intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các phương pháp phòng chống rủi ro trong đầu tư

Chia sẻ: Minh Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

422
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế xã hội mọi thành phần đặc biệt là nhà đầu luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Thế nhưng để có được lợi nhuận cao thì luôn đối mặt với rủi ro không nhỏ. Làm thế nào để phòng chống rủi ro và mạo hiểm trong đầu tư? Bằng những phương pháp nào? Trên là những câu hỏi,là những băn khoăn của nhà đầu tư.Và để giải quyết vấn đề này bao gồm những phương pháp phòng chống rủi ro cơ bản sau:đa dạng hóa sản phẩm, mua trước, bảo hiểm đầu tư....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các phương pháp phòng chống rủi ro trong đầu tư

  1. Các phương pháp phòng chống rủi ro trong đầu tư: I. Trong nền kinh tế xã hội mọi thành phần đặc biệt là nhà đầu luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Thế nhưng để có được lợi nhuận cao thì luôn đối mặt với rủi ro không nhỏ. Làm thế nào để phòng chống rủi ro và mạo hiểm trong đầu tư? Bằng những phương pháp nào? Trên là những câu hỏi,là những băn khoăn của nhà đầu tư.Và để giải quyết vấn đề này bao gồm những phương pháp phòng chống rủi ro cơ bản sau:đa dạng hóa sản phẩm, mua trước, bảo hiểm đầu tư. 1. Đa dạng hóa sản phẩm:Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hoá đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các tập đoàn kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực hoạt động truyền thống là sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tài chính - ngân hàng; Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không bó khuôn trong lĩnh vực cao su, mà còn đầu tư vào ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản, dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế; Tập đoàn Vinashin ngoài lĩnh vực chuyên sâu của mình, cũng đã đầu tư vào dịch vụ vận tải biển, thuỷ điện, tài chính, chế tạo cơ khí... Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư vào các
  2. lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng…, lên tới trên 15.000 tỉ đồng, trong đó chỉ tính riêng lĩnh vực chứng khoán là 1.061 tỉ đồng. Xu hướng đa dạng hoá đầu tư, kể cả vào những lĩnh vực phi truyền thống, của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, được lý giải như sau: Thứ nhất, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh, nhiều ngành nghề mới được hình thành, nhiều lĩnh vực có tiềm năng chưa được khai thác triệt để, rào cản gia nhập ngành chưa sâu…, mang đến nhiều tiềm năng, cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức lớn và mới cho các doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước, và thị trường quốc tế. Cơ hội đó cho phép các doanh nghiệp tham gia và khẳng định mình trong các lĩnh vực đầu tư mới. Theo thống kê của Bộ Tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành, đa nghề đã phá thế "độc canh" của nhiều tập đoàn, tổng công ty, góp phần tạo đủ việc làm thường xuyên cho hơn 880 nghìn lao động, với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với năm 2006. Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị tài sản của 70 tập đoàn kinh tế đạt hơn 803 nghìn tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2006. Vốn chủ sở hữu là 323 nghìn tỉ đồng, tăng 13%; tổng doanh thu đạt 498 nghìn tỉ đồng, tăng 23%; tổng lợi nhuận 62 nghìn tỉ đồng, tăng 13,5%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 19%; nộp ngân sách nhà nước gần 110 nghìn tỉ đồng. Số vốn đầu tư ra bên ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là gần 117.000 tỉ đồng. Có 28/70 tổng công ty có những hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm… với giá trị hơn 23.300 tỉ đồng.
  3. Thứ hai, sau khi thực hiện cổ phần hoá và sắp xếp lại, các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn mới trong việc khẳng định thương hiệu, nên phải không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá hoạt động, sản phẩm, khai thác đối tác và thị trường có triển vọng, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình. Thứ ba, trong bối cảnh thị trường thay đổi rất nhanh, việc kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực là một trong những chiến lược, định hướng lâu dài cho bất kỳ một doanh nghiệp nào, kể cả những doanh nghiệp lớn chuyên sâu trong lĩnh vực truyền thống, vì chúng cho phép doanh nghiệp năng động nắm bắt và thực hiện những hoạt động mới, giúp doanh nghiệp phát huy các nguồn lực bên trong, huy động nguồn lực bên ngoài, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp theo kiểu “không bỏ hết trứng vào một giỏ”, góp phần phát triển thị trường, tạo thế, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Có thể nói, việc đa dạng hoá đầu tư của các tập đoàn và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước là xu thế tất yếu, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh, từ sự xuất hiện cung cầu mới, từ xu hướng phát triển ngành và sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như từ sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm năng, buộc các doanh nghiệp phải bám sát thị trường và phải nhạy bén, năng động nắm bắt những thời cơ mới cho phép không ngừng mở rộng quy mô, tạo ra lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực cũng có tính hai mặt của nó: một mặt, nếu doanh nghiệp đi đúng hướng và đầu tư thành công sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu như đã nêu trên; mặt khác, nếu “chệch hướng” hoặc đầu tư không hiệu quả
  4. có thể làm suy sụp hình ảnh của doanh nghiệp, thậm chí đánh mất thương hiệu và gây ra những thiệt hại to lớn khó lường cho doanh nghiệp. Những tác động tiêu cực của đa dạng hoá đầu tư xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau. Khi doanh nghiệp đầu tư đa ngành, đa nghề, ít nhiều bản thân doanh nghiệp đánh mất đi lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình, rất dễ mắc sai lầm do sự phân tán các nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý. Bên cạnh đó, việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực thường rất phức tạp, nếu kiểm soát không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính là những nguy cơ có thực. Đặc biệt, cần thấy rõ rằng, với khả năng tài chính có hạn, việc đầu tư vốn dàn trải sẽ buộc doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn mới với những điều khoản thương mại ngặt nghèo, dễ sa vào “bẫy nợ nần”. Sự đa dạng hoá đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước còn là một nguyên nhân trực tiếp góp phần làm tăng áp lực lạm phát ở Việt Nam, cả lạm phát tiền tệ, lạm phát cơ cấu và lạm phát chi phí đẩy. Bởi vì: Thứ nhất, cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thường tập trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, không trực tiếp tạo ra hàng hoá và làm tăng chênh lệch cung - cầu, tức làm tăng lạm phát cơ cấu. Thứ hai, hiệu quả kinh doanh và đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước nói chung cả ở trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, đều không cao, và thường là thấp hơn so với hiệu quả đầu tư và kinh doanh tương tự do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc tư nhân trong nước thực hiện. Thông tin chính thức cho thấy tỷ lệ ICOR của khu vực doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện ở mức hơn 8, so với mức
  5. trung bình của xã hội là 4,2-4,4. Báo cáo kiểm toán năm 2007 do Kiểm toán Nhà nước công bố ngày 1-7-2008 cho thấy, tổng số nợ phải thu của các doanh nghiệp được kiểm toán đến thời điểm 31-12-2006 là rất lớn, 25.102 tỉ đồng, chiếm 14,24% tổng tài sản và bằng 64% vốn chủ sở hữu. Tương tự, tổng số nợ phải trả là 65.799 tỉ đồng, chiếm 62% tổng nguồn vốn và chiếm 171,2% tổng vốn chủ sở hữu. Thứ ba, do các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng và đầu tư xã hội, cụ thể là hơn 50% vốn đầu tư nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng, lạm phát sẽ có nguy cơ gia tăng nếu không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư chéo, đầu tư đa ngành mang tính đầu cơ, trục lợi cá nhân, dẫn tới sự lãng phí các nguồn lực quốc gia… Để giảm thiểu rủi ro, tránh những tác động mặt trái trong đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực như trên, thực tiễn kinh doanh ngày càng cho thấy các doanh nghiệp cần bám sát các nguyên tắc sau: Bám sát thị trường, “biết người, biết ta”. Doanh nghiệp khi tiến sang lĩnh vực mới nên có sự chuẩn bị kỹ càng, phân tích chiến lược toàn diện, dự báo sát các triển vọng thị trường trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, để hình thành và triển khai dự án đầu tư mới đúng nơi, đúng lúc… Tránh đầu tư theo kiểu đám đông, phong trào và đặc biệt, cần tránh chạy theo tư tưởng đầu cơ, chỉ nhìn thấy lợi nhuận “nóng” trước mắt, mà quên mất chuyên môn và mục tiêu chính của mình. Bám sát sở trường và đầu tư đa ngành có trọng tâm. Doanh nghiệp nên đa dạng hoá một cách chuyên sâu, tạo sự tương hỗ, liên kết giữa các sản
  6. phẩm và dự án đầu tư mới và cũ trong quá trình đa dạng hoá và phát triển của mình. Những ngành, sản phẩm đa dạng mới mà doanh nghiệp lựa chọn phải phù hợp hoặc có tính bổ sung cao, thiết thực với năng lực và thị trường hiện tại, sẵn có của bản thân doanh nghiệp, không nên quá xa rời sở trường vốn có của mình, đồng thời phù hợp với triển vọng trung và dài hạn của thị trường trong nước và thế giới. Chuẩn bị kỹ nguồn vốn huy động mang tính an toàn cao, rẻ, để tránh sức ép trả nợ trong thời kỳ đầu dự án đầu tư mới chưa sinh lợi. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tỉnh táo trước “bẫy nợ” hoặc sự lừa đảo và các dạng tội phạm tài chính ngày càng đa dạng và tinh vi trên thương trường. Trọng dụng chuyên gia, người tài cả về quản lý và công nghệ trong lĩnh vực đầu tư mới còn nhiều mới mẻ, bỡ ngỡ đối với ê kíp cán bộ cũ. Nói cách khác, người nào việc ấy, không thể dùng cán bộ và chuyên gia cũ cho một lĩnh vực đầu tư kinh doanh mới, tựa như không thể dùng thợ cơ khí để chế tạo đồ mộc, hay thợ hàn để chế tạo phần mềm trong công nghệ thông tin. Nếu phương án nhân sự không khớp với phương án tài chính và tiến độ triển khai dự án, thì độ thành công của dự án đa dạng hoá đầu tư thật là mong manh, thậm chí ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ doanh nghiệp nào… Từ thực tiễn trên đây, đặc biệt, trước sức ép của thị trường và trong khuôn khổ, lộ trình sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã đến lúc các doanh nghiệp nhà nước phải đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc và thực hiện những cải tổ mạnh mẽ hơn nữa trong cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của mình. Đây cũng là hành động thiết thực kiềm chế lạm
  7. phát và bảo đảm sự phát triển bền vững của cả khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế. 2. Mua trước: Đây là hình thức như hợp đông tương lai. Hợp đồng tương lai cũng như hợp đồng kỳ hạn, khác với options (có quyền không cần thực hiện hợp đồng) ở chỗ là có sự bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước. Bên mua của hợp đồng được gọi là bên giữ thế trường vị (long position) của hợp đồng, bên bán của hợp đồng được gọi là bên giữ thế đoản vị (short position) của hợp đồng. Cả hai loại hợp đồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia. Tuy vậy, giữa chúng cũng có một vài điểm khác biệt sau: Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size),ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Ngược lại,mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên. Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai. Các bên có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ thế trường vị (người mua) có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách bán lại hợp đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày giao hàng. Ngược lại,bên giữ thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại,
  8. ngoài thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản. Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn,thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua.Nghĩa là,nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ;nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ.Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những qui tắc đã được đặt ra Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các bên. Ngược lại, hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc giao hàng thực sự giữa các bên. Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào ngày giao hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao à rủi ro phá vỡ hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số 0). Do đó, để tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản và ấn định tới thị trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa các bên.
  9. Những yêu cầu về ký qũy (margin): Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Mỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký quỹ ban đầu (initial margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở đó. Khoản ký quỹ ban đầu là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài khoản ký quỹ) khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao dịch, mỗi loại hàng hóa,và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và các dữ liệu trong quá khứ. Sau một thời gian giao dịch, nếu nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch), thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu. Là một trong những phương pháp phong chống rủi ro không thể thiếu là bảo hiểm đầu tư. Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến đẻ vươn tới sự hoàn thiện. Bảo hiểm cũng vậy, đặc biệt là bảo hiểm kinh doanh là 1 ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kinh doanh không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngày nay, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm kinh doanh nói riêng đã len lỏi đến mọi cơ quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện.
  10. Cũng chính những lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình táI sản xuất xã hội ở nước ta”. “Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng một khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên” “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong tong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”. Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ,người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm: Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôI phục và phát triển sản xuất, đời sống đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm. Hoạt động của bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro.
  11. Hoạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước. Bảo hiểm với nguyên tắc “số đông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên. Hoạt động của bảo hiểmvừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội, vừa mang đặc trưng của ngành dịch vụ. 3. Các loại hình bảo hiểm: Căn cứ tính chất hoạt động, bảo hiểm chia thành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương mại( bảo hiểm kinh doanh). Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ choc và quản lý thống nhất, thường do một cơ quan quản lý Nhà nước( Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Boọ Y tế…)chịu trách nhiệm. Bảo hiểm thương mại thường do Bộ Tài chính quản lý. Tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam có sự kết hợp hài hoà giữa quản lý Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ. Quản lý Nhà nước do Bộ Lao động thương binh và xã hội đảm nhiệm, hoạt động nghiệp vụ do bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm nhiệm với trách nhiệm thu chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. “Bảo hiểm kinh doanh (bảo hiểm rủi ro) được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro ”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm kinh doanh mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm khác nhau về bảo hiểm kinh doanh theo cac góc độ tiếp cận khác nhau. Nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyển giao rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng:“ Bảo hiểm kinh doanh là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt
  12. hại giữa tát cả những người được bảo hiểm”. Cũng có thể hiểu: “Bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân để bồi thường tổn thất của các đối tượng bảo hiểm khi những rủi ro xảy ra”. Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại BHKD. Căn cứ vào phương thức quản ký có BH tự nguyện và BH bắt buộc. Căn cứ vào kĩ thuật BH có BH theo kĩ thuật phân chia và BH theo kĩ thuật tổn tích. Căn cứ vào đối tượng được BH, BHKD có thể phân loại thành BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự và BH con người. Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Bảo hiểm tài sản: có đối tượng được BH là tài sản( cố định hay lưu động ) của người được BH. Ngoài những nguyên tắc cơ bản như đã nêu, BH tài sản còn áp dụng một số nguyên tắc khác như nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp. Trong BH tà sản, khi thanh toán bồi thường BH, người ta thường xem xét việc bồi thường theo các chế độ: theo mức miễn thường có khấu trừ, theo mức miễn thường không khấu trừ, theo tỷ lệ số tiền BH/giá trị BH hoặc theo tỷ lệ số phí đã nộp/số phí lẽ ra phải nộp… Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: có đối tượng được BH là trách nhiệm dân sự của người được BH đối với người thứ ba theo luật định. Khác với BH tài sản và BH con người, đối tượng của BH trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng. BH trách nhiệm dân sự áp dụng một số nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp. Bảo hiểm con người: Có đối tượng được BH là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khoẻ con người hoặc các sự kiện liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Nguyên tắc khoán được áp
  13. dụng chủ yếu khi thanh toán tiền BH, Tuy nhiên, có thể áp dụng kết hợp với nguyên tắc bồi thường. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh: Nguyên tắc “ số đông bù số ít ”: Hoạt động bảo hiểm kinh doanh chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, theo đó công ty bảo hiểm nhận một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả một khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kì một nghiệp vụ BHKD nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. Tóm lại,với ba phương pháp trên là những phương pháp phòng chống rủi ro hiệu quả nếu nhà đầu tư biết vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau. II. Các phương pháp mạo hiểm trong đầu tư: 1. Lấy tấn công làm phòng ngự. 2. Tọa sơn quan hổ đấu 3. Con ngựa thành Tơ Roa 4. Vang bóng một thời 5. Dòng nước ngược 6. Độc chiêu 7. Khai hoang  Lấy tấn công làm phòng ngự:
  14. Nội dung: Tấn công liên tục, dồn dập gây sức ép cho đối ph ương, làm - cho đối thủ yếu thế và mất khả năng kháng cự. Nên tấn công ở đây được xem như một chiến lược phòng ngự. Ứng dụng vào đầu tư: Dựa trên tiềm lực của mình, nhà đầu tư liên tục - đưa ra những phương án chiến lược đầu tư mạnh vào một lĩnh vực nh ằm phát triển vượt trội lấn áp gây cho đối thủ không có khả năng cạnh tranh. Ví dụ: Đối với lĩnh vực xây dựng khu chung cư ở khu vực Tây nguyên, - Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tập trung xây dựng những khu chung c ư cho người có thu nhập thấp. Chiến lược mạo hiểm này đang chiếm ưu th ế vượt trội so với các công ty xây dựng khác trong khu vực. ( mà các công ty xây dựng trong khu vực không đủ tiềm lực để xây dựng nên nhưng khu chung cư để cạnh tranh lại).  Tọa sơn quan hổ đấu: Nội dung: Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau. - Ứng dụng trong đầu tư: Trong khi các đối thủ trong ngành cạnh tranh - nhau thì nhà đầu tư sẽ đứng ngoài cuộc xem xét tình hình. Khi các đ ối th ủ đã yếu thế, họ nhận thấy đây là th ời cơ thích h ợp đ ể ti ến hành các chi ến lược đầu tư của mình.  Con ngựa thành Tơ Roa: Nội dung: Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành - đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa rất nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Tơroa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân mở cửa vào thành. Thành Tơroa bị hạ. Điển tích: "Con ngựa thành Tơroa" chỉ một bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong ẩn chứa ý đồ tạo bất ngờ.
  15. Ứng dụng trong đầu tư: Nhà đầu tư thực hiện một số hoạt động công - khai nhằm mục đích đánh lạc hướng các đối thủ cạnh tranh. Khi đối thủ mất cảnh giác, họ sẽ thực hiện mục đích chính c ủa mình, làm cho đối thủ bất ngờ. Ví dụ: cho phương pháp “Tọa sơn quan hổ đấu” và “Con ngựa thành - Tơ Roa”: Trong thời điêm thị trường bât đông san đong băng, cac nhà đâu tư có đông ̉ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̣ thai đứng yên. Nhưng HAGL lai có môt hanh đông hêt sức mao hiêm là ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ tung ra môt lượng tiên măt khá lớn để đâu tư vao linh vực nay với môt chi ̣ ̀ ̣ ̀ ̀̃ ̀ ̣ phí thâp. ́  Dòng nước ngược: Nội dung: Dòng nước luôn luôn chảy xuôi, dòng nước ngược là một - điều trái với quy luật tự nhiên. Ứng dụng trong đầu tư: Trong quá trình đầu tư, các nhà kinh tế - thường đi theo một xu hướng chung (chưa chắc chắn kết quả). Nhưng cũng có một số ít các nhà đầu tư không tin tưởng vào xu hướng đó và mạo hiểm bằng cách đi ngược lại. Họ kỳ vọng chiến lược của mình là đúng đắn. Ví dụ: Đối với lĩnh vực xây dựng khu chung cư ở khu vực Tây nguyên, - Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tập trung xây dựng những khu chung cư cho người có thu nhập thấp. Chiến lược mạo hiểm này đang chiếm ưu thế vượt trội so với các công ty xây dựng khác trong khu v ực. ( mà các công ty xây dựng trong khu vực không đủ tiềm lực để xây dựng nên nhưng khu chung cư để cạnh tranh lại)  Vang bóng một thời
  16. Nội dung: Tức là một thời vàng son, hưng thịnh của ngày xưa nhưng - đã chìm vào quên lãng giờ chỉ còn lại sự tiếc nuối. Như nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã) Ngụ ý của hai câu thơ này muốn nói lên rằng, đã thực hiện một việc gì thì làm cho tốt, vang danh ai ai cũng đều biết khi nh ắc đến rồi có th ể mai sau không còn nhưng vẫn để lại tiếng thơm còn hơn tồn tại lâu dài mà không ai biết đến. - Ứng dụng trong đầu tư: Từ đó ta ứng dụng trong kinh doanh, vang bóng một thời trong đầu tư được hiểu là ở một giai đoạn, th ời kỳ nào đó doanh nghiệp đã để lại một dấu ấn khó phai trong nền kinh tế nhờ vào tài năng, thành tựu đạt được hay cũng có thể chỉ là sự ngụy trang nh ằm vang danh tên tuổi. Bằng cách này hay cách khác doanh nghiệp đã tạo lập nên danh tiếng của mình lúc bấy giờ để người đời nhắc mãi về sau. - Ví dụ thực tế: Nhắc đến HAGL mọi người đều nghĩ đến ông chủ tập đoàn Đoàn Nguyên Đức sỡ hữu máy bay riêng đầu tiên tại Việt Nam. Vi ệc mua máy bay tư nhân là chuyện lạ ở một đất nước như Việt Nam, ông Nguyên Đức “tận dụng” sự kiện này nhằm gây sự chú ý dư luận để nổi ti ếng, làm nên tên tuổi của HAGL bước sang một trang mới tiếng tăm trên th ương trường. Đây là cơ hội để tập đoàn này “đánh bóng” thương hiệu của mình chứng tỏ về nguồn tài chính nhằm thu hút sự đầu tư từ m ọi phía. M ặc dù đến nay HAGL kinh doanh như thế nào thì danh tiếng của họ vẫn không bị mờ nhạt, vẫn tạo được sự chú ý, quan tâm trên thương trường.  Độc chiêu
  17. - Nội dung: Hiểu theo nghĩa đen thì độc chiêu tức là một chiêu duy nh ất, “độc nhất vô nhị”, một ý nghĩ, một việc làm không ai nghĩ đến, chỉ riêng ta có được. - Ứng dụng trong đầu tư: Xét về khía cạnh kinh doanh thì độc chiêu trong đầu tư được hiểu như sau: doanh ngiệp đó tìm tòi sáng tạo ra một hướng đầu tư mới, mang lại hiệu quả cao. Và quan trọng là hướng đầu tư đó là hướng đầu tư mới mà ít ai ngờ tới. Để tồn tại trong đi ều ki ện kinh tế thị trường như hiện nay thì các doanh nghiệp cần có sự sáng tạo, b ước đột phá, hướng đi mới trong phương thức kinh doanh cũng như đầu t ư. Nếu vẫn giữ thói quen kinh doanh cũ thì doanh nghiệp đó không s ớm cũng muộn sẽ bị đào thải khỏi vòng quay khốc liệt của cuộc đua th ương trường. Nghĩ ra được hướng đi mới và độc đáo đã khó, việc thực hiện nó thành hiện thực càng khó hơn. Bởi điều ta nghĩ có chắc đem lại hiệu quả cho doanh ngiệp hay không cộng với mức độ rủi ro rất lớn, phân nửa là thất bại. Nhưng bên cạnh sự rủi ro đó ta cũng có thêm sự kỳ vọng vào một nửa thành công, dám nghĩ dám làm là điều giúp cho doanh nghiệp bước đ ến gần với thành công hơn, có mạo hiểm mới có thành công. Đây là đi ều kiện cần để một doanh nghiệp tồn tại, phát triển đồng th ời giúp doanh nghiệp đứng vững và nâng cao vị thế hơn.  Khai hoang -Nội dung: Khai hoang là tạo ra một vùng đất mới, khai thác ở một vùng có điều kiện không mấy thuận lợi để tạo nên một sự mới lạ và làm cho vùng đó phát triển hơn. - Ứng dụng trong đầu tư: Đối với lĩnh vực kinh doanh thì đây là sự ngầm hiểu của việc một doanh nghiệp khai thác một mảng kinh doanh hay đ ầu tư vào một lĩnh vực mà chưa một ai thực hiện cho dù h ọ đã có ý nghĩ, hay
  18. doanh nghiệp cũng có thể khai thác một khía cạnh, một cách thức khác với cùng một lĩnh vực kinh doanh tạo nên sự mới lạ trong phương thức đầu tư, tạo đà cho những bước đi mới. Độc chiêu có tính khả quan hơn trong phương thức đầu tư mới nhưng mức độ mạo hiểm quá lớn, khai hoang đã thu h ẹp phạm vi c ủa mình h ơn nên giảm thiểu được mức độ rủi ro. Thông thường các doanh nghiệp sẽ chọn khai hoang để đảm bảo độ an toàn có thể, nó cũng t ạo ra s ự m ới l ạ hơn trong đầu tư giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển ở một mốc cụ thể. Ví dụ minh họa: Đối với HAGL thì tập đoàn này kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có kinh doanh về nội thất. Thông thường các doanh nghi ệp có nguồn đầu vào chủ yếu là nhập khẩu hoặc tự cung trong nước. Riêng HAGL đã chọn một hình thức khác biệt đó là sử dụng chính nguồn nguyên liệu họ tạo ra nhưng không phải trong nước mà là tại nước bạn, trồng cao su ở Lào. Điều này vừa làm tăng danh tiếng ở nước bạn nhờ hình th ức mới lạ này. Đây là một biện pháp độc đáo, duy nh ất khi mà các doanh nghiệp khác chưa hề nghĩ đến. Trồng cao su ở Lào ngoài việc nâng cao tên tuổi ở nước bạn mà nó còn là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho việc sản xuất đồ n ội th ất (chăn ga gối đệm ), đồng thời nó còn mang lại hi ệu qu ả kinh t ế cao. Th ứ nh ất, đem lại doanh thu hằng năm cho doanh nghiệp lớn (450 triệu USD ước tính đến 2014). Thứ hai, đem lại việc làm cho người nông dân, hiện nay có hơn 6.000 nhân công đang làm việc ở các nông trường cao su nh ưng đến năm 2014, số công nhân sẽ tăng hơn 20.000 người. Th ứ ba là khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất không được sử dụng đến ở nước bạn
  19. (HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su và sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch vào 2014). Những số liệu cụ thể đã cho chúng ta thấy tập đoàn này đã b ước đ ầu thành công trong việc mạo hiểm vào việc đầu tư trong lĩnh vực này vừa mới lạ vừa độc đáo. Dám nghĩ dám làm, có mạo hiểm mới có thành công, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng HAGL đã có một bước đi m ới trên con đường chinh phục vinh quang của mình và đã để lại một bài học cao quý cho những doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh nếu dám m ạo hiểm, chấp nhận rủi ro.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1