intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Chia sẻ: Kim Tuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1.239
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Tác dụng của thuốc trong cơ thể còn gọi là sinh khả dụng (SKD) của thuốc là một đại lượng chỉ tỷ lệ thuốc vào được vòng tuần hoàn chung (vào máu) ở dạng còn hoạt tính và tốc độ thâm nhập của thuốc vào vòng muốn phát huy tác dụng thì phải được hấp thu vào máu. Trừ những thuốc được đưa theo đường tĩnh mạch (như thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền) còn lại các đường đưa thuốc khác (như: uống, đặt, bôi) đều phải có quá trình di chuyển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Tác dụng của thuốc trong cơ thể còn gọi là sinh khả dụng (SKD) của thuốc là một đại lượng chỉ tỷ lệ thuốc vào được vòng tuần hoàn chung (vào máu) ở dạng còn hoạt tính và tốc độ thâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn. Thuốc muốn phát huy tác dụng thì phải được hấp thu vào máu. Trừ những thuốc được đưa theo đường tĩnh mạch (như thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền) còn lại các đường đưa thuốc khác (như: uống, đặt, bôi) đều phải có quá trình di chuyển từ nơi đưa thuốc vào vòng tuần hoàn chung. Trong các đường đưa thuốc đường uống có tỷ lệ hấp thu vào máu của thuốc giao động nhiều hơn cả. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc: - Hoạt chất dùng làm thuốc: Ví dụ cùng một nhóm kháng sinh (penicillin nhóm A) nhưng ampicillin có SKD là 30-50% còn amoxycillin có SKD là 60-90%. Sự khác nhau này là do cấu trúc hoá học của phân tử thuốc. Các nhà tổng hợp hóa học trong quá trình nghiên cứu luôn quan tâm để tạo ra được những loại thuốc có SKD tối ưu (trên 50%). - Dạng bào chế: ở đường uống thuốc thường được dùng ở dạng viên: viên nén (hình trụ dẹt, hình quả trám), viên nang (còn gọi là viên nang nhộng vì có hình con nhộng), viên sủi, dạng bột (đóng gói hay đóng lọ) pha thành dạng lỏng khi dùng Trong các dạng viên nêu trên các loại thuốc được bào chế dưới dạng pha thành dịch lỏng trước khi uống như viên sủi, cốm hoặc bột để pha thành sirô là loại có SKD tốt nhất, dễ uống
  2. đặc biệt phù hợp với trẻ em, người già - những đối tượng mà quá trình nuốt trôi viên thuốc không dễ dàng. - Các yếu tố thuộc về người sử dụng + Uống đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh phối hợp với vitamin (ampicillin hay erythromycin với vitamin C), thuốc chống viêm (prednisolon, dexamethason, aspirin) với thuốc bao niêm mạc dạ dày, ruột (gastropulgit, smecta) dẫn đến giảm SKD có nghĩa là giảm lượng thuốc vào máu. + Không uống đủ nước: Khi uống thuốc phải uống kèm với một cốc nước to (khoảng 200ml) để thuốc nhanh chóng xuống đến ruột non, nơi quá trình hấp thu thuốc xảy ra. Nếu uống ít nước, thuốc sẽ bị giảm SKD do không đủ nước để hoà tan thuốc hoặc thuốc bị dừng lại ở dạ dày (nơi có môi trường acid) làm hỏng thuốc (hay xảy ra với những thuốc kém bền vững trong môi trường acid như ampicillin, cephalexin, erythromycin) + Dùng sữa hoặc nước trái cây, nước ngọt đóng hộp (coca cola, pepsi), nước trà đặc để uống thuốc: các loại đồ uống này thường làm giảm SKD do tạo phức với thuốc, làm thuốc khó hấp thu hoặc làm phá huỷ thuốc. Ví dụ: uống viên sắt với nước chè, uống doxycillin với sữa, uống ampicillin với coca cola Những trường hợp này hiệu quả điều trị sẽ bị giảm vì SKD bị giảm mạnh. + Thức ǎn cũng ảnh hưởng tới SKD của thuốc. Vì vậy mới có các chỉ định dùng thuốc này sau bữa ǎn, xa bữa ǎn hoặc trong bữa ǎn + Một số yếu tố bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hoá như nôn nhiều, tiêu chảy dẫn đến giảm hấp thu thuốc trong cơ thể. Những biện pháp để đảm bảo SKD tốt nhất cho điều trị:
  3. - Về phía dược sĩ: Là người chịu trách nhiệm sản xuất ra thuốc với chất lượng tốt nhất cho nhân dân. Chất lượng của viên thuốc hiện nay không chỉ đảm bảo đủ hàm lượng, các tiêu chuẩn về độ rã, độ hoà tan mà yêu cầu cao hơn là đảm bảo có SKD tốt nhất. Kỹ thuật bào chế có ảnh hưởng nhiều đến SKD đặc biệt là các dạng thuốc viên, do đó yêu cầu đánh giá SKD của thuốc hiện nay được Bộ y tế rất quan tâm. - Về phía thầy thuốc (người kê đơn): cần lựa chọn những thuốc có SKD cao. Những thuốc có SKD dưới 40% được coi là SKD thấp, từ 40-70% là mức SKD trung bình, trên 70% là lý tưởng. Đây là những thuốc được ưu tiên dùng đường uống; chỉ dùng đường tiêm nếu bệnh nhân không thể uống được do nôn nhiều, tắc ruột, rối loạn hấp thu, hôn mê. - Về phía người sử dụng: Phải uống đủ lượng nước cần thiết. Những trường hợp không thể uống nhiều nước được như trẻ em nên chọn dạng thuốc lỏng (sirô, bột pha thành dung dịch); chỉ dùng thuốc đun sôi để nguội để uống thuốc; lưu ý chỉ dẫn về giờ uống thuốc so với bữa ǎn ghi trên đơn hướng dẫn sử dụng để tránh những trường hợp uống vào bữa ǎn gây giảm SKD. Đảm bảo được SKD của thuốc là yếu tố quan trọng giúp cho điều trị thành công trong đó vai trò của người bệnh đóng một phần không nhỏ. Tuân theo những chỉ dẫn của thầy thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng cần lưu ý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0