn tĩnh mạch dạ<br />
dày với các yếu tố cận lâm sàng được khảo sát<br />
bằng các test χ2, T-test với 2 mẫu độc lập<br />
ngưỡng ý nghĩa chấp nhận là p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm dân số học<br />
Số lượng : n = 100 bệnh nhân<br />
Giới<br />
<br />
: 68% nam - 32% nữ.<br />
<br />
Tuổi trung bình : 55,58 13,19.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Theo Child-Pugh<br />
CHILD A<br />
<br />
CHILD B<br />
<br />
CHILD C<br />
<br />
3%<br />
<br />
55%<br />
<br />
42%<br />
<br />
Theo MELD score:<br />
MELD < 19 điểm<br />
<br />
MELD > 19 điểm<br />
<br />
28%<br />
<br />
72%<br />
<br />
Tiền căn<br />
47% có nghiện rượu, 25% có nhiễm HBV<br />
và/hoặc HCV.<br />
Tỷ lệ giãn tĩnh mạch thực quản là 78%.<br />
Tỷ lệ giãn tĩnh mạch dạ dày là 19%.<br />
<br />
Tương quan của GTMTQ với các yếu tố<br />
Có GTMTQ Không GTMTQ<br />
Số lượng tiểu<br />
3<br />
cầu (n/mm )<br />
Đường kính<br />
lách (mm)<br />
Tỉ số TC/ĐKL<br />
CHILD-PUGH<br />
MELD score<br />
APRI<br />
<br />
p<br />
<br />
116.753<br />
<br />
109.986<br />
<br />
0,02<br />
<br />
131,37<br />
<br />
133,77<br />
<br />
NS<br />
<br />
942,91<br />
A (2,6%)<br />
B (51,3%)<br />
C (46,2%)<br />
16,27<br />
2,81<br />
<br />
926,13<br />
A (4,5%)<br />
B (68,2%)<br />
C (27,3%)<br />
13,95<br />
3,37<br />
<br />
NS<br />
0,046<br />
2<br />
(χ )<br />
NS<br />
NS<br />
<br />
19<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tương quan giữa GTMTQ và phân độ xơ<br />
gan theo CHILD-PUGH.<br />
Giãn tĩnh mạch thực quản<br />
<br />
CHILDPUGH<br />
<br />
Không<br />
<br />
Có<br />
<br />
A-B<br />
<br />
27,6%<br />
<br />
72,4%<br />
<br />
C<br />
<br />
14,3%<br />
<br />
85,7%<br />
<br />
OR = 2,29 KTC 95% = (1,02 – 5,13)<br />
<br />
Tương quan giữa GTMTQ và số lượng<br />
tiểu cầu (điểm cắt 80.000/mm3).<br />
Độ giãn tĩnh mạch thực<br />
quản<br />
<br />
Số lượng<br />
tiểu cầu<br />
<br />
0–1–2<br />
<br />
3<br />
<br />
< 80.000<br />
<br />
63,5%<br />
<br />
36,5%<br />
<br />
≥ 80.000<br />
<br />
91,9%<br />
<br />
8,1%<br />
<br />
OR = 6,52 KTC 95% = (1,80 – 23,60)<br />
<br />
Tương quan của GTMDD với các yếu tố<br />
Số lượng tiểu cầu<br />
(n/mm 3)<br />
Đường kính lách<br />
(mm)<br />
Tỷ số TC/DKL<br />
CHILD-PUGH<br />
MELD score<br />
APRI<br />
<br />
Có GTMDD<br />
<br />
Không<br />
GTMDD<br />
<br />
p<br />
<br />
110.153<br />
<br />
116.463<br />
<br />
NS<br />
<br />
140,79<br />
<br />
129,81<br />
<br />
NS<br />
<br />
904,63<br />
A (5,3%)<br />
B (78,9%)<br />
C (15,8%)<br />
16,79<br />
2,26<br />
<br />
947,33<br />
A (2,5%)<br />
B (49,4%)<br />
C (48,1%)<br />
15,52<br />
3,09<br />
<br />
NS<br />
0,02<br />
NS<br />
NS<br />
<br />
Tương quan giữa GTMDD và phân độ xơ<br />
gan theo CHILD-PUGH<br />
Giãn tĩnh mạch dạ dày<br />
<br />
CHILDPUGH<br />
<br />
Không<br />
<br />
Có<br />
<br />
A-B<br />
<br />
72,4%<br />
<br />
27,6%<br />
<br />
C<br />
<br />
92,9%<br />
<br />
7,1%<br />
<br />
OR = 0,2 KTC95% = (0,06 – 0,75)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Một số nghiên cứu của các tác giả nước<br />
ngoài cũng đã cho thấy mối tương quan giữa<br />
phân độ xơ gan theo CHILD-PUGH với độ giãn<br />
tĩnh mạch thực quản và giãn tĩnh mạch dạ dày.<br />
Như theo nghiên cứu của Zaman, các bệnh nhân<br />
có phân độ CHILD-PUGH cao có nguy cơ xuất<br />
hiện giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần (KTC 95% =<br />
