intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh" được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh Trần Thị Thắng, Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Thị Như Nguyệt, Nguyễn Thị Hưng, Đào Thị Sao Phân viện Bắc Ninh, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 20/02/2023 Ngày nhận bản sửa: 14/04/2023 Ngày duyệt đăng: 17/04/2023 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư (HLCDDC) đối với sự phát triển các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp 600 cá nhân đang sinh sống tại các khu vực gần các Factors affecting the community’s satisfaction with the development of industrial zones in Bac Ninh province Abstract: This study was conducted to determine the factors affecting the satisfaction of the residential community (HLCDDC) for the development of industrial parks (IZs) in Bac Ninh province. Data was collected through a direct survey of 600 individuals living in areas near Que Vo, Thuan Thanh, Tien Son, Yen Phong industrial zones (during the period from 7/2022 to 8/2022), collected 520 valid votes. Based on testing the reliability of the scale using Cronbach’s Alpha coefficient, EFA factor discovery analysis, OLS regression analysis, the results show that there are 6 groups of factors affecting the HLCDDC for the development of industrial zones in Bac Ninh province, includes: Income and Employment (TNVL); Utilities Infrastructure and Services (HTTI); Environment and Health (MTSK); Residential land (DDNO); Socio-Cultural (VHXH); Local government (CQDP). Through OLS regression analysis, all 6 groups of factors are statistically significant, affecting HLCDDC, in which the group of factors includes (income and employment, infrastructure and utility services, environment and health) are three groups that have stronger impacts than the other three groups of factors (land, housing, socio-cultural, local government). Research results contribute to documents on industrial park development, provide some policy suggestions for authorities to contribute to improving the level of HLCDDC for the development of industrial zones in Bac Ninh province. Keywords: Satisfaction of the residential community, industrial zones, Bac Ninh, influencing factors. Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.06.2496 Tran, Thi Thang1; Phan, Thi Hong Thao2; Nguyen, Thi Nhu Nguyet3; Nguyen, Thi Hung4; Dao, Thi Sao5 Email: thangtt@hvnh.edu.vn1, thaopth@hvnh.edu.vn2, nguyetntn.bn@hvnh.edu.vn3, hungnt.bn@hvnh.edu.vn4, saodt.bn@hvnh.edu.vn5 Organization of all: Banking Academy of Vietnam, Bacninh campus Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 253- Tháng 6. 2023 38 ISSN 1859 - 011X
  2. TRẦN THỊ THẮNG - PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT - NGUYỄN THỊ HƯNG - ĐÀO THỊ SAO KCN Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong (trong khoảng thời gian từ 7/2022- 8/2022), thu về 520 phiếu hợp lệ. Dựa trên kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, phân tích hồi qui OLS, kết quả có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến HLCDDC đối với sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Thu nhập và việc làm (TNVL); Cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích (HTTI); Môi trường và sức khỏe (MTSK); Đất đai nhà ở (DDNO); Văn hóa xã hội (VHXH); Chính quyền địa phương (CQDP). Thông qua phân tích hồi quy OLS cho thấy cả 6 nhóm nhân tố đều có ý nghĩa thống kê, tác động đến HLCDDC, trong đó nhóm nhân tố gồm (Thu nhập và việc làm, Cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích, Môi trường và sức khỏe) là 3 nhóm tác động mạnh hơn 3 nhóm nhân tố còn lại gồm (Đất đai nhà ở, Văn hóa xã hội, Chính quyền địa phương). Kết quả nghiên cứu đóng góp vào các tài liệu về phát triển KCN, cung cấp một số gợi ý chính sách cho cơ quan chức năng nhằm góp phần nâng cao mức độ HLCDDC đối với sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Từ khóa: Sự hài lòng của cộng đồng dân cư, Khu công nghiệp, Bắc Ninh, Nhân tố ảnh hưởng 1. Đặt vấn đề của tỉnh Bắc Ninh đạt mức tăng 7,39% cao nhất trong kỳ giai đoạn 2019- 2022 (năm Mô hình khu công nghiệp (KCN) đã được 2019 tăng 1,31%; 2020 tăng 3,32%; năm chứng minh là một kênh hiệu quả để phát 2021 tăng 6,38%), vượt mục tiêu năm 2022 triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tuy đề ra. Bắc Ninh tiếp tục thu hút luồng FDI nhiên, qua một thời gian sự phát triển các lớn đổ vào từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, KCN cũng gây ra những tác động tiêu cực trong năm 2022, tổng vốn đầu tư FDI tăng đến đời sống của người dân sống quanh gấp gần 3 lần, tạo điều kiện thuận lợi cho KCN về môi trường tự nhiên, văn hóa xã Bắc Ninh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. hội (VHXH), về việc làm, đất đai… Phát triển KCN Bắc Ninh đã tạo ra hiệu Bắc Ninh là tỉnh đã có nhiều chính sách ưu ứng lan tỏa, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa tiên tập trung cho phát triển công nghiệp, các địa phương, tạo đà cho hoàn thiện hệ đặc biệt là sự hình thành và phát triển KCN thống kết cấu CSHT, đồng thời đa dạng tập trung. Theo số liệu của Cục Thống kê hóa ngành nghề, gián tiếp thúc đẩy kinh tế Bắc Ninh (2022): “Đến năm 2022, Bắc thương mại và dịch vụ, góp phần giải quyết Ninh có tổng 24 dự án đầu tư phát triển cơ việc làm cho nhiều lao động (LĐ) thủ công, sở hạ tầng (CSHT) đã được phê duyệt đầu tạo ra thu nhập ổn định hơn, cao hơn cho tư tại 16 KCN. Trong đó, hiện có số dự án người LĐ trong và ngoài tỉnh (Nguyễn Đức đang hoạt động là 11, và số dự án đã được Long, 2022). quyết định đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích đầu tư là 13, bước đầu thực hiện triển khai cực, theo Nguyễn Văn Vịnh (2010) chỉ ra đầu tư xây dựng. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ rằng: “Sự phát triển của các KCN trên địa của các KCN đã tạo nên những thành tựu bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn tồn tại những tác kinh tế đáng kể cho tỉnh. Năm 2022, kinh tế động tiêu cực như: xáo trộn đất đai dẫn Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 39
  3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh đến khiếu kiện, tranh chấp; mất cân bằng của cộng đồng được cấu thành từ 2 yếu tố thu nhập và việc làm (nhất là những đối gồm “cộng đồng” và “sự hài lòng” (Knop tượng bị thu hồi đất cho KCN), môi trường & Steward, 1973). Cộng đồng được hiểu VHXH bị thay đổi do quá trình đô thị hóa như một địa điểm, một khu vực dân cư sinh nhanh chóng, môi trường sống ô nhiễm sống với những điều kiện tương tự nhau và sức khỏe của cộng đồng dân cư bị ảnh (Kasarda & Janowitz, 1974), như một địa hưởng khi cơ chế bảo vệ môi trường xung điểm và sự tham gia trong một cấu hình quanh KCN chưa được chú trọng đồng chung về các mối quan tâm và phong cách bộ”. Từ đó đã dẫn đến những vướng mắc, sống (Kaufman, 1959), là toàn thể những phản ánh và không hài lòng của người dân người cùng sống, có những đặc điểm giống đối với một số KCN. nhau, gắn bó thành một khối trong sinh Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh hoạt xã hội (Hoàng Phê, 2020). giá tác động của các nhân tố đến sự hài Sự HLCDDC xuất phát từ lý thuyết về lòng của cộng đồng dân cư (HLCDDC) sự hài lòng, sự hài lòng có thể được xem đối với sự phát triển KCN các địa phương, như một hành động phán xét, một sự nhưng tại địa bàn Bắc Ninh đề cập đến nội so sánh giữa khát vọng và thành tích, từ dung này còn hạn chế. Vì vậy, để góp phần nhận thức về sự hoàn thành đến nhận thức phát triển bền vững các KCN tại tỉnh Bắc về sự thiếu thốn (Campbell, Converse Ninh, tìm giải pháp nâng cao sự hài lòng và Rodgers, 1976). Sự HLCDDC là một của người dân, nhóm tác giả đề xuất nghiên cấu trúc đa chiều và rất phức tạp, là một cứu “Nhân tố tác động đến sự hài lòng của đánh giá tổng thể từ tiêu cực đến tích cực cộng đồng dân cư đối với sự phát triển (Andrew, 1974). Trong khi đó, Veenhoven các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để (1996) lại cho rằng: “Sự HLCDDC là mức đóng góp vào các nghiên cứu thực nghiệm. độ đánh giá tích cực về chất lượng cuộc Thông qua khảo sát các hộ gia đình và cá sống tổng thể của các cá nhân”. Mặt khác, nhân sống tại 4 KCN Tiên Sơn, Quế Võ, sự HLCDDC được hiểu là sự khác biệt về Thuận Thành, Yên Phong, bài viết thông nhận thức giữa môi trường thực tế và môi qua phân tích hồi quy OLS sẽ nhận diện trường mà dân cư mong muốn (Campbell, và đánh giá những nhân tố tác động đến sự A., Converse, P.E. & Rodgers, W.L, 1976), HLCDDC, từ đó luận giải kết quả nghiên là sự đánh giá tổng thể về điều kiện sống cứu so với thực tiễn để đưa ra những gợi ý trong cộng đồng, bao gồm các yếu tố xã hội chính sách phù hợp. như chất lượng các mối quan hệ cá nhân, chất lượng dịch vụ địa phương, môi trường 2. Tổng quan nghiên cứu và phương tự nhiên và tính thẩm mỹ về ngoại hình pháp nghiên cứu của cộng đồng (Diener và cộng sự, 1985; Bernard, J., 2015; Sousa & Lyubormirsky, 2.1. Tổng quan nghiên cứu và mô hình 2001). Nguyễn Minh Hà & Trương Tấn nghiên cứu đề xuất Tâm (2013) cho rằng: “Sự hài lòng là mức độ cảm nhận của con người về những điều Sự HLCDDC đã là chủ đề thu hút được sự mà họ có được trong cuộc sống, bao gồm quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần”. Tương trên thế giới, bởi đây là một trong những tự, Nguyễn Quốc Nghi (2013) và Trương cơ sở quan trọng để đánh giá về chất lượng Vũ Văn An (2015) cũng cho rằng: “Sự hài và hạnh phúc trong cuộc sống. Sự hài lòng lòng là những nhận thức, đánh giá của con 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  4. TRẦN THỊ THẮNG - PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT - NGUYỄN THỊ HƯNG - ĐÀO THỊ SAO người về các trải nghiệm của họ trong quá động của nghề nghiệp hiện tại, cơ hội thăng trình quan sát và cảm nhận từ cộng đồng”. tiến và đảm bảo trong công việc, phương Khi nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sự tiện giao thông vận tải, CSHT công nghệ. HLCDDC, Filkins, Allen & Cordes (2000) Kết quả nghiên cứu của Bernard, J. (2015) đã tích hợp nhiều mô hình để phân tích sự tại khu vực nông thôn Cộng hòa Séc cũng hài lòng của người dân Nebraskans khu vực đưa ra những kết luận tương tự Appleton, nông thôn. Các biến độc lập được sử dụng S., & Song, L. (2008), trong đó đặc điểm bao gồm sự hài lòng về xã hội (gia đình, bạn cộng đồng, dịch vụ địa phương là yếu tố tác bè, tôn giáo), sự hài lòng về kinh tế cá nhân động mạnh nhất đến sự hài lòng, quan hệ (công việc, an ninh công việc và cơ hội việc xã hội là yếu tố tác động yếu nhất. làm), thuộc tính chung cộng đồng (trường Xét riêng các nghiên cứu đánh giá về sự học, đường xá và sự bảo vệ của cảnh sát) và HLCDDC đối với sự phát triển của các các biến đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, KCN, có nghiên cứu của Yamsrual và cộng thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn và sự (2019) đã đánh giá sự HLCDDC đối với số năm sống trong cộng đồng). Kết quả chỉ sự phát triển của 4 KCN sinh thái tại Thái ra rằng, các mối quan hệ xã hội có vai trò Lan trên các khía cạnh: vật chất, kinh tế, to lớn trong việc dự báo mức độ HLCDDC. môi trường, xã hội và quản lý. Kết quả cho Ngoài ra, sự hài lòng đối với việc làm là một biết, nhìn chung cộng đồng hài lòng với yếu tố dự báo quan trọng, dịch vụ công cũng hoạt động của các KCN sinh thái trên khía ảnh hưởng tới sự hài lòng. cạnh kinh tế và vật chất. Các KCN sinh thái Theodori, G. L. (2001), khi nghiên cứu đã tăng cơ hội việc làm trong cộng đồng, về sự hài lòng của các hộ gia đình tại 4 hỗ trợ người LĐ địa phương và tăng thu cộng đồng nằm ở phía Bắc các quận ở nhập cộng đồng. Về khía cạnh vật chất, các Pennsylvania đã đánh giá sự HLCDDC KCN sinh thái đã tạo điều kiện cho tiêu trên 9 khía cạnh: nơi nuôi nấng một gia chuẩn hóa CSHT, đường xá và đèn đường đình, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, tốt hơn trong cộng đồng. Trong khi đó, các trường học địa phương, cơ hội tìm kiếm thành viên cộng đồng lại lo ngại về ô nhiễm TN tương xứng, các chương trình dành không khí, ô nhiễm nguồn nước, khói bụi, cho người cao tuổi, các chương trình thanh mùi hôi và tiếng ồn. niên, cơ sở mua sắm địa phương, các cơ Tại Việt Nam, Đinh Phi Hổ (2010) đánh giá sở và chương trình giải trí, diện mạo tổng mức độ hài lòng của người dân qua 10 nhân thể của cộng đồng. Appleton, S., & Song, tố: Thu nhập, Việc làm, Tính gắn kết xã L. (2008) nghiên cứu sự hài lòng về cuộc hội, CSHT, DV tiện ích công, VHXH, Môi sống người dân ở đô thị Trung Quốc, đã trường tự nhiên, Sức khỏe, DDNO, CQĐP. đánh giá sự hài lòng trên 6 khía cạnh khác Kết quả phân tích hồi qui đã rút ra 5/12 nhân nhau của cuộc sống, bao gồm: thu nhập; tố có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%, nghề nghiệp, địa vị xã hội; cơ hội thăng gồm: CQĐP, cơ hội việc làm & thu nhập, tiến và dịch chuyển xã hội; cung cấp phúc tính ổn định trong thu nhập và việc , chất lợi; chính sách của Chính phủ và môi lượng giao thông, môi trường & sức khỏe. trường; kết nối gia đình và xã hội. Kết quả Từ nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2010), các cho biết, tăng trưởng thu nhập có tác động tác giả Trương Vũ Văn An (2015) với mẫu lớn nhất đến sự HLCDDC nói chung, tiếp nghiên cứu người dân KCN Long Đức ở đó là địa vị xã hội, thành tựu nghề nghiệp. thành phố Trà Vinh; Bùi Văn Trịnh (2013) Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy tác mẫu nghiên cứu tại KCN điển hình ở Đồng Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
  5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất bằng Sông Cửu Long”; Thương, N. T. T Phi Hổ (2010); Thương, N. T. T. và cộng sự và cộng sự (2018) mẫu nghiên cứu người (2018); Lưu Thị Thảo (2018) xem xét đưa dân ở gần KCN Yên Bình, thành phố Thái các nhân tố: Thu nhập và việc làm ; Văn Nguyên; Lưu Thị Thảo (2018) mẫu nghiên hóa- Xã hội; Đất đai Nhà ở; Môi trường và cứu KCN Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình”… Sức khỏe; CSHT và Dịch vụ tiện ích; Chính đã đưa ra các nhóm nhân tố khác nhau trên quyền địa phương vào mô hình nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân điển hình có các nhân tố: Thu nhập & cư (HLCDDC) (như Hình 1). Việc làm, CSHT & DV tiện ích công, môi Bài viết đưa ra giả thuyết nghiên cứu: trường, sức khỏe, nhà ở- điều kiện sống và H1: Thu nhập và việc làm có ảnh hưởng đất đai, môi trường xã hội, CQĐP… Các đến Hài lòng của cộng đồng dân cư tác giả sử dụng phân tích hồi quy OLS H2: Cơ sở hạ tầng và Dịch vụ tiện ích có ảnh hoặc mô hình cấu trúc tuyến tính SEM hưởng đến Hài lòng của cộng đồng dân cư để đánh giá tác động của các nhân tố đến H3: Môi trường và Sức khỏe có ảnh hưởng sự HLCDDC, từ đó đề xuất các giải pháp đến Hài lòng của cộng đồng dân cư nhằm nâng cao mức độ HLCDDC đối với H4: Đất đai Nhà ở có ảnh hưởng đến Hài sự phát triển của KCN phù hợp với mỗi địa lòng của cộng đồng dân cư phương. Tuy nhiên với mỗi đặc thù kinh tế H5: Văn hóa - Xã hội có ảnh hưởng đến xã hội của địa phương, việc tác động mạnh Hài lòng của cộng đồng dân cư yếu của các nhân tố là khác nhau, cho nên H6: Chính quyền địa phương có ảnh hưởng các đề xuất giải pháp cũng sẽ khác nhau. đến Hài lòng của cộng đồng dân cư Tổng quan cho thấy, tại Bắc Ninh chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này. 2.2. Phương pháp phân tích và thu thập Việc đánh giá sự HLCDDC phải xem xét số liệu từ cả góc độ kinh tế, môi trường, xã hội và quản lý. Kế thừa kết quả của những nghiên a. Phương pháp phân tích cứu trong và ngoài nước, dựa trên tình hình Các phương pháp chính được áp dụng để phát triển kinh tế xã hội tương đồng của các phân tích số liệu trong bài viết bao gồm: (1) tỉnh lân cận phía Bắc như Thái Nguyên, Hòa Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Bình, nhóm tác giả đã tham khảo nghiên Alpha; (2) Phân tích nhân tố khám phá (EFA); cứu của Yamsrual và cộng sự (2019); Đinh (3) Phân tích hồi qui đa biến. 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  6. TRẦN THỊ THẮNG - PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT - NGUYỄN THỊ HƯNG - ĐÀO THỊ SAO Bảng 1. Diễn giải các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu Các nhân Tên biến Nội dung tố quan sát Thu TNVL1 Thu nhập (TN) hiện nay của hộ gia đình là ổn định nhập và việc làm TNVL2 TN của hộ gia đình cao hơn nhiều so với trước đây (TNVL) TNVL3 TN của hộ gia đình cao hơn nhiều so với những người bạn quen biết TNVL4 Việc làm (VL) của hộ gia đình đã thay đổi rất nhiều TNVL5 Cơ hội tìm kiếm VL của hộ gia đình là nhiều hơn Cơ sở hạ Hệ thống đường và phương tiện giao thông công cộng, chiếu sáng, vỉa hè tốt hơn HTTI1 tầng và rất nhiều dịch vụ Hệ thống cây xanh, công viên, công trình công cộng cho sinh hoạt cộng đồng tại HTTI2 tiện ích địa phương được đầu tư tốt hơn nhiều (HTTI) Hệ thống điện, nước trong sinh hoạt và sản xuất được đầu tư tốt hơn so với trước HTTI3 đây Hệ thống điện thoại, internet và truyền hình cap, thông tin truyền thông được đầu HTTI4 tư tốt hơn so với trước đây Trường học, bệnh viện, cơ sở y tế được xây dựng nhiều và đáp ứng tốt hơn cho nhu HTTI5 cầu người dân so với trước đây Khu thương mại, vui chơi ở địa phương hiện nay đáp ứng rất đầy đủ nhu cầu của HTTI6 người dân Dịch vụ tư vấn pháp luật, tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ tín dụng, chứng HTTI7 khoán…) đáp ứng rất tốt nhu cầu của người dân Môi MTSK1 Tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn… cải thiện hơn so với trước đây trường và sức khỏe MTSK2 Việc xử lý ô nhiễm môi trường từ các KCN được cải thiện tốt hơn (MTSK) MTSK3 Cảnh quan, môi trường ở địa phương sạch đẹp hơn Ô nhiễm không khí, nguồn nước sinh hoạt, tiếng ồn ít ảnh hưởng đến sức khỏe MTSK4 của người dân Khả năng mắc các bệnh như mất ngủ, đau đầu, hô hấp, tim mạch, bệnh ngoài da… MTSK5 ngày càng ít Đất đai DDNO1 Qui hoạch xây dựng KCN tại địa phương hiện nay là hợp lý nhà ở (DDNO) DDNO2 Mức giá đền bù, giải tỏa khi bị thu hồi đất khiến ông bà hài lòng DDNO3 Giá mua bán và thuê nhà tại địa phương khá đa dạng, hợp lý cho nhiều đối tượng DDNO4 Tình trạng nhà ở hiện nay về diện tích, tiện nghi sinh hoạt khiến ông bà hài lòng Văn hóa- Dân cư xung quanh sinh sống rất thân thiện, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó VHXH1 xã hội khăn (VHXH) VHXH2 Các hộ gia đình sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng VHXH3 Hoạt động xã hội, đoàn thể tại địa phương được người dân tham gia tích cực Tình hình an ninh trật tự và các tệ nạn XH xảy ra ít thường xuyên hơn so với trước VHXH4 đây Việc ảnh hưởng xấu tới môi trường và an ninh xã hội do LĐ nhập cư ít hơn rất VHXH5 nhiều VHXH6 Hoạt động sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương Chính CQDP1 Hoạt động của chính quyền ĐP hiệu quả, tiến bộ, thân thiện hơn so với trước đây quyền địa CQDP rất tích cực giải quyết các vấn đề về môi trường, tệ nạn xã hội, an ninh trật phương CQDP2 tự (CQDP) Các nhu cầu cơ bản của cộng đồng (điện, nước, đường xá, trường học, y tế, sinh CQDP3 hoạt cộng đồng…) được quan tâm hơn trước đây CQDP4 Thông tin chính sách được cung cấp tương đối đầy đủ, kịp thời đến người dân Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 43
  7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh Các nhân Tên biến Nội dung tố quan sát CQDP5 CQDP ra quyết định đã có sự tham vấn, trưng cầu ý kiến của cộng đồng người dân Hoạt động đào tạo, dạy nghề, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân CQDP6 và đối tượng yếu thế đã được quan tâm, hỗ trợ hơn trước Hài lòng HLCDDC1 Nhìn chung, ông/bà hài lòng với cuộc sống hiện tại của gia đình sau khi có KCN của cộng Sự hình thành của KCN đã tác động tích cực hơn về mọi mặt đời sống của gia đồng HLCDDC2 đình ông bà dân cư (HLCDDC) HLCDDC3 Theo ông bà, cộng đồng nơi mình đang sinh sống hiện nay là lý tưởng Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của nhóm tác giả từ tổng quan nghiên cứu, 2022 b. Thu thập số liệu Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Dựa trên tổng quan nghiên cứu, và mô hình Biến Số lượng Tỷ lệ (%) nghiên cứu đề xuất, nhóm tác giả tiến hành Nữ 235 45,2 thiết kế bảng hỏi điều tra. Bảng hỏi có kết Giới Nam 285 54,8 cấu bao gồm 3 phần: Đặc điểm cá nhân, tính Các nhân tố ảnh hưởng, Sự hài lòng của Tổng 520 100,0 cộng đồng dân cư. Dưới 10 năm 133 25,6 Trong mô hình nghiên cứu, biểu đo lường Thời Từ 10 - 30 năm 215 41,3 gian bao gồm: 06 biến độc lập (có 36 biến quan cư trú Trên 30 năm 172 33,1 sát) và 01 biến phụ thuộc (có 03 biến quan Tổng 520 100,0 sát) được mã hóa (Bảng 1). Quế Võ 149 28,7 Các thang đo ở dạng thang đo Likert 5 mức độ, ý kiến đánh giá của cá nhân được khảo Tiên Sơn 141 27,1 Khu sát về mức độ đồng ý được quy ước với các công Yên Phong 125 24,0 nghiệp mức: 1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng Thuận Thành 105 20,2 ý; 3- Trung lập; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý. Tổng 520 100,0 Phiếu khảo sát được phát trực tiếp đến Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 23 các cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống và làm việc tại 4 KCN trên địa bàn tỉnh Với 520 phiếu thu được, mẫu quan sát gồm Bắc Ninh (Quế Võ; Tiên Sơn; Yên Phong; có 45,2% là Nữ, 54,8% là Nam; Thời gian Thuận Thành) trung bình mỗi KCN phát cư trú tại địa bàn đang ở dưới 10 năm là 150 phiếu. Sau 1 tháng tiến hành khảo sát 25,6%, từ 10- 30 năm là 41,3%, trên 30 (tháng 07/2022- tháng 08/2022), phát ra và năm là 33,1%; trong đó ở KCN Quế Võ thu về 600 phiếu. Sau khi thực hiện rà soát, chiếm 28,7%, KCN Tiên Sơn chiếm 27,1%, lọc bỏ các phiếu điền không hợp lệ (như KCN Yên Phong chiếm 24%, KCN Thuận thông tin điền không đầy đủ, hoặc chỉ lựa Thành chiếm 20,2% (Bảng 2). chọn 1 đáp án ở tất cả các câu hỏi), còn lại nhóm thu được 520 phiếu hợp lệ để đưa 3.2. Kiểm nghiệm độ tin cậy thang đo vào phân tích. Cronbach’s Alpha 3. Kết quả nghiên cứu Dựa trên công cụ phân tích SPSS 23, nhóm tác giả tiến hành kiểm nghiệm độ tin cậy 3.1. Thống kê mô tả mẫu thang đo cho từng nhân tố. Kết quả kiểm định trong 36 biến quan sát (thuộc 6 biến 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  8. TRẦN THỊ THẮNG - PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT - NGUYỄN THỊ HƯNG - ĐÀO THỊ SAO Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy các độc lập và 1 biến phụ thuộc), sau 3 bước thang đo bằng Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định có TNVL3, HTTI1, VHXH5, Các biến Hệ số Cronbach’s Alpha VHXH6 bị loại khỏi thang đo do có hệ số tương quan biến tổng 0,3 và hệ số MTSK 0,844 Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 (Hoàng Trọng, DDNO 0,894 2008) thỏa mãn điều kiện đưa vào các phân VHXH 0,897 tích tiếp theo (Bảng 3). CQDP 0,850 3.3. Phân tích nhân tố EFA HLCDDC 0,860 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 23 Sau bước kiểm định độ tin cậy thang đo, Bảng 4. Kiểm định KMO cho biến độc lập KMO and Bartlett’s Test Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0,889 Approx. Chi-Square 8974,976 Đại lượng thống kê Bartlett’s Df 528 (Bartlett’s Test of Sphericity) Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 23 Bảng 5. Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập Hệ số tải Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 HTTI5 0,782 HTTI4 0,763 HTTI3 0,751 HTTI2 0,743 HTTI7 0,736 HTTI6 0,729 VHXH3 0,837 VHXH2 0,794 VHXH1 0,778 VHXH4 0,771 TNVL2 0,848 TNVL5 0,843 TNVL4 0,826 TNVL1 0,820 CQDP4 0,805 Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 45
  9. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh Hệ số tải Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 CQDP2 0,794 CQDP3 0,793 CQDP6 0,758 CQDP1 0,733 CQDP5 0,637 MTSK3 0,805 MTSK2 0,796 MTSK5 0,747 MTSK4 0,726 MTSK1 0,721 DDNO3 0,874 DDNO1 0,866 DDNO4 0,863 DDNO2 0,840 Eigenvalues 7,446 3,327 3,138 2,819 2,608 2,251 22,565 10,082 9,509 8,543 7,904 6,820 Phương sai rút trích Tổng phương sai rút trích: 65,423% Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 23 các biến quan sát được đưa vào kiểm định quả EFA rút ra được 6 nhân tố độc lập có KMO và Bartlett’s Test và phân tích nhân ảnh hưởng đến nhân tố phụ thuộc HLTT. tố EFA, Kết quả kiểm định ở Bảng 4 trị Trong đó, 6 nhóm nhân tố được rút trích giải số của KMO đạt 0,889 > 0,5 và Sig của thích được 65,423% lớn hơn 50% sự biến Bartlett’s Test là 0,000 < 0,05 cho thấy 29 động của dữ liệu. Hệ số Eigenvalue đại diện biến quan sát thuộc 6 nhân tố độc lập hoàn cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi toàn phù hợp với phân tích nhân tố, các nhân tố, hệ số này có giá trị là lớn hơn 1. biến quan sát có tương quan với nhau trong Đồng thời kết quả phân tích nhân tố tổng thể. EFA (Bảng 5), Hệ số tải nhân tố (Factor Ở Bảng 5, sử dụng phương pháp xoay nhân Loading) đều> 0,5 nên các biến quan sát tố Varimax proceduce, sau 6 phép xoay, kết đều có ý nghĩa trong các nhân tố, phù hợp Bảng 6. Kiểm định KMO cho biến Hài lòng của cộng đồng dân cư KMO and Bartlett’s Test Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0,729 Approx, Chi-Square 732,162 Đại lượng thống kê Bartlett’s Df 3 (Bartlett’s Test of Sphericity) Sig, 0,000 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 23 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  10. TRẦN THỊ THẮNG - PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT - NGUYỄN THỊ HƯNG - ĐÀO THỊ SAO Bảng 7. Kết quả EFA cho biến Hài lòng của đều thỏa mãn điều kiện để đưa vào phân cộng đồng dân cư tích tiếp theo. Biến quan sát Hệ số tải 3.4. Phân tích hồi qui đa biến HLCDDC3 0,898 HLCDDC1 0,895 Xuất phát từ giả thuyết mô hình nghiên cứu HLCDDC2 0,861 đề xuất về những nhân tố ảnh hưởng đến Eigenvalues 2,349 sự HLCDDC đối với sự phát triển của các Phương sai rút trích 78,291% KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, sau bước Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 23 phân tích EFA rút trích được 6 nhân tố độc lập (Bảng 5), 1 biến phụ thuộc (Bảng 7), có đưa vào phân tích tiếp theo. mô hình hồi qui tuyến tính như sau: Ngoài ra, bài viết tiến hành kiểm định HLCDDC = β0 + β1TNVL + β2HTTI + KMO và EFA đối với riêng biến phụ thuộc β3MTSK + β4DDNO + β5VHXH + β6CQDP Hài lòng của cộng đồng dân cư (kết quả ở + εi Bảng 6, 7). Các trị số KMO>0,5, Sig1, Phương sai rút trích>50% Biến phụ thuộc: HLCDDC- Hài lòng của Bảng 8. Đánh giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định ANOVA, kết quả hồi qui OLS Mô hình tổng thể Mô hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Sai số chuẩn 1 ,731a ,534 ,529 ,74915 a, Dependent Variable: HLCDDC b, Predictors: (Constant), CQDP, DDNO, VHXH, TNVL, MTSK, HTTI ANOVA Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig, 1 Hồi quy 330,084 6 55,014 98,025 ,000b Phần dư 287,908 513 ,561 Tổng 617,992 519 Hệ số hồi quy Coefficientsa Hệ số chưa chuẩn Hệ số đã Kiểm tra đa cộng tuyến hóa chuẩn hóa Mô hình Sai số Độ chấp VIF B Beta t Sig, chuẩn nhận (Hệ số phóng đại phương sai) 1 (Hằng số) -1,261 ,214 -5,903 ,000 TNVL ,222 ,033 ,224 6,826 ,000 ,845 1,183 HTTI ,278 ,038 ,243 7,308 ,000 ,821 1,218 MTSK ,297 ,037 ,269 8,120 ,000 ,830 1,205 DDNO ,166 ,030 ,170 5,476 ,000 ,938 1,066 VHXH ,171 ,032 ,167 5,283 ,000 ,905 1,105 CQDP ,253 ,049 ,165 5,209 ,000 ,902 1,108 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ SPSS 23 Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 47
  11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh cộng đồng dân cư Kết quả phân tích hồi qui tại Bảng 8 cho Biến độc lập: TNVL- Thu nhập và Việc thấy với mức ý nghĩa 5% (Sig< 0,05) các làm; HTTI- Cơ sở Hạ tầng và tiện ích; giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được MTSK- Môi trường và sức khỏe; DDNO- chấp nhận tại mức ý nghĩa 5% (độ tin cậy Đất đai nhà ở; VHXH- Văn hóa và xã hội; 95%), cả 6 nhân tố khảo sát TNVL; HTTI; CQDP- Chính quyền địa phương. MTSK; DDNO; VHXH; CQDP đều có ý β0, β1 - β6, εi: Hằng số, hệ số hồi qui và sai nghĩa thống kê, tác động đến HLCDDC. số ngẫu nhiên. Trong đó, nhân tố MTSK có ảnh hưởng Nghiên cứu tiến hành phân tích đánh giá độ mạnh nhất đến HLCDDC với hệ số Beta đã phù hợp của mô hình theo R bình phương chuẩn hóa là 0,269. Tiếp theo là hai nhân hiệu chỉnh, kiểm định ANOVA và có kết tố HTTI (β = 0,243), nhân tố TNVL (β = quả mô hình hồi qui tổng thể (Bảng 8). 0,224) và sau đó là các nhân tố DDNO (β Bài viết lựa chọn chủ đề là nghiên cứu = 0,170), VHXH (β = 0,167), CQDP (β khẳng định, do đó trong phân tích hồi quy =0,165) có ảnh hưởng ít hơn. Cụ thể như OLS dựa trên phương pháp Enter đưa biến sau: vào một lượt. Từ kết quả đánh giá mức độ Thứ nhất, nhân tố MTSK có tác động mạnh phù hợp của mô hình ở Bảng 8 cho thấy: nhất đến cảm nhận sự HLCDDC. Điều này (1) R2 hiệu chỉnh là 0,529 - có ý nghĩa: Các có nghĩa nếu như môi trường và sức khỏe biến độc lập giải thích được 52,9% sự biến được cải thiện thì sẽ gia tăng mức độ hài thiên của biến phụ thuộc, còn 47,1% còn lòng của cộng đồng dân cư. Thực tế tại địa lại được giải thích bởi các biến khác ngoài bàn Bắc Ninh, trước đây khi mới có KCN mô hình và sai số ngẫu nhiên. điều người dân và CQĐP tập trung quan (2) Kết quả phân tích ANOVA, kiểm định tâm có thể là vấn đề cơ sở vật chất và kinh F với Sig
  12. TRẦN THỊ THẮNG - PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT - NGUYỄN THỊ HƯNG - ĐÀO THỊ SAO lòng. người dân thì sẽ gia tăng mức độ hài lòng Thứ hai, nhân tố tác động mạnh thứ hai đến của họ đối với sự phát triển của KCN. sự HLCDDC đó là HTTI. Điều này cho Thực tế cho thấy các KCN trên địa bàn Bắc thấy cảm nhận những thay đổi từ khi có Ninh đã và đang tạo ra lợi ích lan tỏa về KCN hoạt động trên địa bàn, người dân sẽ TN và VL cho rất nhiều LĐ, trong đó có được hưởng những lợi ích từ CSHT và các LĐ nữ. Theo Nguyễn Đức Long (2022): dịch vụ tiện ích đi kèm, khiến cảnh quan “Năm 2021, các KCN Bắc Ninh sử dụng của địa phương trở nên khang trang, hiện trên 337.000 LĐ, tăng thêm 1,7% so với đại hơn, tiến bộ hơn, từ đó người dân sẽ có 2020; trong đó LĐ địa phương chiếm nhiều cơ hội tiếp cận, mở mang kiến thức, 25,4%, LĐ nước ngoài chiếm 2,14%, LĐ cơ hội phát triển kinh tế và cải thiện chất nữ chiếm 56,1%. TNBQ của người LĐ lượng cuộc sống… gia tăng sự hài lòng. trong các KCN Bắc Ninh là 8,75tr/người/ Đây chính là những tác động lan tỏa tích tháng”. Kết luận từ nghiên cứu này cũng cực mà người dân kỳ vọng từ KCN. đồng nhất với các nghiên cứu của Đinh Phi Các KCN Bắc Ninh nằm dọc theo Quốc lộ Hổ (2010); Lưu Thị Thảo (2018); Bùi Văn 1, cho nên hệ thống CSHT kỹ thuật và xã Trịnh (2013). hội trong và ngoài hàng rào KCN đã được Thứ tư, ba nhân tố tác động yếu hơn, mức gắn kết thông suốt hơn rất nhiều. Mạng độ tác động gần như nhau đến HLCDDC lưới điện, cấp nước sạch được điều chỉnh, bao gồm: DDNO, VHXH, CQDP. Khi có bổ sung, chú trọng đầu tư hơn, hệ thống KCN, cuộc sống của người dân sẽ bị tác hạ tầng viễn thông được đầu tư đồng bộ, động do sự xáo trộn về đất đai (diện tích hiện đại. Các khu đô thị mới được hình đất nông nghiệp bị thu hồi, quy hoạch và thành nhiều hơn, mạng lưới đô thị ngày xây dựng CSHT điện đường trường trạm… càng mở rộng và phát triển. Các dịch vụ tại địa phương), sự luân chuyển LĐ, luân tài chính đi kèm như ngân hàng, hải quan, chuyển đội ngũ chuyên gia ra vào địa bảo hiểm... đều có ở hầu hết các KCN đã phương… đều ảnh hưởng đến cuộc sống đi vào hoạt động. Ngoài ra, CSHT xã hội của người dân và mức độ hài lòng của họ. như: Trường học, bệnh viện, nhà ở, khu xử Nếu như các chính sách về đất đai nhà ở lý rác thải, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp, môi trường VHXH địa phương văn hoá, thể thao… dần được xây dựng có sự thay đổi tích cực, hoạt động của bộ mở rộng (Nguyễn Mạnh Hùng, 2016). máy CQĐP công khai minh bạch và hiệu Kết quả nghiên cứu đồng nhất với kết quả thì sẽ làm gia tăng mức độ HLCDDC luận trong nghiên cứu của Filkins, Allen (Nguyễn Thị Xuân Mai, 2018; Phạm Hoài & Cordes (2000); Theodori, G. L. (2001) Anh, 2023). Tuy nhiên theo mẫu khảo sát về “Sự HLCDDC đối với CSHT tiện ích thì tác động của các nhân tố này đến Sự hài của địa phương” nói chung, và kết luận lòng khá là nhỏ. Kết luận Đất đai nhà ở tác trong nghiên cứu của Yamsrual và cộng động đến Sự hài lòng tương đồng với kết sự (2019); Đinh Phi Hổ (2010); Lưu Thị quả nghiên cứu của Lưu Thị Thảo (2018); Thảo (2018). Thương, N. T. T và cộng sự (2018); và Thứ ba, nhân tố tác động mạnh thứ ba đến Trương Vũ Văn An (2015), nhưng trong sự HLCDDC là TNVL. Điều này cho thấy nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2010) tác sự phát triển của KCN trên địa bàn nếu như động này không có ý nghĩa thống kê. Kết đem lại thu nhập cao hơn, nhiều cơ hội việc luận VHXH tác động đến Sự hài lòng làm hơn, cơ cấu việc làm đa dạng hơn cho tương đồng với kết quả của Đinh Phi Hổ Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 49
  13. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh (2010), Bùi Văn Trịnh (2013), Trương Vũ Chú trọng dành ngân sách để đầu tư trạm Văn An (2015). Kết luận CQĐP tác động y tế, bệnh viện tuyến xã huyện, thường đến Sự hài lòng tương đồng với kết quả của xuyên phối hợp với bệnh viện tuyến trên Appleton, S., & Song, L. (2008); Theodori, cập nhật kiến thức chuyên môn về các bệnh G. L. (2001); Bernard, J. (2015); Yamsrual, nghề nghiệp, bệnh hiếm gặp do ảnh hưởng S. và cộng sự (2019); Đinh Phi Hổ (2010); từ KCN, từ đó người dân có điều kiện thăm Lưu Thị Thảo (2018). khám, chữa bệnh ngay tại địa phương. Có cơ chế phù hợp để nâng cao trách nhiệm xã 5. Kết luận và khuyến nghị hội của các DN tại các KCN. Trên cơ sở thực tế khảo sát tình hình của (2) Rà soát và nâng cao hiệu quả, lợi ích Bắc Ninh, kế thừa những nghiên cứu đã của cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích có của các học giả trong và ngoài nước, Công tác Quy hoạch xây dựng KCN cần nghiên cứu tiến hành tổng hợp, xây dựng đảm bảo đồng bộ về ngành nghề, lĩnh vực, mô hình và thực hiện khảo sát 520 hộ đảm bảo KCN có thể cung ứng CSHT kỹ gia đình và cá nhân đang sinh sống xung thuật cho ngoài hàng rào ở cả thời điểm quanh các KCN Tiên Sơn, Thuận Thành, hiện tại và trong tương lai. Quế Võ và Yên Phong. Dựa trên phương Thực hiện chuyên môn hóa, tư nhân hóa tối pháp phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi đa cho các DN chuyên trong lĩnh vực phát qui OLS, nghiên cứu đã rút trích được 6 triển các CSHT ngoài hàng rào (như nhà ở nhân tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến và trường học, công viên cây xanh, cơ sở Sự HLCDDC đối với sự phát triển của các y tế khám chữa bệnh, dịch vụ thương mại KCN tỉnh Bắc Ninh được sắp xếp theo thứ giải trí...). Thường xuyên kiểm tra đánh giá tự quan trọng như sau: chất lượng và hiệu quả của hệ thống CSHT (i) Môi trường và sức khỏe và dịch vụ tiện ích này, đem lại lợi ích như (ii) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích thế nào đối với người LĐ trong KCN, cũng (iii) Thu nhập và việc làm như người dân quanh KCN. (iv) Đất đai nhà ở (v) Văn hóa xã hội (3) Đa dạng hóa việc làm, nâng cao thu (vi) Chính quyền địa phương nhập của người dân Do đó, thông qua kết quả của nghiên cứu Các cơ quan quản lý tỉnh, CQĐP cần có này có thể gia tăng sự HLCDDC bằng cách những liên kết, chia sẻ thông tin và nguồn cải thiện 6 khía cạnh trên, bài viết đề xuất lực với các DN trong KCN để tìm hiểu nhu một số kiến nghị sau: cầu về LĐ của các DN này, từ đó có những chính sách đào tạo và định hướng nghề (1) Ưu tiên chú trọng vào mục tiêu đảm nghiệp cho cộng đồng dân cư phù hợp với bảo môi trường và sức khỏe của cộng đồng nhu cầu đó, giúp gia tăng được số việc làm Việc thu hút đầu tư để lấp đầy diện tích cho người LĐ. KCN cần quán triệt: Lựa chọn các DN Trong quá trình quy hoạch và xây dựng thuộc lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại, các khu dịch vụ phụ trợ ngoài KCN, cần thân thiện môi trường, tạo ra GTGT, tiết ưu tiên khai thác được chính LĐ của chính kiệm tài nguyên đất, nước, phát triển hiệu địa phương để vừa tạo công ăn việc làm, quả theo hướng hình thành các cụm công vừa tạo thu nhập cho cư dân, nhất là những nghiệp. đối tượng đã bị thu hồi đất cho KCN, đối 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  14. TRẦN THỊ THẮNG - PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT - NGUYỄN THỊ HƯNG - ĐÀO THỊ SAO tượng yếu thế chưa có việc làm, không đủ phương, bảo vệ tổ quốc, đấu tranh tố giác điều kiện LĐ trong các KCN. các hành vi liên quan đến lừa đảo, cưỡng Cần có chính sách ràng buộc với các chủ đoạt, trộm cắp tài sản, “tín dụng đen”... góp đầu tư khi thu hồi đất thực hiện dự án đó là: phần lành mạnh hóa môi trường xã hội ở khi tuyển dụng phải ưu tiên tuyển dụng LĐ địa phương. của những hộ dân bị thu hồi đất, đặc biệt là LĐ nữ, LĐ nghèo… (5) Nâng cao hiệu quả công tác đất đai nhà ở Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, (4) Tăng cường kết nối cộng đồng dân cư, rút ngắn thời gian thực hiện về đất đai, nhà xây dựng làng, xã, đô thị văn hóa, đảm bảo ở tại các địa phương nhằm tạo ra sự công an ninh trật tự xã hội khai, minh bạch. Đẩy mạnh xây dựng các siêu thị, đồn công Phát triển các KCN cần chú trọng đến việc an… tại các KCN nhằm phục vụ tốt nhất chăm lo điều kiện làm việc, chỗ ở cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho người người LĐ để giữ chân họ làm việc trung LĐ. Đồng thời, tích cực tổ chức nhiều hoạt thành lâu dài với DN, từ đó sẽ tránh được động tập thể như: ca múa nhạc, TDTT, việc di chuyển LĐ sang địa phương khác các hội thi tay nghề, hội thi văn hóa, ẩm làm xáo trộn về đất đai nhà ở. thực… nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người LĐ sau giờ làm việc. (6) Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính Tăng cường triển khai hoạt động tuyên quyền địa phương truyền, phổ biến pháp luật để đảm bảo an Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ ninh an toàn, trật tự tại KCN, khu nhà trọ công chức quản lý nhà nước kiến thức về công nhân. Đồng thời, triển khai quyết liệt đất đai, quản lý Nhà nước sau đầu tư.. đồng các nhiệm vụ, giải pháp về phòng ngừa, thời đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi đổi số nâng cao chất lượng dịch vụ công và phạm pháp luật. Khuyến khích người dân nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở các và người LĐ tham gia bảo vệ trật tự địa KCN. ■ Tài liệu tham khảo Andrews, F. M., (1974) ‘Social indicators of perceived life quality’, Social Indicators Research, 1(3), 279-299. Appleton, S., & Song, L. (2008). Life Satisfaction in UrbanChina: Components and Determinants. World Development, 36(11), 2325-2340. Bernard, J. (2015). Community satisfaction in Czech rural communities: A multilevel model. Sociologia Ruralis, 55(2), 205-226. Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN điển hình ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí: Kinh tế - Kỹ thuật Trường ĐH KT-KT Bình Dương, 4 (2013): 16- 22. Campbell, A., Converse, P.E. & Rodgers, W.L. (1976) The quality of American life: Perceptions, Evaluations, and Satisfactions (New York: Russell Sage Foundation) Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2022). Truy cập tháng 1/2023: https://bacninh.gov.vn/news/-/details/20182/bao-cao-tinh- hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-12-va-ca-nam-2022-43041440 Diener Ed., Emmons R.A., Larsen R.J & Griffin S. (1985). The satisfaction with life scale. Journal of Personallity Assesment. Vol. 49. P. 71 – 75. Dutta-Bergman, M. J. (2005). Access to the Internet in the context of community participation and community satisfaction. New Media & Society, 7(1), 89-109. Đinh Phi Hổ & Võ Thanh Sơn (2010). Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của các khu công nghiệp: trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Phát triển kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, 7(2010): 02- 09. Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 51
  15. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh Filkins, Allen & Cordes (2000). Predicting community satifaction among rural residents: an integrative model. Rural sociology, 65(1), 72-86. Hoàng Phê (2020). Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức. Kasarda & Janowitz (1974). Community attachment in mass society. American Sociological Review 39 (3) pp. 328–339. Kaufman (1959). Toward an interactional conception of community. Social Forces 38 (1), pp. 8–17. Knop & Steward (1973). Community Satisfaction: Conceptual and Methodological Problems, Paper presented at the Rocky Mountain Social Science Association annual meeting, Laramie, Wyoming. Lưu Thị Thảo (2018). Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển khu công nghiệp Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình. Nguyễn Đức Long (2022). Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Cộng Sản, Tháng 6/2022. Truy cập tháng 12/2022: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825533/ nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-trong-cac-khu-cong-nghiep-tinh-bac-ninh.aspx Nguyễn Mạnh Hùng (2016). Khu công nghiệp- Động lực phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2035 (kỳ 1). Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh. Truy cập: https://vienktxh.bacninh.gov.vn/ news/-/details/3565029/khu-cong-nghiep-ong-luc-phat-trien-kinh-te-tinh-bac-ninh-giai-oan-2016-2020-tam-nhin- 2035-ky-1- Nguyễn Minh Hà & Trương Tấn Tâm (2013). Nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học trường Đại học mở TPHCM, số 8 (2), trang 18-36 Nguyễn Thị Xuân Mai (2018). Kiểm định thang đo sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 252 (II), tr. 11-19 Nguyễn Văn Vịnh (2010). Một số vấn đề phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Truy cập tháng 01/2023: https:// skhdt.bacninh.gov.vn/news/-/details/57283/mot-so-van-e-ve-phat-trien-cac-khu-cong-nghiep-tinh-bac-ninh Phạm Hoài Anh (2023). Giải quyết các vướng mắc về đất đai, thúc đẩy sự phát triển bền vững. Truy cập: http://www. baobacninh.com.vn/web/bbn/chi-tiet-cong-nghiep/-/details/20182/giai-quyet-cac-vuong-mac-ve-at-ai-thuc-ay-su- phat-trien-ben-vung Sousa, L., & Lyubomirsky, S. (2001). Life satisfaction. In J. Worell (Ed.), Encylopedia of women and gender: Sex similarities and differences and the impact of society on gender (Vol. 2, pp. 667-676). San Diego, CA:Academic Press. Theodori, G. L. (2001). Examining the Effects of Community Satisfaction and Attachment on Individual Well-Being. Rural sociology, 66(4), 618-628. Thuong, N. T. T., & Anh, B. N. H. (2018). Assessing quality of life dimensions of residents living near industrial zones–A case from Yen Binh industrial zone in Thai Nguyen City. International Journal of Development and Sustainability, Volume 7 Number 2 (2018): Pages 764-783. Trương Vũ Văn An (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với khu công nghiệp Long Đức ở thành phố Trà Vinh. Tạp chí Khoa học trường đại học An Giang, số 6 (2), trang 16-24. Veenhoven, R. (1996). The study of life satisfaction. In W. E. Saris, R. Veenhoven, A. C. Scherpenzeel, & B. Bunting (Eds.), A comparative study of satisfaction with life in Europe (pp. 11-48). Budapest: EotvOs University Press. Yamsrual, S., Sasaki, N., Tsusaka, T. W., & Winijkul, E. (2019). Assessment of local perception on eco-industrial estate performances after 17 years of implementation in Thailand. Environmental Development, 32, 100457 52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2