Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức giáo dục giới tính của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 7
download
Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức giáo dục giới tính của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội cung cấp các thông tin về nhu cầu tìm hiểu về GDGT, các nội dung, phương thức và hình thức tìm hiểu GDGT của trẻ VTN cũng như các yếu tố tác động đến nhận thức về GDGT của trẻ VTN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức giáo dục giới tính của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
- TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 87 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Đỗ Văn Huân, Phùng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Tóm tắt: Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng vẫn luôn được các gia đình quan tâm, nhất là trong giai đoạn khi sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin. Nghiên cứu này cung cấp các thông tin về nhu cầu tìm hiểu về GDGT, các nội dung, phương thức và hình thức tìm hiểu GDGT của trẻ VTN cũng như các yếu tố tác động đến nhận thức về GDGT của trẻ VTN. Qua nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức GDGT theo thứ tự như sau: (1) Bạn bè, (2) Phương tiện truyền thông, (3) Gia đình, (4) Tổ chức đoàn thể và (5) Nhà trường; qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về GDGT của trẻ VTN. Từ khóa: GDGT, nhu cầu GDGT , nhận thức GDGT, phương pháp GDGT, trẻ VTN. Nhận bài ngày 15.7.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 23.8.2022 Liên hệ tác giả: Đỗ Văn Huân; Email: huandv@gmail.com 2. MỞ ĐẦU Trong xu thế đổi mới, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Muốn phát triển toàn diện thì các vấn đề liên quan tới hành vi hay cảm xúc đều cần phải được chú trọng, đặc biệt giai đoạn vị thành niên (VTN) – lứa tuổi đang có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm sinh lý. Giáo dục giới tính (GDGT) trong thời kỳ này có tác dụng rất to lớn trong nhận thức từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của đời sống. Nó tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Từ phía VTN, các em đã và đang thật sự có nhu cầu về GDGT, bởi lẽ đại đa số các em hiểu rõ sự thiếu hụt kiến thức của bản 87ang về vấn đề này. Ở Việt Nam, việc trang bị kiến thức về giới tính lứa tuổi này còn ít được quan tâm, hiểu biết của trẻ VTN về giới tính còn nhiều hạn chế, do vậy đã xảy ra một số hậu quả đáng tiếc. Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển về kinh tế, nhất là ở đô thị, thông tin đến với mỗi cá nhân rất đa dạng, khiến các yêu tố tiêu cực như văn hóa đồi trụy, sách báo,… đã làm ảnh hưởng, tác
- 88 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI động mạnh đến nhận thức của trẻ VTN. Tệ nạn xã hội ngày càng gia 88ang làm rối loạn trật tự xã hội từ đó làm mai một thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sự tự do quá mức trong quan hệ giới đã dẫn đến 88ang loạt vấn đề như hiện tượng nạo phá thai ở tuổi VTN. Tỷ lệ trẻ VTN có quan hệ tình dục trước hôn nhân có chiều hướng gia 88ang, việc sống thử, có thái độ, hành vi dễ dãi trong tình dục ngày càng trở nên phổ biến. Theo Hội kế hoạch hóa gia đình, hằng năm có gần 300.000 ca nạo phá thai trong độ tuổi 15-19. Ở Hà Nội có khoảng 15% trẻ VTN (15-19 tuổi) đã sinh hoạt tình dục, cả nước có 5% dân số là nữ sinh con trước 18 tuổi,… Đặc biệt, tình trạng cuỡng hiếp trẻ VTN cho thấy thực trạng GDGT còn yếu kém [14]. Từ các thực tế trên cho thấy, việc GDGT cho trẻ VTN đóng một vai trò đặt biệt quan trọng. Trong khi GDGT hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Theo tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016) cho thấy các vấn đề về GDGT chỉ được đề cập ở một mức độ hạn chế trong chương trình, trong các trường phổ thông hiện nay, GDGT chưa được xem là một môn học mà chỉ được lồng ghép thông qua các môn: Giáo dục công dân, Sinh học, Đạo đức, Kĩ năng sống, Sinh hoạt tập thể,…, tỷ lệ GDGT trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa GDGT vào giảng dạy cho học sinh) do vẫn còn quan niệm cho rằng vấn đề tình dục, tình yêu là những vấn đề kín đáo, tế nhị,… nên đã cản trở việc cung cấp kiến thức về giới tính cho trẻ VTN. Đã đến lúc cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến GDGT ở Việt Nam không chỉ trong gia đình, nhà trường mà còn ở ngoài xã hội, đồng thời nắm bắt đầy đủ sức mạnh của truyền thông thế kỷ XXI và hướng đến các mục tiêu sức khỏe cộng đồng một cách có chủ ý hơn. Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố tác động đến nhận thức về GDGT của trẻ VTN trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng thời tìm hiểu nhu cầu của vị thành viên về GDGT, với mong nuốn góp phần nâng cao hiểu biết của các em về vấn đề này và đề xuất các giải pháp hợp lý giúp 88ang cường hiệu quả GDGT cho trẻ VTN. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan nghiên cứu Gillian L. S. Hilton (2007) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nhu cầu tìm hiểu GDGT ở trẻ em nam và cách họ muốn được dạy dỗ như thế nào [4]. Johari Talib và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm nghiên cứu nhận thức về GDGT và các yếu tố của GDGT đang giảng dạy ở trường học của Malaysia [9]. Nghiên cứu của Barber & Axinn (2004); Ellertson và cộng sự (2002) chỉ ra tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng cho thấy khả năng con trai có sở thích thấp hơn và khả năng sử dụng biện pháp an toàn thấp hơn ngay cả ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh [5]. Cheryl L.Somers và cộng sự (2004) đã nghiên cứu để tìm hiểu về nguồn GDGT mà VTN ưa chuộng [6]. Kelly Ladin L’Engle và các cộng sự (2004) dựa trên dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát 1011 thanh niên đa sắc tộc từ 14 trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ đã so sánh những ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, âm nhạc, phim ảnh, tạp chí) về ý định và hành vi tình dục của thanh thiếu niên với các yếu tố xã hội hóa khác, bao gồm gia đình, tôn giáo, trường học và bạn bè đồng trang lứa [7].
- TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 89 Nguyễn Trọng Hồng Phúc và Trần Thanh Thảo (2020) dựa trên dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực trạng nhu cầu về GDGT và kỹ năng sống của VTN [1]. Nguyễn Thị Phương Nhung (2009) đã tìm ra hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của VTN là nhà trường và bạn bè [2]. Cao Thị Tuyết Mai (2010) tập trung khai thác vấn đề thực trạng hoạt động quản lý GDGT [3]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình nghiên cứu Sau khi tham khảo các lý thuyết về nhận thức, hành động xã hội nêu trên và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về GDGT ở trẻ VTN tại phần Tổng quan nghiên cứu cũng như thông qua phỏng vấn sâu, nhóm tác giả thảo luận và quyết định xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến GDGT. Gia đình Nhà trường NHẬN THỨC VỀ GDGT CỦA VTN Người có uy Phương tiện Tổ chức đoàn Bạn bè tín trong truyền thông thể cộng đồng Xã hội Hình 1. Mô hình nghiên cứu do nhóm đề xuất Với nhu cầu thu thập một số thông tin về cá nhân và nhu cầu thông tin về GDGT của trẻ VTN cũng như các thang đo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức GDGT như bảng 1.
- 90 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Bảng 1. Thang đo nghiên cứu Ký Nguồn tham Yếu tố Biến quan sát hiệu khảo 1. Giáo viên nêu một vấn đề hoặc một tình huống để SC1 học sinh tự suy nghĩ sau đó phát biểu 2. Cho học sinh trao đổi kiến thức, kinh nghiệm hay SC2 giải quyết một vấn đề nào đó theo từng nhóm nhỏ 3. Giáo viên đưa ra một tình huống cho học sinh suy SC3 nghĩ và cùng nhau giải quyết 4. Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời SC4 Nguyễn Thị Nhà Kể chuyện (những tình huống gặp hàng ngày,...) để từ Phương Nhung trường SC5 đó giúp học sinh tự hiểu (2009) 5. Cho học sinh đóng vai một số nhân vật trong tình huống giáo viên đưa ra nhằm giúp học sinh tự giải SC6 quyết vấn đề 6. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trò chuyện và giải đáp thắc mắc về các vấn đề tình dục, tình yêu, tình bạn và SC7 tuổi dậy thì. 1. Tâm sự, trao đổi GD1 Nguyễn Thị 2. Hướng dẫn cụ thể nội dung truyền tải GDGT GD2 Gia đình Phương Nhung 3. Mua sách báo về GDGT cho đọc GD3 (2009) 4. Tự tìm hiểu về GDGT GD4 1. Bạn sử dụng truyền thông đại chúng hoặc internet BD Thang đo có để tìm kiếm thông tin về GDGT T1 chỉnh sửa của M.Krishna 2. Bạn đọc các tạp chí cho việc tìm kiếm thông tin về BD Erramili Piyush Xã hội GDGT (Tạp chí Phụ nữ, Tạp chí Sức khoẻ, Hoa học T2 Sharma và cộng (Phương trò,...) sự (2005) tiện 3. Bạn nhận thấy rằng các tài liệu về GDGT trên các truyền BD phương tiện thông tin đại chúng rất dễ truy cập và tiếp thông) T3 Nguyễn Thị cận đối với các bạn Thái m. và cộng 4. Bạn nhận thấy rằng các tài liệu về GDGT trên các BD sự (2021) phương tiện truyền thông đại chúng rất đầy đủ và đa T4 dạng các loại hình thông tin Nguyễn Thị Phương Nhung 1. Luôn chia sẻ, đồng cảm, thân thiện với nhau BB1 Xã hội (2009) (Bạn bè) 2. Bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện về vấn đề Thang đo có BB2 GDGT cho bạn bè chỉnh sửa của
- TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 91 M.Krishna Erramili Piyush Sharma và cộng sự (2005) Nguyễn Thị 3. Bạn bè của bạn có các hoạt động lành mạnh giúp BB3 Thái Bảo và chia sẻ thông tin hữu ích từ các nguồn tin cậy cho bạn cộng sự (2021) Xã hội 1. Bạn được người có uy tín trong cộng đồng tuyên UT1 (Người có truyền và tham gia các chương trình GDGT Nhóm nghiên uy tín 2. Bạn tham gia các hoạt động GDGT do người có uy cứu đề xuất UT2 trong tín trong cộng đồng tổ chức cộng 3. Bạn tin tưởng vào các kiến thức và nội dung của các UT3 đồng) chương trình có người uy tín trong cộng đồng tham gia 1. Bạn có thường xuyên tham gia hoạt động GDGT do DT1 các đoàn thể tổ chức Xã hội 2. Bạn có tự giác tham gia các hoạt động do tổ chức DT2 Nhóm nghiên (Tổ chức đoàn thể tổ chức cứu đề xuất đoàn thể) 3. Các tổ chức đoàn thể có nhiều hoạt động về GDGT DT3 4. Bạn cảm thấy nội dung và kiến thức từ các hoạt động DT4 của tổ chức đoàn thể hữu ích cho bạn 1. Khả năng tiếp cận tốt tới những vấn đề GT trong NT1 cuộc sống hằng ngày của bản thân 2. Hiểu biết tốt về các vấn đề GT của bản thân NT2 3. Hiểu biết tốt về các vấn đề GT của người khác giới NT3 Quang Thục Hảo và cộng sự (2015) Nhận 4. Hiểu biết tốt về các vấn đề lệch lạc GT NT4 thức về GDGT 5. Khả năng xây dựng và gìn giữ tốt các vấn đề tình NT5 bạn, tình yêu và các mối quan hệ gia đình 6. Các kiến thức giúp tôi hiểu biết thêm về GT và giảm thiểu các rủi ro trong các vấn đề liên quan (bệnh lây Nhóm nghiên NT6 truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý cứu tự phát triển muốn,…). 2.2.2. Mẫu nghiên cứu Đề tài của nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích yếu tố khám phá (EFA) để định lượng mức độ tương quan giữa các biến quan sát với yếu tố. Theo Hair và các cộng sự (1998) [17], kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp là n ≥5*x (x: tổng số biến quan sát). Dựa vào nguyên tắc
- 92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI này, nhóm thực hiện nghiên cứu với 6 yếu tố và 28 biến quan sát đồng nghĩa với cỡ mẫu tối thiểu là n ≥ 28×5 = 140. Trong nghiên cứu này nhóm đã thu thập, xử lý loại bỏ những phiếu không hợp lệ, kết quả thu được 304 phiếu hợp lệ - là có kích thước mẫu đáng tin cậy. Với cơ cấu theo giới tính và độ tuổi như hình 1. 1.6 13 Nam 17.4 40.5 37.2 14 Nữ 13.8 57.9 15 Khác 31.6 16 Hình 2. Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính và độ tuổi 2.2.3. Cách thu thập và phân tích dữ liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng hỏi thông qua các kênh như mạng xã hội (facebook, instagram, linkein,…), gửi thông qua các hòm thư điện tử,.. do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên nhóm nghiên cứu tập chung chủ yếu lấy mẫu thông qua hình thức online kết hợp với các câu hỏi phỏng vấn sâu đối với một số trẻ VTN trên địa bàn Hà Nội để có được số lượng đơn vị mẫu phù hợp cho việc nghiên cứu. Thông qua các phương pháp thu thập thông tin khác nhau, tổng hợp làm sạch dữ liệu Chúng tôi thu được kết. Trước khi phân tích, nhóm sẽ tính toán độ nhất quán của các chỉ báo dựa vào hệ số Alpha Cronbach để loại các biến không phù hợp, tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn. Phân tích yếu tố khám phá EFA, KMO và kiểm định Bartlett cho phép nhóm nghiên cứu đánh giá độ phù hợp của yếu tố khám phá EFA. Sử dụng ma trận hệ số tương qua (Correlation Matrix) để nhận biết được mức độ tương quan giữa các biến. Phân tích hồi quy để đánh giá tác động của từng yếu tố đến nhận thức GDGT của trẻ VTN. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Thực trạng nhu cầu về giáo dục giới tính của trẻ vị thành niên hiện nay Hiện nay, tình trạng trẻ em bước vào tuổi dậy thì sớm hơn thường lệ đang gia tăng nhanh chóng. Sự tăng tốc trong sinh trưởng và phát triển tâm sinh lí của trẻ cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu được tìm hiểu và khám phá về giới tính sẽ tăng lên. Việc GDGT chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp với nhu cầu hiện nay. Dựa vào bảng số liệu, thấy rằng nguồn tiếp cận thông tin về GDGT từ mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram,…) chiếm tỉ lệ cao nhất với 69,74% đi sau đó là Trường học với 60,53%, Xã hội (bạn bè, người có uy tín trong cộng đồng, tổ chức đoàn thể, báo đài tv) với 58,55% và cuối cùng là từ phía Gia đình với 44,41% cũng do sự phát triển nhanh chóng từ nguồn thông tin đại chúng và được tiếp cận sớm với các mạng xã hội, công nghệ cao nên việc tìm kiếm thông tin mà bản thân quan tâm sẽ dễ dàng hơn việc chia sẻ từ phía nhà trường, xã hội và gia đình. Về khu vực sinh sống, trẻ VTN ở
- TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 93 thành thị có xu hướng tiếp cận được GDGT cao hơn khu vực nông thôn (với 77,31% và 64,86%). 69.74 60.53 58.55 44.41 Mạng xã hội (Facebook, Trường học Xã hội (bạn bè, người có uy Gia đình Tiktok, Instagram,…) tín trong cộng đồng, tổ chức đoàn thể, báo đài tv) Hình 3. Tỷ lệ vị thành niên tiếp cận các nguồn thông tin về GDGT Về nội dung GDGT quan tâm của trẻ vị thành niên trên địa bàn Hà Nội, được mô tả ở biểu đồ dưới đây: 69.74 66.45 62.17 61.18 59.21 53.95 52.96 50.99 45.07 Rèn luyện các kỹ năng Tìm hiểu cơ thể và các Rèn luyện kỹ năng Rèn luyện kĩ năng Tìm hiểu các hiện Rèn luyện kĩ năng chia Tìm hiểu về các vấn đề Tìm hiểu về giới tính, Tìm hiểu về vấn đề vệ sống cần thiết hiện tượng sinh lí, tâm phòng chống xâm hại chống các vấn nạn xã tượng sinh lí bình sẻ các vấn đề của bản liên quan đến tình bạn, LGBT (Lesbian Gay, sinh cá nhân trong học lí liên quan đến giới hội liên quan đến học thường và bất thường ở thân với bạn bè, gia tình yêu, tình dục tuổi Bisexual, Transgender) đường tính và dậy thì sinh tuổi dậy thì đình và thầy cô học đường và thái độ đúng đắn với cộng đồng LGBT Hình 4. Tỷ lệ vị thành niên quan tâm đến các nội dung GDGT Trong số các nội dung GDGT tiêu biểu, nhu cầu về nội dung tìm hiểu cơ thể và các hiện tượng sinh lí, tâm lí liên quan đến GT và dậy thì; rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết là hai vấn đề được quan tâm nhiều hơn lần lượt là 66,45% và 69,74% và mức độ quan tâm tăng dần từ độ tuổi 13-16 tuổi. Càng lớn các em càng có nhiều sự thay đổi về sinh lý, tâm lý nên nhu cầu tìm hiểu những vấn đề này cũng theo đó mà tăng lên.
- 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Có sự chênh lệch rõ rệt về nội dung tìm hiểu GT, LGBT giữa nam và nữ. Theo kết quả nghiên cứu, trẻ VTN nữ quan tâm về vấn đề LGBT nhiều hơn các trẻ nam. Đặc biệt, sự quan tâm thay đổi theo độ tuổi, cụ thể, trẻ VTN từ 13-14 tuổi quan tâm nhiều về vấn đề LGBT nhiều hơn so với độ tuổi 15-16 tuổi. Vì ở độ tuổi 13-14 các em mới bước vào giai đoạn dậy thì việc tò mò về GT của bản thân sẽ cao hơn, trong khi đó ở tuổi 15-16 các em đã lớn hơn và có thể hiểu rõ hơn và giải thích cho người khác hiểu về LGBT là như thế nào. Trẻ VTN nữ quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân trong học đường nhiều hơn trẻ VTN nam. Vốn dĩ vấn đề dậy thì biểu hiện rõ ràng hơn ở con gái do hiện tượng kinh nguyệt, trong khi ở con trai sự biến đổi là không rõ ràng. Dựa vào kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu về phương pháp GDGT mong muốn của trẻ vị thành niên trên địa bàn Hà Nội, được mô tả ở biểu đồ dưới đây: 66.12 61.51 49.01 45.39 43.42 30.26 30.26 Giải quyết vấn đề Nghiên cứu tình huống Thảo luận nhóm Trò chơi Động não Đóng vai Thuyết trình Hình 3. Tỷ lệ các phương pháp GDGT mong muốn của VTN Phương pháp giải quyết vấn đề, nghiên cứu tình huống là hai phương pháp mà trẻ vị thanh niên mong muốn nhiều nhất. Phương pháp nghiên cứu tình huống giúp các em có điều kiện bộc lộ những ý tưởng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề. Về hình thức GDGT mong muốn của trẻ vị thành niên trên địa bàn Hà Nội, được mô tả ở biểu đồ dưới đây. 65.46 48.36 47.37 37.50 16.78 Tổ chức các buổi học Lồng ghép vào các Tổ chức sinh hoạt các Tổ chức thành một Chia riêng lớp nam - ngoại khóa môn học khác câu lạc bộ môn học chính thức nữ Hình 6. Tỷ lệ các hình thức GDGT mong muốn của VTN
- TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 95 Như vậy, hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa được 65,46% trẻ VTN quan tâm và chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Các buồi học ngoại khóa giúp các em giải tỏa được tâm trạng, cảm thấy thoải mái, hứng thú khi tiếp cận kiến thức từ các hoạt động. Cách tiếp cận này thú vị, khác lạ hơn so với các chương trình học chính khóa hay các hình thức khác. Số lượng trẻ VTN chọn hình thức lồng ghép vào các môn học khác là 48,36%, cao thứ hai trong các hình thức khảo sát. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về GDGT của trẻ vị thành niên 2.3.2.1.Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo của các yếu tố độc lập và phụ thuộc được trình bày trong bảng 2. Số liệu khảo sát chính thức ban đầu bao gồm 31 biến quan sát cho 6 yếu tố độc lập (25 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (6 biến quan sát). Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy, thấy có 30 biến quan sát đủ độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo (chỉ riêng biến GD4 = 0.176 và biến nhỏ hơn 0.3 không đủ tin cậy nên bị loại khỏi thang đo). Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo yếu tố ảnh hưởng Tên yếu tố Số item Hệ số Cronbach’s Alpha Nhà trường 7 0.931 Gia đình 4 0.723 Xã hội (Phương tiện truyền thông) 4 0.808 Xã hội (Bạn bè) 3 0.806 Xã hội (Người có uy tín trong cộng đồng) 3 0.843 Xã hội (Tổ chức đoàn thể) 4 0.883 Nhận thức về GDGT 6 0.904 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS) 2.3.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA ở cả biến độc lập và biến phụ thuộc để từ đó đánh giá độ hiệu lực của thang đo. Phương pháp này đánh giá tính đồng nhất của các yếu tố thành phần (item) và được mong chờ rằng có quan hệ đáng kể với cùng 1 yếu tố (factor). Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định hiệu lực của thang đo bằng phương pháp phân tích yếu tố bằng các chỉ số KMO, factor loading. Kết quả kiểm định KMO Bartlett's cho thấy, hệ số KMO là 0.876 (đối với các biến độc lập) và 0,869 (đối với biến phụ thuộc) nằm trong khoảng cho phép (0.5
- 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Bảng 3. Phân tích các yếu tố khám phá cho các biến độc lập Nhóm Yếu tố Hệ số Factor loading SC1 0.823 SC2 0.780 SC3 0.814 Nhà trường SC4 0.831 SC5 0.863 SC6 0.856 SC7 0.801 DT1 0.772 DT2 0.825 Tổ chức đoàn thể DT3 0.777 DT4 0.829 BDT1 0.816 BDT2 0.660 Phương tiện truyền thông BDT3 0.818 BDT4 0.636 UT1 0.894 Người có uy tín trong cộng đồng UT2 0.843 UT3 0.843 BB1 0.739 Bạn bè BB2 0.770 BB3 0.735 GD1 0.737 Gia đình GD2 0.766 GD3 0.595 NT1 0.835 NT2 0.869 NT3 0.815 Nhận thức GDGT NT4 0.792 NT5 0.807 NT6 0.827 2.3.2.3. Phân tích hồi quy Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS với 304 phiếu khảo sát hợp lệ để phân tích hồi quy tuyến tính của “ Nhận thức về GDGT của trẻ VTN” theo 6 biến độc lập là “Nhà trường”, “Gia đình” , “Xã hội (phương tiện truyền thông)” , “Xã hội (bạn bè)”, “Xã hội (tổ chức đoàn thể)”, “Xã hội (người có uy tín trong cộng đồng)” dựa trên phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Kết quả cho thấy R bình phương hiệu chỉnh là 54.8% có ý nghĩa là các nhân yếu tố nghiên cứu đóng góp 54.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc “Nhận thức về GDGT của trẻ VTN”.
- TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 97 Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Model t Sig. Std. B Beta Error (Constant) .465 .196 2.367 .019 SC .102 .037 .117 2.736 .007 GD .127 .039 .151 3.207 .001 BDT .258 .047 .267 5.527 .000 BB .300 .046 .324 6.544 .000 DT .120 .044 .135 2.721 .007 UT -.007 .034 -.008 -.202 .840 Dựa vào bảng kết quả trên, biến UT có giá trị sig kiểm định t bằng 0.840 > 0.05, do đó biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, chưa có bằng chứng về sự tác động của biến này đến nhận thức GDGT. Các biến còn lại gồm SC, GD, BDT, BB, DT đều có sig kiểm định t nhỏ hơn 0.05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc NT. Phương trình hồi quy tuyến tính: ̂ 𝐓 = 0.465 + 0.102*SC + 0.127*GD + 0.258*BDT + 0.300*BB + 0.120*DT 𝐍 Bạn bè là yếu tố có tác động mạnh nhất đến nhận thức về GDGT của trẻ VTN. Dựa trên kết quả đánh giá thống kê mô tả về bạn bè mà nhóm thu thập được, cho thấy trẻ VTN tham gia khảo sát chịu tác động nhiều từ bạn bè đến nhận thức của các em. Phương tiện truyền thông là yếu tố tác động mạnh thứ hai đến nhận thức về GDGT của trẻ VTN, tiếp theo Gia đình, Tổ chức đoàn thể và Nhà trường. 3. KẾT LUẬN GDGT không nên chỉ thực hiện trong một độ tuổi nhất định mà phải được thực hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. GDGT có thể thực hiện ở rất nhiều độ tuổi, nhưng ở mỗi lứa tuổi phải có cách tiếp cận khác nhau. Đối với gia đình: Phụ huynh cần phải chủ động hợp tác với các tổ chức xã hội, các chương trình của nhà trường như đã nêu bên trên để làm mới suy nghĩ của mình, tiếp nhận những kiến thức đúng đắn về GDGT. Phụ huynh cần tìm ra những phương pháp giúp con trẻ tiếp cận nội dung GDGT một cách tự nhiên: Sử dụng những cách nói thích hợp với độ tuổi của các con; Thảo luận với trẻ về các hành vi tình dục có thể xuất hiện ở các bạn trẻ, việc thảo luận những vấn đề này sẽ giúp trẻ nhận thức được những hành vi đúng hay sai, nên làm hay không nên làm, từ đó có thể tự bảo vệ mình trước sự lôi kéo, kích động từ các yếu tố bên ngoài gia đình; cung cấp những câu trả lời đầy đủ, không né tránh và khuyến khích trẻ trao đổi, đặt câu hỏi khi có cơ hội thích hợp.
- 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đối với xã hội: Mở rộng các kênh truyền thông cho giới trẻ về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản. Thường xuyên tổ chức các game show, chương trình tìm hiểu về GDGT. Do vậy cần xây dựng nhiều chương trình, sự kiện về giới tính nhằm thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp để tác động đến nhận thức của mọi người đối với GDGT một cách tích cực và khoa học hơn đặc biệt là đối với trẻ VTN. Đối với nhà trường: Nhà trường cần tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn để tranh thủ sự giúp đỡ của họ ở những phạm vi mà họ có khả năng tổ chức; hỗ trợ điều kiện về cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho hoạt động, tài trợ quà tặng,... Sắp xếp chương trình và thời gian hợp lý, tăng thêm số tiết dạy GDGT. Trang bị tranh ảnh, tài liệu băng đĩa đầy đủ, dành một phòng nghe nhìn phục vụ công tác GDGT. Thường xuyên tổ chức chuyên đề, tư vấn về SKSS VTN cho học sinh, phụ huynh, có thể tổ chức khoảng một lần/ học kỳ. Đưa chương trình GDGT lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Trần Thanh Thảo (2020), “Thực trạng nhu cầu về giáo giới tính và kĩ năng sống của vị thành niên quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Tháng 5/2020. 2. Nguyễn Thị Phương Nhung (2009), Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản VTN cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư Phạm. 3. Cao Thị Tuyết Mai (2010), Thực trạng quản lý hoạt động GDGT tại các trường trung học cơ sở tại quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Gillian L. S. Hilton (2007), Listening to the boys again: an exploration of what boys want to learn in sex education classes and how they want to be taught, Sexuality, Society and Learning, 7:2, 161-174. 5. Barber & Axinn (2004), “New Ideas and Fertility Limitation: The Role of Mass Media”, Journal of Marriage and Family, 66 (December 2004): 1180–1200. 6. Cheryl L.Somers và cộng sự (2004), “Adolescents' preferences for source of sex education”, Child Study Journal, Vol. 34, Issue 1. 7. Kelly Ladin L’Engle, Carol J. Pardun, Jane D. Brown (2004), “Accessing Adolescents: A School- Recruited, Home-Based Approach to Conducting Media and Health Research”, Journal of Early Adolescence, Vol. 24 No. 2, May 2004, 144-158. 