<br />
20<br />
<br />
(1,6 – 5,6))(5). Nghiên cứu của Giannini(4) cũng<br />
cho thấy phân độ xơ gan theo CHILD-PUGH là<br />
một trong những yếu tố nguy cơ của tình trạng<br />
GTMTQ.<br />
Riêng với tình trạng GTMDD, trong nghiên<br />
cứu này đã cho thấy có mối tương quan với độ<br />
nặng xơ gan theo phân độ CHILD-PUGH. Tuy<br />
nhiên mối tương quan lại theo chiều hướng<br />
ngược lại khi OR được ghi nhận là 0,2 (KTC 95%<br />
= (0,06 – 0,75)). Đây là một ghi nhận rất thú vị và<br />
nằm ngoài dự đoán trước khi nghiên cứu và mở<br />
ra hướng nghiên cứu mới riêng về giãn tĩnh<br />
mạch dạ dày trên bệnh nhân xơ gan với số<br />
lượng mẫu thật lớn. Mối tương quan ngược này<br />
có thể được giải thích như sau: Ở các bệnh nhân<br />
xơ gan, tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và<br />
các thông nối cửa – chủ đã tạo thành các giãn<br />
tĩnh mạch, bao gồm GTMTQ, GTMDD, bệnh dạ<br />
dày tăng áp cửa và các giãn tĩnh mạch lạc chỗ(7).<br />
Tình trạng GTMTQ thường xuất hiện trước<br />
GTMDD và do sự thông nối giữa các tĩnh mạch<br />
giãn nên có thể xảy ra tình trạng khi mức độ<br />
GTMTQ tăng lên thì GTMDD giảm và ngược lại.<br />
Trong nghiên cứu này đã xác định được có mối<br />
tương quan giữa GTMTQ và phân độ xơ gan<br />
theo CHILD-PUGH. Khi độ nặng xơ gan theo<br />
CHILD-PUGH càng tăng thì mức độ GTMTQ<br />
cũng tăng theo. Do đó, khi xét mối tương quan<br />
giữa độ nặng xơ gan theo CHILD-PUGH với<br />
GTMDD, GTMTQ trở thành yếu tố gây nhiễu và<br />
làm cho mối tương quan trên có chiều hướng<br />
ngược. Ngoài ra do số lượng bệnh nhân có<br />
GTMDD cỡ mẫu ít (19 người) nên trong phép<br />
thống kê chưa thể hiện rõ được độ mạnh của<br />
mối tương quan với phân độ xơ gan theo<br />
CHILD-PUGH.<br />
Xét đến phân độ nặng theo MELD score,<br />
chưa thấy mối tương quan giữa GTMTQ và<br />
GTMDD với thang điểm MELD ở điểm cắt 19<br />
điểm (mức có tỷ lệ tử vong trong 3 tháng cao<br />
hơn hẳn). Có lẽ do thang điểm MELD bị ảnh<br />
hưởng bởi các thông số như INR, bilirubin,<br />
creatinin là những yếu tố bị chi phối bởi hiện<br />
tượng suy tế bào gan, trong khi ở bệnh nhân xơ<br />
gan có thể hiện tượng suy tế bào gan và tăng áp<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
lực cửa luôn đi song hành cùng nhau tuyệt đối.<br />
Vì vậy chưa thể dung phân độ theo MELD score<br />
để dự đoán GTMTQ và GTMDD trên bệnh nhân<br />
xơ gan.<br />
Về mối tương quan giữa độ GTMTQ với số<br />
lượng tiểu cầu, nghiên cứu của Zaman cũng cho<br />
thấy nguy cơ xuất hiện giãn lớn tĩnh mạch tăng<br />
gấp 2 lần khi có số lượng tiểu cầu dưới<br />
80.000/mm3, cũng gần tương tự như kết quả của<br />
chúng tôi. Trong các nghiên cứu của Chalasani<br />
và Thomopoulos(8,10) cũng đề cập đến giảm số<br />
lượng tiểu cầu và một số yếu tố khác như:<br />
cường lách, lách to hay báng bụng là các yếu tố<br />
nguy cơ của GTMTQ. Ngoài cơ chế chính làm<br />
giảm tiểu cầu do hiện tượng cường lách trong<br />
tăng áp lực cửa, suy tế bào gan làm giảm sản<br />
xuất thrombopoietine cũng góp phần trong hiện<br />
tượng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân xơ gan(11). Tuy<br />
nhiên điểm cắt để dự báo của chúng tôi là<br />
80.000, thấp hơn điểm cắt của Hội Nội soi Hoa<br />
Kỳ là 140.000, do nghiên cứu này thực hiện trên<br />
bệnh nhân nhập viện có tiên lượng nặng hơn thể<br />
hiện ở số lượng bệnh nhân có Child B và C<br />
chiếm đa số với 97%.<br />
Một yếu tố khác là chỉ số APRI (AST/Tiểu<br />
cầu) được dùng nhiều trong các nghiên cứu trên<br />
bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn để dự đoán<br />
mức độ xơ hóa gan (fibrosis) với điểm cắt < 0,4<br />
có thể lọai trừ xơ hóa nặng và điểm cắt > 1,5 có<br />
thể khẳng định có xơ hóa nặng(4,5). Tuy nhiên kết<br />
quả cho thấy hoàn toàn không có mối tương<br />
quan giữa chỉ số APRI với tình trạng giãn tĩnh<br />
mạch thực quản và giãn tĩnh mạch dạ dày. Có<br />
thể lý giải là khi gan đã đạt mức xơ hóa nặng và<br />
xơ gan rõ ràng thỉ chỉ số này không tương quan<br />
chính xác với mức độ tăng áp lực tĩnh mạch cửa<br />
nữa nên không thể dự đóan tình trạng GTMTQ<br />
và GTMDD. Hơn nữa, chỉ số này chỉ được<br />
nghiên cứu nhiều trên các bệnh nhân viêm gan<br />
siêu vi mạn.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phân độ xơ gan theo CHILD-PUGH độ B và<br />
C, giảm số lượng tiểu cầu < 80.000/ mm3 cũng có<br />
thể được sử dụng như một yếu tố để dự báo<br />
nguy cơ xuất hiện GTMTQ ở bệnh nhân xơ gan.<br />
Riêng với GTMDD, cần có nghiên cứu với mẫu<br />
lớn hơn để lọai trừ các yếu tố gây nhiễu trong<br />
mối tương quan giữa phân độ CHILD-PUGH và<br />
GTMDD. Các chỉ số khác như MELD score,<br />
APRI, ... chưa thấy mối tương quan với sự hiện<br />
diện của GTMTQ và GTMDD nên cần có nhiều<br />
nghiên cứu tiếp tục với những số liệu lớn hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Phạm Hoàng Phiệt (2001). Tổng quan tình hình viêm gan siêu vi<br />
B ở Việt Nam.<br />
Viện chiến lược và chính sách y tế Việt Nam (2006). Đánh giá<br />
tình trạng lạm dụng rượu bia tại một số địa phương.<br />
Arun J. Sanyal, Garcia-Tsao, Norman D. Grace, William Carey<br />
(2007). AASLD Practice Guideline - Prevention and<br />
Management of Gastroesophageal Varices and Variceal<br />
Hemorrhage in Cirrhosis. HEPATOLOGY,46 (3): 922-933<br />
Aurora Loaeza-del-Castillo, Francisco Paz-Pineda, Edgar Oviedo<br />
Cárdenas, Francisco Sánchez-Ávila, Florencia Vargas-Vorácková<br />
(2008). AST to platelet ratio index (APRI) for the noninvasive<br />
evaluation of liver fibrosis, Annals of Hepatology. Volume 7: p<br />
350 – 357.<br />
Fabris C, Smirne C, Toniutto P, Colletta C, Rapetti R, Minisini R,<br />
Falleti E, Pirisi M (2006). Assessment of liver fibrosis progression<br />
in patients with chronic hepatitis C and normal alanine<br />
aminotransferase values: the role of AST to the platelet ratio<br />
index, Medline. Volume 39: p 339 – 343.<br />
Garcia-Tsao G, Bosch J (2010). Management of Varices and<br />
Variceal Hemorrhage in Cirrhosis, The New England Journal of<br />
Medicine. Volume 362: p 823 – 832.<br />
J. Rodés, Benhamou JP, Blei AT, Reichen J, Rizzetto M (2007),<br />
Textbook of hepatology, Volume 1: p 581 – 623.<br />
KW Burak, SS Lee (2001). Portal hypertension gastropathy and<br />
gastric antral vascular ectasia (GAVE) syndrome. GUT, 49: p 866<br />
– 872.<br />
Loscalzo, Fauci, Braunwald, Kasper, Hauser Longo, Jameson<br />
(2008). Harrison’s Principles of internal medicine. Volume 17,<br />
MC Graw Hill, Volume 2, p 1754 – 1765.<br />
Sany A Azer, Waqar A Qureshi, Francisco Talavera (2010).<br />
Esophageal<br />
Varices,<br />
http://eMedicine.medscape.com/article/175248overview#showall.<br />
Willis CM, Eugene RS, Michael FS (2007). Schiff’s Diseases of the<br />
Liver. p 428 – 437.<br />
<br />
21<br />
<br />