intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Chia sẻ: ViNobita2711 ViNobita2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

127
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe như tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình... là hết sức cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016<br /> <br /> <br /> <br /> CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE<br /> CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM<br /> Nguyễn Thị Hồng Điệp1, Lương Thị Phương Thanh2<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Già hóa dân số tạo sức ép nặng nề cho ngân sách Nhà nước về vấn đề chăm sóc sức<br /> khỏe cho người cao tuổi (NCT), với trung bình chi phí điều trị cho một NCT gấp 7-8 lần so<br /> với trẻ em. Bài viết này phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe như tuổi, giới tính,<br /> hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong<br /> gia đình... là hết sức cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách<br /> xây dựng chính sách chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế,<br /> phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT.<br /> Từ khóa: Người cao tuổi, sức khỏe, Việt Nam<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Số liệu thống kê dân số cho thấy, Việt Nam đang ở cuối của thời kỳ “quá độ dân số”<br /> với ba đặc trưng rõ rệt, đó là: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng. Kết quả<br /> là, dân số trẻ em có xu hướng giảm nhanh, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và<br /> dân số cao tuổi cũng bắt đầu tăng nhanh. Điều tra Dân số giữa kỳ năm 2013 của Tổng cục<br /> Thống kê (TCTK, 2013) cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi (NCT - là những người từ 60 tuổi<br /> trở lên) đã ở mức 10,5% tổng dân số. Theo định nghĩa của UNFPA (2011) thì Việt Nam<br /> chính thức bước vào thời kỳ dân số “bắt đầu già”(aging). Chỉ số già hóa (được tính bằng tỷ<br /> số giữa dân số cao tuổi với dân số trẻ em) tăng nhanh từ 35,5 năm 2009 lên 43,5 năm<br /> 2013. Nếu sử dụng định nghĩa người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên thì dự báo<br /> dân số của TCTK (2011) cho thấy, Việt Nam mất chưa tới 20 năm để chuyển từ giai đoạn<br /> “bắt đầu già” (aging, dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số) sang giai đoạn dân số<br /> “già” (aged, dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số) - ít hơn số năm cần thiết mà<br /> hai nước khu vực luôn được coi là có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất là Nhật Bản và<br /> Thái Lan đã trải qua (tương ứng 26 năm và 22 năm).<br /> Việc tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) của NCT còn nhiều khó khăn, rào cản. Tỷ lệ<br /> NCT không tiếp cận được các DVYT nói chung là 15,8%. Nguyễn Việt Cường (2010), đã<br /> chỉ ra nguyên nhân không tiếp cận được DVYT của NCT như không đủ điều kiện kinh tế,<br /> không có người đưa đi khám, do hệ thống y tế còn yếu và thiếu thuốc men, trang thiết bị và<br /> một phần do khoảng cách đi lại. Chi phí điều trị được coi là một trong những rào cản lớn<br /> nhất cản trở việc tiếp cận DVYT của NCT. Nghiên cứu của Phạm Đỗ Thắng và cộng sự<br /> (2009) cho thấy trung bình chi phí điều trị cho một NCT gấp 7- 8 lần so với trẻ em.<br /> <br /> 1<br /> ThS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức<br /> 2<br /> CN. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức<br /> <br /> 37<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016<br /> <br /> <br /> <br /> Phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe, giới tính, hoàn cảnh gia đình, vị thế xã<br /> hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình... là hết sức cần thiết<br /> để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách chăm sóc<br /> người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu<br /> CSSK cho NCT.<br /> <br /> 2. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 2.1. Số liệu<br /> Các số liệu sử dụng trong phân tích sẽ gồm có các số liệu thống kê có tính đại diện<br /> quốc gia từ Điều tra Người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2011.<br /> Số liệu điều tra Quốc gia về người cao tuổi (VNAS) năm 2012. Điều tra Quốc gia về<br /> người cao tuổi năm 2012 đã khảo sát 4007 người từ 50 tuổi trở lên tại 12 tỉnh, thành đại<br /> diện cho 6 khu vực sinh thái. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn nghiên cứu viên chỉ thực<br /> hiện các phân tích trên 2.789 người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tại 12 tỉnh thành, đại diện<br /> cho 6 khu vực sinh thái Việt Nam là: Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa<br /> Thiên Huế, Quảng Nam, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng và<br /> Tiền Giang. Thời gian thực hiện điều tra từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012.<br /> Trong số những người lớn tuổi, có 1.683 là nữ và 1.106 là nam giới; 2.050 người sống ở các<br /> khu vực nông thôn và 739 người sống tại các khu vực đô thị.<br /> VNAS cung cấp thông tin chi tiết về cá nhân (ví dụ độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn<br /> nhân, nghề nghiệp, v.v...), cuộc sống gia đình (sống sắp xếp, các mối quan hệ gia đình, chăm<br /> sóc và được chăm sóc, v.v...), cộng đồng và các mối quan hệ xã hội (sự tham gia vào các hoạt<br /> động cộng đồng, tiếp cận với các nguồn thông tin chính sách...). Những mẫu thông tin đã được<br /> chuẩn hóa trong gia đình và sức khỏe các khảo sát lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Liên<br /> quan đến tình trạng làm việc, VNAS có câu hỏi cụ thể về quá khứ những người lớn tuổi và các<br /> tác phẩm hiện nay.<br /> 2.2. Phương pháp<br /> Sử dụng mô hình hồi quy propit để đánh giá xác suất các yếu tố ảnh hưởng đến tình<br /> trạng sức khỏe của người cao tuổi.<br /> Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe NCT, ở đó bao gồm các yếu tố về nhân<br /> khẩu học (giới tính, tuổi, học vấn, hôn nhân, nghề nghiệp), các yếu tố về đặc điểm hộ gia<br /> đình và hoàn cảnh sống (hoàn cảnh sống, chăm sóc cháu chắt, hỗ trợ kinh tế cho các thành<br /> viên khác, bị đối xử không tốt trong gia đình như bị nói nặng lời, bị từ chối nói chuyện, bị đe<br /> dọa hoặc đánh đập, được tham gia vào các quyết định trong gia đình, tình trạng kinh tế hộ<br /> gia đình), các yếu tố về an sinh xã hội, hiểu biết về quyền lợi của NCT (lương hưu, tham gia<br /> các hoạt động câu lạc bộ xã/thôn, có thẻ bảo hiểm y tế, sử dụng thuốc lá, rượu/bia), hành vi<br /> ảnh hưởng đến sức khỏe, mức độ hài lòng về các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và<br /> xã hội và một số vấn đề về sức khỏe tâm thần.<br /> <br /> 38<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016<br /> <br /> <br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Với số liệu VNAS (2011), sử dụng phần mềm STATA12 xử lý số liệu có kết quả<br /> bảng sau:<br /> 3.1. Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người<br /> cao tuổi<br /> Bảng 3.1 đánh giá tỷ lệ các nhân tố nhân khẩu học bao gồm giới tính, nhóm tuổi, trình<br /> độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của NCT.<br /> Bảng 3.1. Yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi<br /> <br /> Tự đánh giá Ít nhất Mắc ít nhất<br /> Biến số tình trạng 1 chức năng 1 bệnh Tổng<br /> sức khỏe yếu bị hạn chế mạn tính<br /> Giới tính<br /> Nam 59,2* 83,9*** 64,6*** n = 2.789<br /> Nữ 67,9 90,6 73,0<br /> Nhóm tuổi<br /> 60-69 56,7** 81,1*** 63,8**<br /> n = 2.789<br /> 70-79 67,2 90,0 76,5<br /> 80 74,8 97,7 75,7<br /> Trình độ học vấn<br /> Không đi học 79,8*** 89,2*** 66,0<br /> Tiểu học và dưới tiểu học 68,1 92,7 71,9<br /> n = 2.772<br /> Trung học cơ sở 49,8 80,4 73,6<br /> Trung học phổ thông 46,8 74,9 60,5<br /> Trung cấp/cao đẳng/đại học trở lên 47,6 81,0 76,0<br /> Tình trạng hôn nhân<br /> Đang sống cùng vợ/chồng 59,9*** 85,7** 70,2 n = 2.789<br /> Khác 73,5 92,1 71,3<br /> Nghề nghiệp chính hiện tại<br /> Có việc làm 57,8** 80,5*** 60,1*** n = 2.769<br /> Không làm gì 68,5 92,5 77,4<br /> <br /> (Ghi chú: *p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0