intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các phái võ ở Việt Nam - Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

188
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạch Hổ võ phái là môn phái võ cổ truyền Việt Nam tương truyền do Nguyễn Hữu Cảnh (tướng dưới trướng chúa Nguyễn) sáng lập. Võ phái này hiện đang phát triển tại Huế. Kỹ thuật Nhìn chung, võ phái Bạch Hổ, về quyền cước chiến đấu, chú trọng đến kỹ thuật cận chiến, mọi đòn tấn công đều nhắm vào chỗ hiểm trên thân thể đối phương. Đặc biệt, trong kỹ thuật thủ pháp, môn phái này sử dụng khá nhiều đòn tay mô phỏng bàn tay hổ và được gọi là hổ trảo. Còn về binh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các phái võ ở Việt Nam - Phần 1

  1. Các phái võ ở Việt Nam Phần 1 1. Bạch Hổ võ phái là môn phái võ cổ truyền Việt Nam tương truyền do Nguyễn Hữu Cảnh (tướng dưới trướng chúa Nguyễn) sáng lập. Võ phái này hiện đang phát triển tại Huế. Kỹ thuật Nhìn chung, võ phái Bạch Hổ, về quyền cước chiến đấu, chú trọng đến kỹ thuật cận chiến, mọi đòn tấn công đều nhắm vào chỗ hiểm trên thân thể đối phương. Đặc biệt, trong kỹ thuật thủ pháp, môn phái này sử dụng khá nhiều đòn tay mô phỏng bàn tay hổ và được gọi là hổ trảo. Còn về binh khí, võ phái này còn lưu giữ được một số khí cụ chiến đấu cổ hoàn toàn mang bản sắc Việt Nam, như: lăn khiên, roi mây, cây sam... Quyền thuật Gồm có những bài như: Ngọc trản, Thần đồng, Phượng hoàng v.v. và ngoài ra còn nhiều bài khác. Côn thuật Bao gồm bốn bài thảo (Ngũ môn thảo côn pháp, Trực thủ thảo côn pháp, Ô du thảo côn pháp, Trường côn đấu thế pháp). Kiếm thuật Bao gồm hai bài thảo (Trường kiếm thảo pháp, Song kiếm thảo pháp). Đao thuật
  2. Bao gồm hai bài thảo (Siêu đao thảo pháp, Long đao thảo pháp). Đằng bài pháp Tức cách đánh khiên Đằng tiên pháp Tức cách đánh roi mây dài trên 2m. Phủ việt pháp Tức cách đánh búa r ìu. Sam pháp Tức cách đánh trường côn đầu gắn ba dao nhọn... 2. Võ Phái Hóa Quyển Ðạo là một môn phái khá đặc biệt do sự hình thành qua nhiều quá trình nghiên cứu và đúc kết . I-Xin trình bày về ý nghĩa của tên võ phái Hoá Quyền Ðạo - Phakwondo Hóa = sự biến hóa,sự tiến hoá,.. Nói lên sự biến hóa của vũ trụ ,tiến hoá của xã hội,và sự hóa thành trong võ học.Sự tiến hóa đã trãi qua nhiều thời đại cho đến nay,nhằm phù hợp trong cuộc sống hiện nay với sự kết nối nghiên cứu tập trung hoá các yếu tố trên cơ sở nguyên lý, đến sự phát triển hoá các yếu tố nguyên lý ,trong sự hoàn chỉnh của khoa học hóa.đó là tôn chỉ của võ phái Hoá Quyền Ðạo .Với các suy nghĩ trên ,với tư tưởng con người phát triển phải có sự hiểu biết thông minh, tính toán khoa học. Quyền = Quyền thuật ,quyền hành.
  3. Quan niệm quyền thuật trong võ pháI Hóa Quyền Ðạo là thuật pháp của quyền dựa trên các nguyên lý Dịch Lý biến hoá và vận hành theo sự quyền hành (ý) của người luyện võ vàngười luyện võ đó sẽ vận hành các kỹ năng của quyền pháp đuợc theo như ý. Ðạo = đạo lý,đạo hành . Ðạo là con đường dẩn dắt các hành giả đi tới tinh thần của võ học Với những ý nghĩa trên, con đường của hành giả phải hiểu thấu đáo các yếu tố tâp trung hoá của các nguyên lý võ học, sau đó phát triển hoá các nguyên lý võ học ứng dụng và khoa học hoá cho hoàn chỉnh hiệu quả .Các hành giả phải tự triển khai quyền hành vận dụng các nguyên lý võ học, chứ không phải là người phải đi học thuộc lòng những nguyên lý võ học đó.Con đường phải hoàn thiện của võ học là Võ Công - Võ Thuật - Võ Chiến - Võ đạo . Nền Tảng Nguyên Lý Của Võ Phái Hoá Quyền Ðạo qua huy hiệu của Võ Phái :
  4. -Bàn Tay biểu hiệu nắm Thái Cực- Âm dương và Ngủ hành(là năm ngón). -Huy hiệu được trình bày biểu hiệu các ý đồ về Vô cực-Thái cực - Lưỡng Nghi - Tam Tài - Tứ Tượng - Lục Hợp - Thất Tinh - Bát Quái - Cửu cung.(Tập trung hoá- Phát triển hóa-Khoa học hoá) -Hội các yếu tố trong Võ Học là : Võ Thuật-Võ Chiến-Võ Công-Võ Ðạo. -Vô Cực : là các vòng đão biến hóa vào các kỹ thuật hoán lực (đổi lực) ,sự biến hoá... -Thái Cực : Vòng lưu xoắn ốc ứng dụng vào các kỹ thuật lưu ... -Âm dương : Âm dương là sự chuyển hóa của 2 mặt trong võ thuật như :cương nhu, phù trầm,khai hợp,tấn thối,hư thực ,trường đoản,nhanh chậm,trực hoành,công thủ v.v...
  5. -Tam tài : Là phân ra làm 3 bực Thượng Hạ Trung ,hoặc là Thiên thời Ðịa lợi Nhân hòa .là kỹ thuật phối hợp của Thân Thủ Bộ,của Tam Quan ... -Tứ Tượng : là kỹ thuật căn bản của 1 động tác phân thành 4 pháp... -Ngũ hành : l à sức mạnh của Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ... -Lục Hợp : là nội tam hợp, ngoại tam hợp, lục thông, lục chuyển... -Thất Tinh : l âm dương ngũ hành phối triển -Bát Quái : là quẻ càn khãm cấn chấn tốn ly khôn đoài được biểu hiện qua tám vạch biểu hiện cho tám hướng +Trong bát quái được phân ra là bát phương hướng là: -4 phương chính (trên,dưới,trái,phải): là hướng thẳng là hướng cương -4 phương nghiên (xéo 4 hướng chính) : là hướng xéo là hướng nhu -Cửu Cung : là 9 vùng phân định các cung vị ,để hoàn thiện các kỹ thuật -Như Ý : được phân hóa thành các bài Tượng Hình Ý Quyền theo trình độ kỹ thuật và biến hóa theo cãm giác riêng của mổi người.. -Lâm Ba : là tầm số ,chử số,hình số là kỹ thuật đặc biệt của Hóa Quyền Ðạo do Sư Trưởng Ðổ Phi Long sáng chế dựa theo nguyên tắc cửu cung bát quái và số học .Với quan niệm con người phải có kỹ thuật của con người trong võ thuật ,phải sự tính toán trong võ thuật ,thì mới là đặc tính của con người có trí tuệ khôn ngoan .
  6. 3.Hoa quyền Tương truyền đầu đời Thanh, triều vua Khang Hy (t ức Thanh Thánh tổ Huyền Hoa, làm vua 1662-1723) và triều Ung Chính (tức Thanh Thế Tôn Dân Chân làm vua 1723- 1736), Hoa Quyền do Cam Phượng Trì ở Nam Kinh sáng tác ra. Trước khi khởi thế Hoa quyền, đầu tiên quay tâm quyền trái ra ngoài, tâm quyền phải áp sát lưng quyền trái hai cánh tay thành hình tròn bắt đầu từ phải sang trái đưa nửa vòng cung trước ngực gọi là "thanh thủ". Đặc điểm của kỹ pháp là: giá thế vững mạnh, hình như tướng hổ, bộ(pháp) động như bay, chân tay theo nhau. Bài bản hoa quyền chủ yếu và kỹ pháp có tán thủ 120 chữ, 72 đường cầm nã, 36 đòn chân (thoái), 24 thế, 88 thế ngã v.v... Khi giao đấu bằng Hoa quyền thì hai tay giữ vung tim và hạ bộ, quen nghiêng mình tấn công. Cũng có lời truyền thuyết rằng Hoa Quyền là do vua Khang Hy nhà Thanh là người rất hâm mộ võ Thiếu Lâm sáng tác ra. Tại cổng chính của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam còn có bút tích của vua Khang Hy viếng thăm chùa. Hoa Quyền tại Đông Nam Á-Việt Nam Hoa Quyền là một võ phái cổ truyền tại Việt Nam, do võ sư Hoàng Văn Thơ sáng lập dựa trên những sở học của bản thân. Võ sư sáng tổ Hoàng Văn Thơ vốn là nông dân nghèo phải đi làm thuê ở nhiều nơi vùng Bắc bộ Việt Nam để kiếm sống, nhờ đó mà ông đã có dịp học võ với nhiều thầy cả người Việt lẫn người Hoa ở các vùng khác nhau. Ông truyền nghệ cho con trai mình là Hoàng Thanh Vân (sinh năm 1922 t ại Hưng Yên) trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1950 với tên gọi của hệ thống là môn võ Hoa Quyền của dòng họ Hoàng. Lão võ sư Hoàng Thanh Vân cứ theo đó gọi môn phái của mình là Hoa Quyền. Kỹ thuật
  7. Môn phái Hoa Quyền có phần cơ bản công phu rèn luyện thập hình (thủ, nhãn, thân, yêu, túc, thức, đảm, khí, kình, thần) trong khoảng 3 năm. Sau đó, môn sinh sẽ bắt đầu được truyền thụ 18 bài Hoa Quyền, cùng các loại binh khí như: kiếm, côn, đao, song ngư, lưỡng đầu thiết lĩnh, cửu khúc nhuyễn tiên, song phủ (búa), song chùy, thiết phiến (quạt), và các bài đối luyện có qui ước (tay không và vũ khí). Đặc biệt, trong vốn liếng sở học võ thuật của môn phái Hoa Quyền, lão võ sư còn cho biết có những bài võ truyền thống Việt Nam như: Ngọc trản ngân đài, Lão mai quyền, Thần đồng quyền, Xung thiên đại đao (Siêu xung thiên), Gươm trường thảo pháp và ba bài côn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2