8. Erramilli, M.K., Sharma, P., Chung, C.M.Y. and Sivakumaran, B. (2005), “Health Literacy, Sex Education and Contraception: The Singapore Experience”, Studies in Communication Sciences, Vol. 5, No. 2, pp. 147-158. 9. Talib Johari, et al. (2012), Analysis on sex education in schools across Malaysia. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 59, 340-348. 10. Somers, Cheryl L., and Amy T. Surmann. (2005), “Sources and timing of sex education: relations with American adolescent sexual attitudes and behavior”, Educational Review, 57.1: 37-54. 11. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1990), Bộ sách GDGT, tình yêu, hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình, Hà Nội.
- TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 99 12. Cheryl L. Somers (2004), “Adolescent’s preferences for source of sex education”, Child Study Journal, Vol.34, No.1. 13. Hội nghị của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam (2020), Thống kê lượng thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội. 14. Quang Thục Hảo (2015), “Thực trạng nhận thức về GT của học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 8, 74. 15. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, Nxb. Hồng Đức. 16. Laura Simon & Kristian Daneback (2014), Adolescents’ Use of the Internet for Sex Education: A Thematic and Critical Review of the Literature. 17. Hair, J., Anderson, R., Tatham, R. and Black, W. (1998), Multivariate data analysis. 5th Edition, Prentice Hall, New Jersey. 18. Hair, J. F., et al. (2009), Multivariate Data Analysis, Prentice – Hall International, Inc. FACTORS AFFECTING THE AWARENESS OF SEX EDUCATION AMONG ADOLESCENTS IN HANOI Abstract: Sex education for adolescents is not a novel problem but it has always been the problem of families concern, especially in the age of information technology development. This study provides information on the needs of adolescents to learn about sex education, the contents, methods and forms of adolescents' inquiry about sex education as well as the factors affecting the adolescents' awareness of sex education. According to the research, the factors that affect the perception of sex education have been shown in the following order: (1) Friends, (2) Media, (3) Family, (4) Mass organizations and (5) School; then the paper proposes a number of solutions to raise the awareness about sex education among adolescents. Keywords: Adolescent, sex education, sex education needs, sex education awareness, sex education method.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
3 p | 1238 | 113
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ
6 p | 269 | 34
-
Tích hợp xương và các yếu tố ảnh hưởng trong cấy ghép nha khoa
10 p | 122 | 13
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu
1 p | 144 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho y tế của các nông hộ tại tỉnh Trà Vinh
11 p | 195 | 8
-
Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội năm 2015
8 p | 127 | 8
-
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang năm 2021
9 p | 41 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe - Phần 2
9 p | 31 | 4
-
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi chứng yếu cổ lưng của phương pháp cuộn da cột sống trên trẻ bại não
8 p | 84 | 4
-
Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
6 p | 120 | 4
-
Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên
20 p | 15 | 4
-
Đánh giá kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai lâm sàng ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên thụ tinh trong ống nghiệm
8 p | 106 | 3
-
Tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan của sinh viên năm I khoa răng hàm mặt đại học y dược Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2013-2014
7 p | 76 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và BMI thanh thiếu niên Việt Nam
8 p | 69 | 2
-
Cơ cấu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh nhân bỏng nặng
7 p | 14 | 2
-
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi thực hiện góc nhìn an toàn thiết yếu trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật
6 p | 4 | 2
-
Huyết khối tĩnh mạch não: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ các yếu tố nguy cơ và yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng
5 p | 41 | 1
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương
7 p | 79 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn