YOMEDIA
ADSENSE
Các phương thuốc nổi tiếng qua các triều đại Trung Hoa
70
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
.Nếu điểm qua từ Âu đến Á, từ Đông chí Tây về các phương thuốc nổi tiếng thời cổ xưa, có lẽ nổi bật nhất vẫn là những cổ phương được hình thành trong thời gian thịnh vượng nhất của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Những cổ phương ấy còn lưu lại ở những y thư. Nhân ngày đầu xuân năm mới, xin chỉ nêu một số cổ phương tiêu biểu mà ngày nay vẫn lưu truyền, được sử dụng khá hiệu quả trong trị liệu nhiều bệnh. Bát tiên trường thọ Điều mong ước “Trường sinh bất...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các phương thuốc nổi tiếng qua các triều đại Trung Hoa
- Các phương thuốc nổi tiếng qua các triều đại Trung Hoa
- Nếu điểm qua từ Âu đến Á, từ Đông chí Tây về các phương thuốc nổi tiếng thời cổ xưa, có lẽ nổi bật nhất vẫn là những cổ phương được hình thành trong thời gian thịnh vượng nhất của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Những cổ phương ấy còn lưu lại ở những y thư. Nhân ngày đầu xuân năm mới, xin chỉ nêu một số cổ phương tiêu biểu mà ngày nay vẫn lưu truyền, được sử dụng khá hiệu quả trong trị liệu nhiều bệnh. Bát tiên trường thọ Điều mong ước “Trường sinh bất lão” không những chỉ là giới quyền quý cao sang mà còn là ước mơ của nhân loại. Bởi vậy, ngay từ thời xa xưa, các danh y đã dày công tìm kiếm những phương thuốc có công hiệu ấy. Trong quá trình tìm kiếm, họ đã phát hiện ra một phương thuốc thần diệu như thuốc tiên để kéo dài tuổi thọ. Đây là phương thuốc được các danh y Trung Quốc đã tìm ra có lẽ vào thời Tây Hán và đặt
- tên là “Bát tiên trường thọ” (có lẽ phương thuốc được các danh y nổi tiếng thời bấy giờ như thánh y Trương Trọng Cảnh mà khi ấy vị vua trị vì là Hán Vũ Đế, tên thật là Lưu Triệt (156 TCN – 87 TCN), là vị Hoàng đế thứ bảy của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền vua Vũ Đế đời nhà Hán (Trung Quốc) muốn bất tử nên đã sai các bậc lương y nổi tiếng thời ấy chế ra các thuốc Đan sa để uống. Do uống nhiều quá, chẳng những không thành tiên để hưởng sự bất tử, mà nhà vua còn mắc thêm chứng bệnh bị sốt, khát nước, đi tiểu nhiều lần…, làm sức khỏe suy sụp. Trương Trọng Cảnh (tên hiệu là Tràng Sa), là một lương y nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ, đã chế ra phương thuốc “Bát vị” sắc cho nhà vua uống làm sức khỏe của vua hồi phục. Về sau qua ứng dụng trong trị liệu, Thánh y Trương Trọng Cảnh, Tiên Ất và các bậc lương y nổi tiếng khác tiếp tục gia giảm, biến hóa thành "Bát tiên trường thọ” và được lưu giữ, ứng dụng cho đến ngày nay.
- Hán Vũ Đế (156-87 TCN) Phương thuốc ”Bát tiên trường thọ” ta thấy nó tác dụng đến các tạng phủ của cơ thể khiến có công năng kéo dài tuổi thọ đến thần diệu. Phương thuốc có tám vị, như các danh y xưa đã chọn. Với cách phối ngũ thật tuyệt vời khiến phương thuốc đã phát sinh công năng tăng cường tối đa việc bồi bổ thận âm nhằm kéo dài tuổi thọ cho cơ thể.
- Phương “Bát tiên trường thọ” bao gồm các vị như Thục đia 16g, Sơn thù 8g, Hoài sơn 8g, Phục linh 6g, Đơn bì 6g,Trạch tả 6g, Mạch môn 6g, Ngũ vị tử 4g. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 7 – 10 ngày... Xét từng vị trong phương cho thấy: Thục đia có tác dụng trực tiếp vào thận để bổ thận âm, bổ tinh, sinh huyết. Vị Sơn thù tác dụng bổ liễm âm, giữ tinh, ích khí, đuổi phong tà, phối hợp để tăng tác dụng bổ thận âm của vị thục địa. Hoài sơn tác dụng vừa bổ thận, vừa kiện tỳ, phối hơp với phục linh giúp cho tỳ vị tăng cường khả năng vận hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn, uống để nuôi cơ thể và biến thành tinh, huyết đưa về tàng trữ tại thận. Phục linh được phối hợp với Hoài sơn để kiện tỳ vị, vừa thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho thận âm khỏi bị hao tán. Đơn bì tác dụng thanh trừ nhiệt ở tạng can, tạng tâm để yên cho tạng thận. Trạch tả tác dụng lợi tiểu để trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm dưỡng khí bố lên làm thính tai, mắt. Mạch môn tác dụng bổ phế âm, tức là gián tiếp bổ thận
- âm lại còn có tác dụng thanh nhiệt ở tạng tâm. Ngũ vị tử tác dụng bổ thận, dưỡng tâm huyết, sinh tân dịch. Phương “Kim quỹ thận khí hoàn” của Thánh y Trương Trọng Cảnh. Vào thời Đông Hán (năm 25 - 220 sau Công Nguyên, còn gọi là thời Hậu Hán), Thánh y Trương Trọng Cảnh (các thầy thuốc về sau đều gọi là Tôn Sư, tôn ông là Thầy, vì công lao trước tác của ông để lại cho hậu thế quá lớn. Trong Đông y tôn ông là Y Thánh) đã lập ra phương Bát vị thận khí hoàn (còn gọi là Kim quỹ thận khí hoàn, Quế phụ địa hoàng hoàn, để phân biệt với Tế sinh thận khí hoàn). Cho tới ngày nay phương thuốc này vẫn được trọng dụng. Phương thuốc gồm: Can địa hoàng (Sinh địa) 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù (sao rượu) 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Đan bì 12g, Quế chi 8g, Phụ tử (chế) 8g. Toàn phương có công năng chủ trị các chứng thận dương bất túc. Lưng là phủ của Thận, Thận là gốc của Tiên thiên, trong
- đó ẩn chứa Mệnh môn hỏa. Nơi động khí của Thận chính là Mệnh môn. Nạn thứ 8 sách Nạn Kinh có chép: “Đây là rễ của mười hai kinh mạch, là cửa của hô hấp, là nguồn của tam tiêu”. Đàm ẩm, thủy thũng, cước khí, chuyển bào (phụ nữ có thai bí tiểu (dùng cẩn thận)). Lưng đau chân mỏi, từ nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy (liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm). Lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược. Bộ xích trầm tế. Đến giai đoạn triều nhà Thanh cũng là thời thịnh vượng nhất trong các triều chính phong kiến Trung Quốc. Bởi vậy ngoài yêu cầu “trường sinh bất lão” người ta còn có nhu cầu làm đẹp. Từ đó mà nhiều phương thuốc trường sinh và dưỡng nhan được ra đời. Như chúng ta đã biết, Từ Hy là người thống trị thực tế của cả hai triều Đông Trị và Quang Trị cuối đời Thanh Trung Quốc. Bà là một người không chỉ giỏi về mưu kế thao lược, quyền
- hành mà còn là một người có thuật làm đẹp thật xuất sắc. Chính vì vậy mà ngay cả khi bà đã bước vào tuổi cao niên nhưng dung nhan của Từ Hy vẫn không suy giảm, bà vẫn giữ được phong thái như xưa, luôn trường thọ, bất lão. Dưới đây xin giới thiệu những bí phương mà thời nhà Thanh Từ Hy Thái Hậu đã tin dùng. Từ Hy Thái Hậu (1835-1908) Một số phương từ cúc hoa dùng trong các phương thuốc dưới đây là các loại cúc như Cam cúc, bạch cúc hoa, cúc hoa
- hồng, hoàng cúc,…đều thuộc họ Cúc Asteracae (Compositae). Cúc hoa diên linh cao (phương thuốc bí truyền trích từ trong cuốn “Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị” của Trần Khả Dực đời nhà Thanh) Cách chế đơn giản chỉ cần đem những cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là hoa cúc khô thì có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 12 - 15g pha với nước sôi để nguội, uống vào lúc đói bụng. Trong phương này gia thêm mật ong trắng cho cô lại thành cao thì càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến con người cơ thể nhẹ nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì mật ong có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết đau, thanh nhiệt lọc máu…
- Dùng cao này thường xuyên có thể làm da dẻ hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà ngày xưa Từ Hy Thái Hậu đặc biệt yêu thích dùng cao Cúc hoa để được trường sinh bất lão. Đây là phương thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho Từ Hy Thái Hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền . Bột Cúc hoa tăng sắc đẹp (theo sách “Bảo Phác Tử” của Cát Hồng đời Tần) Hoa Cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9 âm lịch), Phục Linh 500g. Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm lệ. Bài thuốc này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là trường thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ. Dưỡng thọ đơn (Theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh)
- Cúc hoa, Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh, Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế tân,Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử. Mỗi thứ 30g, tán bột, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng đói. Phương thuốc này bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, uống lâu càng khỏe và lâu già. Cam cúc phương: Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào tháng 12, cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ. Liều dùng 1 đồng cân/lần, ngày 3 lần, hoặc luyện với mật ong, làm viên bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Uống liền trong 100 ngày sẽ kéo dài tuổi thọ. Rượu Cúc:
- Người xưa thường dùng hoa cúc kèm với nếp để cất rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu”. Kinh Thi có câu “Thu ẩm hoàng hoa tửu” - mùa thu uống rượu hoa cúc. Những ai không dùng được rượu có thể thưởng trà cúc, theo cách đơn giản như sau: Trà không ướp, bạch cúc (hoa cúc trắng khô), cam thảo; sau khi hãm rót trà ra chén, lấy một bông cúc trong bình trà thả vào chén trà, thì cũng sẽ có đủ “vị, hương, sắc” của bạch cúc hoa. Lương y Trương Trọng Cảnh Làm cho da tươi mịn, mềm mại, chống lão hóa:
- Đây là phương “Từ Hy Thái Hậu trú nhang phương” được trích trong “Ngự hương phiêu diên lạc” là một bí phương chỉ sử dụng trong triều chính Trung Hoa, ngày xưa được sử dụng cho Từ Hy Thái Hậu để lảm đẹp và luôn trường thọ bất lão. Dược liệu: Trân châu, lượng tùy ý. Cách bào chế: Rửa sạch lấy vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ, thì vớt trân châu ra giã nghiền nát thành bột mịn, để khô cất đi dùng dần. Cách dùng: Mỗi ngày uống từ 7 – 8g bột trân châu với nước trà nóng. Nhớ phải cách 10 ngày mới uống 1 lần nữa như vậy. Là một dược liệu được coi là vị thuốc quý, vì trong trân châu có chứa trên 10 loại acid amine và nhiều yếu tố vi lượng rất cần cho cơ thể, đặc biệt là có thể cải thiện được trạng thái dinh dưỡng của da và còn làm tăng cường hoạt lực của adenosine triphosphate, ATP trong tế bào cơ thể. Từ đó thúc
- đẩy quá trình trao đổi chất vì vậy trân châu được xem là vị thuốc dưỡng nhan, làm đẹp. Tuy vậy trân châu không chỉ là vị thuốc làm đẹp mà còn được sử dụng để bào chế thành những loại thuốc chữa bệnh rất hiệu quả, nổi tiếng dùng làm thuốc an thần, thanh nhiệt, bổ âm, sáng mắt, giải độc và sinh cơ nhục... Thật vậy, trong công nghiệp dược hiện đại trân châu (ngọc trai) vẫn được sử dụng để làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh. Chẳng hạn những viên trân châu được nghiền thành bột để trở thành một loại thuốc bổ sung can xi cao cấp. Người ta đã nghiên cứu thấy, can xi trong trân châu có khả năng cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể là có rất nhiều những thành phần mà cơ thể con người cần thiết như các loại acide amino, vitamine và cùng những nguyên tố vi lượng với một tỷ lệ hợp lý nên có lợi cho quá trình hấp thụ canxi của con người, song ở ngọc trai lại có tính hấp thu tốt, tỷ lệ hấp thụ bình quân đạt tới 95%.
- Người ta còn phát hiện ra 10 tác dụng lớn của canxi ở trân châu như phòng trị chứng loãng xương, tăng sản tố chất xương, phòng chống chứng nhuyễn xương ở trẻ, thúc đẩy sự phát triển xương cốt ở cả thanh thiếu niên. Ngoài ra còn khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch hay tắc mạch máu não. Bảo hộ chức năng hệ thần kinh, chống lại sự co rút cơ bắp, thống kinh hay hội chứng khi mang thai. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống mệt mỏi và kéo dài tuổi thọ. Duy trì chế độ canxi ổn định cho cơ thể, bổ gan và phòng chống sỏi thận. Tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương, ổn định tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tăng cường sự co bóp của cơ tim, chống lại hiện tượng mạch đập thất thường đồng thời phòng chống những bệnh liên quan đến động mạch vành. Điều tiết kiềm và axit trong cơ thể, còn điều tiết được cả lượng đường trong máu để phòng ngừa chứng tiểu đường. Ngoài ra còn khả năng điều tiết cả các cơ ở vùng mắt, phòng
- chống bệnh xơ cứng động mạch ở đáy mắt, kể cả chứng đục thủy tinh thể, tăng cường thể lực.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn