
Các nhân tố ảnh hưởng đến đồng sáng tạo trải nghiệm trong du lịch tại điểm đến Đà Nẵng
lượt xem 5
download

Bài viết sử dụng nghiên cứu định lượng nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đồng sáng tạo trải nghiệm tại điểm đến Đà Nẵng. Từ đó, cung cấp thông tin cho du khách và điểm đến để thiết kế lộ trình và quản lý các hoạt động đồng sáng tạo. Sự hiểu biết quan trọng này là đòn bẩy chiến lược để cải thiện đồng sáng tạo cho du khách ở mọi giai đoạn trong trải nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến đồng sáng tạo trải nghiệm trong du lịch tại điểm đến Đà Nẵng
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỒNG SÁNG TẠO TRẢI NGHIỆM TRONG DU LỊCH TẠI ĐIỂM ĐẾN ĐÀ NẴNG FACTORS AFFECTING EXPERIENCE CO-CREATION IN TOURISM IN DA NANG DESTINATION Ngày nhận bài : 20.3.2022 ThS. Võ Lê Xuân Sang Ngày nhận kết quả phản biện : 11.4.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2022 TÓM TẮT Vai trò chiến lược của đồng sáng tạo trải nghiệm trong du lịch đối với xây dựng lợi thế cạnh tranh điểm đến ngày càng được nhấn mạnh. Các nghiên cứu đều thống nhất về tầm nhìn xem đồng sáng tạo trải nghiệm như là định hướng kinh doanh và chiến lược mới trong cạnh tranh. Cụ thể là xây dựng cơ chế, tiến trình và hệ thống nhằm tạo điều kiện, kích hoạt du khách tham gia vào đồng sáng tạo, để họ có những trải nghiệm đáng nhớ, từ đó sẽ hài lòng, quay lại và truyền miệng tích cực cho điểm đến. Bài báo sử dụng nghiên cứu định lượng nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đồng sáng tạo trải nghiệm tại điểm đến Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba nhân tố: sự tham gia, tương tác và chia sẻ có tác động lớn giúp du khách tham gia thành công vào đồng sáng tạo trải nghiệm. Từ đó, cung cấp thông tin cho du khách và điểm đến để thiết kế lộ trình và quản lý các hoạt động đồng sáng tạo. Sự hiểu biết quan trọng này là đòn bẩy chiến lược để cải thiện đồng sáng tạo cho du khách ở mọi giai đoạn trong trải nghiệm. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, đồng sáng tạo trải nghiệm, điểm đến du lịch, Đà Nẵng ABSTRACT The strategic role of experience co-creation in tourism in building competitive advantage of destination in tourism has been increasingly emphasized. The studies agree on considering experience co-creation as a new business direction and strategy in competition. Specifically, mechanisms, processes and systems will be carried out to facilitate and activate visitors to participate in co-creation and then give them memorable experiences. Thereby, they will be satisfied, come back and spread through words of mouth positively for the destination. The authors uses the quantitative research to study the factors affecting the experience co-creation in Danang destinations. The research results indicate three factors: participation, interaction and sharing affecting significantly visitors’ successful participation in experience co-creation. Then, visitors and destinations are provided with information to design routes and manage co-creation activities. This critical understanding is a strategic lever to improve co-creation for visitors at every stage of the experience. Keywords: Influential factors, experience co-creation, tourist destination, Da Nang 1. Giới thiệu Khi nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế hàng hóa sang kinh tế trải nghiệm, người tiêu dùng ngày nay tìm kiếm những trải nghiệm mới và xác thực hơn là những tiện ích của sản phẩm hay dịch vụ. Thế giới đang chuyển từ việc tiêu thụ sản phẩm sang mua trải nghiệm. Do đó, các điểm đến cạnh tranh thu hút khách du lịch bằng cách nhấn mạnh đến những trải nghiệm mà họ cung cấp. Vì vậy, chất lượng của trải nghiệm du lịch là chìa khóa cho những lợi thế cạnh tranh của các điểm đến. “Đồng sáng tạo trải nghiệm là hoạt động du lịch được tạo ra đồng thời bởi du khách và các nhà cung 76
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ứng du lịch, khi đó du khách là thành viên chủ động tạo ra trải nghiệm bằng việc sử dụng các nguồn lực cá nhân tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch văn hóa thực tế của địa phương (Prebensen et al., 2016), để tạo ra những trải nghiệm độc đáo của riêng họ, bao gồm cả trải nghiệm thể chất lẫn tinh thần và giá trị gia tăng cho điểm đến (Mathis et al., 2016)”. Thông qua sự tương tác và trợ giúp của nhà cung cấp du lịch, giá trị được tạo ra - du khách trở thành một phần là nhà sản xuất chứ không phải chỉ là người tiêu dùng. Du khách càng tham gia vào quá trình đồng sáng tạo trải nghiệm thì càng có nhiều khả năng họ đạt được một trải nghiệm tích cực. Xét về góc độ lý thuyết, mặc dù trên thế giới những nghiên cứu về đồng sáng tạo trải nghiệm khá phong phú. Nhưng ở Việt Nam, những nghiên cứu trong nước về chủ đề này là hầu như còn rất mới và bị bỏ ngõ. Hiện nay các nghiên cứu rất ít chú ý đến các nhân tố tiền đề trong hoạt động đồng sáng tạo trải nghiệm. Trong thực tế, ở nhiều điểm du lịch Đà Nẵng cũng đã xuất hiện hoạt động du lịch có đặc điểm của đồng sáng tạo trải nghiệm nhưng chưa nhận dạng/ gọi tên. Ví dụ như: những hoạt động cho phép du khách trực tiếp học hỏi nghề thủ công tại một số làng nghề; trực tiếp tham gia, hòa nhịp vào cuộc sống nơi đến (home stay); tham gia các hoạt động du lịch thể thao, lễ hội âm nhạc, tham gia các lớp dạy nấu ăn,… Nhưng các hoạt động đồng sáng tạo trải nghiệm chỉ mới phát triển tự phát và manh mún, chưa hình thành hệ thống cung cấp bài bản, chưa đảm bảo chất lượng trải nghiệm. Do đó, để đạt được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, và phục hồi ngành du lịch Đà Nẵng sau đại dịch Covid, ngành du lịch cần phải thật sự đổi mới, sáng tạo và tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách. Đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch là một trong những giải pháp góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch Đà Nẵng. Nghiên cứu này nhằm làm rõ sức ảnh hưởng của các nhân tố tiền đề quan trọng đến đồng sáng tạo trải nghiệm tại điểm đến Đà Nẵng. Từ đó, giúp các nhà cung cấp du lịch và quản lý điểm đến thay đổi chiến lược, thực hiện một nền tảng quy hoạch đủ lớn và bài bản, xây dựng đồng sáng tạo trải nghiệm có hệ thống để phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo độc đáo duy trì trong dài hạn, đưa lại cho du khách sự trải nghiệm hài lòng và làm cho họ trung thành với các điểm đến ở Đà Nẵng. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đồng sáng tạo trải nghiệm 2.1.1. Sự tương tác giữa du khách và các nhà cung cấp du lịch Sự tương tác được xem là một tiền đề quan trọng trong đồng sáng tạo trải nghiệm vì các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách đối thoại cá nhân với khách hàng ở tất cả các phương thức trong mối quan hệ, những trao đổi này là cơ hội tạo ra trải nghiệm (Prahalad & Ramaswamy, 2004a). Walls et al. (2011a) xem các tương tác của con người là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến đồng sáng tạo trải nghiệm của du khách. Đối với các nhà cung cấp du lịch ở điểm đến, việc thiết lập các tương tác trực tiếp với du khách là điều thiết yếu nếu họ muốn hiểu nhu cầu và mong đợi của du khách. Hơn nữa, nếu không có sự tương tác tùy biến, thời gian và nỗ lực đồng sáng tạo trải nghiệm sẽ bị lãng phí, và do đó trải nghiệm sẽ không mang lại giá trị gia tăng cho du khách hoặc nhà cung cấp du lịch tại điểm đến (Chathoth et al., 2016). Dựa trên các cuộc thảo luận ở trên, giả thuyết sau đây được đề xuất: Giả thuyết H1. Sự tương tác giữa du khách và các nhà cung cấp du lịch có tác động tích cực đến đồng sáng tạo trải nghiệm. 2.2.2. Sự tham gia tích cực của du khách trong đồng sáng tạo trải nghiệm Sự tham gia tích cực là cách thức mà du khách chủ động kết hợp nhiều nguồn lực cá nhân của họ với các tổ chức để cùng nhau tạo ra những trải nghiệm trong những hoạt động trước, trong và sau kỳ nghỉ của họ, cho thấy sự chuyển đổi từ khách hàng thụ động sang các đối tác tích cực (Chathoth et al., 2016) 77
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trong ngành du lịch, sự tham gia tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của đồng sáng tạo trải nghiệm (Grissemann & Stokburger - Sauer, 2012). Vai trò tích cực của du khách đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các trải nghiệm du lịch vì những trải nghiệm thành công phải được cá nhân hóa và đòi hỏi có sự tham gia trực tiếp của du khách bằng các nguồn lực của họ. Các nhà cung cấp du lịch tại điểm đến tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia tích cực của du khách có thể có một lợi thế cạnh tranh bởi vì quá trình đồng sáng tạo trải nghiệm có thể dễ dàng hơn và đáp ứng nhiều hơn mong đợi của du khách. Vì vậy, vai trò sự tham gia tích cực của du khách được coi là một tiền đề quan trọng của đồng sáng tạo trải nghiệm trong du lịch. Giả thuyết H2: Sự tham gia tích cực của du khách sẽ có tác động tích cực đến đồng sáng tạo trải nghiệm trong du lịch. 1.4.3. Sự chia sẻ trải nghiệm du lịch về chuyến đi với người khác Sự chia sẻ trải nghiệm là hoạt động mà du khách chia sẽ thông tin, kinh nghiệm của họ trong mạng lưới với người thân, bạn bè của họ và với người dùng Internet mà họ có thể chưa biết ở giai đoạn trong và sau quá trình trải nghiệm. Các mối quan hệ này của khách hàng trong việc trao đổi thông tin, chia sẻ ý kiến đề xuất sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ ( Carù & Cova, 2015). và “Môi trường trải nghiệm’’ trong du lịch được tạo bởi tất cả con người và sự vật xung quanh du khách, đó còn gọi là mạng lưới trải nghiệm. Khi xem xét theo tiến trình đồng sáng tạo, mạng lưới trải nghiệm của du khách không chỉ có khi du khách đang đi du lịch, mà khi quyết định đi du lịch hoặc khi trở về nhà, du khách vẫn luôn luôn kết nối với những người khác, cùng với những sự vật, hiện tượng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Wang et al. (2014) giải thích các động cơ bên trong và bên ngoài có ý nghĩa với việc chia sẻ của khách du lịch. Động lực nội tại đề cập đến việc tham gia vào hoạt động chia sẻ vì lợi ích của du khách, như xuất phát vì mục đích vì niềm vui và sự hài lòng. Động cơ bên ngoài không liên quan gì đến việc chia sẻ mà là các mục đích khác, chẳng hạn như kết bạn mới, nhận được lời khen, có được uy tín và kiếm được tiền thưởng. Ngoài ra, việc duy trì mối quan hệ trong mạng lưới của họ là cần thiết cho du khách. Nhu cầu này đặc biệt nổi trội bởi các công nghệ mới. Trên thực tế, công nghệ thông tin truyền thông có thể cung cấp cho du khách các công cụ mới cho phép họ phản hồi một cách chính xác hơn với môi trường và chia sẻ những đề xuất, ý kiến, câu hỏi và ký ức liên quan đến cuộc hành trình của họ. Việc chia sẻ trải nghiệm du lịch thông qua công nghệ mở rộng trải nghiệm về thời gian và không gian và cải thiện vai trò của du khách như là đồng tác giả. Điều này cho phép họ đóng góp đồng tạo ra những trải nghiệm du lịch. Do đó, giả thuyết sau được đề xuất: Giả thuyết H3. Chia sẻ trải nghiệm của du khách với người khác có ảnh hưởng tích cực đến đồng sáng tạo trải nghiệm trong du lịch. 2.2. Mô hình nghiên cứu Hình 1: Mô hình nghiên cứu 78
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Công cụ đo lường, thu thập dữ liệu, thiết kế bảng câu hỏi Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng với bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo likert năm mức độ (từ rất không đồng ý đến rất đồng ý) để kiểm định mối quan hệ của các biến. Việc đo lường tất cả các biến đến từ việc xem xét cơ sở lý luận. Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và biến quan sát của nghiên cứu Số biến Nhân tố Tác giả nghiên cứu quan sát Grissemann và Stokburger-Sauer, 2012; Lengnick-Hall et al., Đồng sáng tạo trải nghiệm 3 2000; Mathis et al., 2016 Sự tương tác giữa du khách và nhà cung cấp 3 Grissemann và Stokburger-Sauer (2012); Mathis et al. (2016) Sự tham gia tích cực của du khách trong 3 Mathis et al. (2016) và Peterson et al. (2005) trải nghiệm Chia sẻ trải nghiệm của du khách với 3 Wang và cộng sự, 2014 người khác Nguồn: Tác giả tổng hợp Dữ liệu khảo sát với tổng thể mục tiêu là các du khách đã từng tham gia các loại hình đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch ở điểm đến Đà Nẵng. Do điều kiện nguồn lực của nghiên cứu có giới hạn nên nghiên cứu này sẽ tiếp cận mẫu được rút ra từ tổng thể theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Quy mô mẫu nghiên cứu là 150 du khách. Mẫu được thu thập bằng cách: gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến bằng google form đến du khách trong và ngoài nước (có nhờ sự hỗ trợ của người thân, bạn bè có người quen ở nước ngoài) thông qua qua emai, các mạng xã hội và tiến hành khảo sát du khách trực tiếp ở những điểm đến của Đà Nẵng. 3.2. Phân tích dữ liệu Dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 22. Thống kê mô tả được sử dụng để phân tích các đặc điểm nhân khẩu học và tỷ lệ phản hồi khảo sát. Các thang đo trong nghiên cứu được kiểm định qua đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thiết trong mô hình. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm nhân khẩu học Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn du khách đến từ nước ngoài, thuộc các nước ở Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…) và Châu Mỹ (Mỹ, Canada) chiếm tỉ lệ hơn 51,1%. Tỉ lệ du khách nội địa từng tham gia các hoạt động này chiếm 19.1%. Nữ giới tham gia các hoạt động trải nghiệm đồng sáng tạo nhiều hơn nam giới, chiếm tỉ lệ (56%). Du khách trẻ có độ tuổi từ 18-35 (51.8%) chiếm đa số ở các các hoạt động trải nghiệm đồng sáng tạo du lịch. Hầu hết những người được hỏi (33.3%) có bằng đại học và 28.4% có bằng cao đẳng. Phần lớn những người tham gia là nhân viên (32.6%) và doanh nhân / chuyên gia (19.1%). Về hành vi du lịch, khoảng một nửa số mẫu khảo sát đã đến thăm Đà Nẵng lần đầu tiên (40.4%), trong khi 28.4% là trong chuyến thăm lần thứ ba trở lên. Khoảng 48.2% số người được hỏi cho biết rằng họ đến Đà Nẵng chủ yếu để du lịch. Khoảng 35.5% số người được hỏi đi du lịch cùng gia đình trong chuyến đi; 24.1% đi du lịch với bạn bè và 12.1% đi với các hội nhóm có tổ chức. Thời gian của chuyến đi từ 2-3 đêm chiếm tỉ lệ chủ yếu 49.6%. 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc và biến độc lập đều có hệ số tương quan 79
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN biến tổng khá cao > 0,5 (Hair và ctg, 2010). Các thang đo đều đạt độ tin cậy và sẽ phù hợp để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 2. Kết quả Cronbach’s Alpha Số lượng Cronbach’s TT Tên biến Mã hóa quan sát Alpha 1 Đồng sáng tạo trải nghiệm ĐSTTN 3 0,809 2 Sự tương tác giữa du khách và nhà cung cấp du lịch STT 3 0,827 3 Sự tham gia tích cực của du khách trong quá trình trải nghiệm TGTC 3 0,823 4 Chia sẻ trải nghiệm du lịch với người khác trong chuyến đi CSTN 3 0,869 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích EFA cho biến độc lập Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO = 0,701 > 0,5 và Sig kiểm định Barlett’s có giá Sig = 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quan sát thuộc cùng một nhân tố có tương quan chặt chẽ với nhau (Trọng và Ngọc, 2008). Đồng thời cho kết quả 3 nhân tố ảnh hưởng đến Đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch với tổng phương sai trích là 76,11% > 50% sự biến thiên của tập dữ liệu (Hair và ctg, 2010). Bảng 3. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập Nhân tố Biến quan sát Mã hóa 1 2 3 Du khách tương tác trực tiếp với nhà cung cấp trong tổ chức chuyến đi STT1 .905 Du khách cảm thấy tự tin khi hợp tác với nhà cung cấp du lịch STT2 .853 Du khách được thúc đẩy bởi nhà cung cấp du lịch khi tổ chức chuyến đi STT3 .741 Du khách thích cách tiếp cận thực tế trong quá trình trải nghiệm du lịch TGTC1 .896 Du khách thích trải nghiệm những thử thách và kỹ năng trong chuyến đi TGTC2 .842 Trải nghiệm du lịch của du khách được nâng cao nhờ tham gia ĐST TGTC3 .829 Du khách chia sẻ trải nghiệm với những người khác trong chuyến đi CSTN1 .906 Du khách kể cho những người khác về trải nghiệm trong chuyến đi CSTN2 .858 Du khách chia sẻ kiến thức và thông tin du lịch qua mạng xã hội đem lại CSTN3 .855 cảm giác thích thú Eigenvalue 2.275 2.010 1.512 Phương sai trích (%) 40.42 58.97 76.11 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO = 0,750 > 0,5 và Sig kiểm định Barlett’s có giá Sig = 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quan sát thuộc cùng một nhân tố có tương quan chặt chẽ với nhau. Phân tích cũng đã rút trích từ 3 chỉ báo thành một nhân tố chính và nhân tố này giải thích được 80,911% biến thiên dữ liệu. Quá trình phân tích EFA hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về mặt thống kê và được dùng cho các phân tích tiếp theo. Bảng 4. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc Yếu tố Biến đo lường 1 ĐSTTN1 .835 80
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ĐSTTN2 .834 ĐSTTN3 .793 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng của ba nhân tố “sự tương tác, sự tham gia tích cực, sự chia sẻ trải nghiệm của du khách” đến hoạt động “đồng sáng tạo trải nghiệm” là đáng kể và tích cực (vì các giá trị Sig. < 0.05). Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3 được chấp nhận. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của P. Buonincontri và ctg (2017). Qua kết quả phân tích hồi quy, có R2 = 0,817 nghĩa là các ba biến STT, TGTC, CSTN giải thích được 81,7% hoạt động đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch của du khách, còn lại khoảng 18,3% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Các yếu tố ảnh hưởng đến Đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch ở điểm đến Đà Nẵng được sắp xếp theo mức ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) nhân tố “Sự tương tác (STT)” với hệ số hồi qui là 0,329; (2) nhân tố “Sự tham gia tích cực” (TGTC) với hệ số hồi quy là 0,316; (3) nhân tố “Chia sẻ trải nghiệm” (CSTN) với hệ số hồi quy là 0,240. Ngoài ra, giá trị thống kê Durbin-Watson = 1,655 xấp xỉ 2 nên có thể nhận định rằng hiện tượng tự tương quan là không xảy ra. Mặc khác, kết quả phân tích thu được hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra với mô hình nghiên cứu. Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy Hệ số Hệ số Thống kê chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Sig. đa cộng tuyến Mô hình t Tolerance Bêta Sai số Bêta VIF Hằng số 0.148 0.335 9.113 .000 STT 0.311 0.174 0.329 3.366 .001 0.831 1.647 TGTC 0.305 0.061 0.316 3.734 .004 0.717 1.664 CSTN 0.214 0.060 0.240 4.899 .000 0.674 1.707 0.839a 0.817 R 0.803 1.655 R Square Adjusted R Square Durbin-Watson F 45.229 Sig. .002a Phương trình hồi quy ĐSTTN = 0,148 + 0,329*STT + 0,316*TGTC + 0,240*CSTN Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả 5. Kết luận và thảo luận Kết quả nghiên cứu đã khẳng định 3 nhân tố tiền đề: sự tham gia tích cực, sự tương tác, và chia sẻ trải nghiệm của du khách có tác động mạnh mẽ và cùng chiều đến đồng sáng tạo trải nghiệm tại điểm đến. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, Nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm và các thảo luận lý thuyết về tầm quan trọng của việc du khách tương tác trực tiếp và tham gia tích cực với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm đến trong suốt quá trình trải nghiệm. Những động lực này có thể được sử dụng 81
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN làm đòn bẩy chiến lược để cải thiện đồng sáng tạo trải nghiệm của du khách ở mọi giai đoạn của quá trình trải nghiệm. Nói cách khác, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nên cải thiện sự tương tác của họ với khách du lịch thực sự và tiềm năng trong suốt quá trình trải nghiệm trước, trong và sau khi họ lưu trú tại điểm đến bằng cách cung cấp các kênh giao tiếp trực tiếp khác nhau, thu hút khách du lịch tham gia tổ chức và phát triển các chuyến đi của họ. Một công cụ quan trọng để đạt được những mục đích này là công nghệ du lịch thông minh, có thể thay đổi cách thức trải nghiệm của các quốc gia, điểm đến đối với khách du lịch. Đặc biệt, các công nghệ thông minh, được đặc trưng bởi thông tin tổng hợp, khả năng kết nối di động phổ biến và đồng bộ hóa theo thời gian thực, có thể hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong việc tạo ra các trải nghiệm du lịch năng động, cá nhân hóa và tương tác (Neuhofer và ctg, 2015). Theo nghĩa này, việc phát triển một trang web có thể tương thích trên điện thoại thông minh, với bản đồ, trò chuyện tương tác và cung cấp đầy đủ thông tin các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng du lịch, là một công cụ thích hợp cả trong giai đoạn trước và sau khi trải nghiệm, để tạo điều kiện cho sự tương tác trực tiếp giữa khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Để tăng mức độ đồng sáng tạo trải nghiệm, các nhà cung ứng du lịch nên xem xét việc sử dụng các công nghệ thông minh trong giai đoạn tham quan: các công cụ thực tế ảo và internet (mã QR, cảm biến và thẻ) hỗ trợ việc tạo ra một môi trường thông minh mà thế giới thực và lĩnh vực kỹ thuật số được kết hợp. Trong môi trường mới này, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút khách du lịch theo cách tích cực hơn, cho phép họ thử thách khả năng hoạt động thể chất và tinh thần của mình. Trên thực tế, các công nghệ thông minh cho phép khách du lịch hòa mình hoàn toàn và kích thích sự tham gia tích cực của họ, nâng cao đồng sáng tạo trải nghiệm. Thứ hai, Thông thường khách du lịch chia sẻ trải nghiệm của họ một cách độc lập với các điểm đến và nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Họ chia sẻ trải nghiệm trên các trang truyền thông xã hội của riêng họ. Du khách tham gia vào các kênh truyền thông xã hội khác nhau, bày tỏ ý kiến đề xuất và về trải nghiệm du lịch của họ. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng cần cung cấp cho du khách nhiều công cụ, địa chỉ nhằm hỗ trợ việc chia sẻ trải nghiệm của họ. Việc tận dụng quảng bá du lịch bằng các bài viết đánh giá về trải nghiệm của du khách ở Đà Nẵng trên mạng xã hội và trong nhật ký du lịch của họ rất cần được quan tâm, đầu tư và khai thác. Các điểm đến và nhà cung cấp dịch vụ du lịch nên nắm bắt thông tin liên quan này, vì điều này có thể thúc đẩy tạo ra cơ hội, lượng du khách tiềm năng lớn trong tương lai tham gia các hoạt động đồng sáng tạo trải nghiệm nhờ những đánh giá tốt từ thực tế đã trải nghiệm của du khách. Đặc biệt, họ có thể hiểu nhu cầu cụ thể của khách du lịch một cách chính xác hơn và đóng góp vào sự phát triển của quá trình đồng sáng tạo nhằm tối ưu hóa trải nghiệm du lịch. Ví dụ, Buhalis và Neuhofer (2015) cho rằng thông tin được người dùng chia sẻ có thể hỗ trợ khách du lịch nếu họ gặp phải những tình huống bất ngờ tại điểm đến. Những điểm đến hiểu rõ các cơ hội liên quan đến mạng xã hội và khai thác nó có thể sẽ được hưởng lợi hơn trong tương lai. Thứ ba, Các thái độ khác nhau đối với đồng sáng tạo trải nghiệm có thể liên quan đến một số khía cạnh, chẳng hạn như tuổi tác, trình độ văn hóa và hành vi tiêu dùng. Do đó, các nhà quản lý bắt buộc phải sử dụng các ứng dụng xúc tiến mới để tập trung vào khách hàng mục tiêu của họ và chứ không chỉ tập trung vào các phương pháp phân khúc theo ngành nghề hay về địa lý . Kết quả thu được từ nghiên cứu này có thể hữu ích cho việc phát triển hệ thống quản lý đồng sáng tạo trải nghiệm. Một hệ thống tương tự, có thể cho phép các nhà quản lý điểm đến và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch biết thêm về nhu cầu mức độ đồng sáng tạo trải nghiệm của khách du lịch từ những thông tin thu được và cung cấp cho họ trải nghiệm với những sự kết hợp khác nhau đảm bảo mức độ hài lòng cao của du khách. 82
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Buonincontri, P., Morvillo, A., Okumus, F., & van Niekerk, M. (2017). Managing the experience co-creation process in tourism destinations: Empirical findings from Naples. Tourism Management, 62(October), 264-277. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2017.04.014. 2. arù, A., & Cova, B. (2015). Co-creating the collective service experience. Journal of Service Management, C 26(2), 276e294. 3. hathoth, P. K. et al. (2016) Co-creation and higher order customer engagement in hospitality and tourism C services: A critical review, International Journal of Contemporary Hospitality Management, 28(2), pp. 222-245. 4. rissemann, U. S. and Stokburger-Sauer, N. E. (2012) Customer co-creation of travel services: The role G of company support and customer satisfaction with the co-creation performance, Tourism Management. Elsevier Ltd, 33(6), pp. 1483-1492. 5. air, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010). Multivariate Data Analysis: A global perspective. H Upper Saddle River ,New Jersey: Prentice-Hall. 430-437. https://doi.org/10.1108/08876041011072546. 6. engnick-Hall, C. A., Claycomb, V., & Inks, L. W. (2000). From recipient to contributor: examining L customer roles and experienced outcomes. European Journal of Marketing, 34(3/4), 359e383. 7. Mathis, E. F., Kim, H. L., Uysal, M., Sirgy, J. M., & Prebensen, N. K. (2016). The effect of co-creation experience on outcome variable. Annals of Tourism Research, 57, 62-75. 8. euhofer, B., Buhalis, D. and Ladkin, A. (2015) Experiences, co-creation and technology: a conceptual N approach to enhance tourism experiences, Tourism and Global Change. On the Edge of Something Big. Paper presented at the CAUTHE 2013 Conference, Lincoln University, NZ, pp. 546-555. 9. eterson, C., Park, N., & Seligman, M. E. P. (2005). Orientations to happiness and life satisfaction: The P full life versus the empty life. Journal of Happiness Studies, 25e41. 10. Prahalad, C. K., & Ramaswamy, V. (2004). Co-creation experiences: The next practice in value creation. Journal of Interactive Marketing, 18(3), 5-14. https://doi.org/10.1002/dir.20015. 11. Prebensen, N. K., Vittersø, J. and Dahl, T. I. (2016) Value Co-creation significance of tourist resources, Annals of Tourism Research. Elsevier Ltd, 42, pp. 240-261. 12. Walls, A. R., Okumus, F., Wang, Y. R., & Joon-Wuk Kwun, D. (2011a). An epistemological view of consumer experiences. International Journal of Hospitality Management, 30,10e21. 13. Wang, X., Li, X., Li, Q., & Peng, L. (2014). Intention of sharing travel experiences on social media: Motivations and the moderating effects of face orientation. In Presented at the 25th Australasian conference on information systems (2014) 83

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận
10 p |
209 |
13
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh
12 p |
16 |
9
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về du lịch sinh thái tại Vườn chim Bạc Liêu
11 p |
23 |
8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
10 p |
24 |
8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của khách sạn 4 sao & 5 sao tại Thành phố Hồ Chí Minh
14 p |
23 |
6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch đêm ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
13 p |
11 |
5
-
Nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng di động du lịch của du khách
14 p |
9 |
5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
10 p |
11 |
5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng E-learning của người lao động trong lĩnh vực du lịch ở khu vực duyên hải miền Trung, Việt Nam
23 p |
7 |
4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định du lịch camping tại thành phố Đà Nẵng
16 p |
10 |
4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến: Trường hợp nghiên cứu du khách tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
16 p |
4 |
3
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bình Dương
10 p |
9 |
3
-
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định trở lại điểm đến du lịch thành phố Bạc Liêu của du khách nội địa
16 p |
22 |
3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên trong ngành khách sạn tại Đà Nẵng
22 p |
8 |
3
-
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình
20 p |
8 |
2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bản sắc văn hoá dân tộc vùng Tây Bắc tại tỉnh Sơn La
12 p |
3 |
2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của điểm đến vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương
7 p |
4 |
1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách nội địa tại các điểm du lịch Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
9 p |
5 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
