Các quy định và nguyên tắc cơ bản của Trụ cột 2 trong chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận và những tác động của chúng
lượt xem 2
download
Bài viết "Các quy định và nguyên tắc cơ bản của Trụ cột 2 trong chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận và những tác động của chúng" phân tích cách thức chuyển lợi nhuận để tránh thuế của các công ty đa quốc gia cho thấy, mỗi quốc gia đơn lẻ không thể xử lý vấn đề này một cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, trong Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) OECD và G20 đã đề xuất Trụ cột 2 với tên gọi tắt là “Thuế tối thiểu toàn cầu” (GloBE). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các quy định và nguyên tắc cơ bản của Trụ cột 2 trong chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận và những tác động của chúng
- CÁC QUY ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRỤ CỘT 2 TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ VÀ CHUYỂN LỢI NHUẬN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG PGS.TS. Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính 1. Bối cảnh ra đời của Trụ cột 2 Các công ty đã quốc gia hưởng lợi về thuế bằng việc chuyển lợi nhuận đến quốc gia nơi không đánh thuế thu nhập công ty hoặc đánh thuế thu nhập công ty với thuế suất rất thấp bằng 2 cách cơ bản: Chuyển giá quốc tế và xác định nơi vay vốn cho sản xuất - kinh doanh. Chuyển giá quốc tế là hành vi của các công ty đa quốc gia khi xác định giá giao dịch hàng hóa, dịch vụ, tài sản… giữa các công ty có mối quan hệ liên kết của công ty đa quốc gia, theo đó giá trị giao dịch của những đối tượng này không phản ánh giá giao dịch độc lập, tức là không theo giá thị trường sòng phẳng (Arm’s length price) để từ đó chuyển lợi nhuận về quốc gia nơi không đánh thuế thu nhập công ty hoặc thuế suất thuế thu nhập công ty rất thấp nhằm hưởng lợi về thuế thu nhập. Mặc dù các quốc gia đều đã hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật và nhằm kiểm soát hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia nói riêng và các doanh nghiệp nói chung nhưng trên thực tế chuyển giá quốc tế vẫn là một vấn đề rất phức tạp mà hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế tri thức và kinh tế số, các vấn đề liên quan đến chuyển giá quốc tế ngày càng phức tạp hơn, chẳng hạn như những vấn đề về xác định giá trị chuyển giao tài sản vô hình (Bản quyền, thiết kế kỹ thuật, công thức hóa học, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại…) là vô cũng khó khăn. Xác định nơi vay vốn cho sản xuất - kinh doanh là một cách thức khá phổ biến nhằm chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia để tránh thuế thu nhập công ty. Một trong những cách thức đơn giản nhất giảm nghĩa vụ thuế thu nhập công ty thông qua việc xác định nơi vay vốn sản xuất - kinh doanh là thực hiện vay vốn sản xuất - kinh doanh ở quốc gia nơi có thuế suất thuế thu nhập công ty cao để xác định chi phí được trừ cho khoản chi trả lãi vay phát sinh tại quốc gia nơi vay vốn. Một cách thức khác để vận dụng kiểu tránh thuế này được biết đến với tên gọi “chuyển dịch thu nhập lãi vay”. Theo đó, công ty con ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập công ty thấp cho một công ty khác của công ty đa quốc gia nơi có thuế suất thuế thu nhập công ty cao hơn vay vốn. Trong trường hợp này, thu nhập của công ty cho vay được áp dụng thuế suất thấp, trong khi đó công ty vay vốn lại được tính chi 85
- phí lãi vay với mức cao nên làm giảm thuế thu nhập công ty phải nộp tại nơi có thuế suất cao. Các quốc gia đều muốn bảo vệ nguồn thu thuế của mình. Thêm vào đó, các quốc gia cũng có những lợi ích khác ngoài thuế do những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau. Từ việc phân tích cách thức chuyển lợi nhuận để tránh thuế của các công ty đa quốc gia cho thấy, mỗi quốc gia đơn lẻ không thể xử lý vấn đề này một cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, trong Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) OECD và G20 đã đề xuất Trụ cột 2 với tên gọi tắt là “Thuế tối thiểu toàn cầu” (GloBE). 2. Thiết kế tổng thể Trụ cột 2 Áp dụng đồng thời hai quy tắc đối với đánh thuế nội địa (cùng với Quy tắc chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu - GloBE): (i) Quy tắc tính gộp thu nhập (Income Inclusion Rule - IIR). Quy tắc này áp dụng thuế bổ sung đối với công ty mẹ tương ứng với phần thu nhập bị đánh thuế thấp của công ty con ở quốc gia khác; (ii) Quy tắc chi trả dưới mức thuế (Undertaxed Payment Rule - UTPR). Quy tắc này không chấp nhận cho trừ chi phí tính thuế thu nhập công ty hoặc yêu cầu phải điều chỉnh để đảm bảo khoản thu nhập ở quốc gia đánh thuế thấp không phải chịu thuế theo quy tắc 1 - IIR. Quy tắc dựa trên hiệp ước (Quy tắc chịu thuế - STTR). Theo đó, quy tắc này cho phép các quốc gia nguồn (nơi phát sinh thu nhập) đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập ở mức hạn chế đối với một số khoản thanh toán của bên liên quan mà khoản thanh toán này mới chịu thuế dưới mức tối thiểu. STTR sẽ được khấu trừ theo các quy tắc của GloBE. 3. Vị trí của quy tắc Các quy tắc GloBE sẽ được vận dụng theo cách tiếp cận thông thường. Điều này có nghĩa là các thành viên đã tham gia Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Các thành viên IF) không bắt buộc phải áp dụng các quy tắc của GloBE, nhưng nếu một quốc gia đã chọn áp dụng các quy tắc của GloBE, họ sẽ thực hiện và quản lý các quy tắc theo cách phù hợp với kết quả được cung cấp trong Trụ cột 2, gồm cả các quy tắc và hướng dẫn mẫu được các thành viên IF đồng ý. Điều này cũng có nghĩa là các thành viên IF chấp nhận việc áp dụng các quy tắc GloBE do các thành viên IF khác áp dụng, bao gồm cả thỏa thuận về thứ tự áp dụng quy tắc đối với các quy định miễn kê khai thuế. 4. Phạm vi áp dụng của Trụ cột 2 Trụ cột 2 áp dụng đối với các các công ty đa quốc gia có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất như quy định tại Chương trình hành động số 13 của BEPS (theo báo cáo lợi nhuận liên quốc gia). Các quốc 86
- gia cũng được lựa chọn áp dụng nguyên tắc đánh thuế gộp đối với các công ty đa quốc gia đóng trụ sở chính tại quốc gia đó ngay cả khi chưa đến ngưỡng 750 triệu EUR. Trong trường hợp này, các quốc gia này cũng có thể áp dụng thuế bổ sung nội địa đạt tiêu chuẩn (Qualified Domestic Minimun Top-up Taxes - QDMT). Các tổ chức của Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận hoặc quỹ lương hưu là công ty mẹ tối cao (Ultimate Parent Entitities - UPE) của các công ty đa quốc gia không phải là đối tượng áp dụng Trụ cột 2. Đối với các quốc gia nơi doanh thu của các các công ty đa quốc gia dưới 10 triệu EUR và lợi nhuận dưới 1 triệu EUR thì không phải áp dụng mức thuế suất tối thiểu (như sẽ trình bày trong nguyên tắc áp dụng sau đây). Thu nhập từ vận tải quốc tế được loại trừ áp dụng đối với Trụ cột 2 dựa trên định nghĩa về khoản thu nhập này trong công ước mẫu của OECD về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. 5. Thiết kế quy tắc Quy tắc tính gộp thu nhập (IIR) phân bổ khoản thuế bổ sung dựa trên cách tiếp cận từ trên dựa trên quy tắc chia quyền sở hữu đối với cổ phần nắm giữ dưới 80%. Quy tắc chi trả dưới mức thuế (UTPR) phân bổ thuế bổ sung từ các công ty có trụ sở ở quốc gia có mức thuế thấp bao gồm cả những công ty nằm trong khu vực tài phán của các công ty mẹ tối cao. Các quy tắc của GloBE loại trừ khỏi diện áp dụng UTPR đối với các công ty đa quốc gia trong giai đoạn đầu hoạt động quốc tế của họ - được hiểu là các công ty có tài sản hữu hình tối đa 50 triệu EUR ở nước ngoài và hoạt động ở không quá 5 quốc gia khác. Ngoại lệ này được giới hạn trong khoảng thời gian 5 năm sau khi công ty đa quốc gia lần đầu tiên thuộc đối tượng áp dụng của các quy tắc GloBE. Đối với các công ty đa quốc gia đã thuộc đối tượng áp dụng các quy tắc GloBE tại thời điểm những quy tắc này có hiệu lực, khoảng thời gian 5 năm sẽ bắt đầu tính từ thời điểm các quy tắc UTPR có hiệu lực. 6. Cách tính thuế suất hiệu lực (ETR) Các quy tắc GloBE sẽ cho phép đánh thuế bổ sung bằng cách sử dụng thuế suất hiệu lực được tính toán trên cơ sở quyền tài phán và sử dụng định nghĩa chung về các loại thuế trong phạm vi áp dụng và cơ sở thuế được xác định dựa trên báo cáo tài chính (với các điều chỉnh đã thỏa thuận nhất quán với các mục tiêu chính sách thuế của Trụ cột 2 và các cơ chế để giải quyết những khác biệt về thời gian). Đối với các hệ thống thuế hiện hữu có liên quan đến phân chia thu nhập của các công ty đa quốc gia, sẽ không áp dụng thuế bổ sung nếu thu nhập được phân chia trong vòng 4 năm và đã bị đánh thuế bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu. Một công ty đa quốc gia được coi là hoạt động trong một quốc gia thuộc diện áp dụng các quy tắc của GloBE nếu công ty đa quốc gia đó có một thực thể cấu 87
- thành hoạt động trong quốc gia đó như đã được định nghĩa cho các mục đích áp dụng các quy tắc GloBE. 7. Nguyên tắc áp dụng Thuế thu nhập tối thiểu 15% áp dụng đối với cả các công ty mẹ, các công ty con, các chi nhánh và cơ sở thường trú của các công ty đa quốc gia khi áp dụng các quy tắc IIR và UTPR thuộc phạm vi áp dụng nêu trên. Các quy tắc của GloBE được áp dụng dựa trên cơ sở thu nhập xác định dựa trên báo cáo tài chính nhưng đối với thu nhập từ tài sản vô hình ở mỗi quốc gia nơi tài sản này được sử dụng thì việc đánh thuế bổ sung chỉ áp dụng đối với phần thu nhập sau khi đã trừ giá trị sổ sách của tài sản vô hình và chi phí tiền lương. Lượng thu nhập được trừ trước khi đánh thuế bổ sung (được gọi là loại trừ theo bản chất thu nhập - substance carve-out) là 5%. Trong giai đoạn chuyển tiếp, mức thu nhập được trừ sẽ là 8% giá trị sổ sách của tài sản hữu hình và 10% chi phí tiền lương, sau đó giảm dần 0,2 điểm phần trăm hàng năm trong 5 năm đầu tiên và 0,4 điểm phần trăm đối với tài sản hữu hình và 0,8 điểm phần trăm đối với chi phí tiền lương trong 5 năm cuối, để cuối cùng đạt được mức giảm 5% sau giai đoạn chuyển tiếp 10 năm. Các quy tắc của GloBE cũng không áp dụng đối với các quốc gia nơi có hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia có doanh thu dưới 10 triệu EUR và lợi nhuận dưới 1 triệu EUR. Trụ cột 2 sẽ áp dụng thuế tối thiểu trên cơ sở quyền tài phán. Trong bối cảnh đó, sẽ xem xét các điều kiện theo đó chế độ GILTI - Thuế thu nhập thấp với tài sản vô hình toàn cầu của Hoa Kỳ sẽ cùng tồn tại với các quy tắc của GloBE, nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng. Ngoại lệ đối với các nước đang phát triển (STTR): Các nước thành viên IF cho nhận rằng, STTR là một phần quan trọng để đạt được sự đồng thuận về Trụ cột 2 cho các nước đang phát triển. Các nước thành viên IF áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp danh nghĩa thấp hơn mức thuế suất tối thiểu của STTR đối với tiền lãi, tiền bản quyền và các khoản thanh toán khác sẽ thực hiện STTR trong các hiệp định thuế song phương của họ với các nước đang phát triển là thành viên IF khi được yêu cầu. Quyền đánh thuế sẽ được giới hạn ở mức chênh lệch giữa thuế suất tối thiểu và thuế suất đối với khoản thanh toán. Thuế suất tối thiểu cho STTR là 9%. Quyền đánh thuế bổ sung trước hết áp dụng đối với nước nguồn thông qua khoản thuế bổ sung nội địa tối thiểu đạt tiêu chuẩn (QDMT). Nếu quốc gia nguồn không đánh thuế bổ sung đối với thu nhập tạo ra tại quốc gia đó, thì quốc gia nơi đóng trụ sở của công ty mẹ có đánh khoản thuế này thông qua quy tắc gộp thu nhập bằng cách tính tăng thu nhập chịu thuế của công ty mẹ. Nếu cả hai quốc gia nguồn và quốc gia đóng trụ sở của công ty mẹ đều không thu thuế bổ sung thì các 88
- quốc gia khác nơi có các công ty con của công ty đa quốc gia hoạt động có thể thu khoản thuế này bằng cách từ chối cho tính chi phí được trừ theo quy tắc chi trả dưới mức thuế (UTPR). Tóm lược nội dung Trụ cột 2 và các tác động Mức thuế suất thuế thu nhập công ty tối thiểu toàn cầu là 15% áp dụng đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu EUR trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất. Các quốc gia có thể áp dụng ngưỡng thấp hơn 750 triệu EUR cho các công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại nước mình nhưng chỉ cho mục đích áp dụng quy tắc gộp thu nhập. Với quy tắc này, một công ty đa quốc gia sẽ bị đánh thuế thu nhập 15% đối với các khoản lợi nhuận tạo ra tại các quốc gia, kể cả một quốc gia nào đó không đánh thuế thu nhập hoặc thuế suất thuế thu nhập thấp hơn mức tối thiểu) thông qua cơ chế đánh thuế bổ sung, không chấp nhận tính chi phí hoặc thuế khấu trừ tại nguồn với mức thuế suất hiệu lực (ETR) tối thiểu. Trong kỳ tính thuế, nếu thuế suất hiệu lực của một công ty con thấp hơn thuế suất tối thiểu được thỏa thuận toàn cầu thì công ty mẹ phải nộp thuế bổ sung trên phần thu nhập tương ứng trong thu nhập của công ty con đã bị đánh thuế thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu cho quốc gia nơi đặt trụ sở (quốc gia mẹ/quốc gia cư trú). Trong một số trường hợp nhất định, khoản thuế bổ sung sẽ chuyển sang một hoặc nhiều thành viên khác của công ty đa quốc gia. Do vậy, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo ra một hệ thống thuế có sự phối hợp của nhiều quốc gia nhằm đảm bảo các công ty đa quốc gia phải trả mức thuế tối thiểu đối với thu nhập phát sinh tại mỗi nước/khu vực mà công ty đa quốc gia đó hoạt động. Bằng việc áp dụng quy định thuế tối thiểu, Trụ cột 2 sẽ ngăn chặn “Cuộc đua xuống đáy” về thuế suất thuế thu nhập công ty phổ thông cũng như áp dụng các mức thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia. Khi thực hiện Trụ cột 2, các quốc gia phải điều chỉnh lại hệ thống thuế nội địa của mình để đảm bảo nguồn thu thuế của mình đối với lợi nhuận của các công ty đa quốc gia. Điều này cũng định hình lại các yếu tố cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các quốc gia cũng được lựa chọn áp dụng nguyên tắc đánh thuế gộp đối với các công ty đa quốc gia đóng trụ sở chính tại quốc gia đó ngay cả khi chưa đến ngưỡng 750 triệu EUR. Trong trường hợp này, khi thuế tối thiểu trong nước đáp ứng các điều kiện của QDMT thì bất kỳ khoản thuế nào của một công ty chi trả sẽ được khấu trừ toàn bộ đối với bất kỳ nghĩa vụ thuế nào theo quy tắc của GloBE. Điều này có nghĩa là QDMT sẽ thay đổi thứ tự mà các khu vực tài phán được quyền tính thuế bổ sung khi thuế suất thực tế của một đối tượng bị điều chỉnh bởi quy tắc GloBE giảm xuống dưới mức tối thiểu toàn cầu. 89
- Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Cấn Văn Lực và cộng sự (2023), Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, tác động và giải pháp đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tiếng Anh 2. Jane G. Gravelle và Mark P. Keighley (2022), The Pillar 2 Global Minimum Tax: Implications for U.S. Tax Policy, Congressional Research Service. 3. OECD/G20 (2021), Two-Pillar Solution to Address the Tax Challenges Arising from the Digitalisation of the Economy. 4. OECD (2022), Two-Pillar Solution to Address the Tax Challenges Arising from the Digitalisation of the Economy: Frequently asked Questions. 90
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương môn học sau Đại học: Các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam
5 p | 148 | 9
-
Cụ thể hóa các quy định mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013
7 p | 75 | 8
-
Nghiên cứu so sánh các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của Campuchia, Lào và Việt Nam
15 p | 15 | 8
-
Tập quán và nguyên tắc áp dụng tập quán theo bộ Luật Dân sự 2015
16 p | 61 | 8
-
Nghiên cứu các quy định về đầu tư trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – so sánh với pháp luật đầu tư Việt Nam
10 p | 50 | 6
-
Tiếp tục hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
9 p | 80 | 4
-
Ebook Hỏi-đáp Pháp luật về Thi đua, Khen thưởng
56 p | 15 | 4
-
Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng
13 p | 30 | 4
-
Suy đoán vô tội - Nhận thức và quy định trong hiến pháp của quốc gia
8 p | 45 | 4
-
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ luật dân sự
345 p | 54 | 4
-
Tổ chức thi hành pháp luật theo Hiến pháp năm 2013 - nhân tố đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong đời sống nhà nước và xã hội
6 p | 75 | 4
-
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân qua các quy định về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự
5 p | 53 | 4
-
Quyền được thông tin của nhà đầu tư và trách nhiệm đảm bảo nhân quyền của doanh nghiệp - Bộ nguyên tắc chủ đạo của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và nhân quyền và kinh nghiệm cho Việt Nam
10 p | 42 | 3
-
Người chưa thành niên phạm tội và các tội phạm liên quan đến trẻ em - Một số quy định của pháp luật hình sự
21 p | 60 | 2
-
Sửa đổi, bổ sung các quy định về giá đất và điều tiết phần chênh lệch về địa tô không do người sử dụng đất tạo ra của Luật đất đai năm 2013 nhằm khai thác hiệu quả nguồn thu từ đất theo cơ chế thị trường ở nước ta
12 p | 29 | 1
-
Mô hình quản lý quyền riêng tư trong thị trường dữ liệu và một vài gợi ý hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam
12 p | 24 | 1
-
Hoàn thiện các quy định về công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
4 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn