intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiên Môn Đạo

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

162
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiên Môn Đạo là một môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam được sáng lập bởi dòng họ Nguyễn Khắc ở Dư Xá Thượng, Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Tây từ cuối thế kỉ 18 song đến gần đây mới được trưởng môn là Võ sư Nguyễn Khắc Phấn công khai. "Thiết đầu công" do võ sinh Nguyễn Văn Lý, võ phái Thiên Môn Đạo thực hiện Tới nay Thiên Môn Đạo đã trải qua 5 thế hệ:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiên Môn Đạo

  1. Thiên Môn Đạo Thiên Môn Đạo là một môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam được sáng lập bởi dòng họ Nguyễn Khắc ở Dư Xá Thượng, Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Tây từ cuối thế kỉ 18 song đến gần đây mới được trưởng môn là Võ sư Nguyễn Khắc Phấn công khai. "Thiết đầu công" do võ sinh Nguyễn Văn Lý, võ phái Thiên Môn Đạo thực hiện Tới nay Thiên Môn Đạo đã trải qua 5 thế hệ:
  2. Người khai sinh Thiên Môn Đạo là ông Nguyễn Khắc Cống (tức Nguyễn Văn Cống), một võ tướng Tây Sơn. Có nhiều công lao trong đánh giặc ngoại xâm, được ghi tên trên bia đá tại đền Bách Linh thuộc địa phận huyện Hoài An, phủ ứng Thiên. (Hiện nay tại đền Bách Linh, làng Dư Xá (Hà Tây) còn bia ghi công đánh giặc Thanh của ông!). Chiến dịch Bắc Bình kết thúc, đội quân của Nguyễn Khắc Cống trở về quê trong sự chào đón của dân làng. Nhờ công trạng lừng lẫy của ông, dân làng noi gương thi đua rèn luyện võ nghệ, hình thành “làng võ Dư Xá”. Lúc có tuổi, cụ Cống sáng lập “Thiên Môn Đạo”, truyền bá võ nghệ, giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm trong nhân dân. Với người Dư Xá (huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây) cụ Cống là ông tổ nghề võ của vùng đất này. Trưởng môn đời thứ hai là Nguyễn Khắc Nhượng tiếp nối truyền thống, phát triển dòng võ gia truyền. Không chỉ nghề võ, cụ Nhượng còn là bậc thâm Nho. Cụ vừa dạy học vừa dạy võ, cũng là tấm gương sáng về đức độ, luôn giao lưu với bạn bè khắp nơi để học hỏi tinh hoa võ học và cũng là để đảm đương tốt công việc võ hội kế nghiệp cha. Hầu hết trai làng đều là học trò của ông không văn thì võ. Tài trí của cụ được người Dư Xá ghi khắc vì công lao đánh đuổi thổ phỉ, bảo vệ yên bình cho thôn làng. Đó là năm bọn phỉ “Quang Thừa” từ Hà Nam kéo sang cướp phá không ai chống nổi. Hay tin, cụ Nhượng tập hợp dân làng, lập “Hội Gậy”. Từ già
  3. đến trẻ ít lắm cũng phải biết sử dụng gậy. Quả nhiên khi đến Dư Xá, bọn phỉ như sa vào long đàm hổ huyệt, bị đánh tan tác. Từ đó, nói đến Dư Xá mọi người đều thán phục uy doanh Hội Gậy. Trưởng môn đời thứ ba là cụ đồ Nguyễn Khắc Di. Cụ nổi tiếng là thầy dạy chữ nho và võ học cho đông đảo học trò trong vùng. Cụ Di có hai người con trai là Nguyễn Khắc Nghi và Nguyễn Khắc Chi. Ông Nghi được phân công bảo tồn truyền thống Nho học, chăm lo cái chữ cho dân làng. Ông Chi chịu trách nhiệm phát triển Thiên Môn Đạo, rèn luyện võ nghệ cho thế hệ trẻ. Chưởng môn đời thứ tư là Nguyễn Khắc Tri.Hoạt động cũng như sự tồn tại, phát triển Thiên Môn Đạo lúc này gắn liền với lịch sử chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Cùng với những tinh hoa cổ truyền của dân tộc được khơi dậy, bảo tồn, phát triển, Thiên Môn Đạo cũng được mở rộng không ngừng và sư tổ Nguyễn Khắc Chi là người có công nhất trong việc mở rộng tinh hoa võ học Thiên Môn Đạo. Thời trai trẻ, ông Chi được gởi lên Hà Nội ăn học. Nhờ vậy, ông có tư tưởng tiến bộ, nhận ra bản chất của chế độ phong kiến, dã tâm của thực dân Pháp. Đỗ đạt, ông không ra làm quan, về làng lập “Hội Hướng Đạo”, tâm huyết hướng thanh niên đến lý tưởng yêu nước, sống lành mạnh, ý thức rèn luyện sức khỏe, bảo vệ Tổ quốc. Bọn hương chức hội tề tố cáo ông “làm quốc sự”, “tay sai Việt minh”. Bọn quan Tây gọi ông lên đe nẹt, ông hiên
  4. ngang vặn lại “Dạy thanh niên xa lánh rượu chè, hút sách; tập luyện võ nghệ bảo vệ xóm làng, chống trộm cướp có gì sai?”. Tên cò Tây giận tím mặt nhưng không có bằng chứng đành phải thả ông. Cách mạng Tháng Tám thành công, võ sư Nguyễn Khắc Chi là Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch UBND đầu tiên của xã nhà. Xã của ông còn lập kỷ lục, địa phương có số người được kết nạp Đảng đông nhất. Hầu hết đều là hội viên Hội Hướng Đạo và môn đồ Thiên Môn Đạo. Có điều kiện, ông Chi còn thành lập đội bóng đá, đội vật võ. Suốt thời gian dài đội bóng và đội vật của Dư Xá luôn giữ chức vô địch của Hà Tây. Chưởng môn đời thứ năm của Thiên Môn Đạo là võ sư Nguyễn Khắc Tuấn. Riêng ông Phấn kiêm trưởng tràng, trực tiếp phụ trách huấn luyện. Ông Thuấn, ông Huấn (Ba Heo) chăm lo cả việc bổ túc văn hóa cho môn sinh hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp tục việc học. Kế thừa truyền thống ông cha hơn 200 năm qua, Thiên Môn Đạo góp phần tạo ra nét văn hóa đặc trưng cho Dư Xá, làng quê nổi danh “miền đất võ”